"Anh bị điên à, anh làm cái gì ở đây? Anh có biết đây là đâu không? Anh đi về đi, thằng Dũng bảo công an chụp được biển số xe của anh rồi đấy", Thảo vừa giằng co vừa nói với Khải. Tuy nhiên, tên này vô cùng hung hãn cầm dao đòi xử lý Dũng thật nhanh. Trong lúc giằng co, Khải đẩy ngã Thảo.
Ở một diễn biến khác, Hoài đến gặp Thảo và nói cô đã có bằng chứng về việc Thảo đang bắt cá hai tay. "Nói đi, bao nhiêu? Nhưng mà nên nhớ đừng có quá đáng quá", Thảo cảnh cáo Hoài.
![]() | ![]() |
Khi thấy Hoài ra giá cao, Thảo nói: "Cô bị điên à?". Hoài cho Thảo thời gian suy nghĩ nhưng nếu để càng lâu, số tiền sẽ càng tăng.
Cũng trong tập này, Hoàng (Phan Anh) khẳng định với Dũng việc sẽ cưới Thảo. "Bố đã luôn tin con nhưng chính con đã đánh mất niềm tin đó. Bố nhắc cho con nhớ, bố sẽ cưới cô Thảo. Cô ấy sẽ là chủ nhân ngôi nhà này dù con có muốn hay không", Hoàng tuyên bố. Đáp lại, Dũng chỉ nói: "Con xin lỗi bố, con cũng muốn gặp trực tiếp cô Thảo để xin lỗi".
![]() | ![]() |
Dũng và Hoài có gặp nguy hiểm khi biết sự thật mối quan hệ giữa Thảo và Khải? Diễn biến chi tiết tập 24 Lối nhỏ vào đờisẽ lên sóng tối 13/7, trên VTV1.
" alt=""/>Lối nhỏ vào đời tập 24: người tình của Thảo xông vào nhà đòi giết DũngMãi đến đầu thế kỷ 20, một người có tên J. Ross Moore đã phát minh ra chiếc máy sấy chạy điện đầu tiên trên thế giới. Để giúp mẹ mình khỏi phải phơi quần áo ướt trong mùa đông tàn khốc ở Bắc Dakota, J. Ross Moore đã chế tạo một cái trống lớn có thể làm nóng bằng bếp lò dùng sấy quần áo cho khô.
Trong khoảng 30 năm tiếp theo, Moore phát triển ý tưởng về một chiếc máy sấy quần áo tự động có thể sử dụng được cả bằng điện và gas. Do khó khăn về tài chính, ông tìm một nhà sản xuất để làm các mô hình này.
Sau nhiều lần bị từ chối, một công ty có tên Hamilton Manufacturing đã nhận bằng sáng chế máy sấy quần áo của Moore. Hai bên nhanh chóng đạt được thỏa thuận và Wis Hamilton bắt đầu bán chiếc máy sấy quần áo tự động đầu tiên vào năm 1938. Đây là những chiếc máy sấy duy nhất được sản xuất và bán trên thị trường Mỹ trước Thế chiến thứ hai.
Máy sấy bắt đầu phổ biến trong những năm 1940. Sau Thế chiến thứ hai, doanh số bán tăng vọt. Hamilton Manufacturing và một số công ty mới tham gia vào thị trường máy sấy quần áo (chẳng hạn như GE), đã bán hơn 60.000 máy mỗi năm. Nhiều thương hiệu ra đời và sự cạnh tranh đã khiến giá máy sấy giảm xuống thấp hơn.
![]() |
Bảng điều khiển đã được đưa lên phía trước. |
Năm 1946, các nhà sản xuất đã đưa máy sấy quần áo tiến thêm một bước khi di chuyển bảng điều khiển lên phía trước, bổ sung thêm bộ đếm thời gian, bộ phận xả khí ẩm, điều khiển nhiệt độ và chu trình hạ nhiệt.
Năm 1955, Whirlpool bắt đầu tiếp thị dòng máy sấy với tuyên bố họ chỉ mất nửa thời gian để làm khô quần áo như máy sấy thông thường.
Năm 1958, một máy sấy sử dụng hệ thống áp suất âm lần đầu tiên được ra mắt công chúng. Năm 1959, cảm biến sấy khô lần đầu tiên được sử dụng trên các dòng sản phẩm mới.
Máy sấy ngày càng trở nên quen thuộc trong cuộc sống. |
Cho tới năm 1965, máy sấy với chu trình sấy giảm nhiệt được giới thiệu ra thị trường. Năm 1972, các nhà sản xuất đưa bộ khởi động điện vào máy sấy khí. Chỉ 2 năm sau đó, vào năm 1974, các bộ điều khiển vi điện tử giúp người dùng có thể lựa chọn những chu kỳ sấy theo thời gian.
Cải tiến về cảm biến sấy khô, bộ điều khiển được tạo ra để kiểm soát tất cả các khía cạnh của chu trình sấy bao gồm cả độ khô và độ dài của thời gian.
Năm 1983, những chiếc máy sấy đầu tiên có bộ hẹn giờ cho phép người dùng vận hành vào giờ thấp điểm. Năm 1985, máy sấy quần áo hoàn chỉnh được cung cấp ra thị trường với bảng điều khiển và sách hướng dẫn sử dụng. Sản phẩm này liên tục được cải thiện cho tới tận ngày nay và trở thành thiết bị gia dụng phổ biến, gần gũi với các gia đình.
Theo một con số thống kê, năm 1955, chỉ khoảng 10% gia đình tại Mỹ sở hữu một máy sấy quần áo bởi thiết bị này vô cùng đắt đỏ, giá trung bình là 230 USD. Hơn 40 năm sau, giá của máy sấy ở mức 340 USD.
Hoàng Nam (Tổng hợp)
Máy giặt sấy tích hợp tiết kiệm diện tích, giá thành hợp lý và tiện dụng hơn hai máy riêng biệt nhưng cũng có nhiều hạn chế mà người dùng cần cân nhắc.
" alt=""/>Máy sấy quần áo ra đời như thế nào?Tập 1 mở màn với hàng loạt động thái của Tuấn (Doãn Quốc Đam) với biệt danh Tuấn 'nháy' - Giám đốc công ty Khải Tuấn chuyên cung cấp kit test Covid-19 cho các tỉnh thành. Tuấn chủ động cho người mang tủ lạnh đến tận nhà giám đốc CDC Hải Hà để lobby. Khi ông này thắc mắc, Tuấn nói đó là thành ý của mình và đồ vật chỉ là cách biểu thị tình cảm, thuyết phục ông này không từ chối.
![]() | ![]() |
Tuấn 'nháy' lobby cả bà Bằng (Nguyệt Hằng) - Vụ trưởng Vụ thiết bị vật tư khiến bà này gọi điện cho giám đốc CDC Bình Hoà thuyết phục rằng bộ sinh phẩm kit test của Khải Tuấn đã được công nhận đạt chuẩn về chất lượng. Cùng với đó, Tuấn 'nháy' là tiến sĩ khoa học, đã từng tham gia nhiều dự án của bộ liên ngành để ông này yên tâm. Giám đốc CDC Bình Hoà ngạc nhiên nói tuần trước họp không thấy giám đốc sở chỉ đạo việc này.
Trong khi đó, Tuấn ngồi trên ô tô gọi cho một "anh" nào đó báo cáo về việc nhờ chỉ đạo của người này mà CDC các tỉnh đã nhập rất nhiều bộ kit test của Khải Tuấn. Khi đến gặp giám đốc CDC Bình Hoà - người vừa được bà Bằng giới thiệu, Tuấn biếu ông này chai rượu bổ gân cốt chỉ chuyên "để tặng anh em bạn bè". Tuy nhiên sau đó Tuấn lại trưng ra cho "chai rượu chống dịch" tặng vị giám đốc mà khi mở ra toàn tiền.
![]() | ![]() |
Ở một diễn biến khác, lãnh đạo cơ quan điều tra đang bàn về việc tăng tốc điều tra về việc có hay không việc bắt tay trong mua bán kit xét nghiệm, có hay không sự thao túng đẩy giá, lợi ích nhóm để chiếm đoạt tiền ngân sách nhà nước. Ông Giang (NSND Trung Anh) trưởng phòng điều tra C03 (Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu) công an tỉnh Đông Bình gọi điện cho Vũ (Thanh Sơn) - phó phòng đề nghị phối hợp vụ điều tra kit test của Khải Tuấn.
![]() | ![]() |
Chi tiết Đấu trítập 1 lên sóng VTV1 tối thứ 2, 18/7.
Mỹ Anh
" alt=""/>Đấu trí tập 1: Choáng với chai rượu 'chống dịch' của Tuấn 'nháy'