Ngoại Hạng Anh

6 thói quen giúp tránh xa dịch sốt xuất huyết

字号+ 作者:NEWS 来源:Công nghệ 2025-04-15 01:38:33 我要评论(0)

Trước diễn biến nhanh và phúc tạp của dịch sốt xuất huyết trên cả nước,óiquengiúptránhxadịchsốtxuấthtrận hôm naytrận hôm nay、、

Trước diễn biến nhanh và phúc tạp của dịch sốt xuất huyết trên cả nước,óiquengiúptránhxadịchsốtxuấthuyếtrận hôm nay Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện 6 biện pháp chính để phòng chống dịch bệnh.

Trong thời điểm cao điểm dịch sốt xuất huyết, cả nước ghi nhận gần 45.000 người mắc sốt xuất huyết (SXH) với 28 ca tử vong tại 53 tỉnh, thành phố. Điểm nóng của dịch bệnh là khu vực phía Nam với trên 35.000 trường hợp mắc, trong đó nhiều nhất tại: TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương. Hà Nội cũng là địa phương có số người mắc SXH nhiều với trên 3.000 trường hợp được ghi nhận tại 30 quận/huyện của thành phố (tăng hơn 5 lần so với năm 2014).

{ keywords}

Theo ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), bệnh sốt xuất huyết là bệnh lưu hành tại hầu hết các tỉnh, thành phố ở Việt Nam. Bệnh có nguy cơ tăng cao vào các tháng mùa mưa và bệnh ghi nhận chủ yếu ở các tỉnh, thành phố khu vực miền Nam-là nơi có tập quán trữ nước, khu đô thị, công trường xây dựng và khu dân cư đông đúc.

Bệnh sốt xuất huyết đến nay chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả là diệt muỗi, diệt bọ gậy và phòng muỗi đốt. Để tích cực phòng bệnh cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:

Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.

Hàng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...

Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.

Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà

M.M

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读

Sao lại để mình tàn tạ như vậy? - Ảnh 1.

Thời thanh xuân, tôi cũng từng đẹp và thơm (Ảnh minh họa)

Tôi cũng là một phụ nữ đẹp và thơm cho đến khi sinh con đầu lòng, tôi biến thành một con cú hôi hám. Sai lầm ở chỗ tôi luôn nghĩ mọi phụ nữ mới sinh đều hôi hám nên chẳng màng thay đổi.

Nhớ lúc má tôi tay xách nách mang lên chăm tôi ở cữ, nhìn mớ bao bị lủ khủ của má là tôi biết… tới công chuyện rồi. Nào là thuốc Nam, thuốc Bắc, rồi rượu gừng, bột nghệ, mật ong...

Tôi giãy nảy: “Thời bây giờ ai xài mấy thứ này hả má”. Má nghiêm giọng kể chị Năm hàng xóm tuổi mới 40 mà trời mưa lắc rắc đã run lập cập, phải lấy áo khoác vô. Chị Bảy xóm trên thì đi lom khom như bà già vì đau cột sống. Chị Lài thì hai đầu gối kêu lụp cụp…

Mấy chị bị vậy cũng tại cái tội chê mẹ già cổ hủ, không chịu để mẹ xông hơ, xoa bóp khi nằm ổ. “Bây muốn giống vậy hông?”- câu chốt hạ của má khiến tôi im re.

Sao lại để mình tàn tạ như vậy? - Ảnh 2.

Phụ nữ phải luôn chăm sóc bản thân để luôn đẹp và thơm (Ảnh minh họa)

Má bắt tôi trùm khăn, mặc áo dài tay, mang vớ, chiều tối thì xoa dầu khắp người cho ấm. Vụ nằm than, tôi phản đối dữ quá nên má thôi, nhưng má không cho mở máy lạnh hay mở quạt. Trời nóng bức, tôi đổ mồ hôi mồ kê đầm đìa. Đợi lúc không có má, chồng tôi lấy quạt giấy phẩy phẩy cho vợ đỡ nóng.

Lại gần tôi, chồng sụ mặt: “Người em toàn mùi dầu kinh quá”. Chị họ tới thăm, la bài hãi: “Trời ơi, nhà gì mới tới cửa đã nghe sặc mùi bà đẻ”.

Thấy má chăm tôi, chị khen: “Dì kỹ quá, sau này em nó khỏi lo mắc bệnh sản hậu. Phụ nữ bây giờ học đòi theo khoa học, chẳng thèm kiêng cữ, mai mốt rồi biết”. Câu nói của chị khiến tôi tin mọi việc đang đi đúng hướng, chỉ là hôi hám chút thì phải ráng chịu.

Bé Nâu 3 tháng, cứng cáp rồi nên má về quê, tôi vẫn chưa thể đẹp và thơm. Tôi đẹp và thơm sao được khi Nâu ngủ cũng cần mẹ bế. Đợi con say giấc tôi mới nhè nhẹ đặt xuống. Con ngủ thì tôi tranh thủ nấu cơm, phơi đồ, dọn dẹp. Ai có chăm con nít thì biết, cứ một lát là con ọc sữa, tè dầm, lát bú, lát khóc… Nâu bị dị ứng với tã giấy nên tôi phải may tã vải, lót thêm khăn cho khỏi ướt. Chỉ một lát Nâu đã “sản xuất” cả thau tã áo dơ.

Bận bịu bù đầu, nhưng chồng muốn phụ một tay tôi lại không yên tâm. Tính đàn ông hay cẩu thả, lơ đễnh. Tôi đã nghe nhiều về chuyện các ông bố tắm con tuột tay để rơi con, pha sữa cho con thì không để ý, pha bằng nước sôi, nằm ngủ thì đè cả con... Nhiều cảnh báo như thế sao tôi dám giao con cho chồng.

Cuối tuần, bạn bè hay rủ tôi ra quán cà phê thư giãn. Tôi thở còn không kịp, sao dám rời con để chơi bời. Người ta hay nói “gái một con trông mòn con mắt”, chắc ai đó đùa cho vui. Phụ nữ sinh con xong người xồ xề, đẫm mùi mồ hôi, mùi con tè, mùi sữa con trớ chua lè… Ngoài ra còn ngủ không đủ giấc nên mắt thâm quầng, da sạm, má hóp. Đàn ông nhìn thấy chạy còn không kịp.

Sao lại để mình tàn tạ như vậy? - Ảnh 4.

Nếu biết cách, phụ nữ sẽ chăm con khỏe, mẹ trẻ đẹp (Ảnh minh họa)

Bữa Hoa - bạn tôi ghé thăm, nó trợn mắt nhìn tôi: “Sao mày tàn tạ ghê vậy?”. Hoa lệnh cho chồng tôi phải chăm con, nó sẽ dắt tôi đi “lột xác” (từ Hoa dùng). Tôi dặn chồng nhớ cho con bú đúng giờ. Con khóc thì xem có phải con đói, con tè… Hoa la trời: “Mày để ổng lên lớp với, bắt học lớp một hoài sao”.

Hoa chở tôi tới tiệm làm tóc, massage. Lâu lắm rồi tôi mới có thời gian nằm ườn ra để người khác chăm sóc mặt mũi chân tay. Rời khỏi tiệm, đúng như Hoa nói, tôi nhẹ nhõm như thể vừa lột xác. Hoa nói đã chơi thì chơi lớn luôn, nó chở tôi đi ăn rồi đi uống cà phê. Tôi nhìn từng giọt cà phê rơi, ngắm trời xanh mây trắng, nghe tiếng nước chảy róc rách êm đềm từ hòn non bộ… bỗng thấy thương mình quá đỗi.

Sinh con thôi mà, sao phải hy sinh nhiều thứ, mất mát nhiều thứ? Lúc nào tôi cũng ôm đồm để rồi bù đầu bù cổ, căng như dây đàn. Tôi không có cảm giác hạnh phúc, làm sao truyền sang con năng lượng lành? Mình không thương mình, còn chờ ai thương?

Lúc tôi về nhà, bé Nâu đã bú no, ngủ ngoan trong lòng ba, nhà cửa gọn gàng sạch sẽ. Chẳng có cảnh con khóc con la, nhà như bãi chiến trường như tôi đã tưởng tượng. Nhìn tôi mới mẻ tươi tắn, chồng cười tủm tỉm, nói sau này mỗi tuần tôi cứ đi chơi một ngày, anh sẽ giữ con. Không ngờ chuyện rối nùi của tôi có thể giải quyết gọn hơ. Một ngày để tôi nạp năng lượng, để làm mẹ tốt, vợ tốt, đáng mà, phải không?

Phụ nữ đẹp và thơm chẳng phải để cho ai mà cho chính bản thân mình, để tự tin, yêu lấy bản thân. Mọi ông chồng khi thấy vợ đẹp và thơm hẳn sẽ hài lòng. Tôi nhận ra rằng, sao cứ phải chạy đua với thời gian để rồi mình rớt lại phía sau, càng lúc càng tụt hậu, hạnh phúc gia đình có khi vì vậy mà đổ vỡ chớ chẳng chơi. Từ bây giờ, tôi sẽ đi chậm thôi để còn đẹp và thơm.

Theo Phụ nữ TP.HCM 

" alt="Sao lại để mình tàn tạ như vậy?" width="90" height="59"/>

Sao lại để mình tàn tạ như vậy?

{keywords}

Bên cô giáo trong kỳ thử thách đầu tiên

Đầu tiên cô kiểm tra con trai tôi về nhận biết màu sắc. Cô đặt lên bàn mấy con gấu nhựa đủ các màu sắc sặc sỡ, chia nửa cho cô, nửa cho con tôi, và yêu cầu con tôi nhận diện màu sắc, gọi tên các màu. Sau đó cô xếp một hàng các chú gấu cùng màu rồi yêu cầu con tôi xếp giống thế về màu và số lượng.

Rồi bài bắt đầu khó dần lên. Cô yêu cầu con tôi copy cô, lúc thì xếp nhiều dẫy gấu mỗi dẫy một màu, lúc thì nhiều dẫy gấu trộn chung nhiều màu, cuối cùng là dẫy gấu xếp pha trộn các màu theo một quy luật nhất định kiểu hai con mầu trắng, ba con mầu đỏ, một con mầu nâu, và cứ kéo dài theo trình tự ấy, v.v...

Điều này đòi hỏi các trò phải tập trung và quan sát tốt, có đầu óc phân tích quy luật mới xếp được đúng như hình mẫu ngày một đa dạng và nhiều chi tiết. Các hình que nhiều màu sắc cũng được cô sử dụng để kiểm tra óc quan sát của trẻ.

Chữ số và chữ cái

Tiếp theo, cô bắt đầu kiểm tra kiến thức xem con tôi đã biết những gì chữ số và chữ cái.

Theo chương trình ở mẫu giáo, sau khi các em học xong mẫu giáo lớn thông thường đều biết đếm từ 1 đến 10,và biết hết các chữ trong bảng chữ cái. Nhưng cũng có em giỏi hơn, biết đếm đến một trăm và biết ghép từ đơn giản nhiều khi do chơi nhiều những trò chơi ghép chữ và nhớ được.

Vì vậy cô giáo bắt đầu kiểm tra kiến thức của con tôi bằng cách đặt lên bàn 10 chữ số từ 0 đến 9. Cô yêu cầu trò đọc hết số, rồi đưa 3, 4 số, trộn nháo nhào sau đó yêu cầu trò xếp theo trình tự từ nhỏ tới lớn.

Cô cũng đưa những tấm cát có các chấm như các hình đô-mi-nô và cát có viết các con số rồi yêu cầu con tôi xếp các cát thành từng cặp sao cho các số lượng chấm tương ứng với chữ số trong cát.

Để kiểm tra kiến thức về chữ cái cô đưa cho con trai tôi bảng chữ cái, yêu cầu đọc to xem thuộc được bao nhiêu chữ cái, rồi chỉ chữ cái theo những trình tự khác nhau - không theo thứ tự trong bảng chữ cái - xem con tôi có thật thuộc mặt chữ hay chỉ đọc vẹt theo kiểu bài hát A, B, C.

Kỹ năng đọc và nghe

Sau đó cô lại lấy những cuốn sách nhỏ, đọc truyện cho trò nghe. Trước hết cô hỏi con tôi: “Em có biết khi đọc các dòng trong sách người ta đọc chữ từ trái qua hay phải qua, từ trên xuống hay dưới lên?”.

Con tôi ngớ ra, không biết cách đọc thế nào là đúng. Khi ấy cô giáo nhìn tôi, nhắc tôi lưu ý điểm này. Cô dặn tôi khi về nhà đọc sách cho con phải dùng ngón tay chỉ vào từng từ để cho cháu có kiến thức cơ bản về cách đọc và đặc biết nhớ đọc sách cho con hàng ngày trước khi đi ngủ.

Rồi cô bắt đầu đọc truyện. Trước khi đọc vào nội dung truyện cô đọc tiêu đề truyện và hỏi trò khi nghe cô đọc tiêu đề này trò có biết nội dung truyện sẽ nói về gì không. Đây là cách để kiểm tra trí thông minh và khả năng phán đoán trước sự việc của trẻ.

Sau khi đọc xong truyện cô lại đặt những câu hỏi đơn giản về nội dung truyện để kiểm tra khả năng nghe hiểu của trò. Dựa vào đó cô sẽ dự đoán được sự phát triển trí tuệ và khả năng nhận thức của trò, cũng như sớm phát hiện những trẻ có vấn đề trí tuệ chậm phát triển, chậm hiểu để có thể có biện pháp giáo dục phù hợp với từng học trò.

Khích lệ không ngừng

Trong suốt quá trình kiểm tra, mỗi lần con trai tôi trả lời đúng câu hỏi cô đều không ngại ngần thưởng cho học trò của mình những lời khen ngợi không ngớt: “Wow, em đã biết điều này rồi sao?!”. “Ôi, em thật giỏi!”. “Chà, em quả là xuất sắc!”.

Mỗi khi con trai tôi ngập ngừng hoặc trả lời sai cô đều không quên động viên: “Không sao cả. Em sẽ được cô dạy về điều này ở lớp!”. “Chẳng có điều gì khủng khiếp ở đây. Rồi nhất định em sẽ làm được”.

Và cô cũng không quên nhắc tôi ghi nhớ hoặc chụp ảnh lại các câu trả lời của con để hiểu trình độ con và tiện hỗ trợ nhà trường những vấn đề con trai còn yếu.

 

{keywords}

Tự tin do luôn được khích lệ

Tôi đặc biệt ấn tượng với một bài toán logic cô ra cho con trai tôi thực hiện. Cô đưa cho cậu học trò nhỏ ba cây nến, các cây nến đều đốt dở, độ dài ngắn còn lại khác nhau. Cô yêu cầu trò xếp ba cây nến theo thứ tự từ nhỏ tới lớn. Con trai tôi sau và giây suy nghĩ đã làm được đúng yêu cầu của cô.

Sau đó cô đưa một cây nến thứ tư với độ dài khác cả ba cây nến trước và bài tập đưa ra là: “Hãy đặt cây nến thứ tư này vào cùng hàng với ba cây nến kia sao cho dãy nến vẫn đảm bảo bốn cây nến này đều đứng theo thứ tự từ nhỏ đến lớn”.

Nghe xong đầu bài cô giao cũng thấy hơi ớn lạnh, vì điều tôi lo là con mình không hiểu được yêu cầu bài. Nó giống như toán đố chứ không giống những câu hỏi về con số đơn thuần. Lần này cậu trò nhỏ có vẻ suy nghĩ có vẻ mông lung lắm. Cô nhìn trò giọng đầy khích lệ:

- Em có thể không làm đúng cũng không sao, vì mấy tuần kiểm tra vừa qua chưa có bạn nào làm đúng được bài tập này cả.

Con trai tôi ngước lên nhìn cô, rồi cuối cùng quả quyết đặt cây nến trên tay vào vị trí tạo cho cả hàng nến xếp đuôi nhau thành hình tịnh tiến đi lên. Nhìn kết quả con làm được, tôi sung sướng vô bờ, bởi tôi biết con đã hiểu đề bài và lời động viên của cô giúp con thêm tự tin.

Kết quả là con đã làm được và làm đúng. Cô giáo reo lên hạnh phúc như chính cô là người giải được bài toán này: “Em thật xuất sắc! Em là người đầu tiên làm đúng bài toán này trong lớp cho tới thời điểm này. Mẹ em chắc chắn đang rất tự hào về em!”.

Ngồi nghe cuộc sát hạch trình độ giữa cô giáo và con trai mà tôi như vỡ ra bao điều về cả cô và trò.

Cảm nhận được cách thức cô giáo truyền đạt cho con mình, cảm ơn sự quan tâm và lắng nghe của cô dành cho con, thấu hiểu trình độ của con mình, những gì mình đã làm được, chưa làm được cho con và tiếp tục cần làm gì để trợ giúp cả thầy và trò trong chặng đường học tập tiếp theo.

Thấy trong lòng tràn đầy niềm lạc quan và tin tưởng vào nền giáo dục mà con trai đang được hưởng. Quên đi hết mọi lo lắng và căng thẳng trước buổi kiểm tra. Cảm thấy yêu cả hai cô trò biết bao!

{keywords}

Có những nơi trẻ em thực sự được như búp trên cành...

 

Tôi sẽ nhớ một giờ kiểm tra chất lượng này suốt đời, vì nó giúp tôi hiểu hơn các thầy cô đã đầu tư biết bao sức lực và trí tuệ để có được buổi kiểm tra chất lượng trong vòng một tiếng nhưng vô cùng toàn diện, giúp cả các thầy cô và cha mẹ thấu hiểu về trình độ, khả năng của con em mình.

(Theo Bích Châu/ Nhịp Cầu Thế Giới)

" alt="Giờ kiểm tra đặc biệt của học sinh lớp 1" width="90" height="59"/>

Giờ kiểm tra đặc biệt của học sinh lớp 1