您现在的位置是:NEWS > Kinh doanh
Vòi rồng chống tè bậy 'siêu độc' ở Ấn Độ
NEWS2025-04-01 14:10:47【Kinh doanh】5人已围观
简介Thoạt nhìn,òirồngchốngtèbậysiêuđộcởẤnĐộthethao 24h bạn có lẽ sẽ nhầm tưởng xe bồn màu vàng có gắn vớthethao 24hthethao 24h、、
Thoạt nhìn,òirồngchốngtèbậysiêuđộcởẤnĐộthethao 24h bạn có lẽ sẽ nhầm tưởng xe bồn màu vàng có gắn với vòi phun dàilà một phương tiện cứu hỏa. Nhưng nhìn sát hơn vào biểu tượng được sơn trênthùng nước, bạn sẽ nhận ra chiếc xe này được sử dụng vào một mục đích khác.
TIN BÀI KHÁC:
Xem TT Nga đánh khúc côn cầu như cầu thủ xịn很赞哦!(779)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Santos de Guapiles vs Deportivo Saprissa, 9h00 ngày 28/3: Chủ nhà có điểm
- EU huy động thành công 22 tỷ Euro trợ cấp bán dẫn, theo đuổi mục tiêu tham vọng
- Những người truyền cảm hứng ở Hội đồng Anh
- Phiên chợ toàn những món ăn rùng rợn
- Nhận định, soi kèo nữ Besiktas vs nữ Fenerbahce, 18h00 ngày 27/3: Cửa trên đáng tin
- Văn sĩ Hàn Quốc Han Kang đoạt giải Nobel Văn chương 2024
- Thi THPT quốc gia: 'Năm nay thuận lợi hơn”
- Tác giả Việt dùng chatGPT thế nào để không tạo ra nội dung vô tri
- Nhận định, soi kèo Shenzhen Peng City vs Yunnan Yukun, 19h00 ngày 28/3: Kèo dài mạch thắng lợi
- Cô giáo dạy văn độc đáo
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Zaqatala vs Qaradag Lokbatan, 18h00 ngày 27/3: Khó tin cửa dưới
Dự án cao tốc Bắc Nam đoạn Cam Lộ - La Sơn. Ảnh: CTV Theo phản ánh của nhiều tài xế, dọc tuyến đường này có nhiều điểm không có sóng điện thoại, gây khó khăn cho công tác cứu hộ, cứu nạn. Để giải bài toán này, Quảng Trị đang có những động thái nhằm xóa vùng “lõm sóng” di động trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn.
Trao đổi với VietNamNet, ông Trần Thanh Hà, Phó Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Quảng Trị cho biết, phủ sóng di động đoạn cao tốc Cam Lộ - La Sơn là chủ trương của lãnh đạo tỉnh Quảng Trị.
Khi khánh thành cao tốc Cam Lộ - La Sơn, Sở TT&TT Quảng Trị đã nắm được thông tin về việc còn nhiều đoạn đường chưa có sóng di động, do đó Sở đã tham mưu cho lãnh đạo tỉnh để chỉ đạo các nhà mạng, doanh nghiệp viễn thông phủ sóng tuyến cao tốc này.
Chia sẻ về thực trạng phủ sóng trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn, ông Trần Thanh Hà cho biết, tuyến đường này hiện có 2 nhà mạng di động đang phủ sóng là MobiFone và Viettel. Trong đó, nhà mạng Viettel có vùng phủ lớn hơn. Sóng VinaPhone hiện gần như chưa có trên khu vực này.
Sở TT&TT Quảng Trị cho biết thời gian tới Viettel sẽ lắp đặt thêm các trạng BTS mới dùng chung dọc cao tốc Cam Lộ - La Sơn Theo Phó Giám đốc Sở TT&TT Quảng Trị, để phủ sóng cao tốc Cam Lộ - La Sơn, khó khăn lớn nhất là hạ tầng nguồn điện tại khu vực này hiện chưa có. Một vấn đề khác là việc thuê đất lâm nghiệp để đặt trạm. Tuy nhiên, vấn đề thuê đất địa phương sẽ can thiệp và giải quyết.
"Do không có đường điện nên rất vướng, kéo đường điện sẽ phức tạp, còn nếu dùng năng lượng mặt trời sẽ tốn kém. Doanh nghiệp phải tính toán bài toán kinh doanh nên không dám đầu tư”, ông Hà nói.
Chia sẻ về lộ trình phủ sóng cao tốc Cam Lộ - La Sơn, đại diện Sở TT&TT Quảng Trị cho hay, vào ngày thứ 3 tới đây, sẽ có một cuộc họp về vấn đề này với sự tham gia của Sở TT&TT, Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Quảng Trị, đại diện các doanh nghiệp viễn thông và các đơn vị quản lý rừng trên địa bàn.
Cuộc họp sẽ bàn về phương án cho nhà mạng Viettel thuê đất để trồng thêm 4 trạm BTS mới nhằm phủ sóng đoạn cao tốc này. Hiện Sở TT&TT Quảng Trị đã phê duyệt cho Viettel 4 vị trí lắp đặt trạm BTS mới để phát sóng. Tại cuộc họp tới, vấn đề thuê đất để đặt trạm sẽ được tháo gỡ.
Theo ông Trần Thanh Hà, Sở TT&TT Quảng Trị đã yêu cầu Viettel khi lắp đặt trạm BTS mới, phải đảm bảo cho các nhà mạng khác dùng chung cơ sở hạ tầng, bởi việc trồng mới các trạm BTS trên đoạn đường này rất phức tạp. Các trạm BTS sắp được lắp đặt sẽ có đủ năng lực để cho các doanh nghiệp viễn thông khác thuê dùng chung nhằm phục vụ tốt nhất cho người sử dụng.
Xóa vùng lõm sóng để 100% thôn, bản sẽ có sóng di độngBộ TT&TT đang phối hợp với các đơn vị liên quan để xóa vùng lõm sóng di động theo tinh thần, “điện đi tới đâu, viễn thông tới đó”.">
Nỗ lực phủ sóng di động cao tốc Cam Lộ
Mark Zuckerberg hạ gục đối thủ trong giải đấu jiu-jitsu vừa diễn ra. (Ảnh: Zuckerberg) Xuất hiện trên podcast The Joe Rogan Experience, Zuckerberg chia sẻ bắt đầu hành trình học võ sau khi tìm kiếm một môn thể thao giúp phát triển cả thể chất lẫn sự tập trung. Ông gọi võ thuật là hoạt động đòi hỏi tập trung cao độ về trí tuệ lẫn sức lực. Nếu lơ là trong một giây, bạn sẽ bị hạ gục.
Theo huấn luyện viên lãnh đạo Joris Merks-Benjaminsen, võ thuật dường như có sức hấp dẫn đối với người làm trong ngành công nghệ vì nó phản ánh nhịp độ và cường độ của giới. Một bài báo trên Forbes chỉ ra “khả năng thích ứng” và “chuyển đổi bối cảnh” là các kỹ năng quan trọng của lãnh đạo công nghệ.
Danny Zelig đã huấn luyện môn võ Krav Maga cho CEO PayPal Dan Schulman. Chia sẻ trên Insider, ông cho biết cũng đào tạo các CEO khác muốn phát triển kỹ năng như giải quyết vấn đề, quản lý phản xạ trong môi trường thay đổi nhanh chóng. Một phần trong chương trình huấn luyện của họ là lập trình lại bộ não để tạo ra hệ thống phản ứng tốt hơn, giúp họ có thời gian để đưa ra quyết định tốt hơn. Với một người như Dan – gặp áp lực và môi trường thay đổi liên tục, điều cần làm là nhìn thẳng vào tâm bão và phản hồi chính xác.
Zelig cũng nói rằng Krav Maga giúp xây dựng sự tự nhận thức, rất quan trọng trong quá trình ra quyết định, đặc biệt khi căng thẳng. Triết lý của Krav Maga bắt nguồn từ tự lực và chuyển đổi suy nghĩ từ bị động sang chủ động. Trong các buổi tập, thay vì chờ đợi để phản công, Zelig hướng dẫn Schulman đảo ngược: hành động trước và kiểm soát thế trận.
Ngoài ra, Zelig còn đưa các CEO vào tình huống “không thể thắng” với hi vọng dạy cho họ các bài học đối phó với thất bại. “Điều gì xảy ra với tâm trí chúng ta khi làm mọi thứ đúng đắn nhưng vẫn thất bại? Đây là một nền tảng tuyệt vời để phát triển bản thân và hiệu quả”,ông nói.
Theo Joanna Pineda, CEO Matrix Group International, tập luyện taekwondo và hapkido trong hơn một thập kỷ giúp bà phát triển “tinh thần dẻo dai”. Ban đầu, bà tập thể thao vì mất dáng. Dù vậy, rất nhanh sau đó bà bị cuốn hút vì thành quả mà nó mang lại như tư duy, kỷ luật. Việc đào tạo cũng giúp bà tập trung vào hiện thực, giữ khoảng cách với công việc trong “thế giới chánh niệm riêng” của mình.
Bob Rosin, đối tác tại hãng đầu tư mạo hiểm Defy, học aikido hơn 15 năm. Nó giúp ông việc xử lý các quan hệ phức tạp trong các vai trò khác nhau tại LinkedIn, Microsoft và Skype. Các bài tập làm cho ông giải tỏa tâm trí, giải phóng cơ thể. “Tôi luôn cảm thấy như được tái tạo năng lượng và sẵn sàng chấp nhận các thử thách mới”, ông nói.
(Theo BI)
Nhà Trắng phớt lờ CEO Mark ZuckerbergChính quyền Tổng thống Joe Biden đã gặp một số CEO từ các hãng công nghệ khác nhau để bàn về AI, tuy nhiên, Mark Zuckerberg không được mời.">
CEO công nghệ đổ xô học võ
Ca sĩ Phạm Thùy Linh. "Tôi nghe câu chuyện về thác Nàng Tiên được bác trong ban quản lý chia sẻ, vô tình rất giống với câu chuyện anh Xuân Trí ẩn ý trong tác phẩmHoa ban đợi người thương. Được hóa thân vào nàng tiên, hóa thân thành đóa hoa ban giữa cảnh tiên bồng này, tôi có rất nhiều cảm xúc.
Anh Xuân Trí đã dùng những ca từ rất gần gũi, đời thường, hợp gu của tôi và các bạn trẻ. Ca khúc không quá khó về kỹ thuật nhưng lại đòi hỏi chiều sâu cảm xúc. Bài hát rất tốn hơi vì anh yêu cầu hát như nói, phải thả hơi thở vào từng câu chữ.
Cảnh vật non nước hữu tình của Mộc Châu, Sơn La hiện lên trong MV khiến người xem ngỡ ngàng. Tôi thấy thật sự yêu ca khúc này vì cảm thấy tính cách, con người mình trong đó. Tôi thích sự đơn giản, mộc mạc, đời thường và tràn đầy năng lượng của ca khúc”, ca sĩ Phạm Thùy Linh chia sẻ.
Nhạc sĩ Xuân Trí cho biết: “Trong tác phẩm, tôi đã ví hoa ban đẹp như nàng tiên giáng trần, hóa thân thành người thiếu nữ với nhiều màu sắc khác nhau. Tôi muốn du khách bốn phương biết đến và yêu Tây Bắc nhiều hơn. Phạm Thùy Linh đã thể hiện rất tốt ca khúc, đúng với yêu cầu và mong muốn của tôi”.
Phạm Thuỳ Linh hiện là sinh viên Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam. Phạm Thùy Linh sinh năm 2001 tại Nam Định, hiện là sinh viên Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam. Cô từng đoạt giải nhì cuộc thi Giọng hát hay Bắc Ninh mở rộng. Phạm Thùy Linh có niềm đam mê âm nhạc từ nhỏ. Cô chọn nhạc Phật, dòng nhạc quê hương dân gian trữ tình, hát những ca khúc ca ngợi vẻ đẹp quê hương đất nước, tình người, về cha mẹ, thầy cô.
MV 'Hoa ban đợi người thương'
Phạm Thùy Linh, Xuân Trí gửi thông điệp về nhà khi Tết đếnCa sĩ Phạm Thùy Linh ra mắt MV "Dòng sông thầm lặng" (sáng tác: Xuân Trí) vào những ngày Tết Nguyên đán 2023 đã cận kề, như món quà tặng khán giả, những người con xa hướng về quê hương mình.">
Phạm Thùy Linh khoe vẻ đẹp thuần khiết như hoa ban trong MV mới
Nhận định, soi kèo Barkchi vs Pandjsher Rumi, 18h00 ngày 28/3: Khách gây thất vọng
Kết quả kinh doanh quý I ảm đạm có thể là nguyên nhân khiến Samsung về Hàn Quốc tổ chức ra mắt sản phẩm mới. “Danh mục màn hình gập thể hiện triết lý của Samsung trong việc mang đến sự đổi mới đột phá, vượt qua ranh giới để định hình lại tương lai của trải nghiệm di động”, Roh Tae-moon, Giám đốc mảng di động Samsung cho biết.
Trong hơn một thập kỷ, bắt đầu với sự kiện Unpacked đầu tiên vào tháng 3/2010 tại Las Vegas, Samsung đã lần lượt tổ chức sự kiện ra mắt sản phẩm của mình tại nhiều thành phố lớn trên thế giới, bao gồm New York, London, Berlin và Barcelona.
Đây là lần đầu tiên, hãng điện thoại Hàn Quốc chọn một thành phố ở “quê nhà” để ra mắt các mẫu điện thoại thông minh mới, dự kiến đặt tên là Galaxy Z Flip 5 và Z Fold 5.
Một số nhà phân tích cho rằng Samsung tổ chức sự kiện tại Hàn Quốc để tiết kiệm chi phí tiếp thị, do công ty này ghi nhận doanh thu giảm 96,6% trong ba tháng đầu năm nay, kết quả kinh doanh tồi tệ nhất trong 14 năm qua.
Cụ thể, hết quý I, tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc đạt doanh thu 63,7 nghìn tỷ won và lợi nhuận hoạt động là 640 tỷ won. Trong khi mảng kinh doanh thiết bị di động chứng kiến lợi nhuận hoạt động tăng lên 3,94 nghìn tỷ won và doanh thu đạt 31,8 nghìn tỷ won, thì mảng bán dẫn lại lỗ 4,58 nghìn tỷ won, ảnh hưởng tiêu cực đến tổng doanh thu.
Lần đầu tiên giới thiệu Galaxy Fold vào năm 2019, Samsung đã tiếp tục đẩy mạnh dòng sản phẩm màn hình gập với mục đích biến yếu tố hình thức trở thành “tiêu chuẩn mới” cho điện thoại thông minh.
Galaxy Z Fold 5 được cho sẽ có thay đổi thiết kế lớn nhất kể từ phiên bản đầu tiên, với việc Samsung áp dụng bản lề kiểu giọt nước để giảm sự xuất hiện của nếp nhăn trên màn hình.
(Theo KoreaHerald)
Chủ tịch Samsung Electronics gặp Elon Musk, tìm hướng đi cho lĩnh vực chip ô tô
Hãng thông tấn Yonhap Hàn Quốc đưa tin, Giám đốc điều hành kiêm chủ tịch tập đoàn Samsung Electronics J. Y. Lee vừa có cuộc họp cùng CEO Tesla Elon Musk tại Mỹ vào tuần trước.">Samsung về Seoul tổ chức sự kiện ra mắt sản phẩm mới để tiết kiệm chi phí
Thuỳ Tiên làm nên lịch sử khi đăng quang Hoa hậu Hòa bình quốc tế 2021. Đầu tư không giới hạn
Giống như thi trong nước, các kỹ năng chính cần trang bị cho thí sinh thi quốc tế gồm: trình diễn, giao tiếp (trả lời phỏng vấn, ứng xử, ngoại ngữ), kiến thức chung, huấn luyện thể chất và trang phục, trang điểm, tài năng. Tuy nhiên, các đại diện sẽ được đào tạo chuyên sâu hơn.
Chia sẻ với VietNamNet, bà Phạm Kim Dung - CEO Sen Vàng - đơn vị nắm bản quyền nhiều cuộc thi quốc tế uy tín cho biết, công ty không ấn định số lượng khóa học hay chi phí đầu tư mà tuỳ vào mong muốn của các người đẹp.
“Các bạn ấy nhiều khi lười, không muốn học một vài kỹ năng nhưng chúng tôi vẫn yêu cầu học. Không phải cuộc thi nào lớn hơn thì đầu tư nhiều hơn mà đại diện nào yếu phải đào tạo nhiều”, bà Dung nói.
Đại diện Unicorp - đơn vị từng nắm quyền cử đại diện thi Hoa hậu Hoàn vũ (Miss Universe) cũng chia sẻ, công ty lên lộ trình đào tạo riêng cho mỗi đại diện. Các khóa học bao gồm: kỹ năng trình diễn, giải phóng hình thể, trang điểm và đặc biệt chú trọng ứng xử, tư duy phản biện. Học phí mỗi lần đầu tư cho “gà nhà” đều không có con số cụ thể.
Tâm sự với VietNamNet, á hậu Hoàng Thùy cho biết, trước khi thi Hoa hậu Hoàn vũ 2019, cô tham gia rất nhiều khóa học. Ngoài những kỹ năng cơ bản, chân dài còn tập hô tên, xem các cuộc thi để học hỏi, niềng răng để có nụ cười rạng rỡ. “Nghĩ lại chặng đường đó, tôi tự hào vì đã cố gắng hết sức, chỉ hơi buồn vì không thể mang vương miện về cho đất nước”, cô giãi bày.
Giống Hoàng Thuỳ, trước khi chinh chiến Hoa hậu Hoàn vũ 2020 tại Mỹ, hoa hậu Khánh Vân ghi lại hành trình huấn luyện trong chương trình “Road to Miss Universe”. Đây cũng là sự đầu tư của đơn vị quản lý để các người đẹp được ủng hộ nhiều hơn từ công chúng. Cô được hỗ trợ kinh phí đào tạo bởi tổ chức Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam.
Hoàng Thuỳ, Khánh Vân tham gia rất nhiều khóa học trước khi thi Hoa hậu Hoàn vũ.
Theo bà Phạm Kim Dung, lộ trình huấn luyện thí sinh cũng được định hướng theo tiêu chí từng cuộc thi. Bà dẫn chứng: “ Hoa hậu quốc tế thiên về vẻ đẹp tự nhiên, đề cao làn da đẹp, phong cách thanh lịch và tri thức tốt. Người chiến thắng không cần bùng nổ trên sân khấu nhưng phải thông minh. Còn với Hoa hậu Hòa bình quốc tế, họ thích sự cá tính, hình thể đẹp, khả năng catwalk chuyên nghiệp và tiếng Anh tốt”.
Ra nước ngoài huấn luyện
Việc học trình diễn trước khi chinh chiến quốc tế thiên về định hình phong cách catwalk, luyện bài diễn riêng cho từng phần thi. Tiêu biểu, nhiều bài diễn của các đại diện tại Hoa hậu Hoàn vũ không chỉ để phô bày kỹ năng mà còn truyền tải thông điệp. Các tên gọi: “Snake walk” - bước chân mình xà (Phạm Hương), “Butterfly walk” - nhộng hóa bướm (H’hen Niê), “Bamboo walk” - uyển chuyển dẻo dai như cây tre (Hoàng Thuỳ), “Mint tornado walk” - lốc xoáy bạc hà (Khánh Vân) từ đó mà ra đời.
Một xu hướng chung trong việc huấn luyện kỹ năng sân khấu là nhiều người đẹp học với giảng viên quốc tế. Từ 2022 về trước, Anjo Santos - cố chuyên gia đào tạo người Philippines là thầy quen thuộc của các đại diện Việt Nam, tiêu biểu như: Huyền My, Đỗ Mỹ Linh, H’Hen Niê, Hoàng Thuỳ, Lương Thuỳ Linh, Kiều Loan. Jonas Gaffud - “ông trùm hoa hậu” Philippines cũng là chuyên gia thỉnh giảng cho trung tâm đào tạo của công ty Elite Việt Nam dạy Lê Âu Ngân Anh trước khi thi Hoa hậu Liên lục địa 2018.
Anjo Santos - người thầy của nhiều hoa, á hậu Việt. Năm 2018, Phương Khánh được huấn luyện tại Kagandahang Flores - lò đào tạo hoa hậu nổi tiếng nhất nhì Philippines trước khi thi Hoa hậu Trái đất. Cô cùng Nữ hoàng Trang sức Mỹ Duyên (thi Hoa hậu Toàn cầu 2019) tập luyện trong một nhà kho, không có máy lạnh dù thời tiết nóng bức để rèn ý chí quyết tâm và sức bền.
Cuối năm 2022, Ngọc Châu sang Philippines và được huấn luyện 3 tuần về trình diễn, phỏng vấn với Carlos Avila Buendia Jr - thầy của Hoa hậu Hoàn vũ 2018 Catriona Gray. Đầu năm nay, công ty UniMedia tiếp tục cử Thanh Thanh Huyền đi học 2 tuần tại “cường quốc hoa hậu châu Á” trước khi thi Hoa hậu Sắc đẹp Quốc tế (Miss Charm). Nhìn chung, các người đẹp được đào tạo với giảng viên nước ngoài đều tiến bộ về thần thái, cách sải chân và trình diễn với những động tác mang dấu ấn riêng.
Có gần 10 năm kinh nghiệm nhưng trước khi thi Hoa hậu Hoàn vũ 2019, Hoàng Thuỳ vẫn chăm luyện catwalk với các chuyên gia. Hoa hậu Khánh Vân tâm sự với VietNamNet, việc rèn luyện thêm không thừa bởi trình diễn là cơ hội để thí sinh bộc lộ cá tính, tạo ấn tượng cho giám khảo.
Giao tiếp, tiếng Anh: hạn chế chung của nhiều đại diện
Khả năng tiếng Anh tốt giúp các người đẹp dễ dàng giao lưu, truyền tải thông điệp khi thi quốc tế. Nhưng nhìn chung, đây vẫn là một hạn chế của nhiều đại diện Việt Nam. H’Hen Niê là một trong số ít người đẹp tuy không giao tiếp tốt tiếng Anh nhưng vẫn đạt thành tích cao nhờ câu chuyện truyền cảm hứng đặc biệt.
Bà Phạm Kim Dung kể với VietNamNet, những đại diện đã có nền tảng tiếng Anh tốt sẵn như: Lương Thuỳ Linh, Bảo Ngọc, Mai Phương, Phương Anh chỉ cần học thêm kỹ năng nói chuyện trước công chúng và trả lời phỏng vấn chuyên sâu. Với những đại diện khác, họ cần học thêm tiếng Anh để giao tiếp hay hơn, gần ngữ điệu người bản xứ.
Bà Phạm Kim Dung chia sẻ công thức huấn luyện thí sinh thi nhan sắc quốc tế:
Với những người đẹp chưa có nền tảng tiếng Anh tốt, việc trau dồi ngoại ngữ cần thời gian dài và thường xuyên để có thể giao tiếp tự tin. Nếu chưa vững giao tiếp cơ bản, thí sinh cần bắt đầu khóa học từ vựng, phát âm rồi nâng lên khóa giao tiếp. Từ đó, họ mới có thể luyện giao tiếp tiếng Anh về các vấn đề xã hội.
Á hậu Hoàng Thùy học tiếng Anh từ rất sớm, áp dụng nhiều cách học khác nhau. “Bên cạnh học thầy, tôi xem các clip trên mạng rồi bắt chước đọc theo. Tôi cho rằng, đi thi là phải chinh chiến chứ không phải thời gian tập luyện. Nhờ tinh thần đó, trình độ tiếng Anh của tôi tăng lên hẳn. Tôi biết nhiều từ hơn, sử dụng câu phong phú hơn nên không gặp trở ngại ngôn ngữ khi giao tiếp với bạn quốc tế”, chân dài xứ Thanh tâm sự với VietNamNet.
Hình thể, trang phục, trang điểm
Trừ Hoa hậu Thế giới, trình diễn áo tắm luôn là phần thi quan trọng tại các cuộc thi quốc tế. Do vậy, việc rèn luyện hình thể quyến rũ luôn nằm trong lộ trình huấn luyện của các đại diện Việt Nam.
Các bài tập thể chất chính là gym, yoga, đi bộ, chạy bộ và các kỹ thuật thở. Chế độ dinh dưỡng cũng được chú trọng với khẩu phần ăn theo giờ, hạn chế tối đa tinh bột, dầu mỡ và đồ ăn vặt.
Á hậu Kim Duyên trong 2 lần thi quốc tế (Hoa hậu Hoàn vũ 2021, Hoa hậu Siêu quốc gia 2022) đều tập luyện với cường độ cao. Người đẹp để thân hình đầy đặn rồi đẩy mạnh siết cơ, giảm mỡ từ 2-3 tháng trước khi xuất ngoại.
Huấn luyện về trang điểm cũng là điều cần đẩy mạnh, bởi liên quan trực tiếp đến vẻ ngoài của thí sinh. Khi thi quốc tế, các người đẹp phải tự lo mọi việc. Hoa hậu Thùy Tiên có thời gian dài học trang điểm, làm tóc cùng 2 chuyên gia Quân Nguyễn - Pu Lê. Toàn bộ mẫu trang điểm của cô tại Hoa hậu Hòa bình quốc tế 2021 đều được học kỹ trước đó.
Bên cạnh đó, huấn luyện thời trang cũng cần thiết. Mỗi người đẹp thường được định hình phong cách thời trang riêng, phù hợp với cá tính bản thân và tiêu chí cuộc thi. Họ cũng được stylist cùng nhà thiết kế phối trang phục với phụ kiện và để sẵn mặc cho từng sự kiện. Các đại diện còn được dạy thêm về kỹ năng chọn, phối đồ bởi có nhiều tình huống, hoạt động bất ngờ không thể mặc theo trang phục định trước.
Đại diện Việt Nam tại các cuộc thi lớn thường nhận được sự hỗ trợ từ các nhà thiết kế. Nếu không được tài trợ, số tiền đầu tư cho trang phục phải lên đến hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng.
Bà Phạm Kim Dung chia sẻ với VietNamNet về các dự án thiện nguyện tiền tỷ:
“Rót” hàng tỷ làm dự án cộng đồng
Một điểm nữa mà thí sinh Việt Nam cần đầu tư khi thi quốc tế là những dự án cộng đồng lâu dài, có ảnh hưởng tích cực đến xã hội.Hoa hậu Thế giới có riêng một hạng mục “Sắc đẹp vì mục đích cao cả” (Beauty with a Purpose) để chấm dự án thiện nguyện mà thí sinh mang đến. Đây là phần thi chiếm điểm số lớn, người chiến thắng thường đạt kết quả cao chung cuộc. Hoa hậu Hoàn vũ từ 2015 trở lại đây cũng đề cao những người đẹp có câu chuyện truyền cảm hứng và dự án xã hội thiết thực. Do đó, hồ sơ dự thi liệt kê nhiều hoạt động cộng đồng, dự án dài hạn là lợi thế lớn đối với thí sinh.
Những dự án cộng đồng mang 2 ý nghĩa: vừa giúp thí sinh làm đẹp hồ sơ, nhưng quan trọng hơn là đóng góp những điều tích cực đến xã hội. Một số cô gái từ khi dự thi trong nước đã thực hiện dự án xã hội nhưng hầu hết tính lan tỏa chưa cao. Khi được chọn thi quốc tế, người đẹp Việt có nhiều lựa chọn: phát triển dự án đã có, trở thành đại sứ cho các tổ chức/dự án xã hội hay đầu tư hơn là thực hiện một dự án mới.
Bà Phạm Kim Dung kể với VietNamNet, số tiền đầu tư cho mỗi dự án lên đến hàng tỷ đồng: “Cõng điện lên bản” của Đỗ Mỹ Linh (hơn 1 tỷ đồng), “Đắp đường, xây ước mơ” của Lương Thuỳ Linh (hơn 3,2 tỷ đồng).
Tuy nhiên, không phải người đẹp nào dự thi quốc tế cũng được đơn vị nắm bản quyền hỗ trợ về tài chính. Một dự án muốn có những ảnh hưởng tích cực nhất định tới cộng đồng cũng cần thời gian dài. Do vậy, nhiều đại diện Việt Nam không có dự án cộng đồng mang đến đấu trường quốc tế hoặc dự án ngắn hạn nên chưa tạo dấu ấn.
Đức Thắng - Trúc Thy
Video: Thanh Phi
Đón đọc bài 4: 'Tôi tá hỏa khi thấy cô bé 8 tuổi đi giày cao 15cm, ưỡn ẹo'
Khi các mỹ nữ rút hầu bao lao vào lò luyện hoa hậu
Trước bối cảnh các cuộc thi nhan sắc được tổ chức ồ ạt, các lò luyện thi hoa hậu cũng xuất hiện nhiều và phát triển mạnh hơn trước.">Chi tiền tỷ thi hoa hậu quốc tế: ‘được ăn cả, ngã về không’
- TP.HCM đã công bố điểm thi và điểm chuẩn vào các trường chuyên. Tâm trạng những phụ huynh có con không trúng tuyển đã thất vọng nặng khi nhận kết quả không như mong đợi.
Thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm 2016 tại TP.HCM
(Ảnh Đinh Quang Tuấn)
Kỳ vọng nhiều, thất vọng lắm
Chị Hằng Hải (phường 14, quận 10, TP.HCM) ở gần Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, nên khi con còn học lớp 7 gia đình đã định hướng cho cháu vào trường này. Con gái chị lúc đầu nghe ba mẹ nói muốn con phải học trường chuyên thì giãy nảy, nhưng bị hối thúc quá nên sau đó cũng đồng ý sẽ cố gắng để thi vào được ngôi trường này.
Kể từ đó, việc bổ túc học hành cho con để thi vào trường chuyên được chị lên kế hoạch cụ thể. Một tuần chị cho con học thêm 4 buổi cho 2 môn Toán và Văn, riêng Tiếng Anh là 3 buổi.
Tới học kỳ cuối cùng của lớp 9 con chị vẫn phân vân giữa thi chuyên Văn và Tiếng Anh, rồi cháu quyết định thi chuyên Văn vì cho rằng sẽ khó “đọ” được với các bạn thi chuyên Anh. Sau khi quyết định, môn Văn cũng được tăng thời gian học thêm lên một buổi mỗi tuần.
“Vậy mà không hiểu sao con chỉ được 28 điểm, trong đó môn chuyên thì điểm quá thấp tôi không muốn nhắc tới nữa. Tôi không thể tưởng tượng được con lại điểm thấp vậy”.
Trong khi đó, chị Nguyễn Thị Tuyết Nga (Phường Hiệp Bình, Quận Thủ Đức) thì chia sẻ về viễn cảnh mẹ con chị từng mong mỏi: “Tôi mong con vào được Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (quận 1). Cơ quan tôi ở Quận 3, nếu cháu học ở đây hàng ngày tôi đưa đón con rất tiện.
Khi chưa có điểm, cháu cũng đã nói làm bài không tốt lắm, nhưng gia đình vẫn hy vọng. Chúng tôi còn vạch ra bao viễn cảnh, là con đỗ rồi sẽ đi chơi đâu, vào năm học sẽ tìm thêm cho con những điểm học thêm văn hóa và kỹ năng sống ở gần trường, chuẩn bị cho cháu sau này đủ điều kiện để tìm một học bổng du học nào đó… Nhưng rồi con chỉ được có 32 điểm. Tôi buồn ghê lắm”.
Do lịch thi các vào các Trường Phổ thông Năng khiếu (ĐHQG TP.HCM), Trường Trung học thực hành sư phạm (Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) và kì thi lớp 10 không trùng nhau nên có những phụ huynh “gợi ý” con dự thi 3 trường cùng lúc.
Chị Nguyễn Thị Như Ngọc (quận 1) không giấu được thất vọng: “Ngay từ đầu năm học tôi đã nghiên cứu rất kỹ về lịch thi. Do các trường tổ chức thi không trùng nhau nên tôi động viên con gái đăng ký dự thi cả ba trường”.
Vì vậy, hơn 10 ngày đầu tháng 6 là lúc cả nhà chị căng như dây đàn vì việc thi cử của con. Những ngày đầu tháng 6 là lúc con chị dự thi vào Trường Phổ thông năng khiếu, đến ngày 6 và 7/6 thì thi vào Trường Trung học thực hành sư phạm, và ngày 11, 12/6 tiếp tục dự kì thi do Sở tổ chức và đăng kí nguyện vọng 1 vào THPT chuyên Trần Đại Nghĩa.
“Tôi cho con thi nhiều trường với mong muốn con không đỗ trường này sẽ học ở trường khác. Hơn nữa tất cả các trường đều tốt, thời gian không trùng nhau, con cũng có kinh nghiệp tập dượt cho các lần sau. Tôi còn hy vọng nếu con có đỗ cả thì có nhiều lựa chọn hơn. Ai ngờ cháu lại không đủ điểm vào cả ba trường đó”.
Phụ huynh đưa con em đi tại Hội đồng thi trường chuyên Lê Hồng Phong
(Ảnh Đinh Quang Tuấn)
Nỗi niềm “mong con vào trường tốt”
“Tôi cũng đọc báo, hay nghe người nọ người kia nói rằng con mình lực học chỉ có thế mà ép con vào trường chuyên, thấy cũng chạnh lòng, nhưng tôi muốn thế cũng chỉ để tốt cho con” - chị Hải tâm sự.
Chị cho biết thêm, mục đích muốn con vào học trường chuyên là để tích lũy kiến thức cho con sau này thi đại học. Hơn nữa theo chị tìm hiểu kỹ thì hàng năm Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong luôn có hợp tác, giao lưu với các đơn vị quốc tế, nên khả năng học sinh dành được học bổng đi nước ngoài rất cao. “Tôi không nghĩ mình sai. Bố mẹ ai cũng muốn điều tốt nhất cho con” – chị Hải phân trần.
Còn anh Trần Hoàng Dương ở quận Bình Thạnh tuy không ép con thi nhiều trường nhưng ngay từ đầu anh cũng muốn con phải đỗ được vào trường chuyên. “Được học trường chuyên là mơ ước của nhiều học sinh. Mình cũng không ngoại lệ, tại sao phải bỏ qua cơ hội này?” – anh Dương cho biết.
Chính vì vậy, trong kì thi vừa qua, con anh Dương đăng kí dự thi vào hai trường chuyên là Trung học thực hành Sư phạm của ĐH Sư Phạm và lớp chuyên THPT Gia Định, ngoài ra cháu cũng đăng kí thêm 3 nguyện vọng nữa. Tổng cộng con anh Dương có 5 nguyện vọng vào lớp 10.
“Cháu đăng kí vào lớp chuyên toán Trung học thực hành nhưng được 29,5 điểm, thì trường lấy 30,5 điểm, thiếu 1 điểm. Vào lớp chuyên Toán trường Gia Định cháu được 30,5 điểm, thì thiếu nửa điểm. Tôi tiếc đứt ruột. Giá như nhà tôi cho một chế độ ưu tiên nào thi tốt”.
Anh Dương bây giờ “Chỉ hy vọng vào những nguyện vọng còn lại, chờ tới ngày 11/7 các trường công bố điểm chuẩn để xem vào được trường công lập nào”.
Theo thống kê, trong 6.506 thí sinh đăng kí vào các trường chuyên, lớp chuyên kì thi tuyển sinh vào lớp 10 tại TP.HCM vừa qua chỉ có 846 học sinh trên điểm 32 (trung bình mỗi môn 8 điểm).
Riêng môn Chuyên chỉ có 2.321 thí sinh đạt từ điểm 5 trở lên, còn lại hơn 4.000 thí sinh có điểm từ 0 đến dưới 5. Trong số này có 1.177 thí sinh có điểm môn chuyên dưới 2 điểm, nhưng có tới gần một nửa số này bị điểm dưới điểm 1, có rất nhiều em đạt 0,25 điểm (đúng duy nhất một ý).
Trường Trung học thực hành (Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) tổ chức gần 300 thí sinh dự thi môn Văn chuyên có tới 217 thí sinh điểm thi dưới 5. Còn môn Toán chuyên có gần 300 thí sinh dự thi thì có 90 em dưới điểm trung bình. Môn Anh văn có gần 380 em, nhưng đã có tới 240 em điểm thi dưới trung bình. Rất nhiều thí sinh có kết quả thi môn chuyên chỉ được 2,3 điểm, thậm chí 1 điểm.
Đa phần thí sinh thi vào Trường Phổ thông năng khiếu, ĐHQG TP.HCM cũng có điểm môn chuyên dưới 5 điểm.
Lê Huyền – Ngân Anh
">'Tôi buồn ghê lắm vì con trượt trường chuyên'