Những bệnh nhân hoại tử xương hàm được Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp nhận điều trịCác kết quả nghiên cứu về các hiện tượng hoại tử xương do biến chứng hậu Covid-19 cho rằng nguyên nhân chính có thể là do sự hình thành các cục máu đông khi virus SARS-CoV-2 tấn công các tế bào thành mạch máu qua thụ thể ACE2. Việc hư hại của các tế bào thành mạch máu (thường ở những người bệnh nặng) có thể là nguyên nhân dẫn đến sự tập trung các tế bào miễn dịch như neutrophil, các tiểu cầu, Von Willebrand Factor (nhân tố Von Willebrand, một trong những nhân tố gây đông máu) gây nên hiện tượng hình thành các cục máu đông.
“Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng làm tăng tỉ lệ xảy ra tình trạng đông máu hậu Covid-19 là việc sử dụng các thuốc điều trị dạng corticoids quá dài, tình trạng nhiễm nấm (Mucormycosis), tình trạng tiểu đường...”, TS Hồng Vũ thông tin thêm.
Vì vậy, theo TS Vũ, đây là một trong những biến chứng hậu Covid-19 nguy hiểm nhưng người dân không nên quá hoang mang, lo lắng vì tỉ lệ xảy ra rất thấp. Các chuyên gia khuyến cáo nên chú ý đến hiện tượng hoại tử xương với người sau khi mắc Covid-19 có các dấu hiệu “đau dai dẳng ở các xương lớn”, đột ngột không thể ngồi bắt chéo chân (cho thấy khớp háng bị cứng), thay đổi dáng đi (khập khiễng), đặc biệt là ở những người đã trải qua bệnh Covid-19 nặng và sử dụng thuốc có thành phần corticoids thời gian dài trong quá trình điều trị.
TS Hồng Vũ khuyến cáo: “Người dân đừng vì thông tin này mà đi làm các xét nghiệm mắc tiền như MRI, CT để xem xương có vấn đề gì không. Nên nhớ là tỉ lệ mắc hội chứng này rất nhỏ. Hãy lắng nghe cơ thể của mình và trao đổi kỹ với bác sĩ điều trị chuyên môn nếu bạn lo lắng”.
Bác sĩ Wynn Huỳnh Trần (Phó giáo sư Y khoa tại Đại học Y khoa Northstate California, Mỹ)cũng thông tin thêm: “Hiện tượng này có liên quan đến Covid-19 hay không? Câu trả lời của tôi là “có thể”.
Lý do đơn giản như sau: Covid-19 là bệnh liên quan đến mach máu, trong đó virus SARS-CoV-2 tấn công mạch máu chúng ta. Khi mạch máu bị tổn thương, viêm tại một số trường hợp bị nghẽn lại. Ở mạch máu lớn hơn có tình trạng đông máu, hình thành cục máu đông. Như vậy, vùng máu ở chỗ xương hàm không đủ oxy, dinh dưỡng nên bị hoại tử”, BS Wynn Huỳnh Trần cho biết.
Các bệnh nhân có bệnh nền như tiểu đường, bệnh liên quan tới việc dùng thuốc steroid nguy cơ càng cao. “Như chúng ta biết dùng steroid nhiều có thể dẫn đến bị yếu xương, loãng xương. Các yếu tố này khiến cho vùng xương hàm dễ tổn thương, dễ bị hoại tử hơn. Như vậy có thể liên quan giữa Covid-19 và các bệnh này”.
Tuy vậy tỷ lệ rủi ro cực kỳ thấp. “Bạn đừng nghĩ mình bị Covid-19 sẽ bị hoại tử xương. Tỷ lệ rất thấp, chỉ 0.09%”, bác sĩ cho biết.
BS Wynn Huỳnh Trần cũng dẫn con số từ Ai Cập 140 nghìn ca mắc Covid chỉ 12 ca phát hiện hoại tử xương hàm trong 8 tháng, còn tại Việt Nam trên 10,7 triệu ca mắc Covid-19 nhưng đến nay chỉ ghi nhận 16 bệnh nhân tại Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương TP.HCM và 5 bệnh nhân tại Bệnh viện Tai Mũi Họng điều trị hoại tử xương hàm, kể từ đầu năm đến nay.
“Sau khi khỏi Covid-19 nếu có các triệu chứng như viêm xoang, đau nhức hàm, chảy mủ lỗ tai, nghe không rõ hoặc các dấu hiệu khác liên quan xương hàm mặt kèm thêm tiền sử bị tiểu đường, dùng steroid lâu ngày, bạn nên gặp bác sĩ để kiểm tra có bị hoại tử xương hay không”, BS Wynn Huỳnh Trần cho biết.
Cũng theo TS.BS Phạm Nguyên Quý, Khoa Ung thư nội khoa, Bệnh viện Trung ương Kyoto Miniren (Nhật Bản)người từng mắc Covid-19 không nên quá lo lắng về biến chứng này.
“Lý do là số ca mắc bệnh này quá ít, tức là rất hiếm. Tôi nghĩ rằng không việc gì phải ngồi lo cho một hiện tượng hiếm như vậy”, TS.BS Nguyên Quý chia sẻ.
Lý do thứ 2, TS.BS Phạm Nguyên Quý đưa ra là dù các báo cáo mô tả tình trạng hoại tử xương hàm xảy ra sau khi mắc Covid-19, nhưng hiện vẫn chưa đủ bằng chứng để khẳng định giữa Covid-19 và hoại tử xương hàm có sự liên quan hay quan hệ nhân quả.
Theo TS.BS Quý, trong khi giả thuyết hoại tử vô mạch xảy ra do sự hình thành huyết khối vi mạch, một biến chứng có thể xảy ra khi mắc Covid-19, đang được nhiều người sử dụng để giải thích, nhiều nhà khoa học nói rằng vẫn chưa thể loại trừ sự đóng góp hay ảnh hưởng của các yếu tố khác. Đó là:
- Quá trình điều trị: Bệnh nhân có thể đã dùng thuốc Corticoid/Steroids dài ngày hoặc liều cao.
- Nhiễm trùng đi kèm: Bệnh nhân có thể bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm đồng thời do rối loạn miễn dịch hoặc vệ sinh răng miệng kém.
- Bệnh đi kèm: Bệnh nhân có thể bị các bệnh như tiểu đường, nha chu, sâu răng... từ trước, hoặc ở tình trạng tiềm ẩn, chưa được chẩn đoán.
Như vậy, có thể nói rằng người đã mắc Covid-19 không cần phải quá lo lắng về hoại tử xương hàm.
Cũng theo TS.BS Nguyên Quý, các hiệp hội y khoa trên thế giới không khuyến khích việc "tầm soát" hoại tử xương hàm khi không hề có triệu chứng nghi ngờ như đau dai dẳng, sưng miệng, khó nhai, nhiễm trùng nướu răng, răng lung lay hoặc mất răng. Việc tầm soát bằng chụp MRI hoặc CT để xem "xương sọ, xương hàm có sao không" là vô ích, tốn kém.
“Thay vào đó, mọi người nên đi khám nha khoa định kỳ để phát hiện sớm sâu răng hoặc bệnh nha chu để được chăm sóc, điều trị phù hợp và lên lịch đi tầm soát quản lý sớm bệnh tiểu đường”, TS.BS Nguyên Quý cho biết.
4 mục tiêu chiến lược vắc xin Covid-19 của WHO
Tổ chức Y tế thế giới ước tính, nếu cuối năm 2021, tất cả các quốc gia đạt bao phủ tiêm chủng vắc xin Covid-19 ở mức 40%, sẽ ngăn chặn khoảng 600.000 ca tử vong." alt="Hoại tử xương sau Covid" width="90" height="59"/>