Facebook bắt đầu trừng phạt mạnh tay hơn với tài khoản cá nhân liên tục chia sẻ tin giả, sai sự thật, một nỗ lực nhằm triệt phá tin giả trên nền tảng.
Theo hệ thống mới, Facebook sẽ giảm lượt phân phối tất cả bài viết từ những người này, khiến nội dung của họ khó tiếp cận người dùng khác, kể cả khi bài viết đó đúng sự thật. Công ty đã áp dụng biện pháp tương tự cho các Page, Groups đăng tin giả nhưng đây là lần đầu tiên dùng cho người dùng cá nhân. Trước đây, Facebook chỉ hạn chế lượt tiếp cận của những bài viết bị các tổ chức xác minh sự thật “gắn cờ” mà chưa phạt người đăng.
Facebook từ chối tiết lộ sau bao nhiêu bài chia sẻ tin giả, người dùng sẽ bị phạt.
Ngoài ra, công ty của ông Mark Zuckerberg còn bắt đầu hiển thị thông điệp nếu người dùng bấm thích một trang thường xuyên chia sẻ tin giả để cảnh báo họ. Theo Facebook, điều này giúp mọi người có quyết định đúng đắn hơn nếu muốn theo dõi một trang nào đó.
Đây là động thái mới nhất của Facebook nhằm kìm chế sự lây lan của tin giả trên mạng xã hội. Nó là một thử thách không dễ dàng, đặc biệt khi liên quan tới bầu cử, dịch Covid-19. Hãng đã mở một trung tâm thông tin dành riêng cho Covid-19 hay biến đổi khí hậu để giới thiệu thông tin đáng tin cậy cho người dùng. Dù vậy, nó vẫn không theo kịp tin đồn, tin giả mà gần 3 tỷ người dùng đang tiếp xúc.
Facebook tuyên bố: “Dù là tin giả, gây nhầm lẫn về Covid-19, vaccine, biến đổi khí hậu, bầu cử hay chủ đề khác, chúng tôi sẽ đảm bảo ít người nhìn thấy thông tin giả mạo trên các ứng dụng của chúng tôi”. Đầu năm nay, công ty cho biết đã xóa 1,3 tỷ tài khoản giả từ tháng 10 tới tháng 12/2020.
Du Lam (Theo Bloomberg, Reuters)
Vụ đụng độ giữa Nga và Big Tech tiếp tục leo thang sau khi một tòa án phạt Google, Facebook vì không xóa nội dung mà Moscow xác định là bất hợp pháp.
" alt=""/>Facebook trừng trị tài khoản chuyên phát tán tin giả như thế nào?Điện thoại không tín hiệu
Theo khảo sát của chúng tôi, hầu hết máy điện thoại trong các trạm điện thoại thẻ (trạm ĐTT) ở các tuyến đường Lê Duẩn, Trưng Nữ Vương, Tôn Đức Thắng, Quang Trung... đều không có tín hiệu khi chúng tôi nhấc ống nghe. Rất ít trạm còn nguyên vẹn, lá chắn của các hộp dây line gần chân trạm bị cạy nắp làm lộ các dây line ngầm đã đứt tung.
Trước Trường THCS Lý Thường Kiệt (đường Trưng Nữ Vương), vỏ trạm ĐTT bị phá vỡ và xanh lè vì sơn xịt tứ tung. Ở góc đường Triệu Nữ Vương, một hộ bán kính xe nhét bao nilon, chai lọ đầy trạm, lại tranh thủ kê thêm miếng ván để bày kính tràn lan dưới chân trạm. Trên đường Lê Duẩn, trạm ĐTT được tận dụng làm nơi để xô nước rửa chén.
Chưa kể, hết thảy vỏ trạm ĐTT là nơi lý tưởng để... dán tờ rơi. Có thể bắt gặp đủ loại quảng cáo, từ nhận dạy kèm, tuyển nhân viên, đến tìm nhà trọ... chằng chịt ở các trạm. Để tờ quảng cáo của mình trở nên “nổi bật”, dễ nhìn, nhiều người tiện tay xé luôn các tờ giấy cũ trước khi “chèn” tờ mới lên, để lại những vết loang lổ rất khó chịu.
Theo một cán bộ quản lý ĐTT của Công ty Dịch vụ viễn thông Đà Nẵng, trước đây, vỏ trạm bằng chất liệu mica, nhôm thường bị kẻ xấu tháo gỡ hoặc đập phá, nên gần đây đã được thay vỏ hộp bằng sắt cho “chắc ăn”.
" alt=""/>Đà Nẵng: Trạm điện thoại thẻ sống dở chết dởEVN Telecom “nóng - lạnh” thất thường
Cục Quản lý chất lượng CNTT – TT cho biết, việc đo kiểm chất lượng mạng EVN Telecom được tiến hành tại Hà Nội trong thời gian từ ngày 23/7/2009 đến ngày 30/7/2009. Nếu nhìn vào 3 chỉ tiêu được đánh giá là cơ bản nhất gồm tỷ lệ cuộc gọi thiết lập thành công, tỷ lệ cuộc gọi rơi, điểm chất lượng thoại thì chất lượng mạng di động của EVN Telecom được cho là tương đối “phức tạp”. Chỉ số đo kiểm đối với chỉ tiêu tỷ lệ cuộc gọi được thiết lập thành công, mạng EVN Telecom đứng vị trí cao nhất trong 5 mạng di động được công bố chất lượng. Thế nhưng, mạng di động này lại nằm ở vị trí chót bảng ở hai chỉ tiêu là tỷ lệ cuộc gọi bị rơi và điểm chất lượng thoại trung bình.
Các chuyên gia viễn thông cho rằng, kết quả đo kiểm cũng phần nào phản ánh đúng thực tế của mạng di động này. Trên thực tế, EVN Telecom đang “đau đầu” bởi băng tần 450 Mhz luôn bị can nhiễu. Như vậy, điểm chất lượng thoại và tỷ lệ cuộc gọi bị rơi của mạng này đứng chót bảng âu cũng là điều dễ hiểu. Việc EVN Telecom lần đầu tiên đứng vị trí số 1 về tỷ lệ cuộc gọi được thiết lập thành công cũng không phải là yếu tố bất ngờ. Nếu so với Viettel, MobiFone, VinaPhone và S-Fone thì số lượng thuê bao của EVN Telecom thấp nhất. Vì vậy, khi dung lượng mạng “xông xênh” thì tỷ lệ thiết lập cuộc gọi thành công chắc chắn sẽ cao.
Một lãnh đạo của EVN Telecom cũng đã bộc bạch với Báo Bưu điện Việt Nam rằng con đường tiến vào thị trường di động của mạng này chính là 3G chứ không phải là băng tần 450 Mhz.
Cục Quản lý chất lượng CNTT – TT cho biết, việc đo kiểm chất lượng mạng S-Fone được tiến hành tại Hà Nội trong khoảng thời gian từ 24/8 đến 15/9/2009. Kết quả đo kiểm của mạng di động này đều vượt so với chuẩn chất lượng của ngành, nhưng với kết quả không cao.
3 mạng di động lớn vẫn có chỉ số đo kiểm cao nhất
Trong kết quả đo kiểm chất lượng năm nay của 3 mạng GSM hồi tháng 4-5/2009, MobiFone không phải là nhân tố gây bất ngờ. Kết quả đo kiểm của MobiFone cũng có tiến bộ hơn so với năm 2008 nhưng mức độ cải thiện không rõ rệt. Tuy nhiên, MobiFone vẫn có các chỉ tiêu đo kiểm nhìn chung là cao nhất trong số 3 mạng di động lớn. Sự bất ngờ trong kết quả đo kiểm đến từ VinaPhone với việc mạng di động này lần đầu tiên có tỷ lệ cuộc gọi thiết lập thành công cao nhất (99,63%) so với 3 mạng di động lớn, nhưng lại đứng sau EVN Telecom và S-Fone. So với kết quả đo kiểm chất lượng VinaPhone năm 2008 tại Hà Nội, đây là một bước nhảy vọt.
" alt=""/>Chất lượng các mạng di động: CDMA về cuối