![]() |
Smartphone nhanh nhất:Trong bảng xếp hạng các smartphone có tốc độ nhanh nhất đầu năm 2016, Mi 5 của Xiaomi là cái tên dẫn đầu. "Flagship killer" này có cấu hình cao nhưng giá bán lại khá dễ chịu so với nhóm smartphone Android cao cấp trên thị trường. |
![]() |
Smartphone có camera thú vị nhất:Huawei P9 là làn gió mới trong cuộc chơi di động nửa đầu 2016. Mạnh dạn áp dụng camera kép với ứng dụng chụp ảnh được tinh chỉnh với Leica, P9 là một lựa chọn mới mẻ và lạ lẫm với những ai thường sáng tác ảnh trên smartphone, đặc biệt là ảnh đen trắng. |
![]() |
Smartphone Android toàn diện nhất: Thân cứng cáp, giao diện mượt mà, cấu hình mạnh, camera tốt và chú trọng đến khả năng chơi nhạc chất lượng cao, HTC 10 xứng đáng là sản phẩm toàn diện nhất của HTC từ trước đến nay. Có thể đây là canh bạc cuối cùng của HTC, khi hãng cố gắng tích hợp thật nhiều những cái nhất vào trong sản phẩm nhằm tăng khả năng cạnh tranh với Samsung, Apple. |
![]() |
Smartphone pin tốt nhất: 5.000 mAh kèm khả năng sạc cho các thiết bị khác, Zenfone Max là chiếc smartphone có pin "khủng" nhất trên thị trường. Đối thủ model này là chiếc Galaxy A9 Pro đến từ Samsung, nhưng nhờ có kích thước màn hình nhỏ hơn (5,5 inch so với 6 inch), thời lượng pin của Asus Zenfone Max có chút lợi thế hơn so với A9 Pro. |
![]() |
Smartphone sáng tạo nhất:Mạnh dạn "làm khác đi", LG mang đến một chiếc LG G5 có thể tháo lắp thêm module mở rộng để chơi nhạc chất lượng cao, hỗ trợ chụp ảnh hoặc tăng cường thời lượng pin. Về thông số, LG G5 cũng có cấu hình nằm trong nhóm mạnh nhất hiện nay. |
![]() |
Smartphone có camera tốt nhất: Vượt qua Apple, Microsoft Lumia, LG về chất lượng ảnh chụp, Galaxy S7 của Samsung hiện sở hữu camera tốt nhất hiện nay trong thế giới smartphone. Khả năng khởi động nhanh, bắt nét nhanh, chụp nhanh và góc nhìn rộng là ưu điểm của model này so với các đối thủ. |
![]() |
Smartphone đáng dùng nhất: Không mang lại thiết kế mới và những cảm xúc mới, nhưng iPhone SE lại là model đang dùng nhất hiện nay. Sở hữu cấu hình của iPhone 6S, nhưng kích thước được làm vừa vặn để dùng một tay, iPhone SE mới thực sự là chuẩn mực cho một chiếc smartphone vì người dùng. Tuy nhiên, việc khoác lên lớp áo quen thuộc của iPhone 5S lại là điểm khiến iPhone SE trở nên nhàm chán. |
Trong The Conjuring 2, một linh hồn già cỗi nhập vào cô bé Janet, con út của gia đình Hodgson. Ông già này nguyên là Bill Wilkins, chủ nhân trước đó của ngôi nhà đã qua đời trên chiếc ghế nhiều năm trước. Mặc dù vậy, Bill chỉ là con tốt thí bị một thế lực tà ác thao túng nhằm dẫn dụ vợ chồng Warren. Từng lúc một, Janet càng bị ám nặng nề hơn, trở thành công cụ phát ngôn của hồn ma và có nhiều hành động đáng sợ như chơi dao, lơ lửng giữa không trung.
Chỉ đến cuối cùng, Ed và Lorraine mới trục xuất được con quỷ đi. Thật sự phải dành tặng những lời khen cho diễn viên nhí Madison Wolfe vì đã diễn xuất quá nhập tâm, thể hiện được sự ma mị trong từng biểu hiện trên gương mặt. Hãy cùng điểm lại xem trước Janet Hodgson, những em bé nào là đáng sợ nhất trên màn ảnh rộng.
Esther (Orphan)
Mỹ nhân Vera Farmiga có vẻ rất có duyên với các em bé kinh dị. Trước The Conjuring, cô từng thủ vai Kate Coleman trong bộ phim kinh dị tâm lý Orphan (năm 2009). Kate cùng chồng nhận nuôi một cô bé 9 tuổi tên Esther (Isabelle Fuhrman), thế nhưng hóa ra đây lại là một… bà cô 33 tuổi bị rối loạn hormon tăng trưởng.
Tất nhiên, Esther quậy nát cuộc sống của những người xung quanh bằng việc ve vãn bố nuôi, xúi giục, giết người, trước khi nhận một đạp của “chị đẹp” Vera Farmiga vào mặt. Dù Orphan không phải một phim đỉnh cao nhưng diễn xuất của Isabelle Fuhrman đã nhận không ngớt những lời khen ngợi từ giới phê bình.
Samara Morgan (The Ring)
Được chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của Nhật Bản, The Ring là cái tên đã quá quen thuộc với dân ghiền kinh dị. Tin xấu là, bạn xem phải một cuốn băng vớ vẩn nào đó rồi có giọng nói trên điện thoại bảo bạn sẽ chết trong 7 ngày. Tin tốt là bạn sẽ bị kết liễu bởi một bé gái. Khoan, đó cũng là tin xấu mà. Bạn không những phải chết, mà còn phải chết dưới tay một bé gái tóc dài trắng bệch, ướt đẫm và ghê gớm. Lần sau ráng nâng cấp lên DVD nhé, hoặc download phim mà xem (không hiểu Samara có đi qua đường torrent không).
Carol Anne Freeling (Poltergeist)
Hãy quên đi bản làm lại thảm họa năm 2015 và tìm xem tác phẩm năm 1982. Poltergeist nằm trong danh sách 100 phim đáng sợ nhất của Mỹ và nhận đến ba đề cử Oscar. Với chỉ một vai diễn cô bé Carol bị ma ám, nữ diễn viên Heather O’Rourke đã trở thành biểu tượng đương đại của dòng phim kinh dị. Bên cạnh đó, Poltergeist còn khiến người xem lạnh gáy bởi lời nguyền ứng vào các diễn viên trong phim. Theo thông tin, đoàn phim đã dùng xương người thật khiến họ bị quỷ ám. Bốn trong số các diễn viên đóng phim đã chết trong khoảng thời gian sáu năm từ phần một đến phần ba, trong đó Heather O’Rourke đã qua đời khi mới 12 tuổi.
Những đứa bé trong The Children
Do bị nhiễm một loại vi khuẩn kỳ lạ, những đứa trẻ trong phim đã hóa điên và tấn công cha mẹ mình. Tất cả các diễn viên nhí đều diễn xuất nhập tâm, nhưng ấn tượng nhất phải là Rafiella Brookes trong vai Leah. Nhân vật này biến đặc tính trẻ con của mình thành lợi thế và tiếng kêu: “Mẹ ở đâu?” của Leah có thể còn ám ảnh khán giả một thời gian dài sau đó.
Alice (Alice, Sweet Alice)
Bộ phim kinh dị theo trường phái chặt chém này từng làm mưa làm gió trong thập niên 70. Gia đình Spages có hai người con gái là Alice (Paula Sheppard) và Karen (Brooke Shields) đang chuẩn bị cho buổi Rước Lễ Lần Đầu. Karen là cô bé được mọi người yêu quý, còn Alice có tính tình lập dị, khó gần. Sau khi Karen bị giết, mọi nghi ngờ đổ dồn về phía cô chị, nhưng mọi chuyện mới chỉ là bắt đầu. Paula Sheppard khắc họa hiện được hình ảnh Alice với tính cách thiếu ổn định, thể hiện qua nhiều hành động đáng sợ như làm ra chiếc mặt nạ giống hệt tên sát thủ hay thẳng tay siết cổ chết một chú mèo.
Cặp sinh đôi trong The Shining
Mọi fan kinh dị có lẽ đều biết đến cặp song sinh ma quái này. Dù không chiếm nhiều đất diễn nhưng chúng luôn xuất hiện đúng lúc để hù dọa các nhân vật chính. Phân đoạn cả hai cùng nắm tay và hô vang trước mặt Danny được xem là một trong những cảnh đáng nhớ nhất phim. Cách đặt máy quay trong hành lang tạo một không gian hẹp, như áp bức người xem vào một nỗi sợ vô hình. Trong quá trình quay, hai diễn viên nhí thủ vai là Lisa Burns và Louise Burns còn được đạo diễn Stanley Kubrick tặng quà sinh nhật là… một bình máu giả dùng trong cảnh họ chết. Cả hai đều không trở thành diễn viên chuyên nghiệp nhưng vẫn xuất hiện mỗi năm trong các lễ hội phim kinh dị để giao lưu với fan.
Tokio Saeki (The Grudge)
Cũng như The Ring, The Grudge được Hollywood mua bản quyền để làm lại. Trong bản năm 2004, dù có một chút khác biệt nhưng vai trò của Tokio vẫn giữ nguyên. Cậu là con trai của Takeo và Kayako, bị cha mình giết chết, sau đó trở thành một hồn ma gieo rắc nỗi kinh hãi cho những người đến căn nhà. Hình ảnh quen thuộc của Toshio là một cậu bé trắng bệch, mắt đen, ngồi thu mình trong góc. Nam diễn viên Yuya Ozeki thủ vai này trong cả bản của Nhật và Mỹ, năm nay anh đã 20 tuổi.
Regan MacNeil (The Exorcist)
Nữ diễn viên Chris McNeil (Ellen Burstyn) bắt đầu để ý đến những hiện tượng kỳ quái của con gái mình là Regan (Linda Blair). Trên thực tế, cô bé đã bị chiếm hữu bởi con quỷ dữ Pazuzu, tiếp xúc với cô qua bảng cầu cơ. Sau nhiều hành vi bạo lực của Regan, mẹ cô buộc phải mời hai mục sư Karras (Jason Miller) và Merrin (Max von Sydow) đến trừ tà. Trong buổi lễ, vẻ mặt của Regan càng lúc càng ma quái và cô bé liên tục tuôn ra những tràng dài báng bổ Chúa. Cảnh cô bé quay ngược đầu ra sau 360 độ được xem là kinh điển trong dòng phim kinh dị.
Damien Thorn (The Omen)
Không muốn vợ đau lòng vì đứa con trai qua đời trong lúc sinh, nhà ngoại giao Robert Thorn (Gregory Peck) đã nhận nuôi một cậu bé mồ côi mà không cho vợ biết. Đứa bé này được đặt tên là Damien (Harvey Spencer Stephens). Damien càng lớn lên thì càng có nhiều điềm báo bí ẩn xuất hiện. Robert điều tra và phát hiện ra sự thật kinh hoàng rằng đứa bé chính là hiện thân của quỷ dữ. Trong vai chính, Harvey Spencer Stephens có màn diễn xuất tuyệt vời khiến người xem hồi hộp theo từng cảnh quay. Trong các phần sau, nhân vật Damien trở thành một chính trị gia và tiếp tục gieo rắc mầm mống của quỷ dữ.
Kaito
" alt=""/>Những em bé nổi tiếng đáng sợ nhất trong phim kinh dịTầm nhìn chiến lược về công nghệ hiển thị hình ảnh
Sau sự kiện ra mắt toàn cầu tại Viện Bảo tàng Louvre (Pháp) hồi trung tuần tháng 3/2017, dòng TV cao cấp QLED 2017 đã được Samsung chính thức giới thiệu ra thị trường.
Yếu tố cốt lõi của chất lượng hình ảnh ưu việt từ TV QLED là công nghệ hiển thị chấm lượng tử Quantum dot. Để tối ưu hóa công nghệ QLED, năm 2017 Samsung đã cải tiến công nghệ Quantum dot với việc áp dụng chất liệu kim loại cho lõi và màng phủ của thế hệ Quantum dot thứ 3 (Samsung gọi đây là the New Metal Quantum dot). Việc không sử dụng chất hữu cơ của Samsung Quantum dot còn giúp độ sáng và độ bền của TV được cải thiện đáng kể. Ngoài ra, công nghệ Quantum dot của Samsung không chứa chất cadmium nên thân thiện với môi trường và sức khỏe người tiêu dùng. Hiện nay, TV Samsung là sản phẩm TV duy nhất trên thị trường không chứa cadmium.
![]() |
Dòng TV cao cấp QLED 2017 đã được Samsung chính thức giới thiệu ra thị trường toàn cầu vào giữa tháng 3/2017 |
Công nghệ dải tương phản động cao HDR cũng được nâng cấp, đạt tới mức HDR1500 với độ sáng tới 1500 nit và 2000 nit (so với 1000 nit của thế hệ trước). Bên cạnh đó, TV QLED 2017 của Samsung còn được hội đồng kiểm định uy tín hàng đầu thế giới Verband Deutscher Elektrotechniker (VDE) của Đức chứng nhận là TV đầu tiên trên thế giới hiện nay có khả năng tái tạo được toàn bộ 100% dải màu sắc (color volume). Những cải tiến này giúp TV QLED thể hiện được màu sắc tốt và rõ nét hơn, chuyển màu mịn hơn so với TV thông thường, mang đến hiệu suất hiển thị vượt trội, giúp người dùng có thể tận hưởng chất lượng hình ảnh sống động và chân thực trong mọi điều kiện ánh sáng.
![]() |
TV QLED là TV đầu tiên trên thế giới được chứng nhận thể hiện 100% dải màu sắc |
Lý do Samsung chọn Quantum dot là công nghệ cốt lõi
Một công nghệ đang được nhiều thương hiệu lựa chọn theo đuổi là OLED - công nghệ tấm nền OLED với đặc trưng đi-ốt hữu cơ có khả năng tự phát sáng không cần phải nhờ đến nguồn sáng đèn nền (backlight) như công nghệ LED hiện nay hay LCD trước đây. Nhờ khả năng tái tạo màu đen sâu, màu sắc chính xác, góc nhìn hầu như không bị hạn chế, OLED cho hình ảnh hiển thị với độ sắc nét và màu sắc trung thực. Hơn nữa, TV OLED cũng là sản phẩm thuộc loại siêu mỏng.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia hình ảnh nhận định: Ở các công nghệ hình ảnh như OLED, nếu TV muốn hiển thị nhiều màu sắc hơn thì phải giảm độ sáng màn hình. Điều này làm cho màn hình TV tối hơn cũng như màu sắc bị biến dạng sau một thời gian sử dụng.
Ngoài ra, màn hình OLED lại có một nhược điểm là giá thành cực đắt, gấp trên dưới 3 lần màn hình LED.
Với QLED, Samsung đã khắc phục điểm yếu này của độ sáng và màu sắc, bao gồm việc đồng thời mở rộng dải màu giúp hiển thị hình ảnh tốt hơn nhưng vẫn giữ được độ sáng màn hình tối ưu, vượt trội và giữ cho màu sắc chuẩn không bị biến dạng.
![]() |
Samsung chọn cho mình hướng đi riêng với công nghệ Quantum dot cải tiến, đem đến dòng TV QLED có khả năng hiển thị màu sắc cực chuẩn |
Ông HS Kim - Chủ tịch mảng Kinh doanh ngành hàng Hiển thị Hình ảnh của Công ty Samsung Điện tử cho biết: "Với thiết kế, tính năng thông minh và chất lượng hình ảnh đỉnh cao, dòng sản phẩm TV QLED 2017 của chúng tôi thực sự mở ra một kỷ nguyên mới cho TV." Sự ra mắt của TV Samsung QLED đã tái định nghĩa chuẩn mực cần thiết ở một chiếc TV cao cấp hiện đại và cho thấy bản lĩnh của một thương hiệu điện tử hàng đầu thế giới.
Thu Hằng" alt=""/>TV QLED Samsung: đột phá công nghệ hình ảnh