您现在的位置是:Giải trí >>正文
Thổ Nhĩ Kỳ chuyển sang vòng thử nghiệm thứ hai đồng Lira kỹ thuật số
Giải trí6962人已围观
简介Vòng thử nghiệm thứ hai đồng Lira kỹ thuật số đã bắt đầu được khởi động ở Thổ Nhĩ Kỳ.Vòng thử nghiệm...
Vòng thử nghiệm thứ hai đồng Lira kỹ thuật số của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tập trung xây dựng khả năng tương thích cho hệ thống đồng tiền kỹ thuật sốcủa Ngân hàng Trung ương (CBDC) với cơ sở hạ tầng thanh toán hiện tại. Để làm được điều này, cơ quan quản lý Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ vận động nhiều tổ chức hơn tham gia vào dự án thí điểm, bao gồm các ngân hàng thương mại và nhà cung cấp dịch vụ thanh toán.
Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ sẽ kiểm tra quá trình sử dụng đồng Lira kỹ thuật số trong các tình huống giao dịch thực tế để xác định các vấn đề liên quan đến rủi ro tiềm ẩn, ngoài việc kiểm tra tính tương thích và các chức năng giao dịch ngoại tuyến.
Vòng thử nghiệm thứ hai cũng sẽ giúp làm sáng tỏ ý nghĩa pháp lý và kinh tế của việc triển khai CBDC trong hoạt động bán lẻ. Đồng thời, các chiến lược triển khai CBDC ở Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được thử nghiệm. Ngân hàng trung ương Thổ Nhĩ Kỳ đang rất quan tâm khả năng thanh toán xuyên biên giới của đồng Lira kỹ thuật số, với sự hợp tác của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS).
Bất chấp những kế hoạch đầy tham vọng, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng về việc tung ra đồng Lira kỹ thuật số, nhưng Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có quan điểm rõ ràng về vấn đề này trong năm 2024.
Với tỷ lệ 40% dân số hiện không có tài khoản ngân hàng, việc giới thiệu đồng Lira kỹ thuật số trong hoạt động bán lẻ có thể sẽ cải thiện đáng kể khả năng tiếp cận tài chính của người dân Thổ Nhĩ Kỳ trong tương lai.
Mới đây, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Kho bạc Thổ Nhĩ Kỳ, Mehmet Simsek, đã thông báo rằng chính phủ đang ở giai đoạn cuối cùng trong việc phát triển các quy tắc quản lý tiền điện tử, dù không đi sâu vào các vấn đề cụ thể.
(theo BITS)
Công nghệ Wi-Fi 7 sắp ra mắt sẽ nhanh và ổn định hơn
Thế hệ Wi-Fi 7 mới sắp ra mắt sẽ tập trung vào việc cải thiện hiệu suất của công nghệ không dây, mà trên hết là tính ổn định của hệ thống.Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo U19 Sông Lam Nghệ An vs U19 PVF Việt Nam, 14h30 ngày 14/1: Đánh chiếm ngôi đầu
Giải tríHồng Quân - 13/01/2025 21:13 Việt Nam ...
【Giải trí】
阅读更多Đừng nghĩ khó
Giải trí– Yên Bái đang quyết tâm triển khai “bán trú” ởvùng sâu, vùng xa. Nhờ đó vừa “giữ chân” học sinh với nhà trường,vừa tạo điều kiện thuận lợi cho việc giảng dạy, quản lý học sinh. >> Sáng tạo rớt nước mắt của thầy cô vùng cao
Không thầy cô nào nói về “cái khó, cái khổ, cái buồn”, họ chỉ nói đến một mục đích chung, đấy là làm sao để học sinh vùng cao được thụ hưởng những gì mà học sinh miền xuôi đã được thụ hưởng!
Đã có rất nhiều bữa cơm có thịt!
Những “bữa cơm có thịt” của học sinh vùng cao Trạm Tấu. Chiều vùng cao se sắt lạnh. Dù ở điểm trường Pá Hu được chưa đầy 3 giờ đồng hồ, nhưng cảm giác gần gũi, thân quen như đã đến từ lâu...
Hỏi về cái khó, khổ, buồn của giáo viên vùng cao, cô Hiền thành thật: “Mấy năm gần đây, đời sống giáo viên vùng cao đã được cải thiện. Đường xá đã thuận lợi hơn rất nhiều, có phương tiện để đi lại, có cây xăng để mua khi hết xăng. Sóng điện thoại hầu hết đã phủ rộng, muốn liên lạc với gia đình thì đã có điện thoại di động; thông tin có thể tra cứu từ mạng 3G… Trước, từ Pá Hu để lên đến một điểm trường, phương tiện duy nhất là… đi bộ. Giờ, dẫu chưa phải đã hết hẳn những điểm như thế, nhưng đời sống đã thay da đổi thịt khác xưa rất nhiều…”.
Đời sống giáo viên được nâng lên, học sinh được chăm lo; các em được học, được nội trú trong những khu nhà xây dựng kiên cố chứ không còn tạm bợ, tranh tre vách đất như nhiều năm trước, dẫu chưa 100% các điểm trường tạm bợ đã được xóa sổ.
Bài ca “khó, khổ, buồn” của giáo dục vùng cao, đang sắp là câu chuyện của dĩ vãng.…
“Kho củi” dự trữ phục vụ nấu ăn của điểm trường Pá Hu Vẫn theo cô Hiền, hiệu trưởng nhà trường: ở Pá Hú và nhiều điểm trường khác, các thầy cô giáo cũng ở lại trường, cùng chung bếp ăn, chỉ khác chỗ ngủ. Các thầy cô ăn sau, nhường các con ăn trước. Bữa ăn của các cháu, nói không ngoa, nếu ở nhà với bố mẹ, các cháu chỉ được ăn vào những dịp lễ tết, chứ ngày thường, cả nhà vẫn phải ăn cơm độn, nói gì đến thức ăn!?
Bữa cơm chiều của trẻ con vùng núi: những đứa trẻ lích chích như những con gà con vừa tách mẹ, ở dưới xuôi, có lẽ cha mẹ chúng phải hò như hò đò mới bắt chúng ăn xong bữa.
Ở đây, mỗi tốp ba, bốn cháu ngồi ăn chung mâm: một nồi cơm to đủ để các cháu ăn no bụng, một tô canh, một bát rau, một – hai đĩa thức ăn mặn được cải thiện (có thể là cá khô, hoặc thịt rim ba chỉ sốt cà chua). Các anh chị lớp lớn ăn sau, nhường các em lớp bé ăn trước, và sau cùng là các thầy cô.
Trong gian bếp chật hẹp nhưng được bày biện ngăn nắp và khoa học, một khu giá gỗ bày khẩu phần ăn của các em học sinh được phân chia theo lớp, mỗi lớp một ngăn riêng. Các em đã thành nếp, đến giờ, sẽ tự đến khu vực bày phần ăn dành cho mình lấy mang về. Bữa cơm chiều kết thúc, các em được xem tivi trong căn phòng tập thể chừng 30 phút, sau đó sẽ về lớp để học bài buổi tối, và sau đó mới về phòng nghỉ…
Khung cảnh này giờ không còn xa lạ ở rất nhiều điểm trường. Có lẽ, lên vùng núi phải khó khăn lắm mới tìm được những điểm các cháu học sinh tự trọ học trong những căn lều do cha mẹ xây cất bên rìa đường, 4 – 5 cháu cùng ở chung, tự lo nấu nướng, cơm nước… cho mình. Đó là những em không thuộc diện nội trú, phải tự túc 100%.
Ở Yên Bái, ở Trạm Tấu, những trường hợp này được đưa vào diện “bán trú”, trong đó có một phần chia sẻ từ những “kho thóc khuyến học”.
Dù đói "kho thóc khuyến học" vẫn đầy“Kho thóc khuyến học” của thầy trò điểm trường xã Trạm Tấu (huyện Trạm Tấu, Yên Bái) Đối diện xã Pá Hu là xã Trạm Tấu nằm bên kia con suối Nậm Tung, và là xã nằm trêntrục đường giao thông huyện. Một điều rất tình cờ, điểm trường Trạm Tấu cũng nằm đốidiện với điểm trường Pá Hu, tưởng như, chỉ cần cất một cây cầu, học sinh hai trườngsẽ “đi bộ” sang giao lưu với nhau chỉ một cánh tay với.
Nhìn vẻ bề ngoài, điểm trường Trạm Tấu có cơ sở vật chất khang trang hơn hẳn điểmtrường Pá Hu. Nhưng, theo thầy Nguyễn Duy Tiến, hiệu trưởng trường Trạm Tấu, đấy làxây cất manh mún không đồng bộ, phần lớn là chắp vá. Và, các thầy cô trong trườngcũng là những thợ nề, thợ hồ… trong các giai đoạn xây trường.
Tổng số học sinh của xã Trạm Tấu có 539 học sinh, gồm 28 lớp trong 6 điểm trườngtrải dài từ Km14 đến Km17, bao gồm các thôn: Tấu Trên, Tấu Giữa, Tấu Dưới, Mo Nhang…Trong đó, có 14 lớp học tại các điểm trường bán trú với 385 học sinh; 5 phòng ở nộitrú (190 học sinh), còn lại là bán trú.
Tháng 1/2013, 13 em học sinh (toàn nữ) đang theo học lớp 8 tại thôn Tấu Giữa cóchương trình chuyển về học tại điểm trường Trạm Tấu. Vì “sự cố” này, các em chưa đượcxét thuộc diện bán trú, không được hưởng trợ cấp một bữa ăn/ngày.
Linh động, “kho thóc khuyến học” của trường tiểu học và THCS bán trú Trạm Tấu đã“giải bài toán” trong lúc khó khăn.
Thầy Tiến chia sẻ: năm 2011, “tổng kho thóc” của Trạm Tấu được 4 tấn thóc; năm2012, con số này là 6 tấn và hơn 20 triệu tiền mặt. Nó đã cung cấp hàng ngàn bữa ăncho các học sinh không thuộc diện bán trú, và cả 13 trường hợp các em học sinh lớp 8từ điểm trường Tấu Giữa mới chuyển về.
Không giống như Pá Hu – kho thóc được “tận dụng” ở ngay nhà kho trong điểm trường,tại điểm trường Trạm Tấu, “Kho thóc khuyến học” được trưng dụng một gian hàng vật tư(đã bỏ không) của chợ trung tâm xã.
Đích thân phó chủ tịch xã Mùa A Páo dẫn tôi đến “Kho thóc khuyến học” của xã TrạmTấu.
Nhìn kho thóc Páo vừa mở, trước đó, thông tin từ thầy Tiến, tổng khối lượng của nólà hơn 6 tấn. Bất giác liên tưởng đến thông tin Páo vừa kể, tôi giật mình ngỡ ngàng:trong lúc cả xã vẫn còn đói, vẫn còn loay hoay với vụ giáp hạt, nhưng chẳng ai nề hàđóng góp thóc gạo để phục vụ mục đích “khuyến học” cho con em mình!
Kiên Trung">...
【Giải trí】
阅读更多Ngọc Lan được chồng tặng xe hơi tiền tỷ dịp sinh nhật
Giải trí- Ngọc Lan vô cùng bất ngờ và xúc động khi được nhận được món quà "khủng" của chồng Thanh Bình trong tiệc sinh nhật tuổi 33 của mình. "> ...
【Giải trí】
阅读更多
热门文章
- Soi kèo góc Leipzig vs Bremen, 21h30 ngày 12/1
- HS Hội An đến Mỹ Sơn học bảo vệ di sản thế giới
- Phụ huynh giăng biểu ngữ đòi giữ lại hiệu trưởng
- Giọng ải giọng ai tập 5: Trấn Thành 'cứng họng' trước chất vấn của Puka
- Nhận định, soi kèo Ayeyawady United vs ISPE FC, 16h30 ngày 13/1: 3 điểm xa nhà
- 'Món nợ' với giáo sư Trần Đức Thảo
最新文章
-
NHận định, soi kèo Arsenal vs MU, 22h00 ngày 12/1: Bổn cũ soạn lại
-
- Với cháu tôi bây giờ, thầy của cháu là hiền, là dễ chịu, là thương học trò, là giúp đỡ học sinh trong các kỳ thi. Thật là tai hại khi mà trong suy nghĩ của những đứa trẻ đã có sự ỷ lại. Các tin liên quan Bố thất nghiệp dạy con đừng 'bán mình'
Chuyện dạy con ở nhà có hai bộ trưởng
Từ đồng tiền mừng tuổi đến việc dạy con tiêu tiền
Ảnh minh họa: Lê Anh Dũng Tôi có đứa cháu gọi tôi bằng chú ruột nay đang học lớp 3 tại mộttrường Tiểu học ở Quy Nhơn. Vì ông bà nội cháu trước đây là giáo viên vàcháu cùng ba mẹ sống với ông bà nên từ nhỏ cháu đã được ông bà “rèn” từchuyện đi đứng, ăn nói, lễ phép cho đến học hành.
Tuy vậy, từ ngày vào lớp 1 cho đến cuối năm lớp 2, chưa bao giờ cháu được danh hiệu học sinh giỏi. Bản tính cháu hiếu động, ham chơi, thích chạy nhảy nên không những “học trước, quên sau” mà còn thường xuyên bị các giáo viên chủ nhiệm khiển trách. Mỗi lần đi họp phụ huynh học sinh về là ông bà buồn vì cháu đã phát triển không như ông bà mong muốn, nhất là trong học tập.
Cá nhân tôi lại mong muốn cháu phát triển toàn diện và cho dù có không đạt học sinh giỏi, học sinh xuất sắc thì cũng không sao cả. Điều làm tôi bất ngờ là trong học kỳ 1 của lớp 3, tôi được báo tin là cháu đạt học sinh giỏi. Nhân dịp về nước, thăm gia đình, tôi mua thêm quà cho cháu, coi như chúc mừng thành tích cháu đạt được và cũng muốn hỏi xem cháu đã học tập, cố gắng như thế nào trong thời gian vừa qua.
Vì bản tính hiếu động, nhanh nhảu của cháu nên khi tôi chưa hỏi thì cháu đã nói rằng: “Thầy con hiền lắm!”. Rồi cháu kể thêm, nào là trong khi làm bài thi, thầy đứng trước lớp để hỏi cả lớp câu 1, câu 2 trong đề thi chọn đáp án nào (bài thi trắc nghiệm). Và cứ thế, thầy giải hết, cả lớp chép vào phần bài làm.
Cháu còn “tiếp” thêm là cháu không bị phạt khi có lỗi vì đã học thêm ở nhà thầy được hai buổi. Cũng câu chuyện ấy, cháu đã kể đi, kể lại không biết bao nhiều lần khi có ai nhắc đến chuyện học hành hoặc không muốn cháu đi học thêm vì không thấy cần thiết.
Thật sự những hành động, những lời nói, những việc làm của người thầy đã “ăn sâu” vào trong suy nghĩ của cháu tôi. Với cháu tôi bây giờ, thầy của cháu là hiền, là dễ chịu, là thương học trò, là giúp đỡ học sinh trong các kỳ thi.
Tổng kết học kỳ 1, lớp của cháu đã có 32 học sinh giỏi và 2 học sinh khá, học sinh trung bình không có. Bản thân cháu, trong lời nói, trong hành động cũng cho rằng mình sẽ đạt học sinh giỏi cho học kỳ tới khi mà cháu kể trong đợt kiểm tra giữa kỳ vừa qua, thầy giáo lại giúp học sinh các đáp án của bài thi.
Thật là tai hại khi mà trong suy nghĩ của những đứa trẻ đã có sự ỷ lại và không thích những ai nghiêm khắc, không thích những thầy cô “thương cho roi, cho vọt”.
Tôi thật sự lo lắng không biết cháu tôi sẽ như thế nào khi sang năm học lớp 4 cũng gặp một giáo viên khác chủ nhiệm cũng....hiền như vậy sẽ ảnh hưởng lớn đến suy nghĩ và hành động của cháu.
Nguyễn Quốc Vỹ (Trần Phú, Quy Nhơn)
" alt="Tâm thư lo lắng của phụ huynh gửi thầy cô">Tâm thư lo lắng của phụ huynh gửi thầy cô
-
- Ngày 8/4, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có buổi làm việc vớiUBND TP.HCM về việc thực hiện chính sách, pháp luật về đảm bảo chất lượng vàchương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Tại buổi làm việc, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Nguyễn Hoài Chương cho biết,nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2020 là xây dựng TP.HCM thành một trung tâm lớn vềgiáo dục – đào tạo chất lượng cao của cả nước và khu vực Đông Nam Á.
Cụ thể, TP sẽ nâng cao chất lượng đào tạo, quan tâm phát triển nhanh và bềnvững ở tất cả các cấp học, sớm khắc phục những hạn chế, yếu kém và bất cập nhưhiện nay. Theo ông Chương, TP sẽ đề cao đạo đức và trách nhiệm đội ngũ giáo viênvà cán bộ quản lý giáo dục, đổi mới toàn diện nội dung và phương thức giáo dục.
Để trở thành trung tâm giáo dục lớn ở Đông Nam Á, TP sẽ tăng cường liên kếtquốc tế, trao đổi và học tập kinh nghiệm để nâng cao hệ thống giáo dục và đàotạo. Trong đó, đáng chú ý là tổ chức bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giảng dạy tiếngAnh để đạt chuẩn theo khung tham chiếu châu Âu; đào tạo giáo viên dạy Toán vàcác môn Khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh, tiếp tục thí điểm tuyển dụng giáo viênbản ngữ đến dạy tại các trường phổ thông…
Hiện TP đang hoàn thiện việc qui hoạch mạng lưới trường lớp đảm bảo diện tíchđất bình quân bậc tiểu học đạt 49.127 m2 trên một trường học và quân bình 4,57m2 trên một học sinh.Mỗi năm TP bố trí ngân sách chi thường xuyên cho giáo dục bình quân gần 1.000tỷ đồng. Tại thời điểm này, các trường trung học đều có phòng thực hành thínghiệm, phòng máy tính nối mạng, phòng thiết bị nghe nhìn với trang thiết bịhiện đại…
Tuy nhiên, ông Chương cũng khẳng định trước các đại biểu, TP.HCM cũng khôngnằm ngoài quy luật ở đâu có trường chất lượng cao thì tâm lý người dân đổ xô chocon em theo học nên vẫn tồn tại việc chạy vào trường chất lượng cao....Mặc dù,TP đã có qui định trong tuyển sinh là học sinh ở địa bàn nào thì thi tuyển ở địabàn đó nhưng lại dẫn đến tình trạng người dân đối phó như chuyển hộ khẩu đến cácquận có trường chất lượng cao.
“Đây là vấn đề có thực. Cần phải nâng chất lượng giáo dục của các trường lênmới mong chấm dứt được tình trạng này” - ông Chương nói.
Ông Đào Trọng Thi – Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếuniên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, song song với việc đổi mới chương trình,sách giáo khoa giáo dục phổ thông TP.HCM cần có chính sách, chế độ mới cho giáoviên mạnh mẽ hơn nữa để tạo sự hấp dẫn của nghề giáo viên và những hoạt độngliên quan đến giáo dục.
“Cần phải có một hệ thống thang bảng lương riêng cho giáo viên. Nếu chúng tacó một hệ thống thang bảng lương riêng thì rất có thể là khi quyết định cácchính sách thì nó không bị vướng vào việc so sánh lương ở các ngành khác”, ôngnói.
- Tá Lâm
TP.HCM sẽ thành trung tâm giáo dục chất lượng cao
-
- Một số cán bộ thuế thành phố Vô Tích đã bị kỷ luật nghiêm khắc, thậm chí mất chức vì quản lý yếu kém, thiếu trách nhiệm khi điều tra sự việc của nữ diễn viên họ Phạm. MC tố Phạm Băng Băng trốn thuế được đề nghị thưởng hơn 300 triệu đồng
Lý Thần: 'Khó khăn nào cũng cùng Phạm Băng Băng vượt qua'
Tân Hoa Xã ngày 8/10 đưa tin, Tổng cục Thuế Trung Quốc ra quyết định xử phạt một số cán bộ ngành thuế tỉnh Giang Tô có liên quan tới vụ bê bối trốn thuế của Phạm Băng Băng.
Phạm Băng Băng đã bắt đầu hoạt động trên trang cá nhân nhưng bị khá nhiều người "ném đá". Cụ thể, ông Đinh Nguyên - Cục trưởng Cục thuế thành phố Vô Tích, ông Lý Thanh - kế toán trưởng Cục thuế thành phố Vô Tích, ông Chung Tiểu Tân - Phó cục trưởng cục thuế khu vực Tân Hồ (thành phố Vô Tích), ông Thẩm Trị Quốc - Phó cục trưởng cục thuế khu vực Lương Khê thành phố Vô Tích đều bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hành chính.
Riêng ông Chung Tiểu Tân bị miễn nhiệm chức vụ hiện tại. Ngoài ra, Hứa Sùng Kim - cán bộ Cục thuế thành phố Vô Tích bị nhắc nhở.
Hồi tháng 5, MC kiêm nhà sản xuất chương trình truyền hình Thôi Vĩnh Nguyên tố cáo Phạm Băng Băng dính líu gian lận thuế qua "hợp đồng âm dương".
Sau tố cáo của MC nói trên, nữ diễn viên họ Phạm gần như mất tích trong các hoạt động showbiz.Đầu tháng 10, Tổng cục thuế Trung Quốc đã đưa ra kết luận chính thức về vụ việc. Theo đó, Phạm Băng Băng sẽ phải nộp phạt và đóng thuế số tiền 130 triệu USD trước ngày 31/12 tới nếu không muốn bị bỏ tù.
Sau đó Phạm Băng Băng đã viết thư gửi lời xin lỗi trên trang cá nhân. Bên cạnh một số ý kiến đồng tình, thông cảm, không ít người cho rằng, nữ diễn viên họ Phạm nên bị bỏ tù vì hành vi của mình.
Băng Tâm
Phạm Băng Băng bị đồn bán 41 biệt thự để gom 3.000 tỷ nộp phạt, tránh ngồi tù
Truyền thông Trung Quốc nghi ngờ Phạm Băng Băng đang giao bán gấp 41 căn biệt thự cấp cao của mình để có đủ tiền nộp thuế đúng hạn.
" alt="Cán bộ thuế mất chức sau bê bối của Phạm Băng Băng">Cán bộ thuế mất chức sau bê bối của Phạm Băng Băng
-
Siêu máy tính dự đoán Torino vs Juventus, 0h00 ngày 12/1
-
-Những người có khả năng nói chuyện trước đám đông, trình bày tốt khi đi làm tại các tập đoàn, công ty đa quốc gia sẽ được tiếp nhận như thế nào? Trong phần tiếp theo của bàn tròn trực tuyến "kỹ năng cho phát triển, góc nhìn doanh nghiệp", ông Lê Tiến Trường, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Dệt May Việt Nam và bà Phạm Thị Hồng Ánh, Giám đốc nhân sự công ty Ernst & Young chia sẻ nhiều trải nghiệm hữu ích.
XEM CÁC PHẦN TRƯỚC
Phần 1: Nhân lực Việt tụt hậu hơn Hàn, Sing 20 năm trước
Phần 2: Doanh nghiệp hàng đầu đang bắt tay với ai?
Phần 3: Sinh viên tự tạo năng lực cạnh tranh
Xem khách mời
Nhà báo Hạ Anh: Ông Luis vừa nhấn mạnh vai trò của nhà trường, của giáo dục phổ thông - giáo dục xa hơn hệ đại học trong việc trang bị kỹ năng cho người lao động, đó cũng là một đề xuất mà tôi nghĩ là có tính căn bản. Nhưng cũng có một giải pháp là sự tự đào tạo của doanh nghiệp. Doanh nghiệp mà làm công tác nhân sự tốt, chú trọng vào việc đào tạo và tập huấn tốt cũng là một yếu tố quan trọng để tăng cường kỹ năng cho người lao động. Chị Hồng Ánh có thể chia sẻ gì về điều này?Toàn cảnh buổi giao lưu trực tuyến Bà Phạm Thị Hồng Ánh:Tôi vẫn tin rằng một doanh nghiệp lành mạnh luôn phải có một nhóm chuyên viên có chất lượng và luôn được đào tạo để sẵn sàng trở thành những người lãnh đạo trong tương lai.
Ở Erst & Young, chúng tôi không chỉ đào tạo kiến thức chuyên ngành mà còn giúp tổ chức những khóa đào tạo về kỹ năng. Với các bạn vừa mới ra trường, chúng tôi sẽ đào tạo những cái cơ bản. Nhưng khi lên tới một vị trí nhất định, ví dụ như là trưởng nhóm nhỏ thì sẽ được cung cấp chương trình đào tạo để có kỹ năng lãnh đạo nhóm, kỹ năng quản lý cơ bản.
Lên nữa, họ có thể được đào tạo kỹ năng quản lý hoặc công ty sẽ hỗ trợ họ để có thêm bằng cấp về quản trị kinh doanh.
Ông Christian Bodewig:Chúng ta rất hay chú trọng đến thời điểm từ khi sinh viên rời các cơ sở giáo dục đào tạo đến khi họ vào các doanh nghiệp. Nhưng thực ra, những kỹ năng được hình thành từ giai đoạn chúng ta sinh ra đến khi qua đời. Trau dồi kỹ năng là một quá trình cả đời.
Điều đó có nghĩa là chiến lược phát triển kỹ năng cho nguồn nhân lực của Việt Nam không chỉ nên tập trung vào vài nămg, mà phải rộng hơn nhiều.
Những hoạt động về phát triển não bộ để giúp chúng ta có khả năng tư duy tốt thực ra được hình thành từ 3 năm đầu của cuộc đời. Nó quyết định liệu sau này chúng ta có thể trở thành người lao động tốt hay không.
Như chị Hồng Ánh đã nói, việc đào tạo tại nơi làm việc là một yếu tố ngày càng trở nên quan trọng ở VN vì 2 lý do.
Thứ nhất, khi tuổi thọ trung bình của người VN tăng lên, người ta sẽ sống lâu hơn, đương nhiên người ta sẽ phải làm việc trong thời gian dài hơn.
Lý do thứ hai là nền kinh tế VN ngày càng phát triển, công nghệ cũng ngày càng phát triển. Như vậy, người lao động phải được đào tạo để đáp ứng, thích nghi được với những thay đổi về công nghệ.
Nhà báo Hạ Anh:Nhắc tới lợi thế cạnh tranh trên thị trường lao động, tôi rất chia sẻ ý kiến của chị Hồng Ánh và anh Tiến Trường ở khía cạnh sự chủ động, nỗ lực của mỗi cá nhân. Nhìn một cách rộng hơn, nhà trường và hệ thống giáo dục có thể hỗ trợ được gì cho các cá nhân đó. Mình có thể đặt vấn đề ở khoảng cách xa hơn, tức là nhà trường không chỉ là đại học, mà cả ở phổ thông. Nó tạo ra một văn hóa giáo dục, một nếp tư duy để khiến cho người ta chủ động hay bị động. Các anh chị có nghĩ là vai trò của nhà trường, của giáo dục đại chúng là phải giúp cho các cá nhân hiểu được tính chủ động và giá trị cá nhân không? Và liệu đó có phải là một điểm chưa mạnh của giáo dục ở mình không?
Ông Lê Tiến Trường:Ở tất cả các nước chứ không riêng gì VN, hệ thống giáo dục bao giờ cũng có tốc độ thay đổi chậm hơn so với khu vực năng động nhất của nền kinh tế là doanh nghiệp.
Vì thế, cũng như các chuyên gia vừa nói, luôn luôn tồn tại khoảng cách nhất định giữa đòi hỏi của doanh nghiệp và sản phẩm của giáo dục.
Tất nhiên, ở VN, khoảng cách này lại càng lớn. Cảm giác như giữa tốc độ năng động phát triển kinh tế quá nhanh trong giai đoạn vừa qua và tốc độ thay đổi của hệ thống giáo dục lại càng cho thấy khoảng cách đó xa hơn. Chứ không phải bản thân hệ thống giáo dục VN không có sự thay đổi.
Nếu chúng tôi tốt nghiệp cách đây 20 năm mà quay lại nhà trường thì rõ ràng nhà trường cũng cải thiện, nhưng cải thiện trong 20 năm đó ít hơn so với nền kinh tế rất nhiều.
Vì thế, rõ ràng đây là nhiệm vụ mà hệ thống giáo dục quốc dân vẫn phải tiếp tục.
Cũng vì lý do đó mà tại sao giáo dục luôn là chủ đề nóng của tất cả các diễn đàn. Điều đó cũng phản ánh đòi hỏi của xã hội rất cao đối với giáo dục.
Quan trọng là giáo dục không chỉ là đưa chương trình dạy, mà là tạo ra định hướng tự học, tự nghiên cứu, định hướng phát triển cá nhân cho mỗi con người để nó không phải là một cái khuôn giống hệt nhau thông qua giáo dục, mà nó chỉ là cái lõi về kiến thức thì giống nhau nhưng khả năng phát triển cá nhân thì vẫn đa dạng.
Bà Phạm Thị Hồng Ánh Nhà báo Hạ Anh:Thưa ông Luis, như anh Tiến Trường vừa đề cập, giữa nhà trường và doanh nghiệp luôn có khoảng cách mà ở Việt Nam, độ vênh này ngày càng lớn. Thế còn ở thế giới thì như thế nào?
Ông Christian Bodewig:Có một điều hết sức quan trọng. Ở những nước mà hệ thống giáo dục sau phổ thông có hiệu quả cao là bởi họ có cơ chế để trao đổi thông tin và có động lực khuyến khích để trường đại học phản ứng nhanh nhạy hơn trước các tín hiệu xung quanh mình.
Có thể đảm bảo được điều này thông qua nhiều hình thức khác nhau.
Ví dụ, các nhà lãnh đạo cấp cao của các doanh nghiệp tham gia vào làm thành viên của hội đồng quản trị của nhà trường. Hay có các chương trình liên kết, liên doanh giữa nhà trường với doanh nghiệp. Rồi những cơ chế cho sinh viên ở các trường thực tập ở các doanh nghiệp.v…v.
Một điểm nữa là các trường đại học phải hết sức quan tâm tới lĩnh vực nghiên cứu và phải thấy rằng nghiên cứu là những điểm đột phá để giúp họ có thể thu được kiến thức và thúc đẩy việc tạo ra kiến thức.
Việc tập trung vào nghiên cứu cũng là yếu tố đảm bảo có một hệ thống giáo dục đại học đạt đẳng cấp thế giới.
Trường đại học cũng phải có liên kết chặt chẽ hơn nữa với các bậc giáo dục trước đó để sinh viên có thể thành công.
Cũng như đồng nghiệp của tôi đã nói, không thể nhìn nhận các trường đại học là các cơ sở tách bạch mà phải là một phần không thể tách rời của một hệ thống tổng thể và toàn bộ hệ thống ấy phải hoạt động nhịp nhàng.
Ở Việt Nam, luật giáo dục đại học mới đây đã đưa ra những quy tắc, nguyên tắc yêu cầu các trường đại học phải có sự điều chỉnh thích nghi và đổi mới mình để có thể đáp ứng được các yêu cầu của môi trường mới.
Tôi cũng chưa bao giờ gặp một nước nào mà trong đó kết quả nghiên cứu cho thấy rằng các nhà tuyển dụng rất hài lòng với kỹ năng trình độ của sinh viên tốt nghiệp.
Xét về nhiều phương diện, đây cũng là một dấu hiệu tốt. Điều ấy cho thấy rằng thế giới của chúng ta luôn luôn có sự tiến bộ và những thay đổi về công nghệ luôn luôn đặt ra những yêu cầu cao hơn đối với người lao động so với khả năng cung ứng của hệ thống giáo dục đào tạo.
Ông Christian Bodewig Ông Christian Bodewig:Chỉ có ở nền kinh tế đình trệ không có tiến triển gì cả thì chúng ta mới thấy tất cả mọi người đều hài lòng. Mà Việt Nam lại không phải là một nền kinh tế đình trệ và cũng không muốn là một nền kinh tế đình trệ.
Tuy nhiên, một điều rất quan trọng là àm sao để hệ thống giáo dục đào tạo đủ mức linh hoạt và đủ mức hội nhập để có thể có khả năng phản ứng nhanh nhạy trước những thay đổi về nhu cầu đối với kỹ năng, trình độ cho thị trường lao động.
Một điểm nữa là làm sao đảm bảo những sinh viên tốt nghiệp từ các cơ sở giáo dục đào tạo hay lực lượng lao động có được những kỹ năng nền tảng vững chắc để thay đổi thích nghi trong suốt cuộc đời.
Nhà báo Hạ Anh:Một câu hỏi khác vừa mới xuất hiện ở đây. Câu hỏi như sau: “Với góc độ là một doanh nghiệp, liệu các ông, các bà có sẵn sàng mở cửa để đón nhận những bạn trẻ từ bỏ giáo dục đại học để tự bồi dưỡng và tự rèn luyện kỹ năng theo đam mê của chính họ hay không? Họ có cơ hội tham gia thử thách cùng với công ty không hay sẽ loại ngay từ vòng hồ sơ?”
Ông Lê Tiến Trường:Trong lý thuyết cũng rất rõ. Có hai mặt rất khác biệt. Có những mặt dứt khoát phải do hệ thống giáo dục can thiệp. Anh không thể có thời gian bù đắp thời gian để tự học được đâu bởi thời gian sẽ rất lâu và không thực sự kinh tế. Những trường hợp không tham gia học hành trong hệ thống giáo dục mà vẫn thành công đều là những người có năng lực tự học thuộc loại xuất sắc.
Tôi cũng thấy có nhiều bạn kỹ năng rất tốt, đặc biệt các bạn có hoạt động trong đoàn thanh niên hay hội sinh viên nhiều.
Cảm giác như nói chuyện trước đám đông, trình bày rất tốt nhưng nó không đồng nghĩa với việc khi đi làm bạn sẽ trình bày tốt đâu.
Bởi vì khi trình bày tốt trong công việc là nó xuất phát từ chỗ nền tảng kiến thức và sự hiểu biết về công việc đó phải tốt. Sau đó thì anh dùng các công cụ trình bày đó để trình bày ra cho nó hiệu quả hơn. Chứ không thể nào xây nhà không có gạch, toàn vữa, vôi với cả sơn mà bảo thành nhà. Kỹ năng là nó bổ trợ để anh trình bày cho tốt cái kiến thức cốt lõi và nền tảng chuyên môn của anh mà thôi.
Ông Luis Beveniste Ông Luis Beveniste:Tôi nghĩ rằng một hệ thống giáo dục đào tạo tốt hay hệ thống đào tạo kỹ năng tốt là một hệ thống tạo ra nhiều loại cơ hội khác nhau cho nhiều kiểu người khác nhau.
Làm sao để người ta có thể đi học các hệ thống như chính quy, các chương trình học bán thời gian hay những khoá học từ xa. Tóm lại là có nhiều cách khác nhau để người ta có thể nâng cao kỹ năng hay kiến thức của mình.
Như vậy một hệ thống tốt thì phải có nhiều cách khác nhau, nhiều cơ hội khác nhau cho nhiều kiểu kỹ năng khác nhau.
Tuy nhiên hệ thống ấy cũng phải tạo cho người ta cơ hội thứ hai. Nghĩa là, có nhiều người có thể vì lý do nào đấy như sức khoẻ, hoàn cảnh gia đình hay điều kiện kinh tế mà họ không tiếp tục theo học được, có khi phải bỏ học. Hệ thống phải cho phép họ có cơ hội để quay trở lại tiếp tục học.
Một ý nữa là phải tạo ra được những kênh để các bên có thể trao đổi được với nhau và người ta có thể định hướng được, xác định được những cơ hội khác nhau để có thể phát triển được những kỹ năng của mình.
Chúng ta cần một hệ thống trong đó chúng ta ghi nhận bằng cấp cũng như khả năng thực tế để người lao động hay mọi người có cơ hội trong suốt cuộc đời của mình.
Phần cuối: Nếu ông là Phó Thủ tướng…
Thực hiện: Ban Giáo dục
" alt="Tập đoàn lớn có tuyển người 'chém gió' giỏi?">Tập đoàn lớn có tuyển người 'chém gió' giỏi?