Người phát ngôn khẳng định, quan hệ hợp tác quốc phòng giữa hai bên được duy trì và phát triển phù hợp với các văn bản, thỏa thuận hợp tác, nhất là Tuyên bố Tầm nhìn chung về quan hệ hợp tác quốc phòng giai đoạn 2020-2025 và các cơ chế hợp tác khác đã được thiết lập trong thời gian qua. Qua đó, đóng góp vào hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, hợp tác và phát triển tại khu vực cũng như trên thế giới.
Hội nghị An ninh Quốc tế Moscow lần thứ 11 tại Nga khai mạc hôm 15/8 với 3 phiên toàn thể cùng phiên thảo luận bàn tròn. Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam tham dự hội nghị.
Phát biểu tại phiên toàn thể với chủ đề “An ninh tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương”, Đại tướng Phan Văn Giang nhấn mạnh, Việt Nam nhất quán đường lối đối ngoại hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển, là bạn với tất cả các nước trên thế giới, là đối tác trách nhiệm, tin cậy trong cộng đồng quốc tế. Việt Nam không liên minh, liên kết quân sự, không “chọn bên” trong quan hệ quốc tế; tôn trọng nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ nước khác; cam kết trách nhiệm và nghĩa vụ quốc tế cao cả. Việt Nam luôn mong muốn đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định, phát triển, thịnh vượng của thế giới và khu vực.
Trao đổi với PV VietNamNet trước các hoạt động giao lưu biên giới Việt-Trung, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba nhấn mạnh, quan hệ giữa Quân đội hai nước đi đôi với sự thành lập, phát triển của quan hệ hai Đảng, có truyền thống hợp tác tốt đẹp, lâu đời.
“Hai nước chúng ta luôn kề vai chiến đấu trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lược, giải phóng dân tộc và đặc biệt quân đội hai nước luôn ủng hộ lẫn nhau, hình thành mối tình hữu nghị nồng thắm”, Đại sứ chia sẻ.
Trong Tuyên bố chung Việt Nam và Trung Quốc về việc tiếp tục làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ Đối tác hợp tác Chiến lược toàn diện, xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai nhân chuyến thăm Việt Nam hồi tháng 12/2023 của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nêu rõ: “Hai bên nhất trí tăng cường hơn nữa giao lưu cấp cao giữa quân đội hai nước; phát huy tốt vai trò của các kênh như Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới, Đối thoại chiến lược quốc phòng và Đường dây nóng giữa hai Bộ Quốc phòng….Tiếp tục đi sâu hợp tác biên phòng, thúc đẩy triển khai tuần tra chung biên giới trên đất liền, khuyến khích các đồn trạm biên phòng của hai nước thiết lập quan hệ hữu nghị, tăng cường phối hợp về quản lý và bảo vệ biên giới…”.
“Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới trở thành ‘thương hiệu’ quan trọng trong quan hệ giữa hai Đảng, hai nước”, Đại sứ Hùng Ba khẳng định.
Đặc biệt, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba cho biết, năm nay đánh dấu kỷ niệm 10 năm thành lập cơ chế này và cũng là lần thứ 8 hai bên tổ chức giao lưu hữu nghị. Theo ông, hoạt động này sẽ góp phần tăng cường trao đổi chiến lược giữa lãnh đạo cấp cao của Quân đội hai nước và thúc đẩy chặt chẽ hơn nữa quan hệ giữa các cấp của Quân đội hai nước, làm sâu sắc hơn nữa sự hợp tác giữa các quân, binh chủng của hai bên, đặc biệt là Bộ đội Biên phòng.
Ngoài ra còn phát huy vai trò quan trọng đối với giữ gìn hòa bình, ổn định tại khu vực biên giới hai nước, thúc đẩy kinh tế thương mại tại khu vực biên giới, hợp tác giao lưu nhân dân.
“Có thể nói khu vực biên giới Trung Quốc - Việt Nam hiện tại là một khu vực biên giới hòa bình nhất, ổn định nhất, có hoạt động kinh tế thương mại sôi nổi nhất, có sự đi lại, giao lưu chặt chẽ nhất trên thế giới”, Đại sứ Hùng Ba chia sẻ.
Đại sứ bày tỏ hy vọng Quân đội hai bên từ những định hướng, yêu cầu của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước sẽ thúc đẩy hợp tác an ninh quốc phòng, không ngừng tổng kết kinh nghiệm và làm cho hoạt động giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới ngày càng thực chất hơn và tốt hơn, đóng góp lớn hơn vào xây dựng “Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược”.
Quân đội hai nước luôn là một trụ cột quan trọng trong sự phát triển quan hệ hai Đảng, hai nước, vì vậy Đại sứ Hùng Ba cho rằng, phát huy hợp tác giữa hai Quân đội chính là làm sâu sắc hơn nữa tin cậy an ninh, chính trị giữa hai Đảng.
Trong tình hình mới, Đại sứ Hùng Ba nhấn mạnh, Quân đội hai nước nên đi đầu thực hiện sự đồng thuận chiến lược mà lãnh đạo cấp cao nhất của hai bên đã đạt được; tập trung tăng cường liên lạc và hợp tác chiến lược; đẩy mạnh trao đổi thông tin, diễn tập, huấn luyện chung; hợp tác sâu rộng trong giáo dục chính trị, đào tạo cán bộ.
Chiến thắng Điện Biên Phủ - thắng lợi vĩ đại
Việt Nam đang tổ chức các hoạt động để tưởng nhớ, tri ân các anh hùng liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.
Chia sẻ về sự kiện này, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba cho biết, kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - một thắng lợi vĩ đại trong cuộc đấu tranh chính nghĩa của các dân tộc bị xâm lược và bị áp bức ở châu Á, trong đó có Trung Quốc và Việt Nam, vì độc lập và giải phóng dân tộc. “Đây là dấu mốc vàng trong lịch sử Việt Nam”, ông Hùng Ba nói.
Tháng 7/1950, theo đề nghị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông và Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cử một đoàn cố vấn, chuyên gia quân sự sang Việt Nam để giúp đỡ, ủng hộ cuộc chiến chống Pháp của người dân Việt Nam. Trung Quốc cũng cung cấp cho Việt Nam nhiều súng, hỏa pháo, đạn pháo…
Đại sứ Hùng Ba chia sẻ, gần đây ông có đọc hồi ký của những người tham gia tổ cố vấn quân sự, Trung Quốc cung cấp số lượng lớn pháo hạng nặng, quân dân Việt Nam gánh trên vai, vượt qua khó khăn lớn và vận chuyển đến những ngọn núi.
Chiến thắng Điện Biên Phủ có được trước hết nhờ sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn dắt, sự chiến đấu anh dũng của toàn Quân đội và nhân dân Việt Nam, ngoài ra còn có sự ủng hộ mạnh mẽ của các nước xã hội chủ nghĩa như Trung Quốc.
“Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Đó là một thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là một thắng lợi của các lực lượng hòa bình, dân chủ và xã hội chủ nghĩa trên thế giới”, Đại sứ Hùng Ba dẫn chứng.
" alt=""/>Biên giới ViệtKhông nhiều VĐV quần vợt có thể chia tay theo kịch bản lý tưởng. Hầu hết những những giỏi nhất cuối cùng bị cuốn trôi bởi thời gian.
Tháng 9/2022, Nadal khóc trong ngày đối thủ và cũng là người bạn Roger Federer treo vợt. Anh đã liên tưởng đến đoạn cuối sự nghiệp của mình và điều đó vừa diễn ra.
Giống như Federer, cơ thể Nadal bị trừng phạt bởi chấn thương và tuổi tác. Thể lực cũng như sức khỏe không còn theo anh nữa, khiến huyền thoại người Tây Ban Nha trải qua một năm rưỡi không ngừng điều trị và điều trị.
Thời gian cũng đang tấn công Novak Djokovic, người duy nhất trong nhóm “Big 3” vẫn tiếp tục thi đấu. Nole trải qua năm 2024 đầy khó khăn: không có bất kỳ danh hiệu ATP nào, đổi lại là tấm HCV Olympic Paris.
Đêm 19/11 (giờ địa phương), gần như cả Tây Ban Nha không ngủ. Mọi người hướng về Malaga, nơi Nadal mở màn cho đội chủ nhà trong trận tứ kết Davis Cup 2024 với Hà Lan.
Nadal để thua Botic van de Zandschulp 4-6 và 4-6. Carlos Alcaraz thắng lại Tallon Griekspoor 7-6 (7-0) và 6-3. Tuy nhiên, đến trận đánh đôi quyết định, cặp Wesley Koolhof/Botic van de Zandschulp hạ cặp Carlos Alcaraz/Marcel Granollers 7-6 (7-4) và 7-6 (7-3).
Tây Ban Nha dừng lại sớm hơn dự kiến. Bởi vì, đối thủ Hà Lan không vào bán kết Davis Cup kể từ 2001, thành tích tốt nhất của họ trong lịch sử giải quần vợt đồng đội danh giá nhất.
“Các bạn cùng nhau luôn thúc đẩy tôi tiếp tục chiến đấu. Nhưng bạn phải chấp nhận hoàn cảnh. Tôi cảm thấy siêu đặc quyền. Tôi chỉ có thể cảm ơn cuộc sống. Tôi đã biến sở thích của mình thành nghề nghiệp”, Nadal gửi thông điệp đến người hâm mộ.
Lời chia buồn
Nghịch lý thay, Nadal nói lời chia tay ngay khi anh xuất phát. Bản thân nhà vô địch 22 Grand Slam và Tây Ban Nha đều kỳ vọng có thể tiến sâu hơn tại Davis Cup.
Nadal gác vợt trong khuôn khổ một giải đấu tương tự và với cùng một kết quả: thua. Năm 2004, Rafa ra mắt Davis Cup với trận mở màn thua Jiri Novak. Dù vậy, sau đó anh thắng trận thứ 5, giúp Tây Ban Nha hạ Cộng hòa Séc 3-2 rồi tiến một mạch đến chức vô địch.
Tròn 20 năm trước, Nadal là chàng thang niên nổi loạn với mái tóc dài chinh phục thế giới. Bây giờ, anh là cựu binh rơi nước mắt trong ngày chia tay quần vợt, khiến những người khác cũng rưng rưng.
“Di sản của Nadal là vĩnh cửu”, Carlos Alcaraz lên tiếng sau khi Tây Ban Nha thua Hà Lan. Từ Davis Cup đến ATP Tour, cũng như Olympic, anh để lại di sản khổng lồ cho lịch sử tennis.
Gia đình Nadal có mặt trên khán đài. Nhiều người nổi tiếng khác cũng có mặt, bên cạnh những bức thư dài mà anh nhận được từ đồng nghiệp: Djokovic, Federer, Serena Williams, Andy Murray…
“Cảm ơn vì tất cả”, Nadal gửi thông điệp chung sau cái kết không giống kịch bản Hollywood. Sau Federer, lời chia tay của huyền thoại 38 tuổi người Mallorca chứng minh một thực tế: không có bất kỳ ngoại lệ nào với quần vợt.
Trong môn thể thao này, bạn phải tự phanh gấp ngay trên đỉnh cao, hoặc chia tay giữa cảm xúc buồn vui lẫn lộn.
“Tôi đã cố gắng làm hết sức mình, trở nên tích cực nhất có thể và với nguồn năng lượng phù hợp. Nhưng như vậy vẫn chưa đủ, Van de Zandschulp đánh tốt hơn tôi”, Nadal phát biểu trong cuộc họp báo, sau khi gửi nụ hôn lên khán đài.
Nadal hoàn tất điệu nhảy cuối cùng dù không được như mong đợi, khi đội trưởng David Ferrer quyết định để anh đánh trận đầu mà không phải Roberto Bautista. Đội Tây Ban Nha muốn vinh danh huyền thoại, một trong những cá nhân có ảnh hưởng nhất lịch sử quần vợt thế giối.
“Tôi không có đủ tinh thần nhanh nhẹn để đưa ra quyết định mà không cần suy nghĩ”, Nadal thừa nhận những gì anh thể hiện trên sân.
Không có chiến thắng, nhưng tràn đầy tự hào và sự tôn trọng. Đất nước Tây Ban Nha thức đến rạng sáng 20/10 để tôn vinh huyền thoại. Như Alcaraz đề cập, di sản mà Nadal để lại rất quan trọng với quần vợt trong nhiều thập kỷ tiếp theo.