您现在的位置是:NEWS > Giải trí
Nhận định, soi kèo Racing Club vs Banfield, 5h00 ngày 6/9
NEWS2025-01-19 09:46:10【Giải trí】2人已围观
简介ậnđịnhsoikèoRacingClubvsBanfieldhngàtrực tiếp bóng đá đức Chiểu Sương - 0trực tiếp bóng đá đứctrực tiếp bóng đá đức、、
很赞哦!(62)
相关文章
- Soi kèo phạt góc Newcastle vs Wolves, 2h30 ngày 16/1
- Nơi giấc mơ tìm về tập 4: Quý tử phản ứng vì bị bà kiểm soát
- Lái xe chở cam bưng mặt khóc vì bị dân hôi của
- BTV Ngọc Trinh gây bất ngờ khi lên sóng cùng bó hoa 100 lượng vàng
- Nhận định, soi kèo Al Hazem vs Al Safa, 19h35 ngày 15/1: Cửa dưới thất thế
- Son Ye Jin bật khóc nắm chặt tay bố tại khi trao tay Hyun Bin
- Dàn sao Việt 'Đời cát': Người viên mãn, người làm mẹ đơn thân
- Hàng tỷ máy tính nguy cơ bị đánh cắp dữ liệu, Apple mất mốc 3.000 tỷ USD
- Nhận định, soi kèo Jeddah vs Al Bukayriyah, 22h40 ngày 15/1: Chủ nhà hụt hơi
- Trường Ngôi sao Hà Nội thu học phí dù không dạy online, phụ huynh bức xúc
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Leicester City vs Crystal Palace, 2h30 ngày 16/1: Chìm trong khủng hoảng
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga. Ảnh: Lê Văn Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, những thay đổi của Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân sẽ là cơ sở để đổi mới căn bản toàn diện giáo dục.
- Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, theo đó, thời gian đào tạo các bậc học đai học và trên đại học có thay đổi so với quy định hiện tại. Xin ông cho biết cụ thể những thay đổi này là gì?
Thứ trưởng Bùi Văn Ga:Theo khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân mới thì thời gian đào tạo trình độ đại học từ 3 đến 5 năm, thời gian đào tạo trình độ thạc sĩ từ 1 đến 2 năm và thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ từ 3 đến 4 năm.
So với qui định hiện hành thì thời gian tối thiểu giảm 1 năm đối với đại học, giữ nguyên đối với thạc sĩ và tăng 1 năm đối với tiến sĩ. Thời gian đào tạo trình độ thạc sĩ thông thường 2 năm; thời gian đào tạo 1 năm dành cho những học viên đã theo học chương trình đại học 5 năm.
Hiện nay khung thời gian đào tạo thường được các nước tham khảo dựa vào tiến trình Bologna của Cộng đồng châu Âu. Theo đó, thời gian đào tạo kể từ khi sinh viên tốt nghiệp tú tài là 3 năm đối với đại học, 5 năm đối với thạc sĩ và 8 năm đối với tiến sĩ.
Nếu xét thời gian đào tạo tối thiểu có thể thấy khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân của nước ta hướng tới tương thích với khung quốc tế được nhiều nước tham khảo nhất hiện nay.
- Vì sao thời gian đào tạo tối thiểu của bậc đại học lại được rút ngắn 1 năm trong khi thời gian đào tạo tiến sĩ lại tăng thêm 1 năm, thưa ông?
- Ngày nay với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, hiệu quả giảng dạy đã được cải thiện rõ rệt. Việc tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ cũng cho phép sinh viên xây dựng kế hoạch học tập mềm dẻo hơn.
Đào tạo đại học không còn cung cấp kiến thức cho sinh viên là chính như trước đây mà phải hướng dẫn sinh viên phát huy năng lực, phẩm chất. Vì thế sinh viên không nhất thiết phải dành toàn bộ thời gian trên giảng đường mà dành nhiều thời gian hơn để tự học có hướng dẫn, tự nghiên cứu, thảo luận…
Chương trình đào tạo cũng được thiết kế cô đọng hơn, chỉ cung cấp cho sinh viên những kiến thức cốt lõi, những qui luật chung nhất để trên cơ sở đó sinh viên có thể phát triển tư duy. Tất cả những yếu tố đó giúp rút ngắn được thời gian sinh viên lưu lại trường nhưng kiến thức, kỹ năng mà sinh viên thu nhận được gia tăng.
Trong khi đó, đào tạo trình độ tiến sĩ là đào tạo các nhà nghiên cứu, phát triển tri thức mới. Để đạt được tiêu chí đó, nghiên cứu sinh phải qua những bước chuẩn bị, bổ sung kiến thức, phương pháp nghiên cứu, làm quen với lĩnh vực nghiên cứu mới… điều đó cần nhiều thời gian.
Thực tế mặc dù theo qui định hiện hành thời gian tối thiểu đào tạo bậc tiến sĩ là 2 năm nhưng rất hiếm có nghiên cứu sinh nào có thể kết thúc được luận án của mình trong thời gian tối thiểu này. Ngay cả những nước phát triển, nghiên cứu sinh có điều kiện nghiên cứu tốt hơn nước ta rất nhiều nhưng thời gian làm luận án tối thiểu cũng phải 3 năm.
Thời gian đào tạo ĐH có thể rút xuống chỉ còn 3 năm. - Việc ban hành Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân có ý nghĩa như thế nào đối với hệ thống GD-ĐT và GD đại học nói riêng, thưa ông?
- Khung có cấu hệ thống giáo dục quốc dân hiện hành của nước ta dựa trên qui định của Luật Giáo dục. Hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng đòi hỏi hệ thống giáo dục và đào tạo của nước ta cũng phải được điều chỉnh đảm bảo độ tương thích nhất định đối với hệ thống giáo dục đào tạo của các nước trong khu vực và trên thế giới. Điều này có ý nghĩa quan trọng để trao đổi sinh viên, học sinh, công nhận tín chỉ, văn bằng, công nhận trình độ đào tạo.
Kể từ khi đất nước ta bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới, ngành giáo dục và đào tạo đã nhanh chóng cập nhật chương trình, đổi mới phương pháp giảng dạy, giảm dần sự cách biệt về trình độ giữa sinh viên nước ta và các nước khác. Tuy nhiên đó chỉ mới là phần ngọn.
Việc ban hành khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân cùng với khung trình độ quốc gia tương thích với các nước ASEAN là nền tảng để thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo trong thời kỳ hội nhập quốc tế theo tinh thần Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục.
- Cùng với Khung cơ cấu hệ thống GD quốc dân, Chính phủ cũng vừa ban hành Khung trình độ quốc gia. Với hai văn bản này, các cơ sở GD-ĐT từ CĐ đến ĐH sẽ phải thay đổi thiết kế chương trình cho phù hợp. Xin ông cho biết, việc thay đổi này sẽ được tiến hành như thế nào trong thời gian tới?
- Khung trình độ quốc gia qui định chuẩn kiến thức, kỹ năng người học phải đạt được ứng với một trình độ đào tạo. Khung trình độ quốc gia Việt Nam được xây dựng dựa trên Khung trình độ tham chiếu ASEAN gồm 8 bậc. Giáo dục đại học đào tạo nhân lực 3 bậc cao nhất: đại học (bậc 6), thạc sĩ (bậc 7) và tiến sĩ (bậc 8).
Nước ta đã bắt đầu tiến trình xây dựng Khung trình độ quốc gia từ lâu nhưng do tồn tại 2 hệ cao đẳng, 2 hệ trung cấp nên đã gặp khó khăn trong việc đảm bảo tương thích với các nước.
Luật Giáo dục nghề nghiệp đã giải quyết được bất cập này, qui định thống nhất trình độ cao đẳng (bậc 5) và trình độ trung cấp (bậc 4). Điều này đã tạo thuận lợi cho việc ban hành Khung trình độ quốc gia.
Dựa trên Khung trình độ quốc gia, các cơ sở đào tạo xây dựng chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo.
Đồng thời với khung thời gian qui định tại khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, các cơ sở đào tạo thiết kế chương trình đảm bảo cho người học sau khi tốt nghiệp có được kiến thức, kỹ năng tối thiểu đáp ứng yêu cầu của khung trình độ quốc gia.
Xin cảm ơn ông!
Lê Văn(thực hiện)
">Thời gian đào tạo ĐH có thể rút xuống 3 năm
- Tận dụng mọi phương cách
Ngày 3/4, buổi học trực tuyến thứ 3 của sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐH KHXH&NV) thuộc ĐHQG Hà Nội, với GS TS Lâm Thị Mỹ Dung - nữ giáo sư duy nhất ngành Khảo cổ học Việt Nam - diễn ra như thường lệ, từ 15h30 đến 17h30.
Ngô Hồng Ngọc, sinh viên năm thứ ba chăm chú lắng nghe, trả lời, thảo luận với giảng viên và các bạn.
Do lớp học tín chỉ, sinh viên đến từ nhiều ngành học khác nhau, Hồng Ngọc chủ động tạo nhóm Facebook “Cơ sở Văn hóa Thứ 6 (tiết 9-11)” cho lớp môn học và đưa những chỉ dẫn giúp các bạn điểm danh, nộp bài tập.
Ngọc chia sẻ: “Cô cho chúng em nhiều ví dụ, nhiều tài liệu, nhiều kiến thức lý thú, gần gũi. Chúng em cảm thấy thoải mái khi học. Khoảng cách giữa cô và trò gần như là không có, các bạn rất tích cực trao đổi thay vì e dè như trên giảng đường”.
Với GS Lâm Thị Mỹ Dung, việc chuyển đổi từ dạy-học truyền thống sang dạy-học trực tuyến là cả một quá trình. Trước đây, mặc dù thực hiện một số hoạt động chuyên môn qua mạng internet nhưng cô chưa từng dạy online.
Một buổi dạy online của GS Lâm Thị Mỹ Dung Trường ĐH KHXH&NV đã triển khai dạy qua website môn học từ lâu, sử dụng nhiều tính năng của công nghệ hiện đại.
“Tuy nhiên, chủ yếu là các thầy cô trẻ tham gia. Lúc đó, tôi thật sự không hào hứng với những chương trình mới này”.
Theo cô Mỹ Dung, những rào cản gặp phải, phần do tuổi tác, phần do quan niệm. Quan niệm dạy đại học thì quan trọng nhất là cung cấp cho sinh viên những quan điểm mới, những phương pháp tiếp cận tiên tiến và tinh thần phản biện… bằng hình thức tương tác trực tiếp.
Sinh viên nghỉ học, trường tập huấn giảng viên dạy trực tuyến, còn GS Lâm Thị Mỹ Dung “đã vô cùng lo lắng vì luôn nghĩ mình đã lớn tuổi. Liệu có đủ khả năng đáp ứng hình thức dạy mới này? Liệu dạy thế này có đảm bảo chất lượng?”.
Nhưng tình thế buộc mỗi người cô, mỗi người thầy phải tìm cách thích ứng, làm hết sức vì sinh viên, không thể để sinh viên của mình không được lên lớp. Thế giới và Việt Nam cũng có nhiều chương trình dạy trực tuyến. “Bởi vậy, tôi đã thay đổi quan điểm và sẵn sàng tham gia cách dạy mới này”, cô Mỹ Dung chia sẻ.
GS Lâm Thị Mỹ Dung cùng các giảng viên U60, U70 đã nhận được sự trợ giúp từ trường và các giảng viên trẻ. “Người trẻ có thể chỉ cần một giờ để học, người lớn tuổi như tôi sẽ mất nhiều thời gian hơn. Để khắc phục, chỉ có học và hỏi là cách nhanh nhất”.
Cô thường thiết kế các chủ đề bài tập khiến sinh viên phải sử dụng cả kiến thức thu được từ bài giảng và cả đọc tài liệu bắt buộc; thiết kế bài giảng sinh động hơn bằng video, phim ngắn… Cô “chat” với sinh viên, vừa để kiểm tra sự tích cực của người học vừa lồng ghép các quan điểm khác nhau về vấn đề đang lên lớp.
Bên cạnh phần mềm của trường, cô chủ động học sử dụng các tính năng của Google Meet, Google class room... để đa dạng hóa cách tương tác. Cô tận dụng các kênh khác như email, Facebook để nhắc nhở và cung cấp thông tin cho sinh viên.
Càng học và càng dạy, GS Lâm Thị Mỹ Dung càng khám phá ra nhiều ưu điểm của phương thức online. Sinh viên tích cực và chủ động hơn, học được nhiều kỹ năng và thoải mái đưa ra ý kiến của mình. Các em làm bài tập sau mỗi bài học; quá trình nộp bài, chấm bài thuận tiện; điểm được tích hợp ngay nên sinh viên kịp thời kiểm tra điểm và nhận xét của giảng viên.
Cô Mỹ Dung đánh giá, việc kiểm tra online khá chính xác và khách quan, tất nhiên phụ thuộc vào cách tương tác, kiểm tra thái độ sinh viên khi lên lớp.
Khi chấm bài, cô luôn sửa lỗi và nhắc nhở sinh viên dùng tính năng phản hồi. Những vi phạm đặc biệt về không trích nguồn hay sao chép đều được cảnh báo rõ ràng.
“Đưa bài tập và chấm bài tập thế này thường xuyên hơn và minh bạch hơn so với cách kiểm tra truyền thống”, GS khẳng định.
Dẫu vậy, như bao người, “cô trò mong dịch qua mau để gặp nhau trên lớp, để đi bảo tàng…”. GS Lâm Thị Mỹ Dung chia sẻ và cho rằng, dạy-học lý tưởng nhất là kết hợp giữa hai hình thức trực tiếp và trực tuyến với tỷ lệ 70/30%.
“Văn bản 988 là cơ sở quan trọng”
Những ngày đầu tháng 3 vừa qua, 22 giờ đêm, hàng chục giảng viên của Trường ĐH KHXH&NV vẫn ngồi trước màn hình máy tính ở nhà, đóng vai sinh viên. Họ tham gia vào một buổi học trực tuyến, thử nghiệm hệ thống platform phần mềm tích hợp. Cùng học với cô Mỹ Dung, các giảng viên khác, còn có cả thầy hiệu trưởng và phó hiệu trưởng.
Thời gian khó khăn ban đầu trôi qua với nhiều “trường phái”. Nhưng, dù hứng thú dạy hay chỉ coi đây là giải pháp tình thế, các thầy cô đã dần dà làm chủ công nghệ dạy online.
Tính đến đầu tháng 4/2020, sau hơn 3 tuần triển khai, trường có khoảng 300 giảng viên tham gia dạy trực tuyến ở gần 800 lớp môn học; khoảng 40.000 lượt sinh viên học tập hàng tuần. Đến nay, số lớp môn học và lượt người học đạt khoảng 90% so với đăng ký vào đầu học kỳ.
Trường ĐH KHXH&NV tập huấn về dạy-học trực tuyến GS.TS Hoàng Anh Tuấn, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV cho hay, khi các trường bắt đầu triển khai đào tạo trực tuyến một cách quy mô từ ngày 9/3, các văn bản hướng dẫn về tổ chức thực hiện và công nhận kết quả còn chưa đồng bộ, nên một số đơn vị gặp khó khăn nhất định.
“Tuy nhiên, các văn bản 795 (ngày 13/3) và 988 (ngày 23/3) của Bộ GD-ĐT đã kịp thời hỗ trợ cho các đơn vị đào tạo”, thầy Tuấn nhận định.
Trên cơ sở đó, ngày 27/3/2020, Giám đốc ĐHQG Hà Nội đã ban hành văn bản 944, hướng dẫn chi tiết hoạt động dạy-học và kiểm tra đánh giá trực tuyến trong các đơn vị đào tạo thuộc ĐHQGHN.
Trong 3 tuần đầu, thầy - trò phản hồi rất tích cực về kết quả dạy-học trực tuyến, mặc dù chưa hết những khó khăn. “Khó khăn chủ yếu nằm ở hạ tầng cơ sở (băng thông, đường mạng…) và yêu cầu tiến độ.
Dù vậy, việc dạy và học trực tuyến đã căn bản đi vào ổn định”, GS Hoàng Anh Tuấn khẳng định.
Đáng lưu ý, việc chấm bài sẽ được đơn giản hóa, thay vì gửi dồn bài tập qua email, gây khó khăn cho giảng viên, sinh viên giờ đây sẽ nộp bài tập lên hệ thống. Hệ thống tự động tích hợp và phân loại bài tập theo lớp cho giảng viên, giảng viên chấm trực tiếp, nhận xét trên giao diện hệ thống và gửi điểm số, trả bài tập về cho sinh viên.
Không chỉ vậy, nền tảng còn góp phần thay đổi hình thức kiểm tra trong dạy-học. Kết cấu bao gồm điểm chuyên cần (10%), kiểm tra giữa kỳ (30%) và kiểm tra cuối kỳ (70%) vẫn sẽ được giữ nguyên, nhưng điểm giữa kỳ và cuối kỳ sẽ được xét dựa trên rất nhiều bài tập, dự án… mà giảng viên giao cho sinh viên. Việc đánh giá trở thành một quá trình liên tục, chứ không phải chỉ nằm ở vài bài kiểm tra trong một vài giờ đồng hồ.
Tính đến ngày 3/4, theo Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT, trong 240 cơ sở đào tạo đã báo cáo, có 98 cơ sở đã triển khai giảng dạy trực tuyến trong đó có 18 cơ sở giảng dạy kết hợp cả trực tiếp và trực tuyến (blended) trong thời gian báo dịch; 116 cơ sở chưa tổ chức đào tạo trực tuyến (trong đó 40 cơ sở đã đào tạo trực tiếp, 76 cơ sở chưa đào tạo theo bất kỳ hình thức nào); 26 cơ sở đào tạo thuộc lực lượng an ninh quốc phòng (không tổ chức đào tạo trực tuyến).
Huyền Linh
Những "giảng đường online" giữa mùa dịch
Khi cuộc sống đang “đảo lộn” vì dịch bệnh Covid-19 thì những giảng đường online đang sáng đèn mỗi tối lúc này mang yếu tố thích ứng. Về lâu dài, nó đánh dấu sự chuyển động của giáo dục.
">Tận dụng mọi phương cách có lợi cho sinh viên khi học online
- -Bộ GD-ĐT vừa có công văn chính thức gửi Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đề nghị tạm dừng tổ chức cuộc thi “Chinh phục vũ môn”.
Công văn do Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa ký cũng đề nghị Trung ương Đoàn phối hợp với Bộ GD-ĐT tiến hành kiểm tra, rà soát các vấn đề liên quan đến cuộc thi Chinh phục vũ môn mà dự luận quan tâm.
Học sinh tham dự cuộc thi Chinh phục vũ môn. Cuộc thi trực tuyến “Chinh phục vũ môn” giành cho học sinh trung học cơ sở do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (Trung ương Đoàn) khởi xướng, chủ trì tổ chức từ năm học 2014-2015. Từ hiệu quả của cuộc thi lần thứ nhất, theo đề xuất của Trung ương Đoàn, sau khi nghiên cứu Bộ GD-ĐT đã thống nhất phối hợp với Trung ương Đoàn tổ chức cuộc thi lần thứ II (năm học 2015-2016) và lần thứ III (năm học 2016-2017).
Theo Bộ GD-ĐT, cuộc thi đã tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, phát triển tư duy sáng tạo, góp phần định hướng giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa, kỹ năng sống, hoàn thiện nhân cách cho cho thiếu nhi; nâng cao nhận thức về khả năng khai thác hiệu quả internet phục vụ học tập, giải trí và rèn luyện, giúp các em tránh xa các trò chơi online độc hại, bạo lực, ảnh hưởng không tốt đến thiếu niên, nhi đồng.
”Tuy nhiên, mới đây theo phản ánh của một số phụ huynh và báo chí, trong thời gian gần đây, cuộc thi đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập về đối tượng tham gia dự thi, về công tác tuyên truyền, về tổ chức giám sát hoạt động thi tại các trường học... làm cho các bậc phụ huynh lo lắng đến sức khỏe và việc học tập của các em học sinh” – công văn viết.
Trước đó, như VietNamNetđã đưa tin, nhiều phụ huynh phản ánh việc con em họ tham gia vào một cuộc thi với trò chơi trực tuyến với tên gọi "Chinh phục vũ môn" có những mục yêu cầu nạp tiền bằng thẻ cào. Điều khiến họ lo ngại là trò chơi trực tuyến này do trường và Bộ GD-ĐT tham gia tổ chức với đối tượng tham gia là học sinh từ lớp 3 đến lớp 9.
Lê Văn
">Bộ GD đề nghị Trung ương Đoàn ngừng cuộc thi Chinh phục vũ môn
Nhận định, soi kèo Levski Sofia vs Crvena Zvezda, 21h00 ngày 15/1: Tiếp đà chiến thắng
Lan Phương trong một cảnh phim. Đọc nhận xét của bạn Hoàng Hường về phim Gia đình mình vui bất thình lình tôi rất tán thành vì phân tích của bạn quá đúng. Tuy nhiên tôi để ý hơn tới vai Hà của Lan Phương vốn là nguồn cơn của mọi câu chuyện. Tôi có tham gia các diễn đàn phim và thường xuyên đọc các bình luận của mọi người trên Fanpage VTV Giải trí cũng như VTV Go và thấy mọi người bàn tán sôi nổi về nhân vật Hà, hầu hết nhận xét rất đúng nhưng hơi cảm tính.
Tôi đã đọc một bài báo Lan Phương trả lời phỏng vấn đại ý rằng cô ấy thích nhân vật Hà và hoàn toàn nhận thức được đây là vai diễn khó, diễn không khéo rất dễ bị ghét. Hà hiện lên trên phim là một phụ nữ có tính cách trẻ con, bộc trực, lắm mồm nhưng cũng có máu ghen tuông. Dù là nhân vật mang tính giải trí nhưng tôi thấy đây là nhân vật khó thể hiện, diễn viên non nghề khó mà đảm đương được.
Lan Phương quả nhiên đưa mình vào thế khó nhưng phải thừa nhận cô là điểm sáng nhất phim. Không chỉ vì nhân vật có tính cách nổi trội mà diễn xuất của Lan Phương gần như nhấn chìm dàn diễn viên còn lại, tất nhiên loại trừ hai nhân vật rất phụ do NSND Bùi Bài Bình và Lan Hương đảm nhiệm vốn có thời lượng rất ngắn trên phim.
Hà là nhân vật có màu sắc lạ, ít thấy trên phim, vừa ồn ào, vừa nhiều chuyện nhưng cũng vừa đáng yêu. Chính vì thế nhân vật này gây tranh cãi là đương nhiên khi luôn bị đặt ở ranh giới được yêu và bị ghét. Lan Phương rõ ràng diễn xuất rất tốt và khiến khán giả quên đi nhân vật Khánh rất hoàn cảnh mà nữ diễn viên từng thể hiện rất tốt trước đó trong Thương ngày nắng về.
Tôi thích diễn xuất của Lan Phương đặc biệt thú vị ở cảnh Hà khóc ăn vạ khi bị bố chồng mắng lúc sơn lại phòng riêng; khi Hà gào thét lao vào chồng truy hỏi khi phát hiện mất nhẫn cưới dù chỉ là xuất hiện trong suy nghĩ của Thành và cả pha dằn mặt tiểu tam Mai.... Tôi không thể nghĩ ra trong làng diễn viên truyền hình phía Bắc còn ai khác ngoài Lan Phương có thể diễn xuất biến hoá như vậy.
Nhiều người lao vào chỉ trích vai Hà, chê Lan Phương diễn lố tôi thấy không công bằng. Diễn viên chỉ làm theo kịch bản và chỉ đạo của đạo diễn và không thể đi chệch tinh thần chung của bộ phim nên sao lại chỉ trích Lan Phương? Một số bạn cứ chê phim vô lý, rằng ngoài đời làm gì có ai như Hà mà quên đây chỉ là nhân vật trên phim, thì tại sao lại cứ phải ép nó vào một cái khuôn định sẵn?
Gia đình mình vui bất thình lìnhngay từ đầu đã được xác định là một bộ phim giải trí, gây cười bằng những tình huống hài có phần cường điệu hoá nên hãy cứ tận hưởng những giây phút thư giãn thoải mái khi xem phim thay vì lúc nào cũng căng thẳng và xét nét thái quá.
Trích đoạn phim liên quan đến Lan Phương (Nguồn: VTV Giải trí)
Phạm Huệ
Độc giả có thể gửi ý kiến về địa chỉ: [email protected]. Ý kiến của bạn không nhất thiết trùng với quan điểm bài viết đã đăng trên VietNamNet. Xin trân trọng cảm ơn!
Khán giả mất kiên nhẫn vì phim giờ vàng VTV làm quá lốChi tiết nhân vật chính mất nhẫn cưới kéo dài tới 4 tập 'Gia đình mình vui bất thình lình' và được khai thác quá lố khiến khán giả ngao ngán đòi bỏ phim.">Có gì mà phải cãi nhau vì vai diễn của Lan Phương?
Redmi Note 12 màu vàng chỉ bán tại CellphoneS Đại diện CellphoneS chia sẻ, dòng Redmi Note luôn là thiết bị tầm trung nhận được sự quan tâm của người dùng, nằm trong top doanh số sản phẩm bán chạy tại hệ thống. Trong 4 model mở bán của dải sản phẩm này, thì Redmi Note 12 đang thuộc top doanh số bán chạy nhất tại CellphoneS.
Theo nhận định của CellphoneS, mức giá trên dưới 5 triệu đồng, tính năng camera tốt, thời lượng pin và trải nghiệm sử dụng - là những lý do thu hút khách hàng mua sản phẩm.
Đại diện CellphoneS chia sẻ: “Sắc cam vàng bình minh tượng trưng cho nhiệt huyết, tinh thần tích cực và sự năng động, phù hợp với tệp khách hàng trẻ tại CellphoneS. Với sự bổ sung màu mới, chúng tôi tin rằng, Redmi Note 12 sẽ tiếp tục được khách hàng quan tâm mua sắm, đặc biệt trong thời điểm sinh viên mua sắm thiết bị mới cho ngày tựu trường”.
Không chỉ có giá tốt, khách hàng mua sắm tại CellphoneS còn được hưởng chính sách bảo hành đổi mới trong 30 ngày tại các trung tâm bảo hành của hãng; cũng như đến hệ thống 30 trung tâm bảo hành sửa chữa Điện Thoại Vui của CellphoneS để được hỗ trợ dịch vụ sửa chữa và thay thế linh kiện hư hỏng sau thời gian sử dụng.
CellphoneS được đông đảo khách hàng lựa chọn là nơi mua sắm, với đa dạng các mặt hàng, không chỉ smartphone tablet mà còn có các phụ kiện tai nghe, đồng hồ, robot hút bụi, máy lọc không khí… thuộc hệ sinh thái Xiaomi.
Thông tin về dòng sản phẩm Xiaomi Redmi Note 12 series có tại website và tổng đài miễn phí 18002097 hoặc tới trực tiếp hơn 115 cửa hàng CellphoneS trên toàn quốc.
Tìm hiểu thông tin chi tiết về sản phẩm Redmi Note 12 vàng Sunrise Gold tại:
https://cellphones.com.vn/xiaomi-redmi-note-12-8gb-128gb.html
Lệ Thanh
">CellphoneS mở bán Redmi Note 12 màu vàng
- Thẩm phán Allison Burroughs của tòa án Massachusetts cho biết, yêu cầu tòa án ngăn chặn quy tắc visa mới của các trường đại học đã được giải quyết vì chính phủ đồng ý hủy bỏ chính sách này.
Chính quyền của tổng thống Trump đã đồng ý áp dụng trở lại một quy tắc trước đó, được thực hiện vào tháng 3. Theo đó, sinh viên quốc tế được phép chỉ tham gia các lớp học trực tuyến trong đại dịch Covid-19.
Một sinh viên quốc tế ở Đại học Indiana đứng đợi xe buýt ở gần trường Đại học. Ảnh: Jeremy Hogan Đây là sự thay đổi mạnh mẽ sau khi Nhà Trắng đối mặt với hàng loạt vụ kiện từ các trường đại học, trong đó có các trường đại học hàng đầu như Đại học Harvard và MIT.
"Vô cùng nhẹ nhõm và hạnh phúc"
Trước đó, thông báo hôm 6/7 của Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Mỹ (ICE) về việc du học sinh tại Mỹ sẽ phải về nước nếu chương trình đang theo học chuyển sang dạy trực tuyến hoàn toàn vào mùa thu tới đã gây ra nhiều khó khăn cho các sinh viên quốc tế.
Các công ty công nghệ lớn của Hoa Kỳ và các doanh nghiệp khác, bao gồm Phòng Thương mại Hoa Kỳ, Google và Facebook, cũng tham gia vào cuộc tranh luận pháp lý vào thứ Hai, nhấn mạnh rằng quy tắc này sẽ gây "hậu quả nghiêm trọng".
"Khả năng cạnh tranh trong tương lai của Mỹ phụ thuộc vào việc thu hút và giữ chân các sinh viên quốc tế tài năng", các công ty lập luận.
Martin Aragoneses, một sinh viên người Tây Ban Nha tốt nghiệp kinh tế tại Harvard cho rằng, sinh viên quốc tế được hưởng lợi từ việc học tập và nghiên cứu ở Hoa Kỳ, nhưng họ cũng làm phong phú môi trường học thuật.
Trong khi "vô cùng nhẹ nhõm và hạnh phúc" trước quyết định mới, Martin Aragoneses và nhiều sinh viên quốc tế cho biết sẽ tiếp tục có kế hoạch chống lại các chính sách khác gây khó khăn cho người nước ngoài làm việc ở Mỹ.
"Một thông tin đáng mừng! Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan rút lại các quy định mới cho sinh viên quốc tế!", "Bây giờ hãy làm cho học kỳ mùa thu hiệu quả và an toàn nhất có thể", - Michael Michael, hiệu trưởng Đại học Wesleyan ở Middletown, Connecticut đăng trên Twitter.
"Sinh viên quốc tế làm phong phú thêm trải nghiệm giáo dục cho tất cả mọi người", ông Eduardo Ochoa, chủ tịch của Đại học bang California Monterey Bay nói thêm.
Ông Terry Hartle, Phó chủ tịch cấp cao của Hội đồng Giáo dục Hoa Kỳ đánh giá chính sách mới sẽ cho phép các trường đại học mở cửa trở lại nhanh hơn. Các đại học sẽ có thể suy nghĩ về những phương án tốt nhất cho tất cả các sinh viên.
Tuy nhiên, Hartle cho biết ông tin rằng số lượng sinh viên quốc tế sẽ giảm trong năm nay, vì một số sinh viên có thể không xin được thị thực trước khi bắt đầu học kỳ mùa thu.
Số lượng sinh viên quốc tế học tập tại Hoa Kỳ đạt 1,1 triệu trong năm học 2018-2019, theo Viện Giáo dục Quốc tế, và chiếm 5,5% tổng số sinh viên đại học tại Hoa Kỳ.
Còn theo dữ liệu từ Bộ Thương mại Hoa Kỳ, sinh viên quốc tế đã đóng góp gần 45 tỷ đô la cho nền kinh tế Hoa Kỳ vào năm 2018.
Mai Nguyễn (Theo usatoday.com)
Du học sinh Việt lo lắng với chính sách visa mới của Mỹ
Chính sách visa mới hiện đang đặt ra bài toán khó cho nhiều bậc phụ huynh lẫn du học sinh Việt.
">Mỹ bãi bỏ chính sách visa gây tranh cãi với sinh viên quốc tế