Ban đại diện cha mẹ học sinh hay hội phụ huynh hoạt động dựa trên Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT,ụhuynhbấtngờvềloạtquỹlớpkhiconchuyểntừtrườngtưsangcôxem lich am với mục tiêu chính là kết nối nhà trường và phụ huynh học sinh. Theo quy định, ban đại diện không được phép thu các khoản phí như: tiền bảo vệ, sửa chữa cơ sở vật chất, vệ sinh lớp học, mua sắm trang thiết bị… Các khoản đóng góp phải hoàn toàn tự nguyện và phục vụ cho lợi ích của học sinh.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều trường hợp ban đại diện đã lạm thu hoặc biến tướng chức năng này thành một công cụ để yêu cầu phụ huynh đóng góp nhiều khoản phí khác nhau. Điều này làm dấy lên những bức xúc trong cộng đồng phụ huynh và khiến nhiều người bày tỏ mong muốn "dẹp" hội phụ huynh.
Áp lực từ việc đóng quỹ
Anh Lưu Văn (Hà Nội) chia sẻ cảm giác "sốc" với khoản quỹ trường quỹ lớp lên đến gần 2 triệu đồng mỗi kỳ học khi con vào một trường cấp 3 công lập. Trước đó, con anh học tại trường tư, dù lớp không bầu hội phụ huynh nhưng có đầy đủ các hoạt động văn nghệ, liên hoan, với tổng chi phí khoảng 500-600 nghìn đồng/học kỳ.
“Trong nhóm Zalo của lớp, khi tôi đề nghị xem xét lại số tiền thu, không chỉ hội trưởng mà nhiều phụ huynh phản ứng gay gắt, cho rằng đóng góp như vậy là vì con cái, khoản tiền vài triệu thật ra chỉ tương đương bữa nhậu của bố hay bộ mỹ phẩm cho mẹ. Tôi thấy lý luận bất hợp lý nhưng cuối cùng đành đóng tiền để tránh phiền phức cho mình và cho con”, anh Văn chia sẻ.
Anh cho rằng, hội phụ huynh ở nhiều trường công đã bị biến tướng, và nếu bố mẹ không đóng quỹ có thể khiến con cái bị kỳ thị hoặc cô lập trong lớp.
Không chỉ phụ huynh như anh Văn, ngay cả một số người từng giữ vai trò hội trưởng cũng không mấy mặn mà với việc duy trì ban đại diện. Một độc giả tên Mạnh Đức (Hà Nội) - người từng làm hội trưởng hội phụ huynh lớp con mình một năm, chia sẻ, nhận chức này anh chỉ thấy mang thêm việc và tiếng xấu vào người, không thể hiện được vai trò gì.
“Theo tôi nên bỏ ban đại diện phụ huynh, mọi quỹ lớp giao cho cô chủ nhiệm, để cô photo tài liệu, in ấn, liên hoan... cho học sinh. Còn nhà trường muốn xin đóng góp cho việc gì thì có tài khoản riêng cho các mạnh thường quân gửi vào, có thanh tra, kiểm tra minh bạch. Gia đình khá giả muốn cho con có điều kiện tốt hơn có thể sang trường tư, trường quốc tế hoặc có thể tự nguyện hỗ trợ nhà trường, đừng kêu gọi mọi phụ huynh phải góp quỹ”, anh Đức bày tỏ.
Chị Bích Trà (TPHCM) cũng đồng tình rằng, mặc dù bản chất của hội phụ huynh không xấu, nhưng cách thức hoạt động hiện nay tạo ra nhiều tiêu cực. Sự bất bình đẳng giữa các lớp, xuất phát từ số tiền quỹ huy động được, làm gia tăng khoảng cách và áp lực giữa phụ huynh.
"Lớp nào quỹ nhiều, thường các phong trào và sinh hoạt sôi động hơn, lớp nào ít quỹ học sinh lại bị thiệt thòi. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến phụ huynh mà còn cả tâm lý học sinh", chị Trà chia sẻ.
Ngoài ra, theo chị, đã gọi là ban đại diện, nhiệm vụ chính đáng lẽ là lên tiếng đại diện cho phụ huynh học sinh gửi đến nhà trường nhưng thực tế thường ngược lại, ban phụ huynh lại chỉ phổ biến các chủ trương của nhà trường rồi kêu gọi đóng quỹ phục vụ cho trường, cho thầy cô.
Một phụ huynh khác chia sẻ, mặc dù có đủ khả năng đóng góp cho cơ sở vật chất lớp học con mình, thậm chí sẵn sàng tài trợ thêm ngoài quỹ, anh vẫn ủng hộ việc giải tán ban đại diện.
"Hội này chủ yếu phản ánh ý chí của hiệu trưởng - như vậy là không đúng với quy định. Quỹ lớp con tôi mỗi nhà góp 4 triệu đồng/năm và chi chủ yếu cho quà tặng giáo viên, ban giám hiệu vào nhiều dịp, từ 20/11 tới khai giảng, họp phụ huynh và loạt ngày lễ nhưng tới cuối năm không hề công khai các khoản, ai thắc mắc thì liên hệ riêng.
Nếu việc vận động đóng góp được giao lại cho nhà trường, vai trò của ban đại diện phụ huynh chỉ còn là tổ chức các hoạt động nhỏ như liên hoan, tặng quà sinh nhật hay khen thưởng học sinh - những việc mà phụ huynh có thể tự phối hợp với nhau mà không cần đến hội", vị này bày tỏ.
Vẫn có những mặt tích cực của hội phụ huynh
Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng tình với việc dẹp bỏ hoàn toàn hội phụ huynh. Anh Phạm Toàn (Hà Nội) cho rằng, vấn đề không nằm ở việc tồn tại hội này mà là cách thức vận hành và quản lý quỹ.
"Chỉ cần loại bỏ việc thu quỹ bắt buộc, các tiêu cực sẽ tự khắc giảm. Hội phụ huynh vẫn có vai trò quan trọng trong việc giám sát, hỗ trợ các hoạt động của nhà trường", anh nói.
Một giáo viên ở Đồng Tháp cũng bày tỏ, tại các địa phương khó khăn, chính Hội phụ huynh là nơi kêu gọi tài trợ để giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh bất lợi, tạo cơ hội học tập bình đẳng.
Chị Bích, một bà mẹ có 2 con đang học trường công tại TPHCM bày tỏ, chị ủng hộ việc duy trì hội phụ huynh. Theo chị, nhiều người phản đối chỉ tập trung vào những tiêu cực mà bỏ qua những giá trị tích cực của hội.
"Ở lớp con tôi, việc đóng góp do hội phụ huynh kêu gọi hoàn toàn tự nguyện và phụ huynh không tham gia cũng không bị phàn nàn. Khi ban đại diện đề xuất lắp máy lạnh do lớp học quá nóng, một số người không ủng hộ, nhưng không ai bị ép buộc. Ai có điều kiện, đóng góp nhiều hơn để hỗ trợ các gia đình khó khăn, số tiền dư được dùng cho các hoạt động như photo tài liệu, liên hoan cuối năm... Gần đây, khi xảy ra một vụ bạo lực học đường, nhờ sự giám sát của hội phụ huynh, sự việc đã được xử lý kịp thời, tránh diễn biến nghiêm trọng", chị kể.
Theo chị Bích, hội phụ huynh nên hoạt động trên tinh thần tự nguyện và lớp nào không có nhu cầu có thể không cần thành lập.
Đồng quan điểm, anh Trung Hiếu cho biết, tại trường con anh, ban đại diện cha mẹ học sinh giám sát các hoạt động của nhà trường, đảm bảo thực hiện đúng cam kết với phụ huynh và bảo vệ quyền lợi cho học sinh. Ban đại diện thường kiểm tra đột xuất bếp ăn, căng tin, xe đưa đón và phòng y tế, từ đó đưa ra đề xuất cải thiện.
Quỹ phụ huynh chỉ sử dụng để hỗ trợ học sinh, không phải cho giáo viên hay nhà trường.
Áp lực vì người giàu 'thao túng' ban phụ huynh lớpLần họp phụ huynh đầu năm học, tôi ngồi cạnh một chị trông khá sang. Khi cô giáo gợi ý lập quỹ khuyến học để khen thưởng các con mỗi tháng, kêu gọi mỗi cha mẹ góp 50.000-100.000 đồng/kỳ, chị hô “đóng hẳn 200.000 đồng cho thoải mái” và nộp luôn tiền.