Làn sóng smartphone Đông Nam Á
TheànsóngsmartphoneĐôngNamÁc2 2024o những báo cáo gần đây từ các hãng nghiên cứu thị trường Nielsen và ABI Research, thị trường smartphone Đông Nam Á vô cùng tiềm năng. Sự phát triển mạnh mẽ của số lượng người sở hữu và có nhu cầu mua smartphone được gói gọn trong biểu đồ của công ty Malaysia Entrepreneurs, cho thấy rõ khả năng phát triển của smartphone trong khu vực. Các nhà quan sát Đông Nam Á có lẽ không ngạc nhiên khi Indonesia – vốn là thị trường đặc biệt quan trọng của hãng điện thoại RIM dẫn đầu khu vực. Về tổng thể, với gần 1/10 dân số thế giới, Đông Nam Á sở hữu nền tảng khách hàng béo bở cho các doanh nghiệp tiếp cận và khai phá. Lượng người có nhu cầu mua smartphone tại các nước có tỉ lệ tiếp cận Internet và điện thoại di động lớn như Indonesia, Philipin, Việt Nam, Thái Lan…đều đạt mức cao, từ 39% trở lên. Theo đó, doanh số bán hàng cũng tăng mạnh khi Malaysia Entrepreneurs ước tính năm 2015 sẽ có tới 163 triệu điện thoại thông minh được bán ra. Tỉ lệ tăng trưởng hàng năm trong 4 năm vừa qua cũng duy trì ở mức 39%.
相关推荐
-
Nhận định, soi kèo Guadalajara vs Queretaro, 6h05 ngày 2/2: Khách gặp khó
-
Hiền Anh trong một chuyến du lịch trải nghiệm Myanmar với bố. Ảnh: NVCC Là một cựu sinh viên chuyên ngành tiếng Anh, anh Tiến cho rằng, cho trẻ tiếp xúc với ngoại ngữ sớm là tốt nhưng yếu tố quan trọng hơn là phương pháp tiếp cận hợp lý.
Theo anh, trong giai đoạn cấp 1, trẻ con có năng khiếu bắt chước giọng nói rất tốt, do vậy khoảng thời gian này nên phân bổ chủ yếu cho học nghe, nói. “Bởi quỹ thời gian và sức khỏe của một đứa trẻ có hạn, nên khi đã dành nhiều nguồn lực cá nhân cho học nghe, nói thì nội dung ngữ pháp không cần quan tâm nhiều, nội dung này để dành tới cấp 2 học sẽ hợp lý hơn.
Đứa trẻ cấp 2 có tư duy logic về cách ghi nhớ tốt hơn cấp 1, do vậy giai đoạn này học ngữ pháp và các quy tắc câu cũng hiệu quả hơn. Việc phân bổ thời nội dung học hợp lý giúp đứa trẻ có hiệu quả học tập cao hơn mà không bị quá tải”.
Việc anh thường xuyên đưa con đi chơi, ngoài việc cho con cơ hội khám phá thế giới, còn nhằm mục đích giúp con ý thức được rằng ngoại ngữ sẽ là phương tiện giúp con tìm hiểu những nền văn minh mới, những miền đất lạ. Từ đó, việc học ngoại ngữ với con sẽ trở nên nhẹ nhàng, nhiều hứng thú thay vì ép buộc con phải học vì điểm số hay vì những mục đích mà con chưa xác định được.
Không chỉ với môn tiếng Anh, ông bố này cho rằng, với việc học tập nói chung, đừng vội đặt mục tiêu học tập vì nghề nghiệp, mà hãy làm việc đó vì tinh thần khai phóng bản thân.
“Tôi quen những phụ huynh không những không biết tiếng Anh mà tiếng Việt còn viết sai chính tả trầm trọng, nhưng con họ lại học tiếng Anh rất tốt bởi họ biết cách động viên và gợi mở sự ham muốn của đứa trẻ với việc khám phá thế giới, mở rộng kiến thức thông qua việc làm chủ ngoại ngữ”.
Anh Tiến cho biết, mặc dù từng học ngoại ngữ nhưng ở nhà, anh không nói bất cứ một câu tiếng Anh nào với con, cũng không dạy con nói theo. Bởi vì theo anh, nên để con học phát âm từ các kênh của người bản ngữ sẽ tốt hơn.
“Chìa khoá của việc học bất cứ một ngôn ngữ nào là sự lặp lại. Vì thế, việc học phải được duy trì thường xuyên, hằng ngày một cách kiên trì để tạo ra phản xạ tự nhiên”.
Đi dã ngoại với các bạn trong câu lạc bộ tiếng Anh. Ảnh: NVCC Những chuyến đi giúp cô bé ý thức được rằng ngoại ngữ là phương tiện kết nối với thế giới. Ảnh: NVCC Đầu năm 2019, anh có ý định tìm một câu lạc bộ tiếng Anh dành cho trẻ em cho con nhưng chưa tìm được nơi nào phù hợp. Do vậy, anh đã kêu gọi thành lập một câu lạc bộ tiếng Anh với mục tiêu khuyến khích tinh thần tự học ngoại ngữ nói riêng và tự học nói chung của các bạn nhỏ.
Hiện tại, Hiền Anh tham gia câu lạc bộ một lần/ tuần, vừa để chia sẻ, động viên, vừa học cùng các bạn. Cô bé cũng có một thời gian làm “trợ giảng” và dạy cho các em lớp 1 trong câu lạc bộ. Nhưng năm nay, do phải chuẩn bị cho kỳ thi cấp 3 nên Hiền Anh đã ngừng 2 hoạt động này.
Chia sẻ về bí quyết để học tốt tiếng Anh, Hiền Anh cho rằng: “Muốn học tiếng Anh hiệu quả thì phải đặt ra mục tiêu, đặt ra câu hỏi vì sao ta cần giỏi tiếng Anh và học như thế nào cho đúng. Mục tiêu học tiếng Anh của con là giao tiếp, kết bạn và bổ sung kiến thức”.
Ông bố Hà Nội dạy tiếng Anh cho con từ lúc mới lọt lòng
Phương pháp dạy tiếng Anh đặc biệt của anh Hoàng đã giúp cho cô con gái nói tiếng Anh thông thạo khi mới 3 tuổi.
" alt="Cô bé chỉ học trường làng nói tiếng Anh 'như gió'">Cô bé chỉ học trường làng nói tiếng Anh 'như gió'
-
Nói dối Các bậc phụ huynh luôn dạy con thật thà, chấp nhận những lỗi lầm mình gây ra và thẳng thắn thừa nhận chúng. Tuy nhiên, chính họ lại vô tình nói dối người khác trước mặt con.
Trẻ con chứng kiến hành động này của bố mẹ, chúng sẽ nghĩ rằng, việc nói dối là điều bình thường. Họ sẽ trở thành “tấm gương” nói dối cho trẻ học tập.
Trẻ không quan tâm mục đích nói dối là tốt hay xấu, chúng chỉ hiểu, nếu những người lớn thường dạy chúng về đạo đức mà có thể nói dối, thì chúng cũng có thể. Bên cạnh đó, bố mẹ sẽ đánh mất lòng tin nơi con cái.
Bắt con tự ngủ
Cha mẹ tin rằng việc ngủ chung sẽ khiến con cái ỷ lại, mất đi tính tự lập. Nhưng con sẽ thắc mắc: "Tại sao người lớn lại ngủ chung phòng mà trẻ con lại phải ngủ một mình?".
Thực tế, việc ôm và ru con ngủ sẽ tạo ra mối liên kết tình cảm giữa mẹ và con, cải thiện sức khỏe tinh thần cho trẻ.
Ép con ăn uống lành mạnh
Ăn uống lành mạnh là điều quan trọng, bảo vệ sức khỏe nhưng tất cả chúng ta vẫn có sở thích riêng của mình, thích ăn một món nào đó.
Bạn thường lập chế độ ăn uống cho con, cấm con ăn những món nhiều dầu mỡ, nhiều đường như: kem, bánh kẹo, đồ ăn nhanh nhưng đôi khi bạn cũng ăn những thực phẩm đó.
Trẻ sẽ thấy bất công và không muốn làm theo những gì bố mẹ dạy mà có xu hướng thích làm ngược lại.
Dùng điện thoại liên tục
Trung bình, mỗi người dành hơn 3 giờ mỗi ngày để sử dụng điện thoại di động, chưa kể làm việc trên máy tính xách tay, máy tính bảng và xem TV. Trong khi đó, bạn lại dạy con "không nên sử dụng điện thoại quá nhiều".
Mặc quần áo cho con quá mức cần thiết
Một số cha mẹ cho trẻ mặc đồ quá mức cần thiết, bất chấp việc đứa trẻ có cảm thấy thoải mái hay không.
Họ thường ép con mặc theo cảm quan của mình về thời tiết. Trong khi đó, họ cho phép bản thân ăn mặc thoải mái, vì họ luôn nghĩ rằng bố mẹ có sức đề kháng tốt hơn con. Ví dụ: Trời hơi se lạnh, họ vẫn bắt trẻ mặc áo phao dày còn mình chỉ mặc chiếc áo len mỏng manh.
Hành vi này có thể làm đứa trẻ nảy sinh tính độc đoán, thích người khác phải thực hiện theo ý mình.
Dạy con biết chia sẻ với người khác nhưng bố mẹ không chia sẻ với con
Các bố mẹ thường dạy con biết chia sẻ mọi thứ với mình, với người khác nhưng họ không sẵn sàng chia sẻ với con.
Lâu dần, đứa trẻ cho rằng mình không được tôn trọng, trở nên tự ti, không dám mở lòng hoặc rất ngỗ nghịch, nảy sinh lòng ganh ghét. Bạn hãy nhớ, trẻ em là những cá thể riêng biệt có nhu cầu và ý kiến riêng. Vì vậy việc thiết lập ranh giới và lắng nghe ý kiến của chúng là rất quan trọng.
Trước khi dạy con biết chia sẻ với mình, hãy chia sẻ mọi vấn đề trong cuộc sống cùng con. Cùng con học, cùng con vui chơi, chia sẻ món đồ mình yêu thích với con.
Chỉ biết đưa ra mệnh lệnh với con
Bố mẹ muốn con thực hiện mệnh lệnh của mình ngay lập tức, bất kể đứa trẻ đang làm gì. Đôi khi họ bỏ qua ý kiến của con, khiến chúng nghĩ rằng, bố mẹ độc đoán, không tôn trọng chúng.
Khi lớn lên, đứa trẻ cũng bị "nhiễm" những thói xấu này của bố mẹ. Khi cần sự giúp đỡ của mọi người, chúng sẽ thích đưa ra mệnh lệnh thay vì nhờ vả chân thành.
Không quan tâm tới cảm xúc của con
Phần lớn, bố mẹ thường không quan tâm đến cảm xúc của con, xem chúng thích hay ghét cái gì nhưng hay phàn nàn rằng, con không chịu hiểu cho mình.
Ví dụ: Bạn luôn lấy lý do "bận" để từ chối chơi cùng con. Khi thấy con la hét, gào khóc, bạn sẵn sàng mắng mỏ, dọa nạt chúng. Nhưng bạn có hiểu, con đang thèm được chơi cùng mẹ.
Đôi khi, người lớn còn phớt lờ cảm xúc của trẻ. Nếu con gây ra lỗi lầm, thay vì lắng nghe nguồn cơn, tìm cách giáo dục con, họ sẵn sàng la mắng trẻ.
Khi bị ai đó mắng mỏ, bạn cảm thấy tổn thương trong lòng, với con cũng vậy. Cha mẹ quát mắng con thường xuyên sẽ gây ra những tổn thương cực nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Cụ thể là các bé có thể trở nên sợ sệt, ám ảnh và khủng hoảng khi bố mẹ lạm dụng lời quát mắng quá mức…
Thúc giục con học tập
Con cái thành công trong cuộc sống là điều bất cứ bố mẹ nào cũng mong muốn. Vì thế, họ thúc giục, bắt con học thật nhiều, khám phá những điều mới mẻ, giành điểm số cao...
Áp lực từ bố mẹ đè xuống, khiến đứa trẻ chán nản, không có động lực, ghét học. Khi đó, bố mẹ lại đưa ra lý do tại sao chúng cần kiến thức này trong cuộc sống. Thế nhưng, chính bố mẹ thường ít tiếp thu hay bồi dưỡng những kiến thức mới cho bản thân.
Khuyên con tự tin nhưng bố mẹ cũng hay ngại ngùng, sợ đám đông dị nghị
Cha mẹ thường khuyến khích con làm mọi thứ, để giúp chúng tự tin hơn. Tuy nhiên, bố mẹ cũng có lúc thiếu tự tin khi ra ngoài. Ví dụ: Bạn muốn thay đổi phong cách ăn mặc, phá cách hơn một chút nhưng lại sợ mọi người xì xào.
Trẻ thấy bố mẹ như vậy sẽ không dám trải nghiệm bất cứ thử tthách nào hay làm điều mới mẻ. Lâu dần, chúng càng nhút nhát, kém cỏi.
Nhà tâm lý học chia sẻ 7 lời khuyên giúp trẻ nhỏ ngủ một mình
Trang Bright Side đăng tải lời khuyên của các nhà tâm lý học để giúp các bậc cha mẹ tạo thói quen ngủ một mình cho con nhỏ.
" alt="10 hành vi của bố mẹ có tác động xấu đến con">10 hành vi của bố mẹ có tác động xấu đến con
-
Ba bố con anh cũng đang là F0. "Liệu có cách nào để vợ tôi qua cơn nguy kịch? Tôi và các con phải làm gì?", anh hỏi đi hỏi lại. Hơn 30 phút, tôi vừa trả lời vừa thực hành tâm lý liệu pháp, lắng nghe và chia sẻ với anh. Sau đó, hỏi bệnh cả gia đình, triệu chứng của từng người, hướng dẫn thuốc và ăn uống, dặn dò thêm về vệ sinh mũi họng, tập hít thở... Cuối cùng, tôi vẫn phải nói thật là vợ anh chắc khó qua khỏi, động viện anh lo cho mình và các con.
Buông máy xuống, tôi không khỏi bần thần. Virus này quá khắc nghiệt. Nó không cho phép người thân gặp nhau vào giây phút cuối cùng, nó tấn công hầu hết người cùng nhà và để lại di chứng tinh thần lâu dài.
Tôi cứ nghĩ tư vấn cho F0 qua điện thoại chỉ là hướng dẫn bệnh nhân cách tự chăm sóc tại nhà, "vô trận" rồi mới biết không dừng lại ở đó.
"Tổng đài 1022 nhấn phím 3, bác sĩ xin nghe!". Hơn một tháng nay, hơn 100 bác sĩ chúng tôi không biết đã nói bao nhiêu lần câu ấy. Từ đủ mọi chuyên khoa, chúng tôi cùng tham gia chương trình tư vấn cho người dân phòng chống Covid-19 qua tổng đài 1022.3 của Hội Y học TP HCM.
Những tình huống tương tự cứ thế diễn ra, ngày qua ngày, các cuộc gọi bất kể ngày hay đêm. Những tiếng khóc than, tiếng thở ngắt quãng: "Bác sĩ ơi, em không còn thở nổi nữa rồi, làm sao đây?", "Bác sĩ ơi, nhà em đến 12 người đều dương tính hết rồi, mà em gọi ai cũng không được". Nhiều câu "Bác sĩ ơi,..." khiến chúng tôi thắt lòng.
Chúng tôi, nhiều bác sĩ đã vài chục năm trong nghề vẫn bối rối với những tình huống cần xử trí khẩn cấp mà mình chỉ giao tiếp được qua điện thoại. Đường dây mỏng manh đó, tưởng gần mà rất xa. Chỉ một giây bệnh nhân buông tay khỏi chiếc điện thoại là đứt gãy. Nhiều bác sĩ đã phải cho bệnh nhân số điện thoại riêng của mình để có thể kết nối với nhau liền mạch hơn, theo dõi bệnh tốt hơn.
Bệnh trạng Covid-19 có thể diễn tiến rất nhanh trong một ngày, trở nặng đột ngột trong vài tiếng nhưng cũng có thể kéo dài nhiều tuần. Và thế là bác sĩ và bệnh nhân gần như cùng gắn kết hàng ngày qua điện thoại. "Bác sĩ ơi, chỉ số SpO2, mạch, nhiệt, huyết áp buổi sáng của cả nhà em đây" kèm theo loạt hình ảnh. Rồi "chiều nè bác sĩ...", rồi "tối nè...".
Màn hình điện thoại bác sĩ sáng liên tục cả ngày, đầy ắp hình ảnh, video của bệnh nhân, các tin nhắn hướng dẫn uống thuốc, tập thở, ăn uống. Thời gian ngủ của nhiều bác sĩ gần như rút ngắn tối đa để có thể tư vấn được nhiều hơn, chu đáo hơn cho bệnh nhân. Có bác sĩ kể với tôi, có hôm chị ngủ ba tiếng vì tư vấn cho hơn 50 F0 trong hơn 18 giờ.
Thầm lặng hơn là những bác sĩ ở phường. Các bạn lặng lẽ hỗ trợ trạm y tế phường, giúp theo dõi bệnh nhân F0 trong địa bàn. Kê toa thuốc cho F0, nhưng bệnh nhân không đi mua được, kêu theo dõi SpO2 nhưng bệnh nhân không có thiết bị, bác sĩ tự bỏ tiền túi ra mua máy đo, mua thuốc, tự phân chia những gói thuốc A, thuốc B theo phác đồ của Sở Y tế để đến nhà phát cho người bệnh. Bác sĩ tư vấn từ xa trở thành dược tá chia thuốc, kiêm luôn người giao hàng tới nhà F0.
Một điều thật kỳ diệu mà chúng tôi ai cũng nhận ra, chỉ trừ những trường hợp gọi đến tổng đài quá trễ, gần như F0 được theo dõi kỹ càng từ đầu đều qua khỏi và ít chuyển nặng. Không ít bác sĩ đang theo dõi cùng một lúc hơn 20 F0, và may thay, hầu như tất cả đều không trở nặng. Tuy chưa có nghiên cứu nào thống kê so sánh nhóm bệnh nhân được tư vấn đầy đủ từ xa có ít trở nặng hơn nhóm được điều trị trực tiếp trong bệnh viện dã chiến không, nhưng chúng tôi ai cũng nhận ra kết quả của việc mình làm. Đó là nguồn động lực to lớn để chúng tôi càng cố gắng.
Cuộc chiến này còn dài, cần thêm rất nhiều tư vấn viên từ xa cho từng người bệnh. Thực tế ở nước ta, lâu nay bác sĩ gia đình không được coi trọng. Sinh viên ra trường cũng chỉ thích làm bác sĩ chuyên khoa. Nhưng bác sĩ gia đình mới là mạng lưới gần nhất, cứu giúp kịp thời nhất cho người bệnh. Vì thế, ở một số quốc gia, ví dụ như Nhật Bản, bác sĩ gia đình được xem là mạng lưới không thể thiếu.
Quyết định 1568 ngày 27/4/2016 của Bộ Y tế đã phê duyệt kế hoạch nhân rộng và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020. Nhưng nó mới chỉ dừng ở quyết định, chưa có một kế hoạch triển khai cụ thể.
Qua những ngày đi cùng hàng trăm F0, tôi càng nhận thấy bác sĩ gia đình vô cùng quan trọng với cộng đồng. Nhiều chuyên gia nhận định, đối với Covid, hiệu lực của thuốc chỉ là 30%, 70% còn lại là chăm sóc bệnh nền, dinh dưỡng, thể dục và đặc biệt là sức khỏe tâm lý. Không phải chỉ Covid-19, hầu hết các bệnh khác cũng cần sự điều trị toàn diện. Bác sĩ gia đình vì thế cần kỹ năng, kiến thức tổng quát và tấm lòng xem người bệnh như ruột thịt.
Nếu như mỗi bệnh nhân hay mỗi gia đình được một bác sĩ theo dõi tận tình hàng ngày, sát sao từng sinh hiệu người bệnh, tôi tin chắc chúng ta sẽ giảm được tỷ lệ bệnh chuyển nặng, giảm tối thiểu tỷ lệ tử vong do Covid. Mô hình chăm sóc sức khỏe tại nhà, theo dõi từ xa và đội ngũ bác sĩ gia đình rất cần được ưu tiên đầu tư trên toàn quốc.
Ở khía cạnh tích cực, cơn dịch này mở ra cơ hội để Việt Nam sửa chữa những lỗ hổng trong hệ thống Y tế công cộng. Bộ Y tế nếu gấp rút xây dựng kế hoạch phát triển mạng lưới bác sĩ gia đình sẽ là bệ đỡ cho hệ thống y tế công. Mô hình này còn có thể tận dụng hệ thống y tế tư nhân, vốn đang bị động về nguồn lực và thiếu cơ chế hoạt động trong điều trị liên quan đến Covid.
Khi số F0 cả nước tiếp tục tăng, việc chúng ta có thể chuẩn bị ngay là thiết kế thêm nhiều tổng đài như TP HCM đã làm ở các địa phương. Bên cạnh đó, kêu gọi mọi bác sĩ, kể cả bác sĩ về hưu có thể gia nhập hệ thống tư vấn từ xa và có chính sách cụ thể phát triển ngay bác sĩ gia đình.
Người dân đang cần lắm những tấm lòng của lương y, các nhà quản lý và nhà làm chiến lược cho mạng lưới y tế từ xa tưởng nhỏ nhưng không hề nhỏ và cực kỳ quan trọng lúc này.
Lê Thị Anh Thư
Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn" alt="F0 tại nhà">F0 tại nhà
-
Nhận định, soi kèo Rennes vs Strasbourg, 23h15 ngày 2/2: Nỗ lực thoát hiểm
-
Trung bình mỗi năm Việt Nam có 2.000 trẻ tử vong do đuối nước, với tỷ suất 6,8/100.000 trẻ, cao nhất so với khu vực Đông Nam Á và gấp 8 lần các nước phát triển, theo số liệu được Bộ Giáo dục & Đào tạo dẫn ra năm 2021. Nguyên nhân đuối nước chủ yếu là do trẻ không biết bơi. Và với nguyên nhân dễ hiểu này, hè nào cũng vậy, sau mỗi một vụ chết đuối lại là một cuộc loanh quanh đổ lỗi: ai phải chịu trách nhiệm cho tình trạng trẻ thiếu kỹ năng sống sót dưới nước?
Chủ trương đưa bơi vào trường học như một môn giáo dục thể chất đã được ngành Giáo dục triển khai từ cách đây gần 15 năm. Nhưng không phải lúc nào chủ trương cũng dễ dàng hiện thực hóa. Trường học gặp đủ thứ khó khăn, liên quan đến kinh phí, con người, cơ sở vật chất... Mỗi đơn vị muốn dạy bơi ít nhất cần có bể bơi. Bể xây bằng xi-măng kiên cố mất hàng trăm triệu đồng đến tiền tỷ, nếu lắp ráp bằng nhựa compsite cũng suýt soát 50-70 triệu đồng.
Hiệu trưởng một trường THCS ở huyện Hương Khê, Hà Tĩnh, đơn vị được tài trợ bể bơi compsite, chia sẻ rằng: mỗi tháng trường mất ít nhất 800.000 đồng tiền hóa chất, 5 triệu đồng tiền hỗ trợ giáo viên dạy bơi. Con em nông thôn phần lớn thuộc gia đình khó khăn, tiền học chữ còn chưa đủ, nói gì đến tiền học bơi. Trường phải lấy chỗ này đắp chỗ nọ. Nhưng ông cũng cho biết thêm: với diện tích bể bơi chưa đầy 40 m2, học sinh chỉ có thể tập những thao tác để nổi trên mặt nước, muốn bơi thành thạo thì gần như không thể.
Vậy nếu coi đây là trách nhiệm của gia đình, thì sao? Một báo cáo của WHO cho biết: Hơn 55% trẻ tử vong do đuối nước ở Việt Nam sống trong các hộ gia đình có điều kiện kinh tế nghèo, tập trung nhiều nhất ở khu vực nông thôn. Tôi vẫn cho rằng, trẻ không biết bơi, thiếu những kỹ năng sinh tồn cơ bản, lỗi trước hết phải thuộc về gia đình, rồi sau đó mới đến các đơn vị liên quan. Nhưng xã hội khó có thể đòi hỏi gì nhiều hơn ở các gia đình đang hàng ngày phải chiến đấu với cái ăn cái mặc.
Trong bối cảnh đó, có một giải pháp theo tôi sẽ mang lại hiệu quả sớm hơn và rộng hơn, là tổ chức dạy bơi trong cộng đồng. Cách thức này được thực hiện bởi các tình nguyện viên. Không gian dạy bơi chính là sông suối, hồ đập trên địa bàn. Dụng cụ hỗ trợ là những vật dụng đơn giản, tồn tại sẵn xung quanh như áo phao cũ, xăm ôtô cũ hay thậm chỉ là bè chuối và các vật dụng có thể nổi trên mặt nước...
Năm 2006 tại quê tôi có một thầy giáo tên là Lê Văn Tùng - dạy thể dục kiêm Tổng phụ trách đội ở một trường học thuộc huyện Cẩm Xuyên - đã tổ chức dạy bơi rất hiệu quả theo cách như vậy. Thầy khảo sát, lựa chọn một vùng nước bằng phẳng, độ sâu hợp lý trên dòng sông Rác rồi căng phao làm chỉ giới. Trong phạm vi chừng hơn 200 m2 trên sông, thầy Tùng huấn luyện cho các em nhỏ mỗi sáng mỗi chiều. Gần 10 năm ròng rã, thầy đã giúp khoảng 5.000 em nhỏ trên địa bàn biết bơi mà không mất một khoản đóng góp nào.
Nhưng vì lý do công việc cũng như sức khỏe, thầy Tùng sau đó buộc phải nghỉ công việc yêu thích của mình. Lớp học bơi của thầy giờ vẫn được nhắc tới như là một kỷ niệm đẹp.
Câu chuyện của thầy Tùng cho thấy: dạy bơi trong cộng đồng là một giải pháp phù hợp, hiệu quả đối với trẻ em nông thôn nếu được tổ chức hợp lý. Vấn đề là ai sẽ đứng ra tổ chức?
Nhiều tổ chức, hội nhóm có thể làm được điều này nhưng tốt hơn cả và đúng chức năng, nhiệm vụ hơn cả có lẽ là Đoàn Thanh niên. Hiện nay chiến dịch Tình nguyện hè đã bắt đầu được khởi động. Bên cạnh những hoạt động như tiếp sức mùa thi, sinh hoạt đoàn đội, hay thậm chí là lắp loa, cắm biển cánh báo nguy hiểm nơi sông suối... thì nên chăng Đoàn Thanh niên lập các đội tình nguyện dạy bơi miễn phí. Đội tình nguyện gồm những người có kỹ năng dạy bơi về các địa bàn nông thôn, khảo sát địa hình, địa vật, chăng dây, cắm phao trên sông suối hồ đập, rồi tập bơi cho các cháu.
Với cách làm cầm tay chỉ việc như vậy, chỉ cần độ vài tuần là trẻ em nghèo trên các địa bàn được phổ cập kỹ năng bơi. Đây là một giải pháp ít tốn kém, thiết thực, khả thi trong các hoạt động tình nguyện hè, nhưng dường như chưa được các cơ sở Đoàn đặt vấn đề một cách nghiêm túc.
Trần Long
" alt="Ai dạy bơi cho trẻ nghèo?">Ai dạy bơi cho trẻ nghèo?
- 最近发表
-
- Nhận định, soi kèo Monterrey vs Necaxa, 8h05 ngày 2/2: Chiến thắng đầu tay
- Nữ Gen Z chọn lối sống xanh cùng xe Yamaha
- Cặp đồng tính nữ cùng mang thai, sinh con cách nhau 3 ngày
- Dịch vụ thuê người tán tỉnh vợ mình, giá tiền tỷ ở Nhật Bản
- Nhận định, soi kèo Sukhothai vs Muangthong United, 19h00 ngày 2/2: Cửa trên thất thế
- 7 điểm du lịch rùng rợn ở Trung Quốc không dành cho người yếu tim
- Cà Mau khánh thành tượng đài chuyến tàu tập kết ra Bắc
- Tiêu chí chấm giải mới của Oscar gây tranh cãi
- Nhận định, soi kèo Konyaspor vs Eyupspor, 22h00 ngày 4/2: Cạnh tranh ngôi đầu
- 'Đánh bay' 31kg, cô gái Bến Tre khiến bạn bè sững sờ khi gặp lại
- 随机阅读
-
- Nhận định, soi kèo Cagliari vs Lazio, 2h45 ngày 4/2: 3 điểm bỏ túi
- Gợi ý quà cho các bé dịp Quốc tế thiếu nhi 1/6
- 8 dấu hiệu và cách xử lý sâu bệnh cho cây trồng trong nhà
- Bộ Giao thông vận tải yêu cầu xử lý dứt điểm các dự án chậm tiến độ
- Nhận định, soi kèo Al Safa vs Al Adalah, 22h00 ngày 3/2: Chủ nhà ‘ghi điểm’
- Điều hòa bị chảy nước cần làm gì
- Hơn 3 triệu khách hàng trúng thưởng ‘Bia đỏ vận hên’
- Hoa tím khiến người Hà Nội nhớ Đà Lạt
- Nhận định, soi kèo Gloria Buzau vs Botosani, 21h00 ngày 4/2: Chủ nhà thắng thế
- Việt Nam trong 20 quốc gia tốt nhất để đi du lịch
- Quang Hải nói về chuyện công khai người mới: 'Tôi chưa làm gì có lỗi'
- Man Utd sa thải Ten Hag
- Nhận định, soi kèo Al Safa vs Al Adalah, 22h00 ngày 3/2: Chủ nhà ‘ghi điểm’
- Vợ chồng tôi ly hôn vì 200 triệu mẹ vay 'nóng'
- 'Đào kênh Vĩnh Tế
- 12 dấu hiệu chứng tỏ nửa kia không còn tôn trọng bạn
- Nhận định, soi kèo Middlesbrough vs Sunderland, 03h00 ngày 4/2: Cầm chân nhau
- Con gái đáng yêu của cầu thủ Bùi Tiến Dũng
- Kiếm tiền tỷ từ cây kim ngân hoa
- Thương hiệu Nghỉ dưỡng an toàn về tay Du lịch Việt Nam
- 搜索
-
- 友情链接
-