Thời sự

'Bão ngầm' càng xem càng gây ức chế

字号+ 作者:NEWS 来源:Thể thao 2025-04-15 03:13:54 我要评论(0)

* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giảLà một fan của phim h&igra kết quả vòng loại euro 2024kết quả vòng loại euro 2024、、

* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

Là một fan của phim hình sự Việt Nam,ãongầmcàngxemcànggâyứcchếkết quả vòng loại euro 2024 tôi đã theo dõi phim Bão ngầmngay từ đầu. Phim được chiếu trong khung giờ vàng của VTV nên tôi đã rất kỳ vọng. Nhưng càng xem, tôi càng thấy tình tiết dài dòng, nội dung gây ức chế, chưa kể có khá nhiều tình tiết vô lý.

Đầu tiên phải nói về việc lồng tiếng trong bộ phim này khiến phim mất hay đi nhiều phần. Diễn viên chính đóng vai Hạ Lam được lồng tiếng nghe rất chán, không tự nhiên. Chưa kể, nhạc phim có nhiều đoạn quá to, khó nghe lời thoại của nhân vật. Điều này gây cho tôi sự không thoải mái khi xem phim.

Tiếp đó, trong phim có một số tình tiết khá vô lý. Trong tập 44 hé lộ cảnh trợ lý Tú (Ong chúa) bắn chết bố của Hải Triều. Khi đó, Hải Triều mới chỉ là một cậu bé. Hiện tại, Hải Triều đã trở thành một trinh sát dày dặn kinh nghiệm nhưng trợ lý Tú vẫn có ngoại hình như vậy.

Một tình tiết khác ở những tập đầu của phim cũng khiến người xem khá ức chế. Đó là cảnh Hạ Lam xông vào đánh người đàn ông bị ngáo đá thì có một em bé xuất hiện khiến Hạ Lam xao nhãng, bị tên ngáo đá phản đòn. Dù thấy vậy, rất nhiều người đứng xung quanh xem rất bình tĩnh mà không làm gì. Mọi người cứ bảo thấy cảnh đánh nhau tò mò thi nhau xem là chuyện vốn thấy. Thế nhưng, đứng trước một kẻ ngáo đá cầm dao khua loạn xạ, tôi nghĩ không ai dám tụ tập mà đứng xem một cách bình tĩnh như vậy cả.

Tôi đã thực sự hy vọng vào tình tiết xuất hiện em trai sinh đôi của Toàn 'khỉ đốm' là Phí Hải Toán. Nhưng sự xuất hiện của nhân vật này không có ý nghĩa nhiều trong bộ phim. Toàn chết vì khai nhầm với công an biến chất nhưng Toán chỉ xuất hiện vài tập rồi nhận về cái kết tương tự. Vậy Toán xuất hiện để làm gì? Gặp Hải Triều rồi có kết cục khác gì so với trước? Nếu Phí Hải Toán góp phần sâu hơn vào việc phá án thì tôi nghĩ có lẽ nội dung sẽ hấp dẫn hơn nhiều.

Xem những tập phim gần đây, tôi cảm thấy rất ức chế về nội dung. 

Nói về Hạ Lam do Cao Thái Hà thủ vai. Hạ Lam là một sinh viên nữ ngành cảnh sát nhưng lại đi yêu thầm một chàng trai không rõ gốc gác như Hải Triều ngay từ đầu. Thực tế cũng có điều đó nhưng tôi nghĩ, với một sinh viên xuất sắc chuyên ngành cảnh sát điều tra về tội phạm ma túy thì điều đó hơi khó hiểu. Thêm vào đó, Hải Triều và Hạ Lam yêu nhau nhưng xem phim, tôi chẳng thấy có gì là tình cảm. Giữa hai diễn viên cũng chẳng thấy có 'phản ứng hóa học' gì gọi là đang yêu nhau, xem rất khô cứng. Dù Hải Triều là con người của công việc nhưng khi yêu, tôi nghĩ người đàn ông nào cũng sẽ khác đi từ ánh mắt.

Ở những tập gần đây, Hạ Lam khiến người xem rất ức chế bởi cách hành xử của mình. Một trinh sát điều tra lại có thể ngả ngay vào lòng đối tượng điều tra chỉ vì bị người yêu phản bội. Trong khi trước đó, cô này còn liên tục trách móc bạn trai khi anh đã coi thường năng lực của mình nếu nghĩ cô dễ bị sa ngã. Dù đó chỉ là cái cớ tôi nghĩ cô Hạ Lam này cũng không thể lên giường với đối tượng điều tra một cách nhanh chóng như vậy được. Thà rằng cô ta ngả vào lòng một người đàn ông khác không liên quan tôi còn thấy có thể hiểu được.

Nhân vật Hải Triều (Hà Việt Dũng) ngay từ đầu được tung hô là giỏi hiếm có về cả năng lực lẫn phẩm chất, đối mặt với mọi loại tội phạm nguy hiểm cũng không bị sa ngã. Nhưng chỉ vì ghen tuông lãng xẹt khi bạn gái làm nhiệm vụ mà uống rượu say rồi để mình rơi vào tình huống lên giường với đồng nghiệp nữ.  Xem những tập này, tôi có cảm giác như các nhân vật đang “ăn miếng trả miếng” vậy.

Rồi sau khi gây “sự cố” với đồng nghiệp nữ, Hải Triều cũng không thể hiện rõ ràng quan điểm mà để mặc Hải Yến ôm mình rồi xưng hô “vợ-chồng” như thể hai người đang yêu nhau dù anh vẫn còn tình cảm với Hạ Lam. Một người đàn ông có bản lĩnh sẽ không bao giờ hành xử một cách không rõ ràng như vậy. Xem những đoạn này tôi thấy rất bực bội, khó hiểu.

Tôi cũng không hiểu cô Hải Yến (Thanh Bi thủ vai) xuất hiện có ý nghĩa gì trong bộ phim. Hải Yến ăn mặc hở hang, không phù hợp với hình tượng một nữ công an. Không chỉ về trang phục chưa phù hợp, tính cách khuôn mặt của diễn viên cũng chẳng phù hợp tí nào.

Tôi nghĩ, một cô gái mưu mô làm đủ mọi cách để cướp người yêu của đồng nghiệp cũng không cần phải xây dựng theo hình tượng hở hang, ve vãn đàn ông như vậy bởi cô ta rõ ràng là một thiếu úy công an.

Nói chung càng xem phim, tôi càng thấy dài dòng, không tập trung vào đánh án mà liên quan đến chuyện tình cảm rất lãng xẹt, không phù hợp. Phim dù có là thực tế trần trụi nhưng tôi nghĩ vẫn có nhiều cách phù hợp hơn, hay hơn để bóc cái sự trần trụi ấy.

Độc giả Yến Lê

Nếu bạn có ý kiến, hãy gửi cho chúng tôi bài viết vào địa chỉ: banvanhoa@vietnamnet.vn. Ý kiến của bạn có thể không trùng với quan điểm của bài viết đã đăng trên VietNamNet.

'Bão ngầm' tập 55, Hải Triều bắt gặp Hạ Lam âu yếm với bác sĩ Hùng'Bão ngầm' tập 55, Hải Triều bắt gặp Hạ Lam âu yếm với bác sĩ HùngXem ngay

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Sẽ có những thay đổi lớn trong tổ chức giảng dạy ở lớp 10 từ năm học 2022-2023

Riêng với môn Lịch sử, cố GS Phan Huy Lê rất quan tâm tới việc dạy và học Sử trong trường phổ thông. Những góp ý cho chương trình của ông hiện vẫn được lưu lại trong các biên bản làm việc của hội đồng thẩm định.

Với đề xuất Lịch sử là môn học lựa chọn ở bậc THPT, theo PGS Trần Kiều, những lý lẽ được tiểu ban chương trình đưa ra chặt chẽ và thuyết phục, do đó các thành viên trong Hội đồng thẩm định đều đồng ý với việc tổ chức dạy học này. Hội đồng thẩm định cho rằng kiến thức lịch sử phổ thông đã được chuẩn bị đầy đủ ở tiểu học và THCS. Khi lên THPT, nếu học sinh yêu thích môn học này thì tiếp tục tìm hiểu.

Trước những tranh luận hiện nay về việc dạy học bắt buộc đối với môn Lịch sử ở bậc THPT cho tất cả học sinh, PGS Trần Kiều cho biết quan điểm của ông là “Chương trình hoàn toàn có thể điều chỉnh chứ không phải cố định”.

“Tuy nhiên, nếu điều chỉnh phải đưa ra được lý do đúng, chặt chẽ; có cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn để đánh giá, chứ không thể đưa ý kiến một cách cảm tính là phải sửa.

Nếu điều chỉnh, nội dung phải cụ thể, kế hoạch phải được chuẩn bị kỹ càng về thời gian, tiến độ thực hiện để tránh ảnh hưởng lớn đến cấu trúc chương trình đã được phê duyệt”.

Với thực tế là chỉ còn vài tháng nữa là bắt đầu năm học mới, PGS Trần Kiều đề xuất hãy để qua triển khai thực tế rồi khảo sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình mới trong đó có việc tổ chức dạy học môn lịch sử để thấy các vấn đề thực tiễn đặt ra có liên quan tới đề nghị học bắt buộc hay tự chọn. Từ đó đưa ra giải pháp thuyết phục để quyết định tự chọn hay bắt buộc.

Sẽ là thách thức nếu Lịch sử là môn tự chọn

PGS.TS Nguyễn Quang Liệu, Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn (Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội) đưa ra quan điểm, trong giai đoạn hiện nay, nếu để Lịch sử trở thành môn học tự chọn là chưa phù hợp.

Bởi lẽ, trước đây, khi môn học này là môn bắt buộc, nhiều học sinh vẫn thờ ơ, không có sự quan tâm đúng mực. Do đó, nếu trở thành môn học tự chọn, đây sẽ là một thách thức.

“Căn cứ vào quá trình học tập của học sinh trong thời gian qua, tôi nghĩ rằng sẽ có rất ít người học lựa chọn Lịch sử nếu môn học này trở thành môn tự chọn. Điều này sẽ gây xáo trộn đội ngũ giáo viên hiện nay.

Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến niềm tự hào dân tộc trong thế hệ trẻ Việt Nam, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế, cần giáo dục cho thế hệ trẻ lòng yêu nước, khát vọng về độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội”.

Vì thế, vị hiệu trưởng này cho rằng, chỉ khi biến Lịch sử trở thành môn học khiến học sinh hứng thú, yêu thích, thì dù là môn học lựa chọn hay bắt buộc, Lịch sử vẫn có chỗ đứng.

“Còn khi chưa làm được điều này, để Lịch sử trở thành môn học lựa chọn, tôi nghĩ sẽ không phù hợp”, PGS.TS Nguyễn Quang Liệu nói.

Việc để môn học này trở nên hấp dẫn và lôi cuốn với học sinh hơn, PGS Liệu cho rằng, trước hết giáo viên cần phải thay đổi. Những người dạy Lịch sử cần phải là những người được đào tạo bài bản, tâm huyết, có trách nhiệm, đồng thời cần phải không ngừng đổi mới sáng tạo trong phương pháp giảng dạy, kỹ thuật thi và đánh giá.

Ngoài ra, thay vì mang nặng tính hàn lâm, thông tin sự kiện, số liệu nhàm chán, sách giáo khoa cũng cần phải được thiết kế sao cho hấp dẫn và lôi kéo học sinh hơn. Ví dụ, nội dung bài học có thể được xây dựng giống như những câu chuyện được kết nối logic, dẫn dắt linh hoạt sao cho phù hợp với từng độ tuổi, đối tượng.

Một yếu tố quan trọng khác, cần phải xác định đúng vị trí, vai trò của môn Lịch sử trong chương trình giáo dục hiện nay. Theo PGS Liệu, chính trong các nhà trường hiện cũng chưa thật sự coi trọng môn Lịch sử; bản thân phụ huynh vẫn coi môn học này là môn phụ, môn không quan trọng... Đó cũng là những nguyên nhân khiến học sinh không mấy hứng thú và yêu thích môn học này.

Chỉ còn khoảng 3 tháng nữa năm học mới sẽ bắt đầu, Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn cho rằng, điều quan trọng nhất hiện nay là Chính phủ cần phải sớm quyết định môn Lịch sử là môn học bắt buộc hay lựa chọn, từ đó các trường và giáo viên mới có sự chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng nhất.

Phương Chi – Thúy Nga

" alt="Chương trình môn Lịch sử có thể điều chỉnh, nhưng cần tránh cảm tính" width="90" height="59"/>

Chương trình môn Lịch sử có thể điều chỉnh, nhưng cần tránh cảm tính