-Để câu khách mua bất động sản Bình Dương, nhiều năm qua, môi giới vẫn lặp đi lặp lại thông điệp 3 lợi thế về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), tăng trưởng kinh tế ổn định và hạ tầng kỹ thuật khá hoàn chỉnh. Tuy nhiên, dù có lợi thế này từ nhiều năm trước, thị trường tỉnh này vẫn trên đà suy thoái.Hạ tầng có nhưng chưa đủ
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, nguyên nhân quan trọng khiến bất động sản Bình Dương trầm lắng hơn so với các tỉnh lân cận là do bài toán đưa dân về ở các khu đô thị của chính quyền tỉnh này không được như kỳ vọng.
Sau hơn 10 năm hình thành, thành phố mới Bình Dương hiện vẫn vắng lặng, nhiều khu đô thị khác tại đây cũng đang rơi vào tình trạng không có người ở. Bởi lẽ, hạ tầng giao thông tại Bình Dương đã có nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân.
Các hạ tầng xã hội như trường học, bệnh viện, chợ búa, khu vui chơi giải trí và các phương tiện giao thông công cộng trong toàn khu vực… thì Bình Dương vẫn đang thiếu và yếu.
|
Những khu phố vắng bóng người ở thành phố mới Bình Dương |
Đa số các khu đô thị chỉ có nhà liền kề mọc lên san sát chứ các công trình tiện ích khác như siêu thị, khu vui chơi giải trí, các khu công cộng… vẫn còn khiêm tốn, nếu không muốn nói là quá ít. Do đó, nhiều người dân vẫn chưa chọn những khu đô thị này là nơi an cư.
Ngoài ra, ông Châu cũng cho rằng giá bất động sản tại Bình Dương vẫn đang cao hơn so với phần đông dân cư. Tại tỉnh này, dân cư chủ yếu là công nhân và người có thu nhập trung bình nên chưa thể tiếp cận khu vực này để sinh sống. Đây cũng là lý do khiến thành phố vắng vẻ.
Giá đã bị đẩy lên quá cao theo “bánh vẽ” thành phố mới
Ông Nguyễn Văn Đực, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM nhận định Bình Dương đi trước quá sớm, thành ra thị trường không còn thu hút nhà đầu tư.
Mặc dù thành phố mới được giới thiệu là nơi đáng sống, có trung tâm hành chính mới... nhưng lại không thể thu hút dân về sinh sống. Thế nên, giá nhiều dự án bất động sản sau khi đẩy lên “đỉnh” theo lời giới thiệu về thành phố mới đã rơi vào tình trạng “vỡ mộng”, trong khi người dân đa phần là nhập cư, lao động phổ thông, không đủ điều kiện mua nhà cao cấp.
Mặt khác, nhiều doanh nghiệp phát triển dự án tại đây chỉ chăm chăm đầu tư hạ tầng nội bộ mà thiếu đi việc triển khai các tiện ích nội và ngoại khu nên cư dân sống trong này mà không có gì để ăn chơi, giải trí.
“Nhiều người vẫn còn chưa muốn dọn về đây sinh sống lâu dài bởi họ sợ chết dí trong chính ngôi nhà của mình, khi các điểm vui chơi, ăn uống, giải trí lại tập trung hết trong khu trung tâm thành phố; mà đường đi tới đó lại không hề gần chút nào. Đây là một thất bại lớn của thị trường địa ốc của tỉnh Bình Dương”, ông Đực nói.
Bên cạnh đó, ông Đực còn nói rằng Bình Dương đang quá ưu ái các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực bất động sản, khi cho họ thâu tóm và được ưu tiên phát triển quá nhiều dự án, thì các doanh nghiệp nhỏ không được ưu ái như vậy. Sự bất công bằng này cũng là lý do khiến thị trường bất động sản Bình Dương không phát triển.
Bất cập bài toán nhà ở từ công nhân đến chuyên gia
Theo lãnh đạo một doanh nghiệp bất động sản từng tham gia thị trường Bình Dương, giá nhà đất ở thành phố mới hiện còn rất cao, nên không thu hút được nhiều nhà đầu tư. Một căn nhà liền kề tại đây có diện tích hơn 100m2 nhưng giá từ 3 - 5 tỷ đồng, đối với biệt thự có mức giá trên 10 tỷ/căn.
“Mức giá này chỉ phù hợp với chuyên gia nước ngoài, Việt kiều… nhưng phần lớn những đối tượng này lại thuê nhà tại TP.HCM, vì được công ty hỗ trợ đi lại và có nhiều dịch vụ vui chơi giải trí phục vụ cuộc sống sinh hoạt hơn tại Bình Dương. Trong khi đó, dân Bình Dương đa số là công nhân, người lao động nhập cư thì mức giá đó chắc chắn ngoài tầm tay”, chuyên gia này chia sẻ.
Chuyên gia này cho rằng cũng chính vì lý do này mà đa số nhà liền kề ở đây đều rất vắng người ở. Chẳng hạn như dự án nhà liền kề của Công ty địa ốc Tấc Đất Tất Vàng, dù là một trong những dự án nằm ở vị trí khá đắc địa, đối diện khu công viên rộng 120ha của thành phố mới và Đại học Quốc tế miền Đông, nhưng gần 100 căn nhà liền kề không có một bóng người.
Đồng quan điểm, anh H.T.Danh - một nhân viên môi giới tại Bình Dương cho biết các dự án nhà liền kề ở Bình Dương hầu như không ai dọn đến ở. Thậm chí, nhiều người dân dù đã mua, nhưng không ai dám dọn đến ở vì lo sợ tình trạng an ninh không đảm bảo.
Ngoài ra, một số khách hàng cũng cho rằng mặc dù Bình Dương rất gần TP.HCM nhưng các tuyến đường chính nối 2 địa phương này lại dày đặc xe container, xe tải hạng nặng ngày đêm ra vào các khu công nghiệp. Vì vậy, nhiều người lo ngại sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống, nên dù có hấp dẫn đến đâu thì bất động sản Bình Dương không phải là một lựa chọn hay.
Diệu Thủy - Hải Yến
Vị đắng sau cơn sốt đất tại Bình DươngHàng loạt các khu đô thị được quy hoạch, xây dựng ồ ạt tại tỉnh Bình Dương trong nhiều năm trước đây. Tuy nhiên, nhà xây xong hiếm ai đến ở, để lại nhiều vấn đề nhức nhối. ">
Tiềm năng bất động sản Bình Dương bị thổi phồng
|
|
|
Ngay sau đó, đã có không ít luồng ý kiến trái chiều xung quanh hình thức trên. Trong khi nhiều người cho rằng quét mã QR để "nhận mặt" người đã khuất là ý tưởng sáng tạo và là cách tuyệt vời để ghi nhớ thêm thông tin về người đó thì một số người lại cho rằng việc này thể thiện sự thiếu tôn trọng. Ngoài ra, một số người lo ngại rằng nếu chẳng may hệ thống QR bị lỗi, người quét mã sẽ không thể "nhận mặt" người thân quá cố.
Trung Quốc không phải quốc gia đầu tiên xuất hiện hình thức độc đáo này. Nhiều nghĩa trang tại Mỹ đã thêm mã QR vào bia mộ từ trước đó. Theo chia sẻ của những gia đình áp dụng cách này để tưởng nhớ người thân, mỗi lần đến viếng, họ sẽ đọc lại thông tin và hình ảnh, video đáng nhớ về người đã khuất và điều đó đem lại nhiều cảm xúc hơn việc chỉ nhìn vào bia mộ.
Chưa dừng lại ở đó, các gia đình còn có thể thắp hương hay dâng hoa online thông qua mã QR. Đối với nhiều người Trung Quốc, tuần đầu tiên của tháng 4 thường là tuần để nhớ về nguồn cội khi hàng triệu người trên khắp đất nước tỷ dân đến các khu chôn cất để quét dọn, sửa sang phần mộ và dâng hương hoa lên tổ tiên.
Tuy nhiên, từ năm 2019, thay vì đến trước bia mộ để thắp hương hay đặt vòng hoa, mọi người có thể quét mã QR trước một cái cây trong nghĩa trang. Khi làm như vậy, họ có thể thắm một nén nhang, một ngọn nến hoặc một bông hoa kỹ thuật số cho người đã khuất.
Đây là một phần của dịch vụ xanh do nghĩa trang Anxian Yuan ở tỉnh Chiết Giang cung cấp. Anxian Yuan nằm trong số những công ty đáp lại lời kêu gọi cung cấp các lựa chọn thay thế cho hình thức chôn cất truyền thống của chính quyền Trung Quốc trong bối cảnh nước này đang tìm cách thu hẹp đất cho các khu chôn cất.
Những gia đình chọn "mai táng xanh" – chẳng hạn như cất tro hỏa táng trong một thùng đựng phân hủy sinh học và chôn chúng dưới một cái cây hoặc khóm hoa thay vì bia mộ - có thể tưởng nhớ người thân yêu đã khuất bằng cách quét mã QR.
Việc chính phủ Trung Quốc thúc đẩy các hình thức chôn cất mới bắt nguồn từ việc giá bất động sản tăng cao và thiếu đất để mai táng. Tại Bắc Kinh, một phần đất trong khu nghĩa trang bình dân có giá dao động từ 4.900 USD đến 43.000 USD.
Từ năm 2016, Trung Quốc đã ban hành hướng dẫn về mai táng xanh, khuyến khích chôn cất trong môi trường sống tự nhiên thay vì lập bia mộ hay khu tưởng niệm. Mặc dù vậy, sự thay đổi này không hề dễ dàng bởi hình thức truyền thống với các nghi lễ phức tạp, xây dựng phần mộ khang trang và những chuyến viếng thăm hàng năm đã trở thành điều không thể thiếu với nhiều gia đình Trung Quốc suốt nhiều năm qua.
(Theo Doanh nghiệp & Tiếp thị, Inkstone)
Người Trung Quốc di chuyển thế nào từ khi có dịch Covid-19?
Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, việc di chuyển của người dân Trung Quốc có nhiều thay đổi. Sau nhiều bất tiện ban đầu, giờ đây, mọi thông tin cần thiết để đi lại của công dân đã được tích hợp trên các nền tảng số WeChat và Alipay.
">