Doanh thu thoại, nhắn tin giảm dần đều, đâu là lối thoát cho nhà mạng?

Các doanh nghiệp viễn thông đang bán cùng một sản phẩm giống nhau,ạinhắntingiảmdầnđềuđâulàlốithoátchonhàmạlich bong da hôm nay với lợi thế cạnh tranh duy nhất là giá trong một thị trường không thể to ra được nữa. Cũng chính vì thế, doanh thu từ các dịch vụ thoại hay tin nhắn SMS vẫn cứ giảm dần đều.
Viettel Global chào sàn UPCOM với giá 15.000 đồng/cổ phiếu
Kịch bản chuyển đổi SIM 11 số Viettel, MobiFone, VinaPhone, Vietnamobile, Gmobile
Lịch chuyển đổi SIM 11 thành 10 số của Viettel, MobiFone, VinaPhone
Chuyển đổi số: Cơ hội để MobiFone “tái sinh” và trường tồn
Theo số liệu thống kê của Cục Viễn thông (Bộ TT&TT), tính đến tháng 5/2018, cả nước hiện có khoảng 124 triệu thuê bao di động. Trong số này có khoảng 51 triệu thuê bao 3G và 13 triệu thuê bao sử dụng 4G.
Số liệu năm 2016 của Tổng cục Thống kê cho thấy, tổng dân số Việt Nam hiện có 92,7 triệu người. Như vậy, trung bình mỗi người dân sẽ sở hữu 1,34 thuê bao di động.
Lượng thuê bao khổng lồ đã đem về số doanh thu không nhỏ cho các nhà mạng viễn thông. Tính đến hết năm 2017, doanh thu toàn tập đoàn Viettel đạt 249.500 tỷ đồng. Với VNPT, doanh thu năm 2017 của tập đoàn này là 144.700 tỷ đồng. Đứng thứ 3 trong số các nhà mạng viễn thông, thế nhưng MobiFone cũng bỏ túi hơn 44.000 tỷ đồng doanh thu trong năm 2017.
![]() |
Năm 2017 tiếp tục là một năm khó khăn của các nhà mạng khi doanh thu từ những dịch vụ viễn thông cơ bản như các dịch vụ thoại, tin nhắn SMS tiếp tục suy giảm. |
Từng là con gà đẻ trứng vàng cho nền kinh tế, tuy nhiên, có một thực tế không thể phủ nhận là ngành viễn thông đang bước vào giai đoạn chững lại và suy giảm về doanh thu. Điều này là bởi phần lớn doanh thu của các nhà mạng vẫn đến từ các loại hình dịch vụ viễn thông truyền thống. Trong khi đó, với tỷ lệ thuê bao di động trên đầu người như hiện tại, thị trường viễn thông Việt Nam đã ở trong trạng thái bão hòa.
Đây không phải là điều quá bất ngờ bởi ngay từ cuối năm 2017, tại Hội nghị triển khai kế hoạch năm 2018 của Bộ TT&TT, ông Hoàng Sơn, Phó Tổng giám đốc Viettel từng cho biết, năm 2017 tiếp tục là một năm khó khăn của các nhà mạng khi doanh thu từ những dịch vụ viễn thông cơ bản như các dịch vụ thoại, tin nhắn SMS tiếp tục suy giảm.
Doanh thu viễn thông suy giảm, loay hoay tìm hướng đi mới
Có một thực tế là những quốc gia nào có tỷ lệ sử dụng dữ liệu di động bình quân trên đầu người càng lớn thì quốc gia đó lại càng phát triển hơn về lĩnh vực công nghệ nói chung và viễn thông, Internet nói riêng.
Với sự phát triển của các tiện ích Internet cùng rất nhiều ứng dụng OTT miễn phí như Messenger, WhatApps, Viber hay Zalo, trong vài năm tới đây, khi Internet “phủ sóng” rộng khắp hơn nữa, doanh thu từ các dịch vụ viễn thông truyền thống chắc chắn sẽ giảm xuống.
Thế giới hiện đại đang chuyển mình theo hướng cung cấp dịch vụ dữ liệu. Trước xu thế đó, các nhà mạng phải hướng tới một tầm nhìn xa hơn, thay vì chỉ phụ thuộc phần lớn doanh thu vào các dịch vụ viễn thông truyền thống như trước.
![]() |
Biểu đồ thống kê số lượng thuê bao di động (TBDĐ) tại Việt Nam trong 5 tháng đầu năm qua. Có thể thấy, thị trường viễn thông trong nước đã bão hòa và gần như không phát sinh thuê bao mới. Nguồn: Cục Viễn thông |
Nếu nhìn vào danh sách các công ty công nghệ hàng đầu thế giới hiện nay, có thể thấy đa phần đó đều là các công ty cung cấp dịch vụ miễn phí như Google, Facebook. Đổi lại, những công ty này có thể phát triển các hình thức kinh doanh khác dựa trên lượng dữ liệu khổng lồ mà người dùng sản sinh ra từ hệ thống của mình.
Nhìn vào thực tế thì Facebook, mạng xã hội phổ biến nhất hiện cũng mới chỉ có 58 triệu người sử dụng tại Việt Nam. Con số này chỉ bằng một nửa so với tổng số lượng thuê bao di động của các nhà mạng tại Việt Nam.
Sự khác biệt nằm ở chỗ, Facebook rất khôn ngoan trong việc khai thác nguồn tài nguyên dữ liệu vô giá của mình. Trong khi đó, khả năng thu thập và xử lý dữ liệu lớn vẫn là một khó khăn, thách thức đối với các nhà mạng.
Có thể thấy, với lượng người dùng sẵn có, các nhà mạng đang sở hữu một mỏ vàng dữ liệu khổng lồ. Khai phá nguồn tài nguyên này cũng chính là giải pháp để các nhà mạng đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ của mình, giảm sự phụ thuộc vào các loại hình dịch vụ viễn thông truyền thống.
![]() |
Ông Lưu Mạnh Hà - Phó TGĐ Viettel Telecom: “Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, doanh thu của các dịch vụ viễn thông truyền thống gần như đứng yên, thậm chí là sụt giảm”. Theo vị lãnh đạo Viettel Telecom, tỷ lệ người dùng di động trên tổng dân số Việt Nam hiện đã gần như ở mức bão hòa. Ảnh: Trọng Đạt |
Trước xu hướng thay đổi của thị trường di động, trong khuôn khổ Hội nghị xúc tiến đầu tư quốc tế ngành TT&TT Việt Nam (Vietnam ICT Investment Forum - VIIF) 2018, ông Lưu Mạnh Hà - Phó TGĐ cho rằng, một trong những hướng phát triển mới của Viettel là đẩy mạnh phát triển công nghệ Internet of Things (IoT).
Theo vị Phó TGĐ Viettel Telecom, doanh thu từ dịch vụ IoT đang tăng trưởng mạnh trong thời gian gần đây, số lượng các thiết bị IoT cũng đang tăng trưởng nhanh chóng. Nhận thức được sự biến đổi của thị trường, Viettel đã phát triển các dịch vụ liên quan đến IoT từ khá sớm. Dự kiến trong quý I/2019, Viettel sẽ là nhà mạng đầu tiên tại Việt Nam hoàn thiện platform nền tảng cho Internet vạn vật (IoT).
Dự đoán về tương lai, ông Lưu Mạnh Hà cho rằng: “IoT sẽ khiến quyền lực về tay các nhà khai thác. Đặc biệt, với IoT, chúng ta sẽ có rất nhiều dữ liệu và những dữ liệu này giống như nguồn dầu mỏ quý báu”. Đây là nguồn thu mới bù vào khoản suy giảm doanh thu của các dịch vụ viễn thông truyền thống, ông Hà chia sẻ.
Nhà mạng viễn thông phải trở thành các công ty công nghệ
Trước đó, trong buổi làm việc tại MobiFone của đoàn công tác Bộ TT&TT, Quyền Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã đưa ra nhận định rằng: “Thị trường viễn thông đã bão hòa, miếng bánh không to ra, giống như một vùng biển đỏ, nơi các doanh nghiệp cạnh tranh nhau với cùng một sản phẩm giống nhau, cái để cạnh tranh duy nhất là giá, để giành giật nhau trong một thị trường không to ra được nữa, và giá cũng đã bắt đầu tiệm cận giá thành. Đây là một cuộc chiến “đổ máu””.
![]() |
Trong nhiều năm liền, các nhà mạng viễn thông là con gà đẻ trứng vàng cho nền kinh tế Việt Nam. Để duy trì được điều này, các doanh nghiệp viễn thông phải nhanh chóng chuyển mình và bắt kịp với các xu thế công nghệ mới. |
Chia sẻ về tầm nhìn của mình, Quyền Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, MobiFone cần tiên phong mở ra những không gian mới về dịch vụ, sản phẩm, cần đổi mới sáng tạo để tạo ra một "vùng biển xanh" mới.
Để làm được điều này, theo Quyền Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, MobiFone cần chuyển đổi từ công ty dịch vụ thuần túy sang công ty về công nghệ - dịch vụ. Nhà mạng này cần thành lập viện nghiên cứu, tập trung vào các công nghệ 4.0, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, IoT để cung cấp những dịch vụ mới cho khách hàng.
Nhìn chung có thể thấy, với những biến động theo chiều hướng không thuân lợi của thị trường viễn thông, đây là thời điểm mà các nhà mạng cần thay đổi và làm mới mình. Các công nghệ mới như Trí tuệ nhân tạo, Dữ liệu lớn, Internet of Things... chính là lời giải để các nhà mạng chuyển mình trở thành các công ty công nghệ, nhằm mục tiêu tạo ra một thời kỳ tăng trưởng vàng mới.
Trọng Đạt

Việt Nam sẽ sớm triển khai 5G, đưa tốc độ mạng lên 10Gbps
Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư quốc tế ngành TT&TT năm 2018 vừa được Bộ TT&TT tổ chức, đã có nhiều ý kiến chia sẻ về định hướng phát triển công nghệ 5G và những hướng đi mới cho Việt Nam.
相关文章
Soi kèo góc Bournemouth vs Wolverhampton, 22h00 ngày 22/2
Phạm Xuân Hải - 22/02/2025 05:25 Kèo phạt góc2025-02-24Ông Nguyễn Ngọc Ân (Ảnh: Hoài Nam).
Ông Ân cho biết: "Tôi nghe nhiều người nói không cần trường học hạnh phúc vì đã đi học là phải khổ, phải khổ luyện chứ đi học không phải để vui chơi. Bởi họ hiểu theo cách trường học hạnh phúc là học sinh đến trường để vui chơi".
Có người cũng thắc mắc từ cả chục năm trước trường chúng tôi cũng đã tổ chức văn nghệ, trang trí, chào mừng... sao không được gọi là trường học hạnh phúc mà giờ lại có khái niệm này.
Ông Nguyễn Ngọc Ân chia sẻ, cách hiểu trường học hạnh phúc một bên là trang trí, cờ hoa, vui chơi và một bên là để học sinh thoát ra khỏi việc học đều không đúng. Cách hiểu này có thể dẫn đến những ngộ nhận, sai lệch về trường học hạnh phúc, rất nguy hiểm.
Bà Miki Nozawa, Trưởng ban Giáo dục của UNESCO Việt Nam cho hay, nhìn một cách dễ hình dung, trường học hạnh phúc là nơi mà chúng ta có thể nhìn thấy giáo viên rạng rỡ tươi vui, nghe thấy tiếng cười khúc khích của học trò, cũng như cảm nhận được bầu không khí trong lành hay ăn một bữa ngon ở trường.
Đó là nơi mà mỗi người có thể học tập, phát triển và vui chơi cùng lúc; cảm thấy hạnh phúc, được chào đón, tôn trọng và hỗ trợ.
Tầm nhìn về trường học hạnh phúc như trên là điều UNESCO mong muốn hiện hữu trên thế giới và đã khởi xướng từ 10 năm trước, tạo nên phong trào toàn cầu.
Bà Miki Nozawa đánh giá Việt Nam là một trong những quốc gia tiên phong trong việc thúc đẩy sáng kiến này.
Học sinh Trường Tiểu học - THCS - THPT Tân Phú giới thiệu về bữa ăn trường học hạnh phúc tại chương trình (Ảnh: Hoài Nam).
Đặc biệt là TPHCM đã đi đầu trong việc thực hiện một loạt các nghiên cứu và tham vấn với các bên liên quan để xây dựng và triển khai bộ tiêu chí khung trường học hạnh phúc tại địa phương năm 2023.
Không đánh đổi hạnh phúc của trò với chất lượng giáo dục
Trong bài thuyết trình, đại diện UNESCO chỉ ra nhiều nghiên cứu cho thấy hạnh phúc dẫn đến kết quả tốt hơn về học tập, giảng dạy, sức khỏe, hiệu suất, tính thích ứng…
Qua đó nhấn mạnh, thành tựu học tập không hề mâu thuẫn với mức độ hạnh phúc. Việc ưu tiên hạnh phúc trong giáo dục không phải là điều xa xỉ cần đánh đổi với chất lượng giáo dục.
Những ngôi trường hạnh phúc tạo nên người học yêu thích học tập và trở thành những người học suốt đời cũng như những giáo viên luôn vui vẻ với công việc giảng dạy và học tập trong suốt cuộc đời mình.
Hạnh phúc của học trò không phải là sự đánh đổi kết quả học tập (Ảnh: Hoài Nam).
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc cho biết, những kết quả ban đầu khi đưa môi trường hạnh phúc vào trường học đến từ niềm tin chúng ta không đánh đổi hạnh phúc của học trò với chất lượng giáo dục.
"Học tập hạnh phúc không phải là học ít hơn mà học trong sự thích thú, sự tò mò sáng tạo, sự hạnh phúc và trân trọng kiến thức. Theo đuổi mô hình trường học hạnh phúc không tách rời với công cuộc đổi mới giáo dục.
Một người học hạnh phúc sẽ tự nuôi dưỡng niềm yêu thích với việc học, có ý thức và động lực xây dựng thói quen tự giác học tập suốt đời, mọi lúc mọi nơi", Thứ trưởng Phúc nhấn mạnh.
TPHCM là một trong những đơn vị đầu tiên trên cả nước triển khai có quy mô bộ tiêu chí trường học hạnh phúc tại 100% cơ sở giáo dục từ năm học 2023-2024.
Bộ tiêu chí xây dựng trường học hạnh phúc với 18 tiêu chí được chia làm 3 nhóm tiêu chuẩn về con người, về dạy học và hoạt động giáo dục, về môi trường.
Bộ tiêu chí đánh giá dựa trên khảo sát cảm nhận của người dạy, người học tại nhà trường. Mỗi tiêu chí được đánh giá thành 3 mức: cần cải thiện, khá, tốt.
'/>Soi kèo góc Southampton vs Brighton, 22h00 ngày 22/2
Phạm Xuân Hải - 22/02/2025 05:25 Kèo phạt góc2025-02-24
最新评论