Khi máy tính bảng Motorola Xoom ra đời vào đầu năm nay với màn hình 10,1 inch và hệ điều hành Android 3.0 Honeycomb, nhiều người dự đoán nó sẽ là đối thủ tốt nhất của iPad 2. Nhưng sau khi khiến người dùng thất vọng vì các vấn đề liên quan đến hệ điều hành, Xoom nhanh chóng bị iPad của Apple đánh bại.
Dell Streak
Dell Streak là ý tưởng tồi tệ mà nhà sản xuất đã tung ra. Phiên bản Streak đầu tiên có màn hình nhỏ xíu 5 inch, sau đó Dell ra phiên bản thứ hai rộng 7 inch. Giờ đây, Dell Streak vẫn đang chật vật cạnh tranh với iPad 2 và Samsung Galaxy Tab 10,1 inch, mà hầu như không có cơ hội chiến thắng. Nó quá tồi tệ.
Archos 7c
Không may cho Archos, họ chưa bao giờ thực sự có danh tiếng tốt phân phối một sản phẩm mà mọi người muốn. Vì một điều, Archos không phải là công ty nổi bật, phổ biến, được nhiều người biết đến. Đó là một bất lợi lớn giữa những tên tuổi lừng danh khác, chưa kể đến Apple iPad. Cộng với việc máy tính bảng Archos 7C chạy hệ điều hành Android 2.1 “Éclair”, có thể hiểu dù chỉ có giá 220 USD nhưng Archos 7C vẫn thất bại.
RIM BlackBerry Storm2
Research In Motion nổi tiếng là nhà sản xuất smartphone rất cừ khối dành cho khách hàng doanh nghiệp. Nhưng chiếc Storm 2 của hãng, với màn hình cảm ứng lại không hề lý tưởng với đối tượng khách hàng này. Trong khi đó, người tiêu dùng lại đã có rất nhiều lựa chọn như iPhone 4 và các mẫu máy Android khác, và bỏ qua RIM. Storm 2 là một thiết bị không được thị trường chào đón. Điều đó chẳng tốt chút nào.
Palm Pre Plus
Palm Pre Plus là chiếc smartphone tốt dành cho những ai sở hữu chiếc HP TouchPad và muốn chia sẻ nội dung giữa hai thiết bị, nhưng với những người khác, nó không tốt tí nào. Pre Plus chạy hệ điều hành webOS mà hầu hết người dùng không quen thuộc, bản thân thiết bị lại có thiết kế kém bắt mắt so với iPhone 4. Và vì thế, nó hầu như không nhận được sự chú ý.
" alt=""/>10 thiết bị di động không còn ai muốn muaÔng Vương Quang Khải, Phó Giám đốc Công ty VNG cho biết, khái niệm social game thực sự xuất hiện sau khi Facebook bắt đầu mở cửa cho các đối tác phát triển ứng dụng trên nền tảng của mình vào giữa năm 2007. Bản chất, social game chính là các game được phát triển trên nền mạng xã hội, sử dụng các khả năng tương tác có sẵn trong mạng xã hội làm cốt lõi trong thiết kế logic của game.
Tuy nhiên, social game chỉ thực sự bùng nổ với sự ra mắt của dòng game nông trại vào cuối năm 2008 khi Five Minutes - một công ty ở Bắc Kinh ra mắt game nông trại đầu tiên mang tên Happy Farm trên mạng xã hội Renren, Qzone và Facebook với tổng số lượng người chơi lên tới hàng chục triệu.
Theo một đại diện của VC Corp, social game thực chất chính web-game (được xây dựng trên môi trường web) nhưng được phổ biến và lan truyền mạnh trên các mạng xã hội.
Ở Việt Nam, social game bắt đầu phát triển từ giữa năm 2009 khi Zing Me đã ra mắt với 3 game đầu tiên là Cuộc chiến đỗ xe, Siêu thị bạn bè, và Nông trại vui vẻ. Sau đó, cuối 2009, Tamtay ra mắt social game Trang trại @. Năm 2011, Go.vn cũng chào thị trường với 2 game Airport và GoTrain. Hiện nay, trên Zing Me có hơn 20 social game, trong đó khoảng 40% do các studio của VNG (Công ty chủ quản Zing) xây dựng, 60% còn lại là do các nhà phát triển trong và ngoài nước cung cấp.
" alt=""/>Nở rộ trào lưu social game