Cô giáo Trương Thị Nhượng, giáo viên Trường Tiểu học và THCS xã Tân Thành (huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang)
Cô giáo Trương Thị Nhượng,giáo viên Trường Tiểu học và THCS xã Tân Thành (huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang) là nhân vật có lượng bình chọn cao nhất: 44.743 bình chọn.
Cô giáo Trương Thị Nhượng (sinh năm 1973), với thâm niên 26 năm đứng lớp các điểm trường vùng cao, là người có đóng góp đáng kể trong việc kết nối, kêu gọi đầu tư xã hội hoá cho những điểm trường xa xôi ở huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.
Bằng sự nhiệt huyết của mình, cô Nhượng đã kêu gọi các nhà hảo tâm xây mới 5 điểm trường, sửa chữa 3 điểm trường, xây dựng nhiều cây cầu, nhà tình thương cho người dân vùng cao. Cô cũng thường xuyên kêu gọi các mạnh thường quân ủng hộ trang phục, thiết bị phòng học cho nhiều điểm trường khó khăn ở Hà Giang.
Hiện tại, cô cũng nhận nuôi nam sinh có hoàn cảnh khó khăn Vàng Seo Hải đã được 3 năm nay. Những đóng góp của cô được chính quyền địa phương ghi nhận và đánh giá cao.
Ông Phan Thanh Miên (bên phải) - nguyên Chủ tịch UBND xã Bắc Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình (đã mất)
Nguyên Chủ tịch UBND xã Bắc Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình – Phan Thanh Miên: 28.654 lượt bình chọn. Ông là nhân vật đặc biệt của sự kiện lần này.
Trong trận lụt vào giữa tháng 10, ông Phan Thanh Miên cùng các lực lượng cứu hộ cứu nạn của địa phương giải cứu thành công nhiều hộ gia đình bị cô lập bởi nước lũ.
Trong quá trình cứu dân, ông Miên bị thương ở khớp gối phải nhưng vì tình huống khẩn cấp nên tiếp tục dầm nước lũ nhiều ngày để cứu hộ, cứu đói cho bà con. Sau mưa lũ đi qua, ông Miên bị phát hiện nhiễm vi khuẩn gây ra bệnh whitmore và qua đời.
Hình ảnh vị chủ tịch xã ngâm mình trong nước lũ để cứu người già, em nhỏ ra khỏi vùng nguy hiểm được lan tỏa trên mạng xã hội gây xúc động với cộng đồng.
Chị gái của nguyên chủ tịch xã Phan Thanh Miên sẽ thay ông nhận kỷ niệm chương trong lễ vinh danh sắp tới.
Hoàng Tuấn Anh – “cha đẻ” của phát minh ATM gạo miễn phí trong bối cảnh đại dịch Covid-19 lan rộng.
Hoàng Tuấn Anh - “cha đẻ” của phát minh ATM gạo miễn phí: 24.142 bình chọn
Xuất phát từ mong muốn chung sức cùng cộng đồng đẩy lùi dịch Covid-19, Hoàng Tuấn Anh, 35 tuổi, đã nung nấu phải làm một cái máy có thể phát đồ miễn phí an toàn cho người nhận. Từ đó, "ATM gạo" ra đời với tinh thần: "Nếu khó khăn cứ lấy một phần, nếu bạn ổn xin nhường cho người khác".
Từ một máy đầu tiên tại địa chỉ 204B đường Vườn Lài, quận Tân Phú (TP.HCM), không lâu sau hàng trăm máy "ATM gạo" khác cũng được đặt tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước để giúp đỡ người nghèo và khó khăn trong thời điểm cách ly xã hội.
Không chỉ thế, máy "ATM gạo" còn được xuất ngoại để giúp cho các nước nghèo khác bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 nặng nề hơn.
Ngô Minh Hiếu (sinh viên Trường ĐH Y Dược Thái Bình) cõng bạn suốt 10 năm học phổ thông.
Ngô Minh Hiếu, chàng sinh viên 10 năm cõng bạn bị tật nguyền đến trường: 24.159 bình chọn
Ngô Minh Hiếu và Nguyễn Tất Minh là học sinh Trường THPT Triệu Sơn 5, Thanh Hóa. Nguyễn Tất Minh bị liệt chân, không thể đi lại. Suốt 10 năm qua, Hiếu đã tự nguyện cõng bạn từ nhà tới trường.
Việc làm của Hiếu truyền cảm hứng cho nhiều bạn trẻ tin vào những điều tốt đẹp luôn hiện hữu trong cuộc sống qua những hành động nhỏ bé. Hiếu được tặng giải thưởng “Thanh niên sống đẹp” năm 2020. Hiện tại Hiếu theo học Trường ĐH Y Dược Thái Bình, còn Minh là sinh viên Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội.
Ngoài 4 người có mặt trong lễ vinh danh tối 18/12, VietNamNet sẽ gửi bằng chứng nhận cho 10 cá nhân và nhóm trong danh sách đề cửvề nơi cư trú. VietNamNet xin được tôn vinh các gương mặt tích cực, truyền năng lượng mới bằng những câu chuyện tử tế, để độc giả ngày một tin yêu vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
VietNamNet khởi động bình chọn “Nhân vật truyền cảm hứng 2020”
14 nhân vật được chọn trong danh sách đề cử “Nhân vật truyền cảm hứng 2020” xuất hiện trên VietNamNet, có đóng góp thiết thực, đôi khi là quyết sách táo bạo. Mời độc giả bình chọn tại đây.
" alt="Công bố 'Nhân vật VietNamNet truyền cảm hứng' 2020" />
Quần áo anh mặc đi làm đều là tiền tôi dành dụm mua cho. Tôi những tưởng, mình hi sinh như vậy, rồi sẽ có ngày được anh đền đáp.
Cuối cùng, tôi đau đớn phát hiện anh ngoại tình. Tôi tìm đến nhà nghỉ đánh ghen. Họ trơ tráo mắng tôi không có quyền can thiệp. Vì tôi không phải vợ hợp pháp của anh. Tôi chia tay anh trong một chiều mưa.
Suốt một tháng, tôi đau khổ rồi cũng lấy lại được tinh thần. Người ta nói: “Phụ nữ đẹp khi không thuộc về ai”. Tôi rạng rỡ, yêu đời và đẹp hơn xưa. Bạn bè ai cũng ngưỡng mộ.
Tôi gặp Hiếu trong một sự kiện. Cả hai nảy sinh tìm cảm và quyết định làm đám cưới chỉ sau bốn tháng tìm hiểu.
Người quen cho rằng tôi vội vàng yêu Hiếu để khỏa lấp nỗi đau bởi tình cũ gây ra. Tôi thừa nhận, cảm xúc dành cho anh không mãnh liệt như dành cho người cũ nhưng hoàn toàn là chân thành.
Hai bên gia đình nhanh chóng bàn bạc hôn sự. Gia đình Hiếu đối đãi với tôi rất tốt. Họ mua nhà, cho tiền tôi tự sắm sửa theo ý thích.
Bố mẹ chồng tương lai còn hỏi tôi kỹ càng về phong tục, tập quán cưới xin ở quê, để chuẩn bị cho đúng.
Tin tôi lấy chồng đại gia đến tai người yêu cũ. Anh đột ngột nhắn tin chúc mừng, tôi tử tế đáp lại lời cảm ơn.
Ngày cưới, tôi không mời nhưng anh chủ động đến dự. Lúc chú rể đang mải tiếp khách, người yêu cũ bất ngờ rỉ tai hẹn gặp tôi nói riêng vài câu.
Anh nói có dự án đang gọi vốn đầu tư 2 tỷ và muốn tôi giúp bằng cách moi tiền nhà chồng. Anh vạch ra một kế hoạch táo bạo cùng đường đi nước bước…, tôi chỉ việc thực hiện.
Người cũ không quên nhắc chuyện năm xưa cả hai có nhiều video mặn nồng. Nếu tôi giúp anh, anh sẽ chủ động xóa toàn bộ hình ảnh. Ngược lại, toàn bộ tư liệu sẽ chuyển cho nhà chồng tôi.
Lời anh nói nhỏ nhẹ nhưng như tảng đá nặng, khiến lòng tôi nặng trĩu. Tôi bất chợt rùng mình sợ hãi con người ấy, anh không chỉ xảo quyệt mà còn mưu mô, vụ lợi. Tại sao tôi có thể yêu và tôn thờ suốt từng ấy năm.
Đêm tân hôn, khuôn mặt tôi ủ dột. Chồng gặng hỏi nhưng tôi không dám tiết lộ mọi chuyện.
Tôi phải làm gì đây? Thú nhận với chồng hay mặc kệ, nghe theo sự sắp đặt của người cũ?
Xin hãy cho tôi lời khuyên!
'Nếu em sống vì hiện tại đã không có ngày mai đầy hối tiếc'
Tôi ngoại tình. Chỉ cần dữ kiện này thôi tôi đã nhận đủ gạch đá để xây nhà. Tôi biết tôi sai hoàn toàn khi tự mình phá hỏng cuộc hôn nhân gần 10 năm. Nhưng...
" alt="Cô dâu rùng mình trước đề nghị của người cũ trong ngày cưới" />
Trong quá khứ, anh từng yêu một người sâu sắc và tính đến chuyện hôn nhân. Sau thời gian hẹn hò, hai người thấy không hòa hợp nên quyết định chia tay.
Mối tình thứ 2 của anh cũng kéo dài 4 năm nhưng cuối cùng không đi đến kết quả tốt đẹp. Nguyên nhân tan vỡ là do anh thiếu quan tâm người yêu. Cô gái đó chán nản nên đã nói lời chia tay Tiến Sỹ.
Chàng trai này chia sẻ, anh muốn tìm người phụ nữ hiền, biết giao tiếp, nấu ăn khéo và không quan trọng hình thức.
Cô gái ngồi sau cửa sổ tình yêu là Huỳnh Kim Thoa làm nhân viên văn phòng. Kim Thoa thuộc mẫu người cẩn thận, tỉ mỉ và vui vẻ. Hiện cô sống cùng bố mẹ.
Khuyết điểm lớn nhất của cô là hay cằn nhằn và không thông thạo đường phố.
Về lịch sử tình trường, cô tâm sự, mình có mối tình kéo dài 2 năm nhưng đến lúc bàn chuyện hôn nhân, hai người gặp vướng mắc về tôn giáo.
Mẫu đàn ông cô thích là tôn trọng người khác, tâm lý và không ham mê cờ bạc. Đặc biệt, cô bày tỏ không thích người hói.
Cô gái Kim Thoa và bạn trai cũ chia tay vì lý do không cùng tôn giáo
Lúc bà mối kéo cửa sổ tình yêu ra, hai người khá bất ngờ vì vẻ ngoài của đối phương. Lúc này, Kim Thoa bàn bạc với Tiến Sỹ về vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo. Vì cô sợ lại như mối tình trước.
Tiến Sỹ thẳng thắn nói, rất có cảm tình với Kim Thoa và mong cô cho anh cơ hội.
Trước khi đến màn quyết định, Tiến Sỹ phải thực hiện một thử thách để thể hiện sự chân thành của mình.
Theo đó, Kim Thoa diễn hoạt cảnh cô bị đau chân, Tiến Sỹ ngay lập tức quỳ xuống, xoa bóp chân và hỏi han bạn gái.
Tiến Sỹ quỳ gối, bóp chân cho bạn gái
Hành động của Tiến Sỹ dù chân thật nhưng khiến bà mối và Kim Thoa phải bật cười.
Với ấn tượng tốt về nhau, họ đã cùng bấm nút hẹn hò, cho nhau cơ hội tiến xa hơn.
Cô gái đẹp từ chối hẹn hò, nắm tay chàng trai nói lời xin lỗi
Thấy đối phương thiếu dứt khoát trong việc thể hiện tình cảm, chị Minh Uyên đã quyết định không dành cho anh cơ hội hẹn hò, tìm hiểu.
" alt="Hẹn ăn trưa: Chàng trai chân thành khiến cô gái cảm động" />
Khánh thành điểm trường tại Bản Nót, Nam Động, Quan Hóa, Thanh Hóa
Năm 2020, nhân dịp kỷ niệm sinh nhật 5 tuổi, hãng mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ Mềm mong muốn lan toả nhiều hơn nữa hoạt động thiện nguyện. Vì vậy, Cỏ Mềm đã quyết định đồng hành cùng dự án Ngôi trường ước mơ xây dựng 5 điểm trường mới tại huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La. Từ đó, chiến dịch “5 việc tốt” được phát động.
Theo đại diện mỹ phẩm Cỏ Mềm, mỗi người có thể tham gia chiến dịch thông qua mạng xã hội Facebook bằng cách đơn giản dưới đây: Chia sẻ công khai 5 việc tốt có ý nghĩa bạn đã làm hoặc đã nhận được trong năm qua kèm 1 bức ảnh bạn thích; Gắn hashtag #5viectot #cungCoMemxaytruong và copy thể lệ chương trình.
Mỗi một bài chia sẻ trên mạng xã hội facebook là người tham gia đã đóng góp 20.000 đồng vào dự án xây 5 điểm trường mới của Ngôi trường ước mơ cho trẻ em vùng cao huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La do Mỹ phẩm Thiên nhiên Cỏ Mềm tài trợ.
Chiến dịch “5 việc tốt” diễn ra từ 10/12 - 10/1/2021. Các điểm trường dự kiến được khởi công xây dựng vào tháng 1/2021.
Ngôi trường ước mơ là nhóm thiện nguyện được thành lập năm 2014 đến nay đã có gần 3000 thành viên và nhà tài trợ chung tay xây dựng những lớp học kiên cố thay thế những căn phòng học tranh tre nứa lá. Sau 6 năm hoạt động, Ngôi trường ước mơ đã xây dựng được 85 ngôi trường kiên cố cho trẻ em nghèo khắp các tỉnh vùng cao Hà Giang, Sơn La, Cao Bằng, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái...
Cỏ Mềm là hãng Mỹ phẩm thiên nhiên Việt Nam được thành lập vào năm 2015 bởi bởi Dược sĩ Trịnh Đặng Thuận Thảo với sứ mệnh lan tỏa sản phẩm an toàn cho sức khỏe con người và sự bền vững trái đất.
Cỏ Mềm nghiên cứu và phát triển sản phẩm Mỹ phẩm thiên nhiên an toàn, hiệu quả từ thảo mộc Việt thay thế hóa phẩm độc hại trong gia đình nhằm giảm thiểu tác hại tới sức khoẻ và môi trường sống của con người.
Trong suốt 5 năm xây dựng và phát triển, Cỏ Mềm đã có nhiều hoạt động vì cộng đồng như xây dựng các điểm trường cho trẻ em vùng cao, trao tặng miễn phí nước rửa tay và xà bông cho mọi người trong mùa dịch Covid-19 cùng nhiều hoạt động cộng đồng ý nghĩa khác…
Xem chi tiết chương trình tại:
https://5viectot.comem.vn/
Lê Hương
" alt="Mỹ phẩm Cỏ Mềm phát động ‘5 việc tốt’ góp quỹ xây trường ở vùng cao" />
Với nhiều bệnh nhân mắc các bệnh hiểm nghèo, thời gian họ ở bênh viện còn nhiều hơn ở nhà. Ngoài điều trị y tế, chăm sóc về tinh thần cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình chữa bệnh. Vì vậy việc tạo không gian sống đẹp, màu sắc là việc vô cùng quan trọng giúp bệnh nhân có thêm niềm tin, khát vọng sống trong quá trình chữa bệnh.
Những bức tranh được gửi đến bệnh viện K với mong muốn góp phần mang lại diện mạo mới cho bệnh viện và tiếp thêm động lực, hỗ trợ tinh thần cho người bệnh.
Bên cạnh việc động viên tinh thần người bệnh, những bức tranh cũng góp phần tạo sự hứng khởi cho các y, bác sỹ, nhân viên y tế sau những giờ làm việc căng thẳng. Đây là sự kiện mở đầu cho chuỗi chương trình tặng tranh cho các bệnh viện của Quỹ tranh thiện nguyện “Butta Sweet Life” thực hiện trong thời gian tới.
Họa sỹ Kim Đức là tác giả bức tranh “Vỏ tương lai - Cover of Future” - bức tranh được chọn làm quà tặng cho các giáo hội Phật giáo trên thế giới nhân dịp Đại lễ Phật đản Vesak tổ chức tại Việt Nam năm 2019.
Bà cho biết: “Đến bệnh viện, cảm giác màu trắng khiến cho người ta cảm thấy lạnh lẽo hơn, cô đơn hơn và sợ hãi hơn. Nên tôi muốn cải thiện một chút tình trạng này.
Các bức tranh được treo trong phòng khám...
Khi có một bức tranh nhiều năng lượng tích cực được treo ở viện, người bệnh sẽ cảm thấy ấm áp. Trong thời khắc ngắm bức tranh, họ sẽ cảm thấy quên đi muộn phiền, cho họ có niềm tin cố gắng chiến thắng bệnh tật”.
Bắt đầu từ 35 bức tranh tặng Bệnh viện K - cơ sở 2, bà sẽ tiếp tục tặng tranh cho các bệnh viện khác từ Quỹ tranh thiện nguyện “Butta Sweet Life”.
Trong nhiều năm qua, họa sĩ Kim Đức đã thực hiện nhiều chương trình cho cộng đồng. Tháng 9/2019 Trung tâm Phát triển thế giới thêm xanh do họa sĩ này làm giám đốc đã phối hợp với Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức Chương trình hòa nhạc và đấu giá tranh gây quỹ “Chung tay trồng rừng Việt Nam”. Chương trình đã nhận được sự ủng hộ quỹ tranh của nhiều họa sỹ tên tuổi Việt Nam, thu được hơn 5 tỷ đồng và tổ chức trồng hàng triệu cây xanh cho các tỉnh miền Trung bị cháy rừng từ Nghệ An tới Phú Yên.
...và dọc hành lang bệnh viện
Mạng xã hội Phật giáo Butta là mạng xã hội trực thuộc Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, ra mắt tại Đại lễ Phật đản - Liên hiệp quốc Vesak 2019 được tổ chức tại Việt Nam.
Theo Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam: “Mạng xã hội Butta sẽ cập nhật thông tin Phật giáo ở Việt Nam và thế giới để tăng ni, phật tử có thêm cơ hội tiếp cận, học hỏi, mở rộng Phật pháp. Đây sẽ là địa chỉ truyền tải giáo lý đạo Phật đến với mọi người, giúp con người hướng thiện với những thông điệp từ bi, hòa ái".
Chàng trai 22 năm làm từ thiện, xây nhà tình nghĩa cho người nghèo
22 năm làm từ thiện, Thành Toàn cùng nhóm của mình xây dựng được 23 căn nhà tình nghĩa cho người nghèo.
" alt="Quỹ tranh thiện nguyện tặng tranh cho Bệnh viện K" />
Ban tổ chức sẽ liên hệ với những độc giả trúng thưởng qua email.
Chương trình bình chọn Sản phẩm Công nghệ Xuất sắc - Tech Awards được VnExpress Số Hóa tổ chức thường niên từ 2012. Trong năm thứ 10, chương trình có sự tham gia của hơn 60 sản phẩm, ứng dụng, nền tảng và hơn 40 thương hiệu được đề cử, chia thành ba nhóm là Sản phẩm số, Thương hiệu gia dụng, và Nền tảng - Ứng dụng.
Tech Awards 2022 gồm hai vòng Sơ loại và Chung kết. Vòng Sơ loại diễn ra từ 18/11/2022 đến 4/12/2022, trong đó số lượt bình chọn của độc giả sẽ quyết định các sản phẩm, ứng dụng, nền tảng và thương hiệu đi tiếp vào vòng trong. Ở vòng Chung kết, từ ngày 9/12/2022 đến 31/12/2022, thứ hạng của sản phẩm và thương hiệu được tính dựa trên 40% bình chọn của độc giả và 60% đánh giá của Ban giám khảo, là các chuyên gia và nhà báo công nghệ uy tín tại Việt Nam.
Bảo Lâm
Trở lại Số hóaTrở lại Số hóa" alt="Tổng giải thưởng 200 triệu đồng Tech Awards 2022 đã có chủ" />
Vợ chồng ông Chúc và các con gái đang ăn cơm trên chiếc ghe.
Ông Chúc cho biết, chiếc ghe này là nơi ở của vợ chồng ông hơn 40 năm qua. “Trước đây, vợ chồng tôi và 5 con gái sống ở đây nên khá chật. Giờ, các con có gia đình riêng, chỉ có vợ chồng tôi và đứa cháu ngoại nên rộng hơn”, miệng cười xòa, người đàn ông sinh năm 1957 nói.
Ông Chúc quê gốc ở Vĩnh Phúc. Năm 1954, ba mẹ ông vào Sài Gòn lập nghiệp bằng nghề chài cá. Vì vậy, từ ngày còn bé xíu ông đã làm quen với việc sống trên thuyền.
Cũng vì sống như vậy nên từ khi còn là cậu thanh niên, ông Chúc đã cùng ba làm việc thiện nguyện bằng cách vớt xác người chết và ngăn người nhảy cầu tự tử.
Sau khi chồng ngăn được một người nhảy cầu tự tử, bà Hinh sẽ ngồi bên nghe họ kể chuyện rồi khuyên nhủ.
Đến nay, người đàn ông này đã cứu vớt hơn 400 người trên sông Sài Gòn. Đối với ông và vợ, công việc vớt xác, cứu người dường như là định mệnh gắn chặt với cuộc đời.
Năm 1977, ông Chúc 18 tuổi thì gặp bà Nguyễn Thị Hinh (bằng tuổi với ông) rồi nảy sinh tình cảm.
Được hai gia đình tác hợp, họ nên duyên vợ chồng. Đám cưới của hai người diễn ra đơn sơ đến mức không có nổi một cặp nhẫn cưới. Thế nhưng, họ vẫn nắm chặt tay nhau mỉm cười hạnh phúc.
Mới đây, vợ chồng ông Chúc tham gia chương trình Mảnh ghép hoàn hảo. Ở đó, ngoài chia sẻ câu chuyện làm thiện nguyện của mình họ còn chia sẻ những câu chuyện tình yêu, cuộc sống hơn 43 năm lênh đênh trên sông Sài Gòn.
Bà Hinh cho biết, lúc mới cưới bà nghĩ ông chỉ làm nghề chài lưới bình thường. Khi biết ông Chúc còn đi giúp người ta vớt xác, cứu người tự tử từ khi còn nhỏ, bà Hinh rất sợ. Thậm chí, bà còn thừa nhận, nếu như bà biết việc ông đang làm ngay từ đầu chắc hẳn bà đã không đồng ý cưới ông.
“Lúc đầu tôi cứu một người thì bà ấy không nói gì nhưng khi tôi vớt thêm một cái xác thì bà ấy sợ. Bà ấy nói nếu biết trước thì dù có đưa bao nhiêu tiền bà ấy cũng không lấy tôi”, ông Chúc cười hiền.
Bà Hinh chia sẻ, khi biết chồng làm nghề vớt xác, bà rất sợ.
Sau vài lần chứng kiến chồng vớt xác, bà Hinh cũng thấy quen dần và đỡ sợ hơn. Người phụ nữ này cũng thấy tự hào về công việc của chồng. Từ đó, bà âm thâm theo ông lênh đênh trên sông nước, nguyện gắn cuộc đời mình cùng những việc mà chồng đang làm.
Thế nhưng, cuộc sống chật vật trên chiếc ghe nhỏ không ít lần khiến người phụ nữ này tủi thân. Đặc biệt là khoảng thời gian sinh con, bà khóc rất nhiều vì kinh tế gia đình quá khó khăn, không đủ để chăm lo cho các con.
Có lúc suy nghĩ nông cạn, bà Hinh chỉ muốn bỏ đi nhưng không nỡ để người chồng luôn thương yêu mình ở lại. “Ông ấy rất thương tôi, lúc nào cũng động viên tôi “ráng lên”. Nếu chồng không thương, chắc tôi sống không nổi thật”, bà Hinh nói.
Cứ như vậy, dù bữa đói bữa no nhưng hai vợ chồng ông bà cũng đồng hành cùng nhau hơn 43 năm, vất vả nuôi 5 con gái trưởng thành.
Cuộc sống hiện tại của ông bà vẫn như vậy, lênh đênh trên sông nước. Ông Ba Chúc vớt xác thì bà Hinh phụ một tay, ông cứu người nhảy sông tự tử thì bà bất đắc dĩ trở thành chuyên gia tâm lý, tâm sự khuyên bảo họ. Cứu xong một mạng người, vợ chồng họ cười xòa.
Bà Hinh cho biết, mấy chục năm qua, cuộc sống của vợ chồng bà không dư giả nhưng cả hai vợ chồng không suy nghĩ quá nhiều về những khó khăn trong quá khứ. Bản thân bà hạnh phúc vì gia đình bây giờ vẫn vui vẻ, con cháu đề huề. Bà cũng cảm thấy thanh thản hơn và thoải mái hơn vì vẫn được cùng chồng làm việc tốt giúp người.
“Nhiều người nói, làm không có lương rồi lấy gì ăn nhưng tôi trả lời có ai mướn đâu mà có lương. Vợ chồng tôi làm vì lương tâm chứ không hề nghĩ gì đến tiền bạc. Đã nghèo thì cũng nghèo rồi, chúng tôi không tính toán vật chất gì cả, chỉ mong có thể cứu người, giúp người”, bà Hinh chia sẻ.
Đến nay, ông Chúc đã vớt được hơn 400 người trên sông.
Biết vợ chịu nhiều thiệt thòi khi phải sống cảnh không nhà cửa, tiền bạc, ông Chúc chỉ biết nguyện dành tình yêu trọn vẹn cho bà. "Hơn 43 năm qua, bà ấy luôn đồng hành cùng tôi, chăm sóc tôi và cùng tôi vượt qua mọi khó khăn", người chồng quê Vĩnh Phúc nói.
Ước mơ duy nhất của vợ chồng ông Ba Chúc giờ đây là có được một mái ấm trên cạn, để có nơi nghỉ ngơi đàng hoàng khi không còn đủ sức làm công việc cứu người vớt xác trên sông nữa.
“Ai cũng muốn đi làm tích góp tiền bạc mua nhà, lớn nhỏ gì cũng được. Nhưng số phận vợ chồng tôi với công việc này chẳng thể nào mua nhà được, ao ước cũng chẳng nổi nữa rồi”, bà Hinh chia sẻ đầy xót xa.
Phía sau những đêm trắng mát-xa cho khách bên vỉa hè Sài Gòn
Đôi chiếu nhựa, bộ lọ thuỷ tinh, chai dầu cù là và một ít cồn đựng trong chai, những người hành nghề mát-xa vỉa hè mời gọi khách qua đường ghé vào thư giãn.
" alt="Vợ chồng 43 năm sống trên chiếc ghe 3m2" />