Kèo vàng bóng đá Genoa vs Udinese, 01h45 ngày 5/4: Điểm tựa sân nhà


相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo PSG vs Angers, 22h00 ngày 5/4: Khó thắng cách biệt -
Một mặt tôi tự nhủ rằng mình đã có gia đình, chỉ cần sẩy chân một chút là có thể khiến con tôi mất đi mái nhà êm ấm. Mặt khác tôi luôn so sánh người ấy với chồng tôi. Trăm nghìn lần tôi đã ước giá mà chồng mình cũng được như vậy. Chồng khô khan khiến tôi say nắng đồng nghiệpẢnh: B.N Tôi không biết có phải vì chưa có được nhau nên tôi luôn nhìn mọi thứ của anh ấy bằng ánh mắt màu hồng, hay quả thực đó là mẫu đàn ông trong mộng đích thực của tôi.
Chúng tôi đã làm cùng công ty cả ba bốn năm nay. Nhưng gần đây khi được làm chung một dự án, ngồi gần nhau, tiếp xúc nhiều, anh ấy mới thể hiện quan tâm tới tôi nhiều hơn, khiến tôi rung rinh. Anh 35 tuổi, vẫn đang độc thân. Còn tôi đang có một gia đình bình thường với một người chồng bình thường. Chồng tôi không vũ phu, không cờ bạc, không gái gú nhưng khô khan, lười làm việc nhà, lười chia sẻ và thỉnh thoảng cả lười tắm.
Biết tôi đã có gia đình nên người đồng nghiệp đó rất ý nhị. Anh chưa bao giờ nói thẳng ra là có tình cảm với tôi hay thể hiện quá lố. Nhưng từ trong thâm tâm, cả hai đều biết chúng tôi có chút gì đó hơn mối quan hệ đồng nghiệp. Tôi cảm mến và ngưỡng mộ anh ấy vì gần như điều gì anh cũng có thể giúp tôi.
Điện thoại tôi hỏng mang ra hàng sửa 2 lần vẫn bị hỏng lại cùng một lỗi. Anh không phải thợ sửa điện thoại chuyên nghiệp nhưng anh bảo để anh thử xem sao, thế mà từ lúc anh đụng tay vào, nó không còn tái phát “bệnh” cũ.
Công việc tôi có những ca khó xử lý, nhờ anh ấy ở bên giúp đỡ, tôi thấy nhẹ nhàng hơn hẳn. Đến những việc rất phụ nữ như da tôi dễ để lại sẹo dù chỉ bị thương nhẹ hay muỗi đốt, anh cũng nhờ em gái đặt mua loại kem trị sẹo tốt tặng tôi.
Ở cơ quan tôi được quan tâm như vậy nhưng khi về nhà tôi phải tự mình làm hết mọi thứ. Từ thay cái bóng đèn đến kèm con học bài. Có ca thán với chồng thì cũng chỉ nhận được câu trả lời: “Em không thích làm thì đừng làm nữa, bóng đèn gọi thợ đến thay đi, cơm gọi người ta ship đi, con để nó tự học đi”. Chồng nói vậy làm tôi càng bất mãn, gia đình là để vun vén mỗi người một việc chứ nếu không ai làm gì cả, thì ngôi nhà chỉ còn là nơi ở trọ.
Tôi không còn trò chuyện nhiều với chồng vì anh không mấy hứng thú trước những câu chuyện của tôi. Nhưng tôi lại hay tâm sự với đồng nghiệp nam thân thiết.
Tôi biết mình nên dừng lại trước khi mọi chuyện đi quá xa, nhưng mỗi lần có chuyện buồn hay vấn đề gì khúc mắc, tôi lại mềm lòng tìm đến người ấy, vì không ai khác có thể giúp tôi vượt qua. Tôi phải làm sao để chạy trốn khỏi cơn say nắng này?
Lời đề nghị của bố chồng trước đám cưới khiến cô dâu trẻ uất ức
Trong ngày rước dâu, bố chồng yêu cầu chúng em diễn một “vở kịch” chỉ để thỏa mãn tính sĩ diện hão của ông.
"> -
Việt Nam chọn 40 nhân tài xuất sắc để đào tạo thiết kế chipBộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: Trọng Đạt Chia sẻ với các giảng viên, sinh viên xuất sắc tham gia khóa học, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng xem họ là những những kiến trúc sư kiến tạo tương lai công nghệ của Việt Nam.
“Những kiến thức, kỹ năng các bạn tích lũy và các sáng kiến đột phá các bạn tạo ra sẽ đưa đất nước vươn lên những tầm cao mới trên bản đồ công nghệ toàn cầu. Hãy nhớ rằng mỗi cách tiếp cận mới, mỗi thiết kế vi mạch, mỗi giải pháp các bạn tạo ra đều đưa chúng ta đến gần hơn mục tiêu tô đậm hơn tên tuổi của Việt Nam trong bản đồ bán dẫn thế giới”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, với sự hỗ trợ, phối hợp của các tập đoàn công nghệ như Qorvo, Cadence, Google, Siemens, Samsung, FPT, Mạng lưới đổi mới sáng tạo tại Silicon Valley, Hoa Kỳ… việc đào tạo nguồn nhân lực bán dẫn đang được triển khai đồng loạt ở các trường đại học tại Việt Nam.
Với sự chủ động đó, mục tiêu đào tạo 50.000 kỹ sư, cử nhân cho ngành công nghiệp bán dẫn, trong đó có 15.000 cho công đoạn thiết kế chip mà Việt Nam đặt ra sẽ sớm đạt được.
Bộ KH&ĐT mong muốn các tập đoàn, đối tác trong ngành bán dẫn tiếp tục tin tưởng, mở rộng hoạt động hợp tác, đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam bởi đây là chìa khóa mở ra tương lai tươi sáng và bền vững, mang lại lợi ích to lớn cho cả Việt Nam và các doanh nghiệp.
Các sinh viên được chia sẻ thông tin về khóa học thiết kế chip bán dẫn. Ảnh: Trọng Đạt Ông Bob Bruggeworth, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Qorvo, cho rằng để phát triển ngành bán dẫn, Việt Nam cần nguồn nhân lực, những con người tài năng, cùng với đó là phải xây dựng được một sứ mệnh rõ ràng. Tập đoàn Qorvo sẽ kết hợp với các trường đại học, viện nghiên cứu để đào tạo các kỹ sư bán dẫn Việt Nam giỏi cả lý thuyết và có kỹ năng thực hành.
Theo ông Huỳnh Quyết Thắng, Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội, lớp trẻ phải làm chủ công nghệ, đi sâu vào việc học tập những môn học có hàm lượng công nghệ cao để làm chủ, nâng tầm giá trị khoa học, từ đó đóng góp vào việc phát triển đất nước và thế giới.
Trong bối cảnh chuỗi giá trị bán dẫn đang dần dịch chuyển sang các nước Đông Nam Á, Bộ KH&ĐT nhận định Việt Nam có đầy đủ điều kiện và yếu tố cần thiết để phát triển công nghiệp bán dẫn, như vị trí địa lý thuận lợi, lực lượng lao động trẻ am hiểu công nghệ, cơ sở hạ tầng ngày càng hiện đại, đặc biệt là cơ sở hạ tầng số phát triển nhanh, môi trường đầu tư thuận lợi.
“Tôi rất lạc quan về tương lai của ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam. Hy vọng Việt Nam sẽ trở thành đối tác tin cậy trong chuỗi cung ứng sản xuất bán dẫn toàn cầu. Sự hợp tác giữa Chính phủ - Viện, Trường - Doanh nghiệp chính là đòn bẩy cho sự phát triển và đổi mới chưa từng có trong lĩnh vực công nghệ của Việt Nam”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhận định.
AI sẽ đưa kinh tế số Việt Nam sớm cán mốc 220 tỷ USDNền kinh tế số của Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng gấp 11 lần, đạt mốc 220 tỷ USD vào năm 2030. Trong đó, trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ đóng góp rất lớn vào nền kinh tế số."> -
LTS: Thông tư 18 mới đây về đào tạo tiến sĩ của Bộ GD-ĐT đang gây ra nhiều tranh cãi, chủ yếu liên quan đến việc công bố quốc tế. Để thông tin đa chiều, chúng tôi trân trọng giới thiệu tới độc giả bài viết do GS.TS Ngô Việt Trung - nguyên Viện trưởng Viện Toán học gửi tới VietNamNet. GS Ngô Việt Trung: Không yêu cầu công bố quốc tế, không thể ngăn ra lò tiến sĩ rởmXEM THÔNG TƯ 18/2021/TT-BGDĐT VỀ QUY CHẾ TUYỂN SINH VÀ ĐÀO TẠO TIẾN SĨ
GS.TSKH Ngô Việt Trung từng được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh đợt V về Khoa học và công nghệ, được bầu là Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học các nước thế giới thứ 3 vào năm 2000. Tiến sĩ là bằng cấp học thuật cao nhất, là lực lượng chủ chốt trong các cơ sở đào tạo và nghiên cứu. Khi xem xét đào tạo tiến sĩ ở bất kỳ một đại học nào tại các nước đang phát triển như Việt Nam, người ta thường chỉ hỏi một câu là luận án cần bao nhiêu công bố quốc tế thì được bảo vệ vì công bố quốc tế chính là sự đánh giá khách quan nhất đối với chất lượng luận án khi trình độ khoa học của nước đó chưa cao, chưa tự thẩm định được chất lượng nghiên cứu. Vì vậy, các nước đang phát triển thường quy định luận án tiến sĩ phải có công bố quốc tế trong những tạp chí quốc tế có sự đảm bảo về chất lượng.
Chuẩn tiến sĩ 'thua' Thái Lan, Malaysia
Trên thế giới có hai danh mục ISI và Scopus bao gồm các tạp chí khoa học được lựa chọn theo chất lượng của các công bố. Do tiêu chuẩn xét chọn cao nên đăng bài ISI khó hơn đăng bài Scopus rất nhiều. Hội đồng Giáo sư Nhà nước cũng dùng hai danh mục này để xét chọn chức danh. Ví dụ như Phó Giáo sư hay Giáo sư cần có ít nhất 3 hay 5 bài báo trong 2 danh mục này. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (Nafosted) cũng quy định các đề tài nghiên cứu phải công bố ít nhất 2 bài ISI trong 2 năm.
Quy chế đào tạo tiến sĩ cũ (ban hành năm 2017) quy định luận án tiến sĩ phải công bố 2 bài báo trong đó có 1 bài đăng trên tạp chí thuộc danh mục ISI/Scopus (bài kia có thể đăng trong nước) hoặc 2 bài báo ở nước ngoài. So với tiêu chuẩn chức danh thì quy định này hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, nó vẫn còn kém các nước Đông Nam Á. Ví dụ như ĐH Malaya (Malaysia) yêu cầu luận án các ngành khoa học tự nhiên phải có 2 bài ISI, các ngành khoa học xã hội có 1 bài ISI hay ĐH Chulalongkorn (Thái Lan) yêu cầu luận án phải có 1 bài ISI.
Quy chế đào tạo tiến sĩ mới huỷ bỏ hoàn toàn yêu cầu công bố quốc tế của Quy chế cũ. Thậm chí, luận án chỉ cần có 3 công bố trên các tạp chí trong nước loại trung bình là được bảo vệ. Người hướng dẫn cũng không cần có công bố quốc tế, chỉ cần có 2 công bố trong nước loại trung bình trong 5 năm cuối, còn thấp hơn cả tiêu chuẩn 3 công bố của nghiên cứu sinh. Quy trình duyệt bài của những tạp chí này thường dễ dãi và tuỳ tiện. Vì vậy, nghiên cứu sinh và thầy hướng dẫn có thể dễ dàng tác động vào quá trình xét duyệt đăng bài, tạo kẽ hở cho việc ra đời các "tiến sĩ rởm".
Nhìn sang các nước quanh ta thì Quy chế mới ban hành thực sự là một nỗi hổ thẹn quốc gia. Đáng nhẽ ra, cần nâng tiêu chuẩn công bố quốc tế của Quy chế cũ lên để có thể đuổi kịp trình độ đào tạo tiến sĩ của Thái Lan thì lại hạ thấp tiêu chuẩn cho phép chỉ cần công bố trong các tạp chí trong nước loại trung bình. Điều này rất nguy hiểm vì tiến sĩ là lực lượng giảng dạy chủ chốt trong các đại học.
Với quy chế mới có thể khẳng định giáo dục đại học ở Việt Nam sẽ còn tụt hậu hơn nữa so với các nước Đông Nam Á.
Không yêu cầu công bố quốc tế, không thể ngăn cản lò ấp tiến sĩ rởm
Trước năm 2017, chúng ta đã từng xôn xao về các lò tiến sĩ rởm, những nơi có thể đào tạo hàng trăm tiến sĩ mà hầu như không có công bố quốc tế nào. Chúng ta cũng bức bối vì có quá nhiều tiến sĩ ở các cơ quan công quyền mà không biết họ có thật sự nghiên cứu để có bằng hay không. Quy chế cũ đã giúp dẹp bỏ những vấn nạn này chính bởi vì tiêu chuẩn công bố quốc tế mà nghiên cứu sinh khó lòng “chạy” được. Vậy thì tại sao Bộ GD-ĐT lại thay thế Quy chế cũ bằng một quy chế không khác gì thời kỳ nhiều tiêu cực trước 2017?
Quy chế cũ không phải là không có những khiếm khuyết:
- Một số ngành khoa học xã hội và nhân văn khó đào tạo tiến sĩ vì khó có công bố quốc tế.
- Không thể yêu cầu công bố quốc tế một cách chung chung vì có nhiều tạp chí không đảm bảo chất lượng mà nghiên cứu sinh có thể bỏ tiền ra để mua bài.
Nhưng nếu dùng những khiếm khuyết này nhằm loại bỏ tiêu chuẩn công bố quốc tế của Quy chế cũ thì không hợp lý.
Hãy nhìn sang Trung Quốc là nước tương đồng với chúng ta về mọi mặt. Trong bảng xếp hạng các đại học thế giới năm 2021 của Times Higher Education (chủ yếu dựa theo thành tích công bố quốc tế) thì ĐH Bắc Kinh đứng thứ 17 trong khoa học xã hội và thứ 28 trong khoa học nhân văn.
Trong lúc các tác giả Trung Quốc dùng mọi cách để khẳng định yêu sách lãnh thổ của họ trong các công bố học thuật thì Việt Nam lại bỏ mặc mặt trận này. Trong bài báo “Đào tạo tiến sĩ tràn lan là có lỗi với lịch sử, đất nước” (Người Lao Động, 16/3/2018), GS Võ Văn Sen, nguyên Hiệu trưởng ĐH KHXH&NV Thành phố Hồ Chí Minh, đã thẳng thắn thừa nhận công bố quốc tế “là cái yếu chung và chúng ta là một trường hợp yếu điển hình: Là ĐH lớn nhưng chuẩn về công bố khoa học rất thấp”.
Vì vậy, vẫn nên giữ yêu cầu công bố quốc tế trong khoa học xã hội và nhân văn, nhưng có thể ở mức thấp hơn. Đối với một số ngành đặc thù chưa thể có công bố quốc tế thì Bộ GD-ĐT có thể chấp nhận luận án không có công bố quốc tế.
Cũng có người nói Quy chế mới sẽ xoá bỏ nạn thuê viết bài báo quốc tế hay bỏ tiền ra để đăng bài trong các tạp chí rởm ở nước ngoài. Thuê viết bài báo trong nước rẻ hơn hay là viết bài đăng trong nước quá dễ? Để khắc phục những tiêu cực này, Bộ GD-ĐT chỉ cần yêu cầu công bố trong các tạp chí quốc tế có uy tín. Khó có ai dám nhận viết thuê để đăng trong những tạp chí có uy tín này vì chỉ những bản thảo có giá trị khoa học thực sự mới được nhận đăng.
Về ý kiến nói rằng nên để “sàn” công bố thấp để các cơ sở đào tạo tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong đào tạo tiến sĩ: Cơ sở đào tạo nghiêm chỉnh chắc chắn không cần đến cái sàn của Bộ. Còn những cơ sở lấy sàn thấp thì sao? Xã hội có đủ sức biết tiến sĩ nào thật, tiến sĩ nào rởm không? Ở các nước phát triển, người ta luôn đòi hỏi các tiến sĩ đi xin việc nộp danh sách công bố quốc tế hay các chứng chỉ phát minh sáng chế. Nếu đào tạo tiến sĩ không đòi hỏi những thứ này, thì lấy cái gì để đánh giá trình độ tiến sĩ. Thế mới có chuyện có những người lấy bằng tiến sĩ chỉ sau vài lần "đi chơi nước ngoài" tại những cơ sở đào tạo rởm mà vẫn được cơ quan của họ tin dùng, thậm chí lên chức sau khi có bằng tiến sĩ mang mác nước ngoài.
Phải chăng Bộ GD-ĐT muốn tăng số lượng tiến sĩ bất kể chất lượng đào tạo thế nào nên mới hạ tiêu chuẩn công bố xuống thấp như thời kỳ có nhiều tiêu cực trước năm 2017. Với tiêu chuẩn đầu ra thấp như vậy, tôi cho rằng quy chế mới đã cấp giấy thông hành cho việc đào tạo tiến sĩ không đảm bảo chất lượng trong xã hội.
Cuối cùng tôi muốn nhấn mạnh yêu cầu luận án tiến sĩ có công bố quốc tế là tiêu chuẩn khách quan duy nhất để có "tiến sĩ thật". Không có tiêu chuẩn công bố quốc tế thì những quy định đầu vào, dù có chặt chẽ đến đâu, cùng với các yêu cầu giải trình xã hội, liêm chính học thuật... cũng không thể ngăn cản được việc cho ra lò các “tiến sĩ rởm”. Chỉ cần vài năm đào tạo tiến sĩ theo Quy chế mới thì xã hội sẽ lại "dậy sóng" khi nhìn đâu cũng thấy tiến sĩ, thật - giả lẫn lộn.
Vì vậy, tôi đề nghị Bộ GD-ĐT sửa lại Quy chế đào tạo tiến sĩ mới theo tinh thần “học thật, thi thật, nhân tài thật”, để đem lại niềm tin của xã hội đối với phát biểu của Thủ tướng.
GS.TSKH Ngô Việt Trung
GS Nguyễn Xuân Hùng: 'Công bố quốc tế để hội nhập thế giới'
Theo GS.TS Nguyễn Xuân Hùng, Viện trưởng Viện CIRTech, Đại học Công nghệ TP.HCM, Chủ tịch Hội Chuyên ngành Cơ học Việt Nam, thì công bố quốc tế là một cách rất hiệu quả để giáo dục Việt Nam hội nhập với thế giới.
">