Gần 2.000 nguồn phóng xạ đang “thả nổi”
Tình trạng tồn đọng quá lớn các nguồn phóng xạ yếu không còn cần nữa là phổ biến ở nhiều nước trên thế giới,ầnquảnlýnguồnphóngxạđãquasửdụngthếnàlich da ngoai hang anh trong đó có ở Việt Nam.
Việt Nam đã xảy ra nhiều vụ thất lạc nguồn phóng xạ đã qua sử dụng trong thời gian qua. |
Hầu hết các nước đều có sử dụng nguồn phóng xạ trong các lĩnh vực y tế, công nghiệp và các ngành khác nhau. Theo tài liệu của IAEA, trên thế giới có nhiều nước, chỉ trong một vài năm đã tồn đọng hàng trăm nguồn với mức phóng xạ thấp đã qua sử dụng.
Dù cường độ phóng xạ yếu, loại nguồn phóng xạ nói trên có thể không đe dọa sức khỏe con người ở gần bằng chiếu tia bức xạ trực tiếp, nhưng vẫn có nguy cơ gây hại nếu bị phân tán trong môi trường, lọt vào cơ thể con người và tồn đọng trong thời gian dài.
Một kỹ sư hạt nhân của IAEA, ông Andrew Tompkins, có ý kiến: “Nguồn hoạt độ thấp vẫn đặt ra thách thức lớn bởi vì chúng tồn tại với số lượng lớn trên toàn thế giới và ở các các dạng và biến thể khác nhau".
Tuy vậy, nhiều nước trên thế giới không có thiết bị hoặc nhân viên cần thiết để xử lý những nguồn này mặc dù không còn cần hoặc độ phóng xạ quá yếu không thể sử dụng thêm nữa. Việt Nam cũng ở trong tình hình đó.
Ông Cục trưởng Cục trưởng Cục An toàn Bức xạ cho biết: Hiện nước ta có hơn 6.000 nguồn phóng xạ các loại đã được cấp phép sử dụng và phân bố rải rác trong khoảng 80 cơ sở sử dụng. Các nguồn phóng xạ đó tạm phân ra làm 2 loại.
Một loại gồm 24 cơ sở sử dụng nguồn phóng xạ nhóm A (hoạt động phóng xạ mạnh), phục vụ cho việc nghiên cứu, chiếu xạ công nghiệp, xạ trị y tế… Loại kia nhiều hơn với 56 cơ sở sử dụng phóng xạ nhóm B (hoạt động phóng xạ yếu), chủ yếu sử dụng trong công nghiệp. Đây là loại nguồn phóng xạ được quan tâm trong bài viết này.
Trong số nguồn phóng xạ được cấp phép kể trên ở nước ta, đáng kể đến 1.867 nguồn không còn sử dụng nữa và đang được lưu giữ tại các cơ sở hoặc được chuyển đến cơ quan quản lý dịch vụ để lưu giữ lâu dài.
Cũng cần bổ sung thêm rằng, theo thông tin từ ông Cục trưởng Cục ATBX, gần hai ngàn nguồn phóng xạ yếu đang nói đến đều không được và sẽ không thuộc loại gắn chíp theo dõi. Việc gắn chíp mới bắt đầu áp dụng và chỉ với các nguồn phóng xạ có cường độ đáng kể (nhóm A) sau khi xảy ra các vụ mất nguồn phóng xạ công nghiệp ở Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu đầu năm qua.
Cũng nên nói thêm vài nét về trường hợp nguồn phóng xạ yếu từ lâu không còn sử dụng và vừa mới phát hiện bị mất ở Tp. Bắc Kạn. Đây là nguồn phóng xạ yếu Cs-137 với kích thước chỉ bằng một hạt đậu được để trong một bình chì nặng hơn 7 kg thuộc sự quản lý của Nhà máy Xi măng Bắc Kạn. Nhà máy này bị phá sản và đã phát mãi nên ngân hàng quản lý toàn bộ đất đai và tài sản trên đất. Quá trình quản lý của cơ quan ngân hàng yếu kém, không chặt chẽ dẫn đến việc một số thiết bị đã mất trộm, trong đó có nguồn phóng xạ Cs-137.
Công nghệ xử lý đề xuất bởi IAEA
Các kỹ sư IAEA và Công ty An toàn phóng xạ Croatia thử nghiệm hệ thiết bị chứa nguồn phóng xạ hoạt độ thấp. Ảnh: IAEA. |
Hiện nay, hầu hết các nước đang phát triển, nguồn phóng xạ cường độ yếu bị thải loại và được lưu giữ tạm thời khắp nơi. Trong khi đó, một số nước phát triển có xu hướng tập trung cất giữ ở một kho chứa chung, nhưng ở một địa điểm nào đó nông gần mặt đất.
Cả hai hình thức này, theo các chuyên gia IAEA, đều có nguy cơ mất an ninh nếu không được bảo vệ đầy đủ. Do vậy, họ xây dựng một phương pháp xử lý mới, xem như một giải pháp lâu dài cho vấn đề này nhằm bảo vệ con người và môi trường lâu dài.
Hai yếu tố công nghệ quan trọng nhất, theo các nhà nghiên cứu IAEA, một là phương pháp di chuyển tập trung các nguồn phóng xạ về kho chứa chung và hai là xây dựng giếng khoan kiên cố để cất giữ tất cả nguồn phóng xạ thải loại vĩnh viễn cả nước dồn về.
Các nguồn phóng xạ được sử dụng rộng rãi, từ trong y tế đến công nghiệp, sau khi thải loại phải được xử lý và đóng kiện thông qua một quá trình gọi là điều kiện hoá. Khi được chuẩn bị theo phương pháp xử lý đó, hàng trăm nguồn - số lượng điển hình được tạo ra bởi một quốc gia đang phát triển mỗi năm – gom lại không quá một mét khối.
Dù vậy, việc tăng cường an ninh hạt nhân là một động tác quan trọng, “vì các nguồn đã qua sử dụng vẫn còn phóng xạ, cần ngăn cản khả năng các nguồn này bị lấy cắp và được sử dụng cho các hoạt động khủng bố", ý kiến của Gert Liebenberg, chuyên gia an ninh hạt nhân của IAEA.
Việc gom lại một lượng lớn nguồn phóng xạ yếu bị thải loại và di chuyển về kho chứa quốc gia được thực hiện bởi một container di động với vỏ bọc kim loại; gọi là thùng chuyển (transfer cask).
Cuối cùng, tất cả hoặc phần lớn các nguồn phóng xạ (có thể đến con số nhiều ngàn nguồn phóng xạ yếu bị thải loại) trong một quốc gia sẽ được di chuyển về và thả vào lỗ khoan bọc kim loại sâu hàng trăm mét dưới lòng đất để bảo quản an toàn vĩnh viễn.
Các thiết bị vận chuyển và chôn cất phóng xạ hay, nói chung, trên đây đã được thử nghiệm bởi các kỹ sư của IAEA và một công ty bảo vệ bức xạ của Croatia, khẳng định tính khả thi công nghệ xử lý mà IAEA đề xuất với các quốc gia thành viên thực hiện.
Các nhà quản lý lĩnh vực an toàn bức xạ và hạt nhân Việt Nam ta nên chăng bắt tay luôn với công nghệ mới về thu gom và bảo quản nguồn phóng xạ mà IAEA vừa đề xuất. Động tác này là cần thiết đối với một nước đang sử dụng nhiều nguồn phóng xạ, lại xảy ra sự mất nguồn phóng xạ liên tiếp trong hai năm liền, cả nguồn có hoạt độ mạnh lẫn nguồn với hoạt độ yếu.