当前位置:首页 > Thế giới > Nhận định, soi kèo Barcelona vs Dortmund, 2h00 ngày 10/4: Sớm định đoạt 正文
标签:
责任编辑:Thể thao
Trong mùa giải Miss Grand Vietnam 2024, Mily.Beach đã vinh dự trở thành nhà tài trợ chính thức cho phần thi bikini, mang đến cho các thí sinh những bộ trang phục không chỉ nổi bật mà còn thể hiện sự chăm sóc tỉ mỉ đến từng chi tiết. Sự hợp tác này không chỉ là một cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển của Mily.Beach mà còn là cơ hội để thương hiệu này chứng minh cam kết nâng cao tiêu chuẩn thời trang và vẻ đẹp toàn diện.
Bà Đoàn Hà Ly, Founder của Mily.Beach, chia sẻ: “Chúng tôi rất tự hào khi được đồng hành cùng Miss Grand Vietnam 2024. Việc tài trợ cho phần thi bikini không chỉ là một cơ hội để chúng tôi giới thiệu những thiết kế mới nhất mà còn là cách chúng tôi góp phần tạo nên một sân chơi thời trang đẹp mắt và đáng nhớ. Chúng tôi tin tưởng rằng các thí sinh sẽ tỏa sáng với những bộ bikini của Mily.Beach và mang đến những khoảnh khắc đáng nhớ cho khán giả”.
Hành trình của Mily.Beach với Miss Grand Vietnam 2024 đã để lại nhiều dấu ấn đáng nhớ và khẳng định vị thế của thương hiệu trong ngành thời trang. Với sự sáng tạo và đổi mới không ngừng, Mily.Beach cam kết tiếp tục mang đến những sản phẩm và trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
Đại diện Mily.Beach đồng thời bày tỏ sự tin tưởng, top 5 Miss Grand Vietnam 2024 sẽ tỏa sáng với vẻ đẹp rạng ngời cùng thể hiện sự tự tin và tài năng ấn tượng.
Vĩnh Phú
" alt="Dấu ấn nhà tài trợ bikini của Miss Grand Vietnam 2024"/>Tuy nhiên gần đây, cặp đôi đã quyết định từ bỏ tất cả để trở thành tu sĩ đạo Jain, giống như cậu con trai 16 tuổi và cô con gái 19 tuổi. Hai đứa con đã đi tu vào năm 2022. Hôm 22/4, cặp đôi quyền lực ở bang Gujarat đã chính thức từ bỏ mọi tài sản, cắt đứt quan hệ với gia đình, và bắt đầu hành trình đi chân trần khắp Ấn Độ, cũng như sống sót nhờ đồ bố thí.
Trên thực tế, hai người đã cho đi tài sản vào tháng 2 khi tham gia vào một đám rước dài 4km, mà trong đó họ tặng bất cứ thứ gì từ tiền đến điện thoại di động, và cả máy điều hòa không khí. Trong video được công bố, đám đông bao quanh cặp đôi khi họ đang phân phát tài sản từ trên một chiếc xe ngựa.
Sau khi chính thức bước vào lối sống khổ hạnh, ông Bhavesh và vợ sẽ được phép sở hữu hai bộ quần áo màu trắng, một bát khất thực, và một “rajoharan” hay cây chổi trắng được các tu sĩ đạo Jain sử dụng để xua đuổi côn trùng trước khi ngồi xuống vị trí nào đó.
Trước đó, vào năm 2017, một cặp vợ chồng ở bang Madhya Pradesh của Ấn Độ cũng đã quyên góp 12 triệu USD, và để cô con gái 3 tuổi đi tu. Năm 2023, một nhà buôn kim cương triệu phú và vợ ông đã trở thành những tu sĩ đạo Jain, chỉ sau 5 năm con trai nuôi của họ làm điều tương tự.
Bev và John Martin đã đặt mục tiêu đi du lịch khắp thế giới khi họ nghỉ hưu. Hai vợ chồng quyết định bắt đầu chuyến phiêu lưu của mình bằng cách đi vòng quanh nước Mỹ.
Theo Fox News, họ đã mua một chiếc xe du lịch hãng Airstream để thực hiện mục tiêu đi hết mọi tiểu bang của nước Mỹ trong danh sách của mình.
Sau đó, cặp vợ chồng có suy nghĩ táo bạo hơn. Họ đã bán nhà, quyên góp đồ đạc cho tổ chức từ thiện và để lại đồ cho con cái để đi du lịch khắp thế giới. John Martin chia sẻ với South West News Service (SWNS): “Chúng tôi nghĩ, tại sao không đi khám phá thế giới?”
Quyết định lớn của hai vợ chồng rất được con cháu ủng hộ. “Tôi nghĩ các con sẽ rất vui mừng khi chúng tôi có được cuộc sống thoải mái nhất. Tôi hy vọng chúng tôi đang làm gương cho chúng rằng mọi thứ trên đời này, kể cả vật chất cũng không quan trọng”, Bev nói với SWNS.
Nhờ tiết kiệm tiền nhiều năm, ông bà Martin đã đi du lịch vòng quanh thế giới kể từ tháng 11/2021. Ở tuổi 60 và 61, John và Bev Martin rời quê hương Florida để sống cuộc đời du lịch bụi khắp thế giới và chỉ về nhà thăm gia đình hai lần một năm.
Cho đến nay, cặp đôi này đã đến 92 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm Morocco, Indonesia, Thái Lan, Campuchia, Australia, St. Lucia, St. Kitts và Nevis, Costa Rica, Guatemala, Croatia, Montenegro, Serbia, Italia, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Điển, Ireland, Chile, Uruguay, Việt Nam…
Ông bà Martin hiện sở hữu một blog có tên “Những người du lịch nghỉ hưu”. Họ chia sẻ trên blog rằng họ thường ở Airbnb (mô hình phòng nghỉ có phục vụ bữa sáng) hoặc khách sạn từ bốn đến bảy ngày trước khi chuyển đến một địa điểm khác.
Cặp đôi này đã gặp được nhiều người bạn mới qua những chuyến du lịch. “Chúng tôi rất vui vì luôn có thêm những người bạn mới và thật may mắn khi có những người bạn thân yêu luôn ủng hộ và khuyến khích hai vợ chồng tiếp tục chuyến hành trình”, họ chia sẻ.
Bev và John Martin cho biết Ukraine là một trong những địa điểm đáng nhớ nhất mà họ từng đến, vì ông của John Martin từ Ukraine đến Mỹ vào đầu những năm 1900 nhưng chưa có cơ hội quay trở lại.
Người chồng nói với Fox News Digital rằng ông và vợ đang ở Cape Town, Nam Phi và sẽ tiếp tục chuyến hành trình khám phá thiên nhiên hoang dã vào ngày 1/4. Đây là điều mà họ luôn mơ ước được thực hiện.
Kim Ngân
Cặp vợ chồng bán nhà để đi du lịch vòng quanh thế giới sau khi nghỉ hưu
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nêu rõ với luật này phải chấp nhận có một vài điểm quy định sẽ khác các luật khác, nếu như quy định như các luật khác sẽ không thuận cho phát triển đội ngũ nhà giáo.
Ông ví dụ quy định về tuổi nghỉ hưu sẽ khác với Bộ Luật Lao động hay giáo viên dạy liên trường, thuyên chuyển, làm việc cho hơn một cơ sở sẽ khác với quy định của Luật Viên chức.
"Các đại biểu thấy một số điểm khác nhưng nếu phục vụ cho mục tiêu để phát triển đội ngũ nhà giáo, cũng mong như đã sửa một số luật là nội dung nào cản trở sự phát triển, dẫu là khác nhưng khác đó đem lại điều tốt lành thì sẵn sàng chấp nhận sự khác biệt", ông Sơn nói.
Liên quan đảm bảo lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp, Bộ trưởng nhấn mạnh khi xây dựng các văn bản luật và theo chỉ đạo của Tổng Bí thư cũng phải nhìn vào các ngành khác.
"Chúng tôi cũng không muốn ngành của mình có gì đặc quyền, đặc lợi hay một gì đó ưu ái bất thường. Nhà giáo vốn dĩ là những con người cũng sống trách nhiệm, bao dung, vị tha. Không thể nào mình sống sung sướng mà bên cạnh mình, người khác nghèo hơn mình. Nhà giáo không chấp nhận điều đó đâu.
Ở đây, chỉ vì một phần rất lớn trong số 1,6 triệu nhà giáo vẫn còn ở mức chưa đủ sống. Chưa đủ sống không thể toàn tâm, toàn ý cho dạy học được", ông Sơn nêu rõ.
Thêm vào đó, Bộ trưởng phân tích đối với một đất nước vừa mới thoát nghèo, chưa phải nước giàu và khi cần phải ưu tiên chắc chắn không thể "dàn hàng ngang ưu tiên cho tất cả mọi điều được". Do đó, khi xét là đột phá chiến lược, quốc sách hàng đầu dứt khoát phải có sự ưu tiên.
Việc xác định cụ thể lương thế nào để đảm bảo cuộc sống ở mức tối thiểu của nhà giáo, Bộ trưởng Sơn cho hay trong dự luật nêu ra một số nguyên tắc còn Chính phủ sẽ quy định cụ thể.
Đối với việc dạy thêm của nhà giáo được nhiều đại biểu nêu ra, Bộ trưởng Sơn nêu rõ "Bộ đang chủ trương không cấm việc dạy thêm nhưng cấm những hành vi dạy thêm vi phạm đạo đức của nhà giáo, vi phạm những nguyên tắc chuyên môn", tức cấm một số hành vi ép đối với nhà giáo trong vấn đề này...
Chị M, một phụ huynh, chia sẻ: “Con tôi bỗng dưng được chuyển sang Trường THCS Giảng Võ 2 với giới thiệu định hướng chất lượng cao. Nhưng khi còn chưa được hưởng chất lượng cao, các con lại phải đi học tạm ở nơi khác thì khó chấp nhận”.
Anh C.T, một phụ huynh khác, tâm tư: “Điều tôi lo lắng là sau khi chuyển con sang Trường THCS Giảng Võ 2, nói là định hướng trường chất lượng cao, nhưng nếu phải đi học tạm ở trường khác lân cận, thậm chí không bằng Trường THCS Giảng Võ mới xây, có thực sự là được hưởng chất lượng cao?”.
Một số phụ huynh điều kiện kinh tế khó khăn cũng trăn trở liệu học phí phải đóng sẽ có thể tăng khi con được điều chuyển sang trường THCS Giảng Võ 2 - vốn có lộ trình thành trường chất lượng cao.
Trao đổi với VietNamNetvề các vấn đề này, ông Lê Đức Thuận, Trưởng phòng GD-ĐT quận Ba Đình, cho hay, UBND quận đã có quyết định thành lập Trường THCS Giảng Võ 2 (lộ trình xây dựng trường chất lượng cao) trên cơ sở tách Trường THCS Giảng Võ.
Sau khi tách, Trường THCS Giảng Võ ở năm học 2024-2025 gồm có 50 lớp, trong đó, có 4 lớp tiếng Pháp (mỗi khối có 1 lớp song ngữ tiếng Pháp) và 46 lớp thường.
Còn Trường THCS Giảng Võ 2 có 27 lớp, trong đó, có 20 lớp điều chuyển sang từ Trường THCS Giảng Võ (gồm 6 lớp 7, 7 lớp 8, 7 lớp 9) và tuyển mới 7 lớp 6.
Về phân tuyến tuyển sinh của 2 trường theo tổ dân số trong phường Giảng Võ, được chia theo tỷ lệ: 2 phần cho Trường THCS Giảng Võ, 1 phần cho Trường THCS Giảng Võ 2.
“UBND quận Ba Đình từng đưa ra cả những phương án cho học sinh Trường THCS Giảng Võ 2 học tạm tại các trường khác lân cận. Bởi năm ngoái, thực tế, các học sinh của Trường THCS Giảng Võ cũng đã học tạm tại các trường lân cận trong khoảng thời gian xây mới lại trường và đã rất ổn định, thuận lợi cho năm trước. Vì thế, UBND quận Ba Đình vẫn đưa thêm phương án này để giữ ổn định. Tuy nhiên, qua nắm bắt, hầu hết phụ huynh chỉ tha thiết phương án được học tạm tại Trường THCS Giảng Võ mới xây xong”, ông Thuận lý giải.
Tất cả học sinh trường THCS Giảng Võ 2 được học tạm tại THCS Giảng Võ
Ông Thuận cho biết, sáng ngày 3/6, Chủ tịch UBND quận Ba Đình cũng đã chủ trì một cuộc họp có sự tham dự của hiệu trưởng 2 Trường THCS Giảng Võ và Giảng Võ 2 để thống nhất một số nội dung liên quan.
Qua đó, thống nhất quyết định tất cả học sinh của Trường THCS Giảng Võ 2 sẽ không phải đi học ở các trường khác. Các em sẽ học tại Trường THCS Giảng Võ mới xây. Cụ thể, quận Ba Đình bố trí cho Trường THCS Giảng Võ 2 mượn tạm 14 phòng học của Trường THCS Giảng Võ, đủ để tổ chức một nửa số lớp học buổi sáng, nửa còn lại học buổi chiều. Cùng đó, THCS Giảng Võ 2 được sử dụng đầy đủ các phòng chức năng; được bố trí phòng hội đồng, phòng làm việc của ban giám hiệu và các bộ phận hỗ trợ như văn thư, kế toán, thủ quỹ...
Như vậy, Trường THCS Giảng Võ sẽ phải khai thác số phòng học còn lại. “Nếu thiếu, quận cho phép Trường THCS Giảng Võ bổ sung thêm một số phòng chức năng tạm chuyển thành phòng học, trong giai đoạn Trường THCS Giảng Võ 2 ‘học tạm’ tại đó”, ông Thuận nói.
Ông Thuận cho biết, dự kiến, khoảng tháng 8/2025, trường THCS Giảng Võ 2 sẽ xây dựng xong và cũng là một cơ sở khang trang, đẹp đẽ, thậm chí có phần “nhỉnh” hơn trường THCS Giảng Võ do được đầu tư cao hơn.
Về giáo viên, điều chuyển 41 thầy cô (căn cứ nguyện vọng, năng lực, độ tuổi, theo các bộ môn và cơ cấu định biên tương ứng với 27 lớp) từ Trường THCS Giảng Võ sang Trường THCS Giảng Võ 2. Việc điều chuyển này cũng phải phù hợp với việc cần có 20 lớp gồm 6 lớp 7, 7 lớp 8, 7 lớp 9 chuyển từ THCS Giảng Võ sang và vẫn phải đảm bảo chất lượng giáo dục vừa có toàn diện vừa có mũi nhọn.
“Đặc biệt, do giai đoạn quan trọng là tách trường nên giáo viên chủ nhiệm của 20 lớp (từ THCS Giảng Võ được chuyển sang THCS Giảng Võ 2) này phải được giữ nguyên cho năm học 2024-2025, để phụ huynh và học sinh yên tâm không quá nhiều xáo trộn. Như vậy, học sinh theo học lớp nào vẫn do giáo viên chủ nhiệm lớp đó đảm nhận khi chuyển trường ”, ông Thuận nói.
Học sinh theo học trường THCS Giảng Võ 2 chưa phải đóng mức học phí cao
Ông Thuận cho biết thêm, phụ huynh cũng không cần lo lắng về học phí bởi Trường THCS Giảng Võ 2 đang trên lộ trình xây dựng chứ chưa chính thức thành trường chất lượng cao. Vì vậy các học sinh theo học chưa phải đóng mức học phí cao hơn mọi năm mà vẫn áp dụng mức của trường công lập thường.
Theo đó, những học sinh ở 20 lớp điều chuyển từ Trường THCS Giảng Võ sang và 7 lớp 6 tuyển mới vào Trường THCS Giảng Võ 2 năm học 2024-2025 sẽ vẫn thực hiện theo mô hình trường công lập bình thường, như các trường công khác ở Hà Nội.
“Dự kiến sau 2 năm tách từ Trường THCS Giảng Võ, theo quy định, Trường THCS Giảng Võ 2 sẽ tiến hành kiểm định chất lượng giáo dục, công nhận chuẩn quốc gia và đề xuất hoạt động theo mô hình trường chất lượng cao, thực hiện theo lộ trình ‘cuốn chiếu’ từ những lớp tuyển mới.
Như vậy, những học sinh đang được tuyển ở giai đoạn hiện nay sẽ được học dưới ngôi trường mà cơ sở vật chất chuẩn chất lượng cao, chuẩn quốc gia nhưng học phí lại theo mô hình trường công bình thường. Tức những học sinh mà thời điểm vào lớp 6, Trường THCS Giảng Võ 2 còn là công lập bình thường, đến lớp 9 vẫn được áp dụng theo mô hình trường công.
Chỉ khi nào được UBND TP chấp thuận hoạt động theo mô hình trường chất lượng cao, những khối học sinh được tuyển mới vào mới phải đóng học phí theo mô hình này”.
Như vậy, theo ông Thuận, nếu theo phương án dự kiến của UBND quận, đến năm 2030, Trường THCS Giảng Võ 2 mới là trường chất lượng cao toàn phần.
Vì vậy, ông Thuận cho rằng, việc học sinh được điều chuyển sang Trường THCS Giảng Võ 2 thời điểm này không có vấn đề gì lớn.
Điều chuyển tại thời điểm này chưa cần thiết Theo phản ánh của phụ huynh tới VietNamNet,cần dừng ngay việc triển khai điều chuyển học sinh các lớp từ trường THCS Giảng Võ sang Trường THCS Giảng Võ 2 do Trường THCS Giảng Võ 2 chưa đủ điều kiện hoạt động giáo dục theo quy định. Việc điều chuyển tại thời điểm này chưa cần thiết vì tất cả các học sinh đều học chung tại Trường THCS Giảng Võ. Việc điều chuyển không đáp ứng theo yêu cầu của pháp luật về đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục; vi phạm quy định về việc chuyển trường. Ngoài ra, phụ huynh cũng kiến nghị chỉ tiến hành việc điều chuyển sau khi việc hoàn thành cơ sở vật chất của Trường THCS Giảng Võ 2. Việc điều chuyển phải đảm bảo công khai, minh bạch, có tiêu chí rõ ràng, có sự tham vấn đối với các phụ huynh có con thuộc đối tượng điều chuyển và theo đúng quy định của pháp luật về chuyển trường. Hoàng Vân |
Phụ huynh lo con 'thiệt đơn thiệt kép' sau tách trường THCS Giảng Võ
“Sổ đỏ đâu mà ông hứa với dân?”
Liên quan đến vụ việc gần 1000 dân mua đất nền không có sổ đỏ, chiều 15/3 đã diễn ra buổi đối thoại giữa chủ đầu tư là Cty Bách Đạt An và nhà phân phối Cty Hoàng Nhất Nam. Hàng trăm khách hàng đã mua đất tại 3 dự án Hera, Sakura và Eco (cùng thuộc TX Điện Bàn) cũng có mặt để theo dõi.
Mở đầu buổi đối thoại, ông Nguyễn Đức Tâm, Chủ tịch HĐQT Cty Hoàng Nhất Nam cho rằng công ty mong muốn ngồi lại cùng Bách Đạt An, đối thoại tìm giải pháp thực hiện tiếp các hợp đồng giữa hai bên để ra được sổ đỏ cho người dân.
Buổi đối thoại của 2 doanh nghiệp có đại diện khách hàng tham dự. Ngoài ra, hàng trăm người dân cũng đổ về trụ sở công ty Bách Đạt An theo dõi |
Tuy nhiên, ông Lê Kim Hùng, đại diện Cty Bách Đạt An đã gay gắt yêu cầu Hoàng Nhất Nam nói rõ trước dân là có làm sai hay không. Không đợi ông Nguyễn Đức Tâm trả lời, ông Hùng chỉ rõ Hoàng Nhất Nam đã bán đất sai, ẩu. Ông cho rằng hợp đồng dự án tại khu 7B mở rộng chưa đưa ra số lô, phụ lục chưa ký. “Không có lô sao ông bán? Tôi không biết ông đã bán bao nhiêu lô. Danh sách lấy ở đâu ra, căn cứ vào đâu mà bán?”, ông Lê Kim Hùng dồn dập hỏi.
Người này gay gắt nói rằng, Cty Hoàng Nhất Nam với tư cách đơn vị phân phối sản phẩm đã sai cả về cách thức thực hiện hợp đồng và cả cách ứng xử của một doanh nghiệp.
“Các ông một mặt đề nghị chúng tôi xem xét thực hiện tiếp hợp đồng, mặt khách lại gửi đơn lên tòa án tố cáo Bách Đạt An lừa đảo. Chúng tôi không còn niềm tin vào Hoàng Nhất Nam”, ông Hùng nói và cho rằng, số tiền 282 tỷ đồng thu từ Hoàng Nhất Nam, chủ đầu tư đã cung cấp hồ sơ cho tòa án. Ông cũng nghi ngờ năng lực của doanh nghiệp phân phối, nghi ngờ số vốn điều lệ 200 tỷ mà Hoàng Nhất Nam công bố.
Ông Nguyễn Đức Tâm, Chủ tịch HĐQT Cty Hoàng Nhất Nam tại buổi đối thoại |
Đại diện chủ đầu tư cho rằng, việc Hoàng Nhất Nam hứa với dân sắp có sổ đỏ là hứa bừa, không có căn cứ. “Dự án đang chờ quyết định điều chỉnh quy hoạch của UBND tỉnh Quảng Nam, mặt bằng còn chưa san lấp xong lấy đâu ra sổ đỏ mà ông hứa với dân”, ông Lê Kim Hùng nói. Ông cũng tố rằng Hoàng Nhất Nam chây ì, không cung cấp hồ sơ tài chính và danh sách khách hàng cho tòa án.
Dân "tố" diễn kịch
Tại buổi đối thoại, ông Nguyễn Đức Tâm đại diện Hoàng Nhất Nam đã đứng ra nhận trách nhiệm khi để sự việc kéo dài đến hôm nay. “Trong quá trình hợp tác có thiếu sót, thiếu kinh nghiệm, bất đồng quan điểm. Pháp lý của Hoàng Nhất Nam có một số nội dung hơi duy ý chí dẫn đến trục trặc hợp đồng giữa hai bên. Chúng tôi rất hiểu được sự bức xúc của Bách Đạt An”, ông Tâm nói.
Lãnh đạo Hoàng Nhất Nam cũng công bố thông tin về tài chính ba dự án. Cụ thể, tổng số tiền đã thu của khách hàng là hơn 557 tỉ đồng. Hoàng Nhất Nam đã chuyển cho Bách Đạt An hơn 282 tỉ đồng, còn phải chuyển hơn 153 tỉ đồng nữa và Hoàng Nhất Nam đang giữ số tiền này.
Ông Lê Kim Hùng (đứng), đại diện Cty Bách Đạt An cương quyết yêu cầu Hoàng Nhất Nam ra tòa phân xử |
“Trách nhiệm làm việc với khách hàng là của Hoàng Nhất Nam. Trong quá trình làm có những cái bế tắc, mong Bách Đạt An hiểu cho sự khó khăn của công ty vì hiện tại đang đứng giữa chủ đầu tư và khách hàng. Hoàng Nhất Nam cam kết bằng nhiều nguồn lực, bằng thiện chí, bằng mọi giá sẽ cố gắng làm hài lòng các bên. Hai bên nên ngồi lại với nhau để ra sổ đỏ, dù có thể trễ hơn chút cũng được”, ông Tâm bày tỏ.
Bác bỏ điều này, đại diện chủ đầu tư cho rằng vụ việc chỉ có thể giải quyết tại tòa án. Đại diện Bách Đạt An đề nghị phía doanh nghiệp phân phối có trách nhiệm hợp tác với tòa án, cung cấp tất cả hồ sơ, báo cáo tài chính để tòa phân xử, ai sai phải chịu trách nhiệm.
Chứng kiến sự “lệch pha” về quan điểm của chủ đầu tư và đơn vị phân phối trong buổi đối thoại, hàng trăm người dân có mặt đã tỏ thái độ bức xúc. Ông Nguyễn Quang Sơn (trú quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) thậm chí cho rằng cuộc làm việc này chỉ là một “vở kịch” được dựng lên để qua mặt người dân.
![]() |
Một trong 3 dự án của Bách Đạt An do Hoàng Nhất Nam phân phối |
Đại diện người dân phát biểu, ông Sơn cho rằng, tranh chấp hợp đồng giữa hai công ty thì đưa ra tòa án giải quyết là hợp lý. Nhưng gần 1000 khách hàng đã cọc tiền mua đất hàng trăm tỉ đồng thì không có lý do gì phải ra tòa. Ông Sơn cho rằng khách hàng đang nghi ngờ Bách Đạt An và Hoàng Nhất Nam bắt tay nhau để diễn kịch, lấy lại đất vì giá đất đã tăng gấp nhiều lần so với thời điểm năm 2017.
Buổi làm việc nóng lên khi hai bên không thống nhất một giải pháp cụ thể để giải quyết cho dân. Đến cuối chiều nay, tại trụ sở Bách Đạt An đã xảy ra lộn xộn khiến lực lượng chức năng phải có mặt để vãn hồi trật tự.
Trước đó, ngày 17/1, hàng trăm khách hàng có hợp đồng mua đất tại 3 dự án trên, đã tập trung tại trụ sở công ty Bách Đạt An (đóng tại TP Đà Nẵng), để yêu cầu nhà đầu tư trả lời về thời hạn bàn giao sổ đỏ. Theo phản ánh, có khoảng 1.000 khách hàng đã đặt cọc hàng trăm tỉ đồng để mua đất nhưng đến nay vẫn chưa nhận được sổ đỏ theo cam kết là cuối năm 2018. Tối ngày 15/3, hàng trăm người dân ở Đà Nẵng và nhiều địa phương khác như Quảng Nam, Hà Nội đã kéo đến trụ sở Công ty Hoàng Nhất Nam (Đà Nẵng) yêu cầu doanh nghiệp này giải quyết. Theo sở Xây dựng tỉnh Quảng Nam, 3 dự án nêu trên chưa hoàn thiện đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất nên chưa đủ điều kiện nghiệm thu, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chưa được sở xác nhận đủ điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng. Do đó, việc thực hiện ký kết hợp đồng giữa công ty CP Bách Đạt An, công ty Hoàng Nhất Nam và khách hàng là chưa đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Mặc dù cả 3 dự án trên chưa đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, nhưng công ty CP Bách Đạt An đã ký hợp đồng với công ty Hoàng Nhất Nam, tổ chức huy động vốn, phân phối đất nền thông qua các hợp đồng số về đặt cọc mua và phân phối đất nền ở 3 dự án, với tổng số 1139 lô đất. Thanh tra sở Xây dựng Quảng Nam đã ký văn bản đề nghị chủ đầu tư, dừng tất cả các hoạt động chuyển quyền sử dụng đất đối với 3 dự án trên. Lê Bằng |
Bức xúc vì quá thời hạn cam kết nhưng doanh nghiệp vẫn không giao sổ đỏ, hàng trăm người dân đã kéo đến bao vây trụ sở Cty CP đầu tư Hoàng Nhất Nam (Đà Nẵng).
" alt="1000 dân mua đất không sổ đỏ: Chủ đầu tư đòi đưa DN phân phối ra tòa"/>1000 dân mua đất không sổ đỏ: Chủ đầu tư đòi đưa DN phân phối ra tòa