Theýdolượngđườngtrongmáuthayđổithấtthườ24hmoneyo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 422 triệu người trên toàn cầu mắc bệnh tiểu đường. Trong 30 năm qua, tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường loại 2 đã tăng lên đáng kể. Tiến sĩ Shahid Shafi Bhat, chuyên gia tư vấn Nội khoa, Tập đoàn Bệnh viện Ujala Cygnus (Ấn Độ), chia sẻ về các yếu tố khiến lượng đường trong máu thay đổi thất thường.
Tiến sĩ Bhat giải thích bệnh tiểu đường là một nhóm các tình trạng trao đổi chất mạn tính có đặc trưng là lượng đường trong máu cao. Nguyên nhân là cơ thể không có khả năng sản xuất insulin hoặc chống lại hoạt động của insulin hay cả hai.
Theo Healthshot, thực hiện các thay đổi trong chế độ ăn uống, vận động hằng ngày rất quan trọng trong việc kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Dưới đây là những yếu tố có thể làm cho lượng đường trong máu dao động:
Nhiệt độ cao
Khi bệnh nhân tiểu đường tắm nước nóng, ngâm mình trong bồn nước nóng hoặc bị cháy nắng, nhiệt độ quá cao có thể khiến các mạch máu giãn ra. Chuyên gia nhận định điều này khiến insulin hấp thụ nhanh hơn và có thể dẫn đến lượng đường trong máu thấp.
Đường tinh luyện
Mọi người, đặc biệt là bệnh nhân tiểu đường, nên tránh các loại đường như glucose, sucrose và các sản phẩm nước ngọt, đồ ngọt. Tiến sĩ Bhat giải thích những thực phẩm này chứa đường đơn dễ hấp thụ, khiến lượng đường trong máu tăng nhanh.
Thiếu ngủ
Cơ thể không có đủ thời gian nghỉ ngơi và phục hồi sẽ dẫn đến tình trạng căng thẳng. Stres có thể khiến những người mắc bệnh tiểu đường có lượng đường trong máu cao hơn.
Mất nước
Hấp thụ ít chất lỏng hơn có thể dẫn đến tăng đường huyết, vì đường trong hệ tuần hoàn cô đặc. Ngoài ra, lượng đường trong máu cao có thể khiến bệnh nhân đi tiểu nhiều. Điều đó có nghĩa họ sẽ bị mất nước nhiều hơn.
Bỏ ăn sáng
Bạn hãy luôn bắt đầu ngày mới với bữa sáng lành mạnh. Nếu bạn đang chăm sóc người thân mắc bệnh tiểu đường, hãy chắc chắn rằng họ không bỏ bữa. Bỏ bữa sáng dễ làm tăng lượng đường trong máu sau bữa trưa cũng như bữa tối.
Chuyên gia gợi ý một số loại thực phẩm bạn ăn thoải mái bao gồm rau lá xanh, cà chua, hành tây và dưa chuột. Bạn có thể làm salad rau nhưng đừng thêm sốt, kem nếu không muốn lượng đường trong máu dao động.
Nếu điều trị bằng insulin hoặc một số loại thuốc uống hạ đường huyết, bệnh nhân phải ăn thường xuyên để ngăn ngừa hạ đường huyết. Họ nên có ba bữa một ngày cộng với bữa phụ là đồ ăn nhẹ lành mạnh.