Chương trình giao lưu nghệ thuật 'Người là niềm tin tất thắng'
Cùng với nhiều hoạt động của toàn Đảng,ươngtrìnhgiaolưunghệthuậtNgườilàniềmtintấtthắxem lich am duong toàn dân và toàn quân hướng tới kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 50 năm giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh, Báo Quân đội nhân dân phối hợp với Ban Thanh niên Quân đội, Bộ tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung tâm Phát thanh-Truyền hình Quân đội tổ chức Tọa đàm “Trung hiếu bên Người” và chương trình giao lưu – nghệ thuật “Người là niềm tin tất thắng”.
Thiếu tướng Phạm Văn Huấn, Bí thư Đảng ủy, Tổng biên tập Báo Quân đội nhân dân chủ trì buổi họp. |
Thiếu tướng Phạm Văn Huấn, Bí thư Đảng ủy, Tổng biên tập Báo Quân đội nhân dân cho biết, tọa đàm “Trung hiếu bên Người” sẽ tổ chức sáng 30/8 tại Hội trường Bộ tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, là dịp để tuổi trẻ toàn quân bày tỏ tấm lòng kính yêu vô hạn, đời đời nhớ ơn Bác Hồ. Qua đó, giúp chúng ta nhận thức sâu sắc hơn tầm vóc lịch sử, giá trị to lớn về tư tưởng, đạo đức, phong cách thể hiện qua bản Di chúc thiêng liêng của Người.
Đây cũng là dịp để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta nhìn lại kết quả đạt được qua nửa thế kỷ thực hiện Di chúc của Bác và công tác giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh; từ đó tiếp tục bảo vệ, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ban tổ chức đã nhận được 60 bài tham luận của các vị học giả, tướng lĩnh, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và lãnh đạo các cơ quan, đơn vị địa phương trong cả nước, nhất là đội ngũ cán bộ đoàn trong toàn quân. Các tham luận đề cập đến nhiều nội dung, cùng thể hiện tâm huyết, tình cảm, trách nhiệm của các đại biểu, là nén tâm nhang thành kính dâng lên Bác kính yêu. Nội dung tọa đàm là nguồn tư liệu quý về mặt lý luận và thực tiễn để mỗi cán bộ, chiến sĩ toàn quân nói riêng, tuổi trẻ cả nước nói chung ra sức phấn đấu, tích cực thi đua học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Chương trình giao lưu – nghệ thuật “Người là niềm tin tất thắng” diễn ra vào lúc 20h cùng ngày tại Trường quay S1, Trung tâm Phát Thanh-Truyền hình Quân đội. Đây là chương trình nghệ thuật được dàn dựng công phu, với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ, ca sĩ nổi tiếng; các phóng sự sinh động; các vị khách mời, nhân chứng lịch sử thể hiện sự kính trọng với Chủ tịch Hồ Chí Minh; trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tiếp tục giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh; quyết tâm thực hiện Di chúc thiêng liêng của Người và vững vàng bước tiếp con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.
Chương trình được truyền hình trực tiếp trên Kênh QPVN và phát thanh trực tiếp trên hệ Thời sự chính trị VOV1/Đài tiếng nói Việt Nam.
Tình Lê
Đăng Dương: 'Không có bà xã, tôi không có ngày hôm nay'
- Trở thành một tên tuổi lớn trong dòng nhạc thính phòng, có nhà đẹp, con ngoan, thế nhưng ca sĩ Đăng Dương bảo, anh có được tất cả những điều này là do vợ ủng hộ và động viên 100%.
(责任编辑:Bóng đá)
- Nhận định, soi kèo Real Madrid vs Las Palmas, 22h15 ngày 19/01: Sức mạnh nhà vô địch
Từ trái qua: Nhạc sĩ Lưu Quang Minh, TBT Phạm Anh Tuấn, nhạc trưởng Lê Phi Phi và ca sĩ Phạm Thu Hà. Ảnh: Lê Anh Dũng. Nhạc trưởng Lê Phi Phi - người nhiều năm gắn bó với Điều còn mãi xúc động nghẹn ngào khi chia sẻ hai tác phẩm mà bố anh đã viết tôn vinh ngành y.
Hòa nhạc quốc gia Điều còn mãi năm nay không có Giám đốc nghệ thuật mà thay vào đó là ban cố vấn gồm nhạc sĩ Quốc Trung, nhạc trưởng Lê Phi Phi, Giám đốc Dàn nhạc giao hưởng quốc gia Trịnh Tùng Linh, nhà báo Phạm Anh Tuấn - TBT báo VietNamNet cùng bàn bạc lên nội dung chương trình. Chính vì thế, việc lựa chọn tác phẩm năm nay theo nhạc sĩ Lê Phi Phi là ''rất chuẩn xác''.
''Với chủ đề Khát vọng Việt Nam, chúng tôi sẽ chơi lại tác phẩm thực sự có dấu ấn của Việt Nam và tôn vinh ngành Y. Đối với tôi, các bác sĩ, chiến sĩ áo trắng 3 thế kỷ nay vẫn là người đáng được tôn vinh số 1, đặc biệt là trong đại dịch. Chương trình cũng sẽ tôn vinh hai tác phẩm của bố tôi làHoa huệ trắng vàBài ca người chiến sĩ áo trắng. Hai bài hát ca ngợi hình tượng người chiến sĩ áo trắng trong sáng, thanh khiết lại được bố tôi lấy cảm hứng sáng tác từ người vợ của mình - là mẹ tôi người chiến sĩ áo trắng trong thời chiến. Tôi tin 2 tác phẩm sẽ lay động khán giả", nhạc trưởng Lê Phi Phi chia sẻ.
Nhạc trưởng Lê Phi Phi, TBT báo VietNamNet Phạm Anh Tuấn. Ảnh: Thạch Thảo.
'Điều còn mãi' là chương trình của nhân dân
Ông Phạm Anh Tuấn cho rằng, Điều còn mãi đã không còn là của riêng báo VietNamNet nữa mà là chương trình của nhân dân. "Cứ năm nào tới dịp 2/9 là chúng tôi đều được hỏi chương trình năm nay có diễn ra hay không. Sự ủng hộ, háo hức đó khiến chúng tôi có thêm động lực để tiếp tục làm và suy nghĩ tới việc sẽ tổ chức một quỹ Điều còn mãi để có kế hoạch dài hơi hơn, chủ động hơn nữa", ông Phạm Anh Tuấn nói.
Chia sẻ về chủ đề của chương trình: Khát vọng Việt Nam, ngoài ý nghĩa về khát vọng của Việt Nam với sức sống mạnh mẽ, phục hồi nhanh chóng sau đại dịch Covid-19 theo nhà báo Phạm Anh Tuấn, khát vọng lớn hơn cả là khát vọng về một Việt Nam hùng cường.
Ông Phạm Anh Tuấn chia sẻ, chương trình hoà nhạc Điều còn mãi không chỉ là chương trình nghệ thuật đơn thuần, nó còn mang ý nghĩa lớn về lịch sử, chính trị. "Hoà nhạc được tổ chức vào 14h chiều 2/9 - ngay thời điểm Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà cũng đã nói lên điều đó" - TBT Phạm Anh Tuấn nhấn mạnh.
Ông Tuấn cho rằng,Điều còn mãi tiếpnối quá khứ rất dễ vì kho tàng âm nhạc của Việt Nam có quá nhiều tác phẩm hay và kinh điển nhưng kết nối tương lai thì khó khăn. "Tác phẩm mới thì nhiều, qua thời gian để chứng minh nó là điều còn mãi cần có thời gian đủ dài, nhưng lựa chọn tác phẩm Sống như những đoá hoa trong Điều còn mãi2022, tôi tin chắc nó sẽ là tác phẩm còn mãi với thời gian", ông Tuấn nói.
Các nhà báo đặt nhiều câu hỏi cho BTC và nghệ sĩ trong buổi họp báo. Ảnh: Lê Anh Dũng, Thạch Thảo.
Trước thắc mắc của truyền thông về việc BTC có liều lĩnh khi giao Sống như những đoá hoacho ca sĩ Mỹ Anh - ca sĩ trẻ chưa có nhiều trải nghiệm?, nhạc trưởng Lê Phi Phi cho biết: "Khi tôi tìm hiểu ca khúc này có lên mạng nghe và thấy giọng của một cô bé tên Mỹ Anh. Tôi nghe tưởng cô bé hát trong cuộc thi nào đó và thấy ngạc nhiên bởi phần trình diễn rất trong sáng. Khi ban cố vấn thống nhất chọn ca khúc này và lựa chọn mời Mỹ Anh thể hiện thú thật gần đây tôi mới biết bạn ấy là con gái Mỹ Linh và Anh Quân.
Giả dụ đưa cho Mỹ Anh bài khác như Người giáo viên nhân dân, Bài ca hy vọng… mới lo ngại và chúng ta đặt ra câu hỏi này, còn cách Mỹ Anh thể hiện Sống như những đóa hoara sao chắc phải chờ nhưng với tư cách là nhạc trưởng, tôi tin tưởng Mỹ Anh cùng với Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam sẽ làm tốt".
Cũng theo chia sẻ của nhạc trưởng Lê Phi Phi, năm nay bên cạnh các nhạc sĩ hàng đầu về lĩnh vực phối khí như nhạc sĩ Trọng Đài, Quốc Trung, Trần Mạnh Hùng thì có 2 gương mặt mới cũng tham gia là Lưu Hà An, Lưu Quang Minh... Theo đó, các tác phẩm: Dáng đứng Việt Nam, Bài ca hy vọng, Hà Nội ngày trở về, Hoa huệ trắng và Bài ca người chiến sĩ áo trắng, Ta tự hào đi lên ôi Việt Nam, Đất nước tình yêu, Người là niềm tin tất thắng, Biển hát chiều nay, Em có nghe âm thanh ngày mới, sẽ được làm mới bên cạnh các tác phẩm khí nhạc như: Hà Nội niềm tin và hy vọng(Phan Nhân, chuyển soạn cho dàn dây: Lê Bằng), Người về đem tới ngày vui (Trọng Bằng), Se chỉ luồn kim(Trần Mạnh Hùng)...
Nhạc sĩ Lưu Quang Minh cho biết, với bài Sống như những đoá hoa- là ca khúc nhạc pop nhưng được phối cho dàn nhạc giao hưởng với màu sắc khác hẳn. Anh hy vọng sự kết hợp với dàn nhạc giao hưởng và giọng ca của Mỹ Anh sẽ mang lại nhiều nét mới lạ cho người nghe.
Ca sĩ Phạm Thu Hà.
Điều còn mãi 2022có sự góp mặt của nhiều tên tuổi nổi tiếng trong giới âm nhạc như Thanh Lam, Tùng Dương, Đăng Dương, Vũ Thắng Lợi, Phạm Thu Hà, Đào Tố Loan, Phạm Khánh Ngọc, Đào Mác, Trần Trang, Trang Bùi, Mỹ Anh cùng Dàn Nhạc giao hưởng Việt Nam, Hợp xướng Nhà hát nhạc vũ kịch Việt Nam...
Ca sĩ Phạm Thu Hà thấy tự hào và hãnh diện bởi được hát trong chương trình Điều còn mãi - chương trình mà bất cứ ca sĩ theo dòng nhạc chính thống nào cũng mong muốn. "Lần đầu tiên được đứng trên sân khấu Điều còn mãi, lại hát vào đúng thời khắc lịch sử của dân tộc, đó là niềm tự hào to lớn", Phạm Thu Hà bày tỏ.
" alt="Nhạc trưởng Lê Phi Phi nghẹn ngào trong họp báo 'Điều còn mãi 2022'" />Nhạc trưởng Lê Phi Phi nghẹn ngào trong họp báo 'Điều còn mãi 2022'Đám cưới ngoài trời với quy mô nhỏ gọn diễn ra hồi tháng 4/2023 của Hoàng Thu Trang Một lễ cưới “kiểu Tây” như thế này sẽ khiến cô dâu, chú rể có hàng trăm hạng mục cần chuẩn bị và quyết định. Vì thế, để mọi thứ diễn ra suôn sẻ, không mất quá nhiều thời gian và công sức của 2 nhân vật chính, một đơn vị được gọi là “wedding planner” (tạm dịch: người lên kế hoạch đám cưới) sẽ được thuê để thay mặt cô dâu, chú rể làm việc với tất cả các đơn vị khác.
“Planner” sẽ là người lắng nghe, ghi nhận nguyện vọng của cặp đôi ở tất cả hạng mục để tìm kiếm những đơn vị có khả năng thực hiện được đúng theo nhu cầu của nhân vật chính với chi phí phải chăng nhất có thể.
Đám cưới thường sẽ được chuẩn bị từ những chi tiết nhỏ nhất như thiết kế thiệp mời, tìm món quà phù hợp cho quan khách, chọn bánh cưới, sắp xếp vị trí khách mời, chọn nhạc, chuẩn bị lời thề… bên cạnh các hạng mục lớn như thực đơn tiệc, trang trí sân khấu, cổng…
Những đám cưới này thường có chi phí cao hơn đám cưới truyền thống - chỉ có hạng mục làm lễ và ăn tiệc. Tuy nhiên, với mức ngân sách nào của cô dâu, chú rể, các “planner” cũng đều đưa ra được những giải pháp phù hợp mà vẫn đáp ứng được nhu cầu có một lễ cưới đầm ấm, ý nghĩa, mang màu sắc cá nhân của các cặp đôi.
Chỉ cần dạo quanh một hội nhóm chuyên chia sẻ kinh nghiệm tìm “wedding planner” cũng đủ để nhận thấy xu hướng tổ chức tiệc cưới nhỏ gọn này đang được các bạn trẻ vô cùng ưa chuộng. Hầu hết các cô dâu tương lai đều cho biết chỉ tổ chức lễ cưới với dưới 100 khách mời. Dĩ nhiên, cùng với đó là những yêu cầu về việc cá nhân hoá và biến lễ cưới thành một ngày trọng đại, không thể nào quên của cô dâu, chú rể và quan khách.
Lê Thu Trang (26 tuổi, Hà Nội) - một “planner” đã có thâm niên 6 năm trong ngành - cho biết, thực ra chi phí cho một đám cưới như thế này không cao hơn nhiều so với đám cưới truyền thống, chủ yếu là cách tổ chức khác biệt đi. “Bởi vì ở lễ cưới truyền thống, cặp đôi vẫn phải trả tiền ăn tiệc, trang trí nhiều nơi…”.
“Một đám cưới ngoài trời với đầy đủ các hạng mục dành cho 100 người, không ngủ qua đêm, tối thiểu rơi vào khoảng 200-250 triệu đồng” - Trang tiết lộ.
“Planner” này cho biết, có rất nhiều mức chi phí khác nhau cho một đám cưới ngoài trời, tuỳ thuộc vào địa điểm tổ chức, qua đêm hay chỉ trong ngày, cùng với rất nhiều hạng mục khác. “Một trong những điều đầu tiên một ‘planner’ luôn hỏi cô dâu, chú rể là ngân sách dành cho đám cưới là bao nhiêu. Khi đã biết mức ngân sách rồi, chúng tôi sẽ tư vấn cho khách phương án tối ưu nhất, nên dành bao nhiêu ngân sách cho hạng mục này, bao nhiêu ngân sách cho hạng mục kia”.
Trang tiết lộ có những lễ cưới chỉ riêng tiền trang trí đã lên tới 700 triệu đồng, nhưng cũng có những cặp đôi chỉ cần chi dưới 200 triệu nếu số lượng khách ít và cô dâu, chú rể có yêu cầu đơn giản.
Tiết lộ về chi phí đám cưới, cô dâu Hoàng Thu Trang cho biết, chỉ riêng tiền villa 3 phòng ngủ ở khu nghỉ dưỡng đã có giá 7 triệu đồng/đêm. Giá tiệc tối mỗi mâm ở khu nghỉ dưỡng cũng cao hơn so với ở các khách sạn trong nội thành. Tổng chi phí cho đám cưới của cô vào khoảng 1,3 tỷ đồng.
Tuy nhiên, Trang cho rằng, mức chi phí mà hai gia đình đã bỏ ra hoàn toàn xứng đáng với những cảm xúc được nhận lại. “Khách của bố mẹ và bạn bè mình ai cũng khen đám cưới ý nghĩa. Nhiều cô bác lần đầu tiên được dự một đám cưới như thế này cũng thấy rất thích thú và tỏ ra tiếc nuối khi đến giờ phải ra về”.
Trang cho biết, sở dĩ cô chọn một lễ cưới khác biệt là vì không muốn ngày trọng đại của mình trôi qua một cách “công nghiệp” và nhàm chán. “Ở các đám cưới truyền thống, gia chủ thường mời quá nhiều khách và hầu hết đến dự giống như đáp lễ, đến gửi phong bì, ăn tiệc xong là về. Nếu hỏi cô dâu, chú rể quen nhau, yêu nhau như thế nào, chắc không mấy ai biết, thậm chí không quan tâm.
Chính vì thế mình muốn đám cưới của mình phải khác đi. Mình chỉ muốn mời những người thân, bạn bè thực sự quan tâm tới cuộc sống của chúng mình bây giờ và sau này. Tới dự đám cưới, mọi người sẽ có thời gian và cơ hội để lắng nghe câu chuyện của chúng mình. Mọi người sẽ biết rằng Trang và Linh đã yêu nhau như thế, đã cùng nhau trải qua những gì để đến được ngày hôm nay…”.
Trang hi vọng việc tham dự một lễ cưới mà các khách mời cảm nhận được tình yêu của cặp đôi sẽ khiến họ cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa và đáng yêu hơn.
Tiết thu dịu mát báo hiệu mùa cưới đang rộn ràng. Đôi lứa hân hoan chụp ảnh cưới, trang trí nhà cửa, mời khách… Trong niềm vui kết đôi, mùa cưới mang đến biết bao câu chuyện cảm động nhưng cũng không ít chuyện dở khóc dở cười.
VietNamNet giới thiệu tuyến bài Chuyện mùa cướivới những chia sẻ của người trong cuộc.
Chụp ảnh cưới theo ý mẹ chồng, cô dâu chú rể dở khóc dở cười ngày nhận ảnh
Chọn tiệm chụp ảnh cưới, trang điểm theo ý mẹ chồng, nhiều cô dâu chú rể rơi vào tình huống dở khóc dở cười khi nhận về bộ ảnh “bất ổn”." alt="Người trẻ mê mẩn làm đám cưới kiểu Tây, khước từ dự hôn lễ chỉ để đưa phong bì" />Người trẻ mê mẩn làm đám cưới kiểu Tây, khước từ dự hôn lễ chỉ để đưa phong bìCuốn 'Vẫn như mọi khi: Chỉ dẫn về những gì không bao giờ thay đổi' bản tiếng Anh dày 240 trang. Ảnh: Englishbookhouse Dưới đây là chia sẻ của tác giả về cuốn sách trên CNBC:
Lạc quan và bi quan đều rất khó giải quyết.
Sự bi quan là điều cần thiết để tồn tại và giúp ta chuẩn bị cho những rủi ro trước khi chúng ập đến. Nhưng sự lạc quan cũng cần thiết không kém. Niềm tin rằng mọi thứ có thể và sẽ tốt hơn ngay cả khi chưa có bằng chứng rõ ràng là một trong những phần thiết yếu của mọi việc, từ mối quan hệ lành mạnh đến đầu tư dài hạn.
Lạc quan và bi quan có vẻ như là những suy nghĩ trái ngược nhau vì vậy mọi người thường thích cái này hay cái kia hơn.
Nhưng trong cuốn sách của tôi mang tên Vẫn như mọi khi: Chỉ dẫn về những gì không bao giờ thay đổi, tôi viết về lý do biết cách cân bằng lạc quan - bi quan luôn là một trong những kỹ năng quan trọng nhất của cuộc sống.
Người thành công tìm được sự cân bằng giữa bi quan và lạc quan
Bill Gates là một ví dụ điển hình cho thấy hiệu quả của kỹ năng tiềm ẩn trên. Kể từ ngày thành lập hãng Microsoft, ông đã nhất quyết phải luôn có đủ tiền mặt trong ngân hàng để duy trì công ty tồn tại tối thiểu 12 tháng mà không có doanh thu.
Năm 1995, nhà báo Charlie Rose hỏi Gates tại sao lại giữ nhiều tiền mặt như vậy. Gates giải thích, trong công nghệ, mọi thứ thay đổi nhanh chóng đến mức khó đảm bảo hoạt động kinh doanh trong năm tới “kể cả Microsoft”.
Năm 2007, vị tỷ phú tâm sự: “Tôi luôn lo lắng vì những người làm việc cho tôi đều lớn tuổi hơn tôi và đã có con. Tôi luôn nghĩ nếu họ không được trả lương thì sẽ ra sao? Liệu tôi có thể trả đủ lương không?”.
Ở đây, sự lạc quan và tự tin xen lẫn bi quan nặng nề. Điều mà Gates nhận ra là bạn chỉ có thể lạc quan về lâu dài nếu bạn đủ bi quan để sống sót trong ngắn hạn.
Tại sao bạn nên cố gắng trở thành một 'người lạc quan có lý trí’?
Một điều quan trọng cần nhận ra ở đây là sự lạc quan và bi quan như tồn tại ở hai đầu của quang phổ (dải màu gần giống với màu sắc cầu vồng).
Ở một đầu của dải màu, bạn có những người lạc quan thuần túy. Họ nghĩ mọi thứ đều tuyệt vời, sẽ luôn tuyệt vời; ai luôn nhìn mọi chuyện tiêu cực là có khuyết điểm về tính cách. Họ quá tự tin vào bản thân đến mức không thể cảm nhận được có chuyện gì không ổn.
Ở đầu bên kia của dải màu, bạn có những người bi quan thuần túy. Họ nghĩ mọi thứ đều khủng khiếp, sẽ luôn khủng khiếp. Họ thiếu tự tin quá mức. Họ là đối cực của những người lạc quan thuần túy và tách biệt khỏi thực tế.
Ở giữa của dải màu là người lạc quan có lý trí: những người thừa nhận rằng lịch sử là một chuỗi liên tục các vấn đề, thất vọng và thất bại nhưng họ vẫn lạc quan vì họ biết rằng thất bại không ngăn cản tiến trình.
Vì vậy, kinh nghiệm trong bất kỳ lĩnh vực nào - từ tài chính, sự nghiệp đến các mối quan hệ - là khả năng vượt qua các vấn đề ngắn hạn để có thể gắn bó và tận hưởng sự phát triển lâu dài.
Hãy tiết kiệm như một người bi quan và đầu tư như một người lạc quan.
Lên kế hoạch như một người bi quan và mơ ước như một người lạc quan.
Những điều trên có thể giống như các kỹ năng mâu thuẫn nhau. Thật khó để nhận ra cả lạc quan và bi quan có thể và nên cùng tồn tại. Nhưng đó là điều bạn thấy trong hầu hết nỗ lực thành công lâu dài.
“Muốn hiểu về thế giới đang thay đổi? Hãy bắt đầu với những gì đang giữ nguyên. Đó là kết luận đáng kinh ngạc trong cuốn sách hấp dẫn, hữu ích và mang tính giải trí cao của Morgan Housel”, Giáo sư Arthur C. Brooks, Trường Kinh doanh Harvard đánh giá về cuốn Vẫn như mọi khi: Chỉ dẫn về những gì không bao giờ thay đổi.
" alt="Cuốn sách tiết lộ bí mật tiền bạc của tỷ phú Bill Gates" />Cuốn sách tiết lộ bí mật tiền bạc của tỷ phú Bill Gates- Nhận định, soi kèo Espanyol vs Valladolid, 3h00 ngày 18/1: Cơ hội thoát hiểm
- Siêu máy tính dự đoán Espanyol vs Valladolid, 3h00 ngày 18/1
- CEO bị bắn chết giữa trung tâm New York là ai?
- 'Học sinh Việt phải học quá nhiều công thức Toán'
- Nhạc sĩ Tuấn Phương: Tôi rất khắt khe với Tân Nhàn
- Nhận định, soi kèo Ipswich Town vs Man City, 23h30 ngày 19/1: Khẳng định đẳng cấp
- Trạm cứu hộ trái tim tập 28: Mỹ Đình dàn dựng vụ đánh ghen để giải cứu Nam
- Dòng tranh truyện Hàng Trống có tuổi đời cả trăm năm tái xuất
- Hành trình chạy bộ giảm 27 kg trong 12 tháng
-
Soi kèo phạt góc AS Roma vs Genoa, 2h45 ngày 18/1
Chiểu Sương - 16/01/2025 22:33 Kèo phạt góc ...[详细] -
Bí quyết dinh dưỡng giúp người Nhật sống khỏe, sống thọ
Các món ăn giàu chất dinh dưỡng và mang nhiều lợi ích cho sức khỏe như giảm cân, cải thiện tiêu hóa, kéo dài tuổi thọ và các sức khỏe tổng thể khác.
Tìm hiểu chế độ ăn truyền thống của người Nhật
Người Nhật nhấn mạnh vào hương vị tự nhiên của thực phẩm hơn là dựa vào các loại gia vị và nước sốt. Thực phẩm chủ yếu là cơm, mì, cá, đậu, rong biển, rau và dưa muối.
Chất béo và đường được dùng rất hạn chế. Các món ăn có thể có trứng, thực phẩm từ sữa hoặc thịt nhưng chỉ chiếm một khẩu phần rất nhỏ trong tổng thể toàn bộ bữa ăn.
(Ảnh: healthline). Chế độ ăn truyền thống của người Nhật giống với chế độ ăn của xa xưa của người dân đảo Okinawa, với nhiều gạo và cá hơn. Chế độ ăn này đối lập với ẩm thực hiện đại Nhật Bản, là nền ẩm thực chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của ẩm thực Trung Quốc và phương Tây, tiêu thụ một lượng lớn protein động vật và đồ ăn chế biến sẵn.
Các món ăn trong bữa ăn truyền thống của người Nhật
Các bữa ăn của người Nhật gồm có thực phẩm chính, canh, món chính, và một số món phụ.
- Thực phẩm chính: Cơm hoặc mì soba, mì ramen, hoặc mì udon.
- Canh: Canh miso nấu từ nước đậu nành lên men với rong biển, ngao, hoặc đậu phụ và rau.
- Món chính: Cá, hải sản, đậu phụ, đậu tương lên men với những khẩu phần nhỏ của thịt hoặc trứng.
- Món phụ: Rau, rong biển, và trái cây.
Người Nhật thường sử dụng bột ngọt để tăng hương vị của rau và các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng khác.
(Ảnh: japantimes). Cách trình bày món ăn là một khía cạnh quan trọng khác trong ẩm thực truyền thống Nhật Bản. Các món ăn được bài trí với các khẩu phần nhỏ, vừa miếng gắp của đũa. Người Nhật tin rằng cách này sẽ tạo ra sự hài hòa về hương vị.
Trà xanh và trà lúa mạch là đồ uống phổ biến.
Lợi ích về sức khỏe của chế độ ăn truyền thống Nhật Bản
Kéo dài tuổi thọ
Nhật Bản có một trong những quốc gia có tuổi thọ cao nhất thế giới nhờ vào chế độ ăn uống truyền thống.
Một nghiên cứu kéo dài 15 năm, tiến hành trên 75.000 người Nhật Bản tuân thủ chặt chẽ chế độ ăn uống truyền thống cho thấy, họ có nguy cơ tử vong sớm thấp hơn tới 15% so với những người ăn theo chế độ phương Tây.
Giảm cân
Chế độ ăn nhiều rau củ, khẩu phần nhỏ, ít đường và chất béo của người Nhật góp phần làm giảm lượng calo tiêu thụ. Người Nhật khuyến khích dừng lại khi đã no 80%. Điều này khiến ít khi chúng ta bắt gặp những người Nhật béo phì.
(Ảnh: healthline). Bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh mãn tính
- Người Nhật có nguy cơ mắc bệnh tim rất thấp so với thế giới nhờ vào chế độ ăn nhiều cá, rong biển, trà xanh, đậu nành, ít chất béo và protein động vật.
- Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cách ăn truyền thống của người Nhật giúp giảm đáng kể nguy cơ tiểu đường loại 2. Uống trà xanh cũng có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại bệnh Alzheimer, Parkinson và một số loại ung thư.
Cải thiện tiêu hóa
- Rong biển, đậu nành, trái cây và rau xanh trong chế độ ăn chứa nhiều chất xơ, hỗ trợ tốt cho vấn đề tiêu hóa.
- Trái cây và rau muối chua cung cấp vi khuẩn có lợi probiotic, thúc đẩy sức khỏe đường ruột, giảm các triệu chứng đầy hơi, táo bón và tiêu chảy.
Thực phẩm chính trong các bữa ăn của người Nhật
- Cá và hải sản: Tất cả các loại cá và hải sản. Có thể rán, nướng, luộc, chiên, hoặc ăn sống với sushi và sashimi.
- Thực phẩm từ đậu nành: Gồm có đậu nành non, đậu phụ, miso, tương đậu nành, tương tamari, và đậu tương lên men.
- Rau và trái cây: Các loại trái cây tươi hoặc muối. Rau có thể chế biến đa dạng như xào, luộc, hấp, ninh, hoặc nấu canh.
- Rong biển: Rong biển tươi hoặc khô là một phần quan trọng trong chế độ ăn của người Nhật.
(Ảnh: healthline). - Tempura: Tempura là rau củ hoặc hải sản tẩm bột mì rán.
- Gạo hoặc mì: Cơm là thực phẩm chính trong các bữa ăn của người Nhật. Các món thay cho cơm có thể là mì soba, mì ramen hoặc mì udon.
- Đồ uống: Nước trà xanh nóng hoặc trà lúa mạch lạnh. Bia và rượu sake chỉ dùng trong bữa tối.
- Thịt đỏ, thịt gia cầm, trứng và sản phẩm từ sữa chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong các bữa ăn của người Nhật.
Các loại thực phẩm không nên ăn nhiều
- Thực phẩm từ sữa: Bơ, sữa, phomai, sữa chua, kem…
- Thịt đỏ và thịt gia cầm.
- Trứng.
- Chất béo, dầu, các loại sốt: Bơ thực vật, dầu ăn, các loại sốt giàu chất béo,...
- Thực phẩm nướng: Bánh mì, bánh pita, bánh ngô, bánh sừng bò, bánh nướng, bánh hạnh nhân, bánh nướng xốp, v.v.
- Thực phẩm đã qua chế biến hoặc có đường: ngũ cốc ăn sáng, thanh granola, kẹo, nước ngọt,...
- Đồ ăn vặt: khoai tây chiên, bỏng ngô, bánh quy giòn.
- Món tráng miệng trong chế độ ăn truyền thống của người Nhật có vị ngọt dựa trên các thành phần tự nhiên như trái cây hoặc bột đậu đỏ thay vì đường.
Theo Dân Trí
Lý do phụ nữ Nhật luôn yêu chuộng nước gạo
Phụ nữ Nhật Bản được biết đến với làn da trắng sứ, không tì vết. Ít ai biết rằng họ luôn sử dụng một phương pháp tự nhiên, ít chi phí đó là nước gạo.
" alt="Bí quyết dinh dưỡng giúp người Nhật sống khỏe, sống thọ" /> ...[详细] -
Cuốn sách hỗ trợ việc chăm sóc sức khỏe tuổi học đường
Nội dung cuốn sách trình bày khái quát về y tế học đường; các công việc quan trọng trong công tác y tế trường học; cách chăm sóc sức khỏe; phòng, chống bệnh tật cho học sinh...
Chăm sóc sức khỏe tuổi học đường là tài liệu hữu ích và thiết thực đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên y tế và nhân viên, người lao động tại nhà bếp, nhà ăn, người làm công việc khác liên quan đến sức khỏe học đường trong trường học; người làm việc tại các cơ sở cung cấp suất ăn, đồ uống cho học sinh; cha mẹ hoặc người giám hộ cùng các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Đến nay, sách in đã được chuyển tới hơn 5.400 trường tiểu học, THCS trên cả nước, tập trung vào các tỉnh vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Sách điện tử (bao gồm cả sách nói) được đăng tải tại địa chỉ: Ebook365.vn, thuviendientu.mic.gov.vn.
Thiên Di
" alt="Cuốn sách hỗ trợ việc chăm sóc sức khỏe tuổi học đường" /> ...[详细] -
Phạm Khánh Ngọc: 'Đánh đổi thời gian và tuổi trẻ để theo opera'
Tôi vinh dự và xúc động được quay trở lại Hà Nội để hát trong ngày lễ Quốc khánh. Năm ngoái, khi không tham gia được, ngồi xem tại nhà những thước phim của năm trước, tôi cảm thấy bồi hồi, ước cho đại dịch mau qua đi để được trở lại thủ đô.
Tôi cảm ơn báo VietNamNet đã nhớ đến Khánh Ngọc và tạo điều kiện để tham gia chương trình. Hy vọng "Điều còn mãi 2022"trở lại sau đại dịch sẽ để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả.
Dấu ấn mà Phạm Khánh Ngọc mang lại cho chương trình năm nay sẽ là gì?
Trong chương trình năm nay, Khánh Ngọc được giao bài hát "Bài ca hy vọng" của nhạc sĩ Văn Ký. Đây là bài hát rất ý nghĩa và mang đậm chất khát vọng, ca ngợi quê hương đất nước. Chúng ta đang thắp thêm niềm hy vọng mới khi đất nước vừa thoát khỏi cơn đại dịch Covid-19 căng thẳng và đau thương, hướng đến tương lai mới với niềm hy vọng và những điều tốt đẹp.
Theo đuổi dòng nhạc hàn lâm như opera, chị phải đánh đổi ra sao khi cần đến ít nhất 10 năm tôi luyện giọng hát?
Đánh đổi nhiều nhất là thời gian và tuổi trẻ. Tôi bắt đầu học thanh nhạc chuyên nghiệp năm 18 tuổi sau khi tốt nghiệp phổ thông cho đến bây giờ khi đã ngoài 30. Suốt khoảng thời gian đó, tôi không ngừng học tập, trau dồi, biểu diễn và giảng dạy. Khó khăn rất nhiều bởi học nghệ thuật nói chung và học thanh nhạc nói riêng cần nhất sự khổ luyện, phải vững tin và có đam mê.
Tính đến nay, tôi đã hoạt động nghệ thuật 16 năm và vẫn không ngừng học tập, trau dồi chuyên môn, nhất là trên con đường giảng dạy, để truyền lại những kiến thức cho thế hệ tiếp theo.
Hầu hết các tác phẩm opera đều được viết bằng tiếng Ý, chị truyền tải các tác phẩm này đến với khán giả như thế nào khi bất đồng ngôn ngữ luôn hiện hữu?
Ngoài tiếng Ý, các tác phẩm opera còn có tiếng Đức, Pháp, Nga, không dễ hiểu đối với khán giả Việt Nam. Để truyền tải các tác phẩm, điều đầu tiên là phải đọc kỹ nội dung, lược sử của vở Nhạc kịch, hiểu nội dung hát rồi xây dựng tâm lý nhân vật. Như vậy khi biểu diễn, khán giả sẽ hiểu được phần nào tính cách và tâm lý nhân vật và điều mà nhân vật muốn nói.
Các vở opera thường sẽ có bảng điện tử hiển thị nội dung được dịch. Với điều kiện khó khăn hiện tại, dù không có nhưng cũng sẽ những bảng tóm tắt nội dung cho khán giả.
Tiếng Việt bị cho rằng không thuận lợi khi hát opera?
Tiếng Việt là ngôn ngữ khó và không thuận lợi để hát âm nhạc cổ điển, nhất là thanh nhạc cổ điển thính phòng bởi vì tiếng Việt có nhiều âm đóng, không giống tiếng Ý là có nguyên âm và âm mở. Tiếng Việt phải đóng âm mới thành từ hoàn chỉnh, nếu không đóng sẽ giống như bị ngọng. Đó là đặc thù không thuận lợi khi hát opera của tiếng Việt.
Nhiều nhà nghiên cứu và sư phạm thanh nhạc đã viết, nghiên cứu và hoàn thiện về kỹ thuật hát tiếng Việt. Khi đi dạy, tôi cũng phải có kỹ thuật nhất định và biết cách đóng âm. Hát tiếng mẹ đẻ mà không đúng sẽ hơi buồn cười nên tôi phải chú trọng rất nhiều khi hát tiếng Việt.
Chị nhìn nhận ra sao về thị hiếu của khán giả Việt Nam với opera hiện nay?
Khán giả trẻ Việt Nam tiếp cận nhiều hơn với âm nhạc cổ điển hàn lâm nói chung và opera nói riêng là tín hiệu đáng mừng. Qua những buổi biểu diễn của Nhà hát Giao hưởng, Nhạc-Vũ kịch TP.HCM (HBSO) nơi tôi đang công tác và các buổi biểu diễn của những nhóm, tổ chức, nhiều bạn trẻ bắt đầu cảm thấy thích thú và tìm hiểu, quan tâm opera hơn.
Trong các buổi biểu diễn và đêm nhạc cổ điển thính phòng và nhạc kịch tại TP.HCM, tôi thấy số lượng người Việt khá nhiều, chiếm đa số. Trong các buổi biểu diễn của Nhà hát Giao hưởng, Nhạc-Vũ kịch TP.HCM (HBSO), số lượng người Việt chiếm 50% và có khi là 2/3.
Opera thường gắn liền với định nghĩa về một dòng nhạc sang trọng, dành cho giới nhà giàu và học thức cao, đôi khi có phần hoa mỹ và kiểu cách. Quan điểm này liệu có đúng?
Theo tôi, quan trọng là cảm xúc và âm nhạc người ta cảm nhận thế nào nên không có quan điểm chính xác.
Đêm nhạc của nhiều nghệ sĩ opera hàng đầu thế giới thu hút đông đảo khán giả đến thưởng thức khi kết hợp cùng các nghệ sĩ nhạc nhẹ. Chị có dự định về những sự kết hợp tương tự?
Kết hợp với các ca sĩ nhạc nhẹ là cách hay để opera tiếp cận với khán giả trẻ. Nếu tổ chức concert hay đêm nhạc riêng, tôi vẫn muốn nó là thuần về cổ điển và khách mời cũng tương tự. Nhưng nếu có cơ hội, tôi cũng sẽ thử bởi vì những điều mới mẻ luôn mang đến luồng gió mới.
Vừa là một nghệ sĩ opera, vừa là một giảng viên thanh nhạc, chị có nghe âm nhạc của các bạn trẻ hiện nay?
Không chỉ nhạc của các bạn trẻ, tôi nghe nhiều thể loại nhạc, cả âm nhạc truyền thống, dân gian Việt Nam. Tôi nghe để có một cái nhìn chung và hiểu được thị hiếu, thị trường và tiếp nhận các xu thế về âm nhạc.
Lối sống khép kín của chị có là trở ngại khiến khán giả khó chú ý và tiếp cận?
Tôi không nghĩ đó là trở ngại vì chỉ hoạt động nghệ thuật đơn thuần, không dấn thân vào showbiz. Tôi chọn con đường hoạt động nghệ thuật bình yên, được làm và sống với nghề, đúng với những gì mình học và yêu thích là hạnh phúc rồi. Là nghệ sĩ opera, số lượng khán giả của tôi có thể không nhiều. Họ yêu thích dòng nhạc cổ điển nên tự tìm để nghe nên lối sống khép kín không ảnh hưởng gì.
Những áp lực về việc lập gia đình có đến với chị ở thời điểm hiện tại?
Tôi quan niệm vạn sự tùy duyên, nhất là chuyện tình cảm và lập gia đình. Mọi thứ sẽ tự đến và không cưỡng cầu nên tôi không bị áp lực gì về những chuyện này. Trong tương lai, tôi dự định học tiếp bậc Tiến sĩ ở Việt Nam hoặc nước ngoài và học thêm vài ngôn ngữ.
Huy Vũ
" alt="Phạm Khánh Ngọc: 'Đánh đổi thời gian và tuổi trẻ để theo opera'" /> ...[详细] -
Soi kèo góc West Ham vs Crystal Palace, 22h00 ngày 18/1
Hoàng Ngọc - 18/01/2025 05:02 Kèo phạt góc ...[详细] -
Những người 'vá lành' tổn thương cho trẻ bị xâm hại, sống lang thang
Anh Hòa xem lại những ghi chép về hoàn cảnh các em nhỏ. Ảnh: Hà Nguyễn Tuy nhiên, khi sắp đến kỳ hạn trả lương, chủ tàu liên tục gây khó dễ. Cuối cùng, người này lấy lý do T. không đáp ứng công việc, chở em vào bờ và không trả lương như đã hứa.
Không có việc làm, không có tiền nuôi sống bản thân, T. tiếp tục lang thang cho đến khi được đưa vào trung tâm. Tại đây, T. được anh Hòa hỗ trợ việc tái hòa nhập xã hội, tư vấn nghề nghiệp, đào tạo kỹ năng sống.
Anh Hòa nhiều lần tiếp xúc, ghi nhận các trường hợp trẻ dưới 16 tuổi là nạn nhân của tình trạng buôn bán trẻ em. Trong lần đến hỗ trợ một em nhỏ tại Đắk Lắk, anh phát hiện người bác của em có hành vi tập trung những đứa trẻ 13-14 tuổi nghỉ học, cần việc làm.
Người này kết nối với đầu mối tại TPHCM, đưa các em xuống thành phố làm việc để thu lợi 2 triệu đồng/em. Tại TPHCM, các em được đưa vào các xưởng sản xuất tư nhân làm việc với lời hứa nhận 20 triệu đồng/năm. Song, các em chỉ được 18 triệu đồng. Bởi, 2 triệu đồng còn lại đã bị chủ trích ra, trả cho người môi giới, đưa các em xuống thành phố làm việc.
“Dẫu vậy, khi các em làm việc gần hết năm thì bị chủ tìm cách đuổi việc hoặc gây khó dễ buộc các em phải tự nghỉ việc. Bằng cách này, người sử dụng lao động không phải trả tiền cho các em. Các em không có tiền để về quê đành đi lang thang, trở thành trẻ em đường phố”, anh Hòa nói.
Một trong những trường hợp như vậy là cậu thiếu niên tên L.H.N. (15 tuổi, quê Hà Giang). N. được một người đưa vào TPHCM với mục đích bóc lột sức lao động.
Tại đây, em được đưa vào làm việc trong xưởng may gia công tư nhân với lời hứa sẽ nhận 18 triệu đồng/năm. Mặc dù phải làm việc liên tục từ 7h30 đến 21-22h mỗi ngày nhưng gần hết năm, N. bị chủ làm khó, quỵt lương, đuổi khỏi cơ sở.
Không có tiền về quê, N. lang thang và được đưa vào trung tâm. Tại đây, N. mở lòng, chia sẻ câu chuyện của mình với anh Hòa và được anh hỗ trợ, kết hợp với chính quyền địa phương đưa về đến tận nhà.
"Vá lành" vết thương
Tại Trung tâm Công tác xã hội, Giáo dục và Dạy nghề TPHCM, anh Hòa xem học viên là những “học trò” đặc biệt của mình. Bởi, hoàn cảnh của các em đều có “vấn đề” và cần được hỗ trợ, vá lành những tổn thương.
Khi các em được đưa vào trung tâm, anh Hòa tiếp cận, khảo sát thông tin. Anh đối chiếu với các tiêu chí sẵn có để nhận biết, phân loại em nào thuộc diện được dự án quan tâm, đồng hành.
Có danh sách, anh và đồng nghiệp tiến hành “vá lành” những tổn thương của các em bằng nhiều hoạt động cụ thể. Bước đầu, anh kết hợp với trung tâm, liên hệ gia đình để nắm tâm tư nguyện vọng của các em và phụ huynh của mình.
Anh và những đồng nghiệp cũng hỗ trợ hoàn tất giấy tờ tùy thân cho các học viên chưa đầy đủ giấy tờ cần thiết. Tại trung tâm, các em được hỗ trợ học văn hóa, học nghề, hướng nghiệp theo sở thích, năng khiếu bản thân.
Các em cũng được khám sức khỏe thể chất định kỳ. Đặc biệt, các em được khảo sát về sức khỏe tâm lý. Nếu có dấu hiệu tổn thương, cần điều trị, anh Hòa liên hệ, phối hợp với các chuyên gia tâm lý đến kiểm tra, trị liệu.
Anh Hòa thông tin: “Hàng tháng, chúng tôi tổ chức các buổi sinh hoạt, hướng dẫn cho các em những kỹ năng sống như: Tránh bị xâm hại tình dục, bóc lột sức lao động, kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp, thuyết trình…
Chúng tôi cũng thành lập các câu lạc bộ vui chơi, thể thao để các em tham gia. Mục đích là khi rời trung tâm, các em có thể hòa nhập cộng đồng thật tốt.
Quan trọng hơn, chúng tôi mong muốn các em sẽ có được một nghề nào đó phù hợp với mình để giúp các em kiếm được đồng tiền lương thiện tự nuôi sống bản thân, không gây hại cho xã hội”.
Vì hầu hết các em được đưa vào trung tâm đều có hoàn cảnh đặc biệt như: Bố mẹ bỏ nhau, đi tù, nghiện ma túy… nên việc đồng hành, hỗ trợ của những người trong dự án gặp nhiều khó khăn. Dẫu vậy, đến nay dự án đã gặt hái được những thành quả đáng khích lệ.
Nhiều em là nạn nhân của tình trạng buôn bán, bóc lột sức lao động, tình dục tại TPHCM đã và đang được những người như anh Hòa đồng hành, hỗ trợ. Các em sau khi trở về nhà, hòa nhập cộng đồng có cuộc sống tốt, đáp ứng được nhu cầu cơ bản của bản thân như có gia đình, nơi ở ổn định, có việc làm, sống lương thiện…
Anh chia sẻ: “Ngoài các bạn nam, nhiều em nữ vốn là nạn nhân của tình trạng bóc lột tình dục. Sau khi được hỗ trợ, về gia đình, cuộc sống của các em có những chuyển biến tích cực. Gần đây nhất là trường hợp của em tên L.M.
Trước đó, bố mẹ M. sang Campuchia làm việc. Em ở lại Việt Nam với mẹ nuôi. Sau khi 2 mẹ con thất lạc, em trở thành nạn nhân của nạn bóc lột sức lao động và bị lạm dụng.
Trước khi được đưa vào trung tâm, em mưu sinh bằng việc bán đồ lặt vặt ở quán nhậu từ đêm đến sáng hôm sau mới được nghỉ. Vào trung tâm, em được đồng hành, hỗ trợ học văn hóa, học nghề may, làm nail, trang điểm…
Sau một thời gian, chúng tôi đã tìm thấy, kết nối và hỗ trợ em trở về đoàn tụ cùng người mẹ nuôi. Trở về gia đình, em có công việc, em học thêm nghề phụ liệu tóc nên cuộc sống cơ bản đã ổn định”.
Hai thầy giáo đi bộ từ Hà Nội vào TP.HCM, gây quỹ gần 1 tỷ đồng cho trẻ em nghèo
Đi bộ từ Hà Nội vào TP.HCM, 2 thầy giáo người nước ngoài gây quỹ gần 1 tỷ đồng cho trẻ em nghèo Việt Nam." alt="Những người 'vá lành' tổn thương cho trẻ bị xâm hại, sống lang thang" /> ...[详细] -
Phương pháp để phụ huynh làm bạn cùng con qua những trang sách
Nhà văn Phương Huyền chia sẻ tại buổi giao lưu chủ đề 'Làm bạn với sách'. Trao đổi với VietNamNet, nhà văn Phương Huyền cho rằng để nuôi dưỡng tình yêu đọc sách của con, trước hết cha mẹ cần hiểu được “gu” đọc của các bé. Muốn làm được điều đó đòi hỏi các bậc phụ huynh phải quan sát con, tìm hiểu thể loại, sở thích đọc sách của con, hãy tạo cho con môi trường và cách truyền động lực phù hợp. Hiểu con là bước đầu trên hành trình nuôi dưỡng niềm đam mê đọc sách cho trẻ.
Nhà văn gợi ý các bậc phụ huynh nên dành thời gian đưa con đi nhà sách, đường sách để các bé tự chọn theo sở thích cá nhân. Từ đó, cha mẹ có thể tìm hiểu, gợi ý thêm cho bé những cuốn sách hay cùng chủ đề. Với giai đoạn này, cha mẹ chỉ cần giám sát, định hướng, truyền cảm hứng cho con là đủ.
Bàn về chủ đề Làm bạn với sách, nhà văn Phương Huyền mong muốn các học sinh xem sách là người bạn đồng hành mang đến nhiều kiến thức, kỹ năng, mở rộng ngôn từ, giúp kể chuyện và viết lách tốt hơn: "Việc nắm kiến thức trong sách giúp ta tự tin giao tiếp với bạn bè, người thân. Các bạn hãy cùng với ba mẹ đọc sách mỗi ngày. Sách giúp các bạn học hỏi giá trị về lòng biết ơn, tình bạn, sự tự trọng, tự tin và tình yêu thương”.
Tại buổi giao lưu, nhà văn Phương Huyền có những trao đổi thú vị với độc giả nhỏ tuổi về tình yêu thương, tình bạn và hành động thiết thực nhằm bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng qua hai tựa sách Những thiên thần của người gác rừngvà Cái tai và cuộc phiêu lưu kỳ thú.
“Rừng là tài nguyên, nguồn sống của chúng ta. Mỗi người góp sức tạo nên những khu rừng. Khi có khu rừng trong tâm trí, trong trái tim, ắt sẽ có những khu rừng ở bất kỳ đâu trên Trái đất này”, nhà văn Phương Huyền bày tỏ.
Đặc biệt, tác giả Phương Huyền hào hứng nói thêm về niềm đam mê đọc sách, trải nghiệm viết sách của chính mình; tầm quan trọng của sách; phương pháp xây dựng thói quen đọc; tìm hiểu về thể loại sách đang được yêu thích trong giới trẻ; tìm hiểu về văn hóa đọc và định hướng đọc đúng đắn cho học sinh.
Các bạn trẻ đã tương tác, đặt câu hỏi trực tiếp với nữ nhà văn về đam mê đọc và viết sách, cách nuôi dưỡng và hiện thực hóa ước mơ.
Trước câu hỏi về Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3, năm 2024 tại TP.HCM, nhà văn Phương Huyền nói: “Tôi rất vui khi trở thành Đại sứ Văn hóa đọc của TP.HCM năm 2024, việc này giúp tôi lan tỏa văn hóa đọc tốt hơn đến với mọi người, đặc biệt là giới trẻ.
Sự kiện Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm nay được tổ chức hoành tráng và có nhiều hoạt động hay hơn so với năm ngoái. Tôi ấn tượng với khu vực hội sách với sự đồng hành của hàng loạt đơn vị cùng nhiều tác phẩm hay, đa dạng thể loại, chủ đề phong phú bao gồm sách điện tử và sách truyền thống”.
Nhà văn Phương Huyền chia sẻ tại sự kiện:
Yến Thơ
'Coi việc đọc sách là phương pháp tự học hiệu quả nhất'"Coi việc đọc sách là phương pháp tự học hiệu quả nhất, thiết thực nhất, giúp chúng ta nhận ra giá trị của những quy tắc ứng xử, những chuẩn mực đạo đức làm người", ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo TƯ khẳng định." alt="Phương pháp để phụ huynh làm bạn cùng con qua những trang sách" /> ...[详细] -
Điều còn mãi năm nay vừa háo hức vừa thách thức
Ông Trịnh Tùng Linh - Giám đốc Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam. "Chương trình Điều còn mãi kéo dài đến 10 năm và đã để lại nhiều ấn tượng, mọi ngươi rất háo hức đến dịp lễ để được nghe. Tuy nhiên, 2 năm vừa qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên tất cả mọi thứ đảo lộn. Năm nay, cuộc sống trở lại tương đối bình thường nên chắc chắn Điều còn mãisẽ được đón nhận và mọi người tham gia đều trong tâm thế háo hức, hứng khởi.
Tuy nhiên, điều đó cũng chính là một chút áp lực với ban tổ chức. Qua 2 năm dịch bệnh, chúng tôi phải chọn chủ đề sao cho phù hợp với thời điểm này. Chúng ta nên nhấn mạnh điều gì khi vừa chiến thắng dịch bệnh? Đó cũng là một câu hỏi với ban tổ chức".
Chủ đề của Điều còn mãi năm nay là "Khát vọng Việt Nam", vẫn cho thấy một đất nước bình yên, tươi đẹp về cả cảnh sắc lẫn con người. Bên cạnh đó, chủ đề năm nay cũng cho thấy một Việt Nam vươn lên với khát vọng sống mãnh liệt khi trải qua thời kỳ dịch bệnh căng thẳng.
Theo ông Trịnh Tùng Linh, chủ đề của Điều còn mãixuyên suốt những năm qua là tình yêu quê hương đất nước. Năm nay cũng vẫn vậy nhưng sẽ có một chút thay đổi so với các năm trước đó. Đó là chương trình năm nay sẽ nhấn mạnh hơn về việc tôn vinh đội ngũ y bác sĩ. Tuy nhiên, chương trình sẽ được lồng ghép hợp lý và uyển chuyển.
"Tôi tham gia trong ban cố vấn và sản xuất. Lúc nào tôi cũng hy vọng chương trình tốt và mới mẻ hơn. Để làm tốt về mặt truyền tải nội dung, biểu diễn thành công dễ hơn mặt làm mới.
Trong chương trình vẫn xen kẽ những ca khúc cũ và mới. Chủ trương của chúng tôi hàng năm là vẫn đưa những ca sĩ trẻ, những ca khúc mới vào nhưng không quá nhiều và không làm xáo trộn tiêu chí của chương trình. Yếu tố mới năm nay là ca sĩ trẻ Mỹ Anh và một số ca khúc mới sáng tác gần đây của những nghệ sĩ trẻ. Đó là điểm mới và cũng là một thách thức của chương trình năm nay", ông Trịnh Tùng Linh cho biết thêm.
Nói về sự xuất hiện của nhân tố trẻ Mỹ Anh trong một chương trình âm nhạc mang tính hàn lâm, ông Trịnh Tùng Linh cũng chia sẻ, đó là một cơ hội với cả ca sĩ trẻ và phía dàn nhạc.
"Thật ra khi một nghệ sĩ có tài vào môi trường nào họ cũng phát huy được, không cứ là làm với dàn nhạc giao hưởng hay ban nhạc nhẹ. Nhưng tôi nghĩ đây cũng là một cơ hội để dàn nhạc và các ca sĩ trẻ có thể kết hợp với nhau. Tôi hy vọng, cả hai phía sẽ có sự kết hợp nhuần nhuyễn, mang lại hiệu ứng tốt trước khán giả", Giám đốc Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam bày tỏ.
Nhạc trưởng Lê Phi Phi cũng chính là người đã đồng hành cùng ông Trịnh Tùng Linh và chương trình Điều còn mãi trong nhiều năm qua. Ông Tùng Linh cũng bày tỏ sự tin tưởng vào nhạc trưởng Lê Phi Phi. "Tôi rất tin tưởng vào anh ấy kể cả về chuyên môn, trình độ. Anh ấy cũng có những nhìn nhận, tư vấn rất tốt cho ban tổ chức", ông Trịnh Tùng Linh nói.
Điều còn mãi 2022 có sự góp mặt của nhiều tên tuổi nổi tiếng trong giới âm nhạc như Thanh Lam, Tùng Dương, Đăng Dương, Vũ Thắng Lợi, Phạm Thu Hà, Phạm Khánh Ngọc, Đào Mác, Đào Tố Loan, Mỹ Anh... hứa hẹn sẽ mang lại cho khán giả buổi biểu diễn ấn tượng, khó quên. Chương trình chính thức diễn ra vào 14 giờ ngày 2/9 tại Nhà hát Lớn Hà Nội và được truyền hình trực tiếp trên VTV1.
" alt="Điều còn mãi năm nay vừa háo hức vừa thách thức" /> ...[详细] -
Nhận định, soi kèo Lyon vs Toulouse, 03h05 ngày 19/1: Khách gặp khắc tinh
Linh Lê - 17/01/2025 17:09 Pháp ...[详细] -
Lời mẹ nhắn gửi con gái: Đời người như một cái cây, không thể bão to là trốn
Chị Phương Dung (ở Hà Nội) là mẹ của hai con đang trong độ tuổi cần theo sát, hướng dẫn và dạy bảo các kĩ năng mềm, bên cạnh việc khuyến khích học tập. Chị thường tự sáng tác các mẩu chuyện vui, thú vị để kể cho con nghe, lồng ghép vào đó những bài học nhẹ nhàng về cuộc sống. VietNamNet giới thiệu một số câu chuyện tới độc giả. Video:
Hôm nay con gái nhổ tóc
Sợi bạc đã quá số mười
Tuổi già tới trong thoáng chốc
Con gái cũng sắp lớn rồiThế thì ngồi đây mẹ dặn
Vài điều mẹ đã trải qua
Với mẹ đã thành trải nghiệm
Với con chuyện sẽ xảy raĐời người như một cái cây
Mọc mầm, trưởng thành, cao lớn
Không tránh được lúc gió lay
Không thể bão to là trốnQuan trọng nhất là việc học
Thầy cô, YouTube, bạn bè
Bản lĩnh cũng cần phải luyện
Mẹ không thể mãi chở cheBạn bè có lúc giận dỗi
Âu cũng là chuyện bình thường
Đa phần chẳng ai có lỗi
Các con đang tuổi ẩm ươngNhấn mạnh lại về việc học
Đã học là phải hiểu sâu
Kiến thức ở trên trường lớp
Rất cần nhưng không đủ đâuĐừng quá quan tâm điểm chác
Cứ cố hết sức của con
Đừng so mình với bạn khác
Giỏi đâu chỉ từng ấy mônNhấn mạnh lại về bản lĩnh
Học nhiều giúp con tự tin
Hiểu nhiều giúp con mơ ước
Vững vàng, thong thả lớn lên.Tranh: Mickey
Thầy Minh Niệm: Cần yêu thương hãy quay về nhà
Sự quan tâm, sự yêu thương vốn là đặc sản của dân tộc Việt Nam, của con rồng cháu tiên nên chúng ta luôn cảm thấy mình cần được yêu thương." alt="Lời mẹ nhắn gửi con gái: Đời người như một cái cây, không thể bão to là trốn" /> ...[详细]
Nhận định, soi kèo Arsenal vs Aston Villa, 0h30 ngày 19/1: Bám đuổi ngôi đầu
Cuộc sống của cô gái sau 2 năm bị chú rể bỏ rơi trong đám cưới
Kayley Stead tổ chức đám cưới dù không có mặt chú rể. Ảnh: Mirror Tháng 9/2022, Kayley Stead (hiện 29 tuổi) vô cùng đau khổ khi một trong những phù rể thông báo rằng, chồng sắp cưới của cô đã "lái xe bỏ đi" thay vì đến nơi tổ chức đám cưới ở Swansea, xứ Wales.
Anh bỏ đi không một lời giải thích, thậm chí còn đổi luôn số điện thoại. Kayley bị sốc vì hai người gần như không có mâu thuẫn lớn. Họ hiếm khi cãi nhau.
Đám cưới của cô tiêu tốn số tiền khoảng 12.000 bảng Anh (hơn 392 triệu đồng) và không thể hủy bỏ. Không muốn lãng phí tất cả, Kayley đã dũng cảm tiến hành buổi lễ bên những người thân yêu.
Cô chia sẻ: "Anh ấy bỏ đi mà không hề thông báo hay đưa ra bất cứ lý do nào. Đến 95% tiền lo cho đám cưới là của tôi. Gia đình anh đóng góp một chút. Đó là tiền tôi tích góp được nhờ đi làm thêm.
Tôi đã hy sinh quá nhiều cho đám cưới này. Nghĩ mình sẽ không lấy lại được bất kỳ khoản tiền nào, tôi quyết vẫn làm đám cưới".
2 năm sau ngày cưới, Kayley tìm được hạnh phúc mới. Đó là Richard Perrott (hiện 29 tuổi), bạn học cũ của cô. Chuyện tình của họ được gia đình ủng hộ. Mẹ của Richard rất quan tâm, cảm thông với cô.
Cô vui vẻ cho biết, "mẹ Richard nói nếu chúng tôi kết hôn, mẹ sẽ không bao giờ để anh ấy làm điều đó với tôi. Mẹ sẽ tìm và kéo tai anh ấy".
"Tôi rất muốn quay lại và tận hưởng trọn vẹn ngày hôm đó mà không phải khóc lóc. Tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ tìm thấy tình yêu một lần nữa. Nhưng giờ đây, tôi mừng vì anh ấy đã bỏ đi để tôi tìm được tình yêu đích thực".
Cô dâu Bến Tre đeo 26 cây vàng, xúc động trước câu nói của mẹ chồng tại đám cưới
Hình ảnh cô dâu đeo rất nhiều vàng trong đó có những chiếc vòng vàng “khủng” được thiết kế tinh xảo thu hút sự quan tâm đặc biệt của dân mạng." alt="Cuộc sống của cô gái sau 2 năm bị chú rể bỏ rơi trong đám cưới" />
- Nhận định, soi kèo Buriram United vs Khonkaen United, 18h00 ngày 19/1: Củng cố ngôi đầu
- Bất ngờ khối tài sản 'khủng' của người đàn ông ăn xin ngoài đường ở Ấn Độ
- Cuốn cẩm nang cho hành trình tự chữa lành tổn thương
- Chàng trai Mỹ lần đầu ra mắt được mời ăn trứng vịt lộn và cái kết
- Soi kèo góc Everton vs Tottenham, 21h00 ngày 19/1
- Mỹ Linh, Tân Nhàn tích cực tập luyện cho 'Điều còn mãi 2018'
- Chó Golden tối nào cũng trốn ra ngoài, chủ theo sau chứng kiến cảnh bất ngờ