您现在的位置是:NEWS > Thể thao
Sao Mai Lê Việt Anh và ước nguyện phù sa
NEWS2025-04-30 01:19:53【Thể thao】8人已围观
简介Ca sĩ Lê Việt Anh nổi lên như một giọng hát đặc biệt thành công được đông đảo công chúng ái mộ khi a lich thi dau mulich thi dau mu、、
Ca sĩ Lê Việt Anh nổi lên như một giọng hát đặc biệt thành công được đông đảo công chúng ái mộ khi anh đoạt giải nhì nhạc nhẹ Sao Mai 2011,êViệtAnhvàướcnguyệnphùlich thi dau mu Giải ca sĩ xuất sắc nhất do khán giả bình chọn trong Sao Mai điểm hẹn 2012 và hàng loạt bản hit được khán giả yêu thích như ballad "Tình nhân'", "Mây" hay ca khúc "Con ma"...
![]() |
Lê Việt Anh hát tại buổi họp báo công bố liveshow "Ước nguyện phù sa". |
Trong suốt chặng đường nghệ thuật của mình, với sự trầm tĩnh không ồn ào, Lê Việt Anh đã lặng lẽ chiêm nghiệm và nuôi dưỡng trong mình những cảm xúc qua thời gian và hát bằng trái tim của người nghệ sĩ luôn rực cháy ngọn lửa đam mê với cuộc đời.
Ngày 29/9 tới đây, Lê Việt Anh sẽ thực hiện liveshow mang tên "Ước nguyện phù sa" kỷ niệm 10 năm ca hát và tri ân khán giả. Lê Việt Anh cho biết, đây là đêm diễn được chắt chiu sau 10 năm đi hát của mình, đó cũng là những trải lòng của anh vào từng ca khúc với từng cung đoạn âm nhạc đong đầy. Đêm nhạc có sự tham gia của ca sĩ khách mời Thanh Lam.
![]() |
Lê Việt Anh cho ra mắt DVD "Nụ cười mắt lá" cùng với ca sĩ Đặng Tuấn Phương - Á quân X Factor 2016 nhân dịp tổ chức liveshow. |
Và cũng nhân dịp tổ chức liveshow này, Lê Việt Anh cho ra mắt DVD "Nụ cười mắt lá" cùng với ca sĩ Đặng Tuấn Phương - Á quân X Factor 2016.
Album "Nụ cười mắt lá" hát chung với Đặng Tuấn Phương là những ca khúc đầy cảm xúc hát về mẹ, về quê hương, đất nước và những tâm tình ngọt ngào. DVD này chính là sản phẩm thứ 2 ca sĩ muốn để dành để ra mắt trong mùa Vu lan năm nay.
Trong album, Lê Việt Anh sẽ thể hiện các ca khúc "Mẹ ơi", "Điều không thể mất", "Bóng cả", "Hà Nội mắt lá rơi" và Đặng Tuấn Phương sẽ thể hiện "Mẹ tôi", "Lời ru cho con", "Cho con được thay cha", "Nụ cười mắt lá", "Mẹ yêu".
Tình Lê
Ảnh: Hải Bá

Trọng Hiếu: 'Cả trai và gái đều thích gửi ảnh nhạy cảm mời gọi tôi'
"Tôi cũng thấy vinh dự lớn khi cả nam và nữ đều gửi cho tôi những lời mời gọi, ảnh nhạy cảm" - quán quân Vietnam Idol đáp trả tin đồn là gay.
很赞哦!(84525)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Venezia vs AC Milan, 17h30 ngày 27/4: Đối thủ yêu thích
- Đạo diễn Phi Tiến Sơn: 'Nói Đào, Phở và Piano là hiện tượng thì hơi quá'
- 'Tạt đầu' xe khác có thể bị phạt nặng như thế nào?
- 'Rừng Việt Nam' của ca sĩ Hà Anh Tuấn được giới thiệu trong chương trình 'Cảm ơn cuộc đời'
- Nhận định, soi kèo Bayern Munich vs Mainz, 20h30 ngày 26/4: Nắm thế chủ động
- Quách Thu Phương tái xuất màn ảnh với vai lam lũ cùng Quang Tèo
- Bạn muốn hẹn hò tập 792: Chàng trai bị từ chối phũ khi tặng quà cho mẹ đơn thân
- Triển lãm ô tô Việt Nam chính thức trở lại vào tháng 10
- Nhận định, soi kèo nữ Lyon vs nữ Arsenal, 23h00 ngày 27/4: Vé sớm cho Lyon
- KOL ở Hàn bị ghét vì chỉ cần đẹp cũng kiếm bộn tiền
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Hoffenheim vs Dortmund, 20h30 ngày 26/4: Mất cảnh giác
Dựa trên những hình ảnh và đoạn video tình huống siêu xe Ferrari 488 GTB mất lái, anh Khúc Cao Thế (Thạch bàn, Long Biên, Hà Nội), giáo viên dạy lái đồng thời khá nổi tiếng trên mạng xã hội với những clip biểu diễn ô tô mạo hiểm, đã chỉ ra một số sai lầm với người lái xe. Báo VietNamNet xin trích dẫn ý kiến dưới đây của anh Khúc Cao Thế.
Camera an ninh ghi lại tình huống siêu xe Ferrari mất lái đâm vào gốc cây trên vỉa hè.
Như các bạn đã biết, những chiếc siêu xe vốn được chế tạo với chi phí đắt đỏ và động cơ khỏe lên tới hàng trăm, thậm chí cả ngàn mã lực, và tất nhiên yếu tố này giúp xe đạt gia tốc rất nhanh, khác hoàn toàn xe phổ thông hay xe gia đình. Như chiếc Ferrari 488 GTB, lý thuyết cho biết chỉ cần 3 giây đạp ga hết nấc, nó có thể chạm ngưỡng 100 km/h từ vị trí đứng yên.
Qua đoạn clip từ camera an ninh, dễ thấy lái xe đã mất kiểm soát dù tốc độ trước khi lao vào vỉa hè chỉ khoảng 50-60km/h. Nguyên nhân có thể đến từ việc xe vừa vào cua nhưng người lái chủ quan không về hết lái mà đã đạp ga tiếp, tạo nên tình huống giống như "drift" bánh sau vì xe Ferrari có công suất rất lớn.
Bản đồ vị trí siêu xe Ferrari 488 GTB gặp nạn (nơi khoanh đỏ là điểm va chạm). Ảnh chụp google map Nếu lúc đó xe đang thẳng và được trả lái thẳng thì dù xe khoẻ, ga mạnh mấy cũng sẽ không bị mất lái.
Để thực hiện các thao tác drift thì những người tập và cả bản thân tôi cũng phải tìm bãi rộng mới có thể tự tin kiểm soát, huống hồ trong video thì con đường khá nhỏ chỉ có 2 làn xe. Nếu bảo tôi drift ở đường hẹp như vậy thì cũng cảm thấy rất khó, thậm chí dễ "toang".
Với nhiều năm kinh nghiệm dạy lái xe và cũng chơi biểu diễn xe mạo hiểm, tôi khuyên các bạn nên giữ nguyên tắc của việc lái xe là: luôn cẩn thận, không được chủ quan. Với xe lạ thì phải từ từ làm quen. Dù là những người lái xe lâu năm rồi cũng phải mất cả năm trời mới làm chủ được những siêu xe như này.
Nếu trường hợp này đúng là một nhân viên sửa xe cầm lái mà dám ga mạnh thế thì quá liều. Đó cũng là bài học cho chủ gara cũng như chủ xe, không nên giao "ngựa đua" cho người không có kinh nghiệm đi ra đường.
Khúc Cao Thế
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
">Thầy dạy lái nổi tiếng chỉ ra nguyên nhân siêu xe Ferrari đâm gốc cây ở Hà Nội
Sau một thời gian, ông quan sát thấy một hiện tượng lạ trong nền giáo dục Brazil: sinh viên có thể trả lời các câu hỏi lý thuyết trong sách rất nhanh, nhưng nếu giữ nguyên bản chất câu hỏi và thay đổi một số ngôn từ và ngữ cảnh thì họ... hoàn toàn bối rối.
Một lần, Feynman hỏi "làm sao đo được mức độ phân cực của ánh sáng khi chiếu vào một dung môi khúc xạ", các sinh viên hàng đầu trong lớp có thể nhanh chóng tính toán chính xác góc phân cực của ánh sáng.
Tuy nhiên trong một lần khác, khi ông hỏi "đứng ở góc độ nào để quan sát được góc nắng phản chiếu trên mặt nước biển?" thì không ai trả lời được. Feynman nhận ra sinh viên học thuộc lòng công thức nhưng không hiểu khái niệm "dung môi khúc xạ" hàm chỉ những môi trường như nước, hay cụm từ "phân cực ánh sáng" tương ứng với góc phản chiếu của ánh sáng mà mắt thường quan sát được.
Ngoài việc không hiểu và không thể áp dụng công thức được dạy, Feynman nhận thấy không sinh viên nào đặt câu hỏi trong lúc ông giảng bài. Sau này một học trò chia sẻ với Feynman rằng "việc đặt câu hỏi chỉ khiến các bạn khác trong lớp coi thường bởi nó cho thấy tôi chưa hiểu vấn đề và đang làm phí thời gian của cả lớp".
"Hoàn toàn không có một nền giáo dục khoa học được giảng dạy ở Brazil. Học sinh được đào tạo để nhớ từng công thức trong sách giáo khoa cho các kì thi, nhưng các em không được dạy để tự khám phá, thử sai để hiểu bản chất các hiện tượng khoa học", Richard Feynman nhận xét khi phát biểu với Hội đồng Giáo dục Brazil.
Quay lại với hiện tại 2024. Apple vừa công bố một kết quả nghiên cứu cho thấy các hệ thống AI tạo sinh như ChatGPT không có khả năng suy luận và phân tích logic để giải quyết vấn đề. Như vậy các kết quả trả lời nghe qua rất thông minh và thuyết phục của ChatGPT chỉ là "học vẹt và bắt chước" lượng dữ liệu khổng lồ từ vô số sách vở, báo chí và Internet mà hệ thống máy học đã được huấn luyện qua.
Ta dễ thấy sự tương đồng giữa nghiên cứu này về hạn chế của ChatGPT với phát hiện của Richard Feynman về nền giáo dục ở Brazil: người và máy đều rơi vào tình trạng "có khả năng nhớ rõ và lặp lại từng con chữ, từng công thức nhưng không hiểu các con chữ và công thức đó thật sự có ý nghĩa gì".
So với con người, các hệ thống AI tạo sinh rất dễ đưa ra câu trả lời lỗi (thay vì thú nhận nó không biết lời giải) nếu người sử dụng chỉ chuyển đổi câu hỏi một chút để làm rối cách hệ thống phân tích bài toán. Ví dụ, tôi chuyển đổi bài toán tiểu học "chó và gà" thành như sau:
"Vừa gà vừa chó, bó lại cho tròn, 36 con, một trăm chân chẵn. Chủ trang trại trước đây có mua thêm hai chú chó và ba chú gà. Hỏi có bao nhiêu gà, bao nhiêu chó?".
ChatGPT (phiên bản 4o mini) trả lời ngay là 16 con chó và 25 con gà. Chứng tỏ trong quá trình "tư duy" trả lời câu hỏi, hệ thống máy hoàn toàn không biết cách đặt ngược lại các câu hỏi làm rõ đề bài. Trong khi đó, học sinh có thể sẽ nêu ý kiến "ngôn ngữ đề bài chưa được rõ ràng về mặt thời điểm của việc tính số lượng chó và gà" khi đối mặt với bài toán này.
Các hệ thống AI tạo sinh như ChatGPT được tạo ra bằng cách nạp cho máy tính một lượng dữ liệu khổng lồ trong quá trình huấn luyện. Sau đó máy sẽ kết hợp giữa việc tra cứu và tích hợp các kiến thức đã hấp thụ trong quá trình huấn luyện để đưa ra câu trả lời trong quá trình sử dụng.
Với các ông lớn công nghệ đổ hàng tỷ USD vào việc thu thập dữ liệu và kiến thức nhân loại để huấn luyện cho máy, các hệ thống này đã có thể nhớ nhiều và nhớ nhanh hơn con người.
Tuy nhiên với kiến trúc hiện tại, đa phần hệ thống AI này vẫn rất kém trong việc tự kiểm tra tính hợp lý của câu trả lời, nhất là trong những tình huống kiến thức hay dữ liệu mới mà AI chưa có. Việc tạo ra hệ thống AI có thể tự phản biện để đánh giá được khi nào máy đưa ra câu trả lời sai trong mọi tình huống vẫn là bài toán mở lớn của ngành trí tuệ nhân tạo.
Như vậy, con người đã thua trong cuộc chiến "học nhớ" so với máy tính nhưng trong cuộc chiến "học hiểu" chúng ta vẫn còn nhiều cơ hội chiến thắng.
Trong sự học hiểu, vấn đề không chỉ là "học gì" mà còn là "thái độ học như thế nào". Với lao động tri thức, lợi thế cạnh tranh của chúng ta so với ChatGPT là khả năng hiểu sâu, khả năng phân tích logic, tự phê bình, đánh giá được khi nào mình chưa hiểu, hay còn hiểu sai để thúc đẩy bản thân tìm tòi thêm.
Quay lại câu hỏi "học gì", tôi nghĩ cần chọn những ngành học đề cao việc hiểu sâu bản chất vấn đề, phân tích và sáng tạo ra lời giải. Trong câu chuyện Richard Feynman phê bình giáo dục Brazil, cũng cần lưu ý thái độ "học vẹt" có phần trách nhiệm của môi trường và hệ thống giáo dục.
Richard Feynman từng nói "Nguyên lý đầu tiên của tư duy là đừng tự huyễn hoặc bản thân, bởi chính chúng ta là kẻ dễ bị chúng ta lừa dối nhất". Tự đánh giá nghiêm túc khi nào bản thân hiểu sai, hiểu thiếu, sẵn sàng đầu tư học hỏi sâu hơn để hiểu rõ và giải quyết vấn đề triệt để vẫn là khả năng của chỉ riêng loài người.
Duy trì một thái độ trung thực và cầu thị về tri thức sẽ đóng vai trò quyết định để con người không bị tụt hậu so với ChatGPT.
Ned Nguyễn
">Học gì để không thua kém ChatGPT
Mỹ Linh kết hôn và mang bầu ở tuổi 21, khi còn đang là sinh viên.
Chuyện tình duyên không mấy suôn sẻ nhưng Mỹ Linh luôn khiến hội chị em phải ngưỡng mộ chính là sự kiên cường của cô.
Sở hữu chiều cao khiêm tốn, bà mẹ một con vẫn luôn gây ấn tượng với những bức ảnh diện trẻ trung đăng trên mạng xã hội. Mỹ Linh cũng thừa nhận mình từng làm mũi và nhấn mí. Với vẻ ngoài xinh xắn, Mỹ Linh còn nhiều lần bị nhầm là chị của con khi đăng ảnh hai mẹ con trên mạng xã hội.
Bật mí về bí quyết giảm cân sau sinh, bà mẹ hotgirl từng chia sẻ: "Có được thành quả giảm cân sau sinh này một phần là do cơ địa của mình trước khi sinh khá gầy và xương bé, phần nữa là chế độ ăn uống nghỉ ngơi của mình rất khoa học".
Bà mẹ trẻ tốt nghiệp loại giỏi
Đỗ Hà Anh (sinh năm 1997) là gương mặt quen thuộc với khán giả truyền hình qua các vai diễn trong phim: Chàng trai đa cảm, Nhà có nhiều cửa sổ, Lập trình trái tim, Bánh đúc có xương… Không chỉ vậy, cô còn là hoa khôi hai cuộc thi “Nét đẹp Tràng An 2013”và “Duyên dáng Hà thành 2013”.
Hà Anh vừa mang bầu vừa đi học nốt và vẫn xuất sắc tốt nghiệp loại giỏi.
Năm 21 tuổi, đang đại học, Hà Anh lên xe hoa.
Và chỉ sau 3 tháng cưới, Hà Anh đã hạnh phúc tiết lộ cô đang mang bầu con đầu lòng khi đang là sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội.
"Trước khi cưới 3 tháng, vợ chồng mình đã lên kế hoạch có con và chủ động không dùng các loại kháng sinh hoặc thuốc đặc trị. Mình phát hiện ra bản thân mang thai sau khi tổ chức đám cưới ít lâu".
Hà Anh đã xuất sắc tốt nghiệp trường Đại học Luật Hà Nội với tấm bằng giỏi sau khi sinh con gái đầu lòng vào đầu năm 2019.
Khi con vừa tròn 1 tuổi, Hà Anh tiếp tục mang thai và sinh bé thứ 2 vào năm 2021.
Sau khi sinh hai con, Hà Anh vẫn giữ được sự xinh xắn, tươi trẻ và thoảng nét hồn nhiên cùng vóc dáng thon thả.
Nữ diễn viên tiết lộ quan điểm về việc ăn uống sau sinh của cô là không ăn quá sức cũng không quá kiêng khem, không ăn những thứ không tốt cho mẹ bầu cũng như nguồn sữa.
Vóc dáng gọn gàng của Hà Anh sau sinh.
Để da không bị sạm, Hà Anh ăn nhiều hoa quả, trong tháng đầu sau sinh, bà mẹ trẻ ăn rất nhiều cam canh, sử dụng rượu gừng nghệ bôi toàn thân để giữ ấm cơ thể và tránh bị thâm.
Đến khi con gái đã cứng cáp, cô mới quay lại tập thể dục để giúp cơ thể săn chắc và khỏe mạnh hơn. Hai bộ môn yêu thích của Hà Anh là bơi và yoga.
Top 10 Hoa hậu Việt Nam vừa mang thai, vừa làm luận văn
Trần Tố Như (sinh năm 1997) được nhiều người biết đến với danh hiệu "Hoa hậu khả ái" tại cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm 2016. Sau cuộc thi, Tố Như kết hôn khi mới 20 tuổi. Tại thời điểm đó, Tố Như vẫn đang là sinh viên khoa Quản trị Kinh doanh trường ĐH Kinh tế Quốc dân.
Đến tháng 4/2019, Tố Như đón con đầu lòng.
"Việc có em bé đúng theo kế hoạch của chúng mình vì cả hai dự định nếu có thai vào lúc đó thì sẽ đúng vào thời điểm mình nghỉ ở nhà để làm luận văn", cô cho biết.
Tố Như khi mang thai con đầu lòng.
Tố Như may mắn được bạn bè rất quan tâm đến sức khoẻ. Thầy cô cũng tạo điều kiện hơn cho cô về những việc nộp giấy tờ, thỉnh thoảng bầu mệt thì chồng có thể lên trường nộp hộ. Cuối cùng, Tố Như đã hoàn thành việc học ở trường, đồng thời cũng sinh xong một cậu con trai vô cùng kháu khỉnh.
Sau sinh chỉ 2 tháng, Tố Như đã giảm được 11,5 kg, đúng số cân nặng tăng lên khi mang thai. Cô khiến nhiều người ngỡ ngàng với hình xinh đẹp, thon thả như chưa hề trải qua việc sinh nở.
Trần Tố Như và con trai đầu lòng.
Tố Như cho biết cô không hề áp dụng bất cứ một phương pháp giảm cân nào ngoài nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ. Để đảm bảo nguồn sữa cho bé Teddy, Tố Như áp dụng một chế độ ăn uống rất phong phú, đa dạng các loại thực phẩm nhưng chú ý không ăn quá nhiều tinh bột, đường, bổ sung vitamin tổng hợp mỗi ngày và chăm chỉ hút sữa khoảng 3-4 tiếng một lần.
Hiện tại, Tố Như đang có cuộc sống viên mãn bên chồng và con trai. Cô tập trung làm kinh doanh và chưa có ý định vào showbiz.
Theo Zing
">Hoa khôi vừa làm mẹ, vừa tốt nghiệp đại học loại giỏi
Soi kèo phạt góc Verona vs Cagliari, 1h45 ngày 29/4
Mạch Khanh từng tốt nghiệp Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM trước khi theo học ngành phi công Mạch Thị Thuỳ Khanh (sinh năm 1996) vốn là cô sinh viên Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM. Nhưng sau khi ra trường, Khanh cảm thấy công việc đúng chuyên ngành không phù hợp với mình.
“Từ hồi sinh viên, em đã đi làm cả những việc đúng ngành và không đúng ngành. Sau đó, em nhận ra rằng mình không thích những công việc mà phải mang việc về nhà, phải chạy deadline…” - Mạch Khanh chia sẻ.
Sau khi tốt nghiệp, Khanh quyết định rẽ ngang sang học ngành phi công.
Mẹ Khanh trước kia từng làm việc ở trung tâm huấn luyện bay. Bà cũng từng ao ước con mình được làm việc trong ngành hàng không, “nhưng là làm một vị trí nào đó thôi chứ không phải là phi công bay trên bầu trời”.
Khi nghe con gái nói muốn học Phi công, bà đồng ý cho Khanh đi thi thử cho biết, chứ không nghĩ là con sẽ đậu. Đến khi nghe con báo tin đậu vào Học viện, bà bắt đầu lo lắng đến gánh nặng tài chính lên đến 200.000 USD (gần 4,6 tỷ đồng).
Tuy nhiên, thấy Khanh yêu thích và có ý chí nên ông ngoại và cậu đã “ra tay” hỗ trợ phần tài chính.
Khanh đang học năm thứ 4 ở trung tâm đào tào hàng không. “Khi ông ngoại và cậu nói sẽ hỗ trợ, động viên Khanh, chị nhẹ hết cả người” - mẹ Khanh chia sẻ với MC Quốc Thuận và Ngọc Lan trong chương trình Gõ cửa thăm nhà.
Còn Khanh thì nói vui, “ông là đại gia của con”.
Trong thời gian theo học để trở thành phi công, Khanh vừa phải học ở Việt Nam, vừa phải học ở Mỹ và Singapore. Do dịch bệnh Covid-19 nên thời gian học tập của cô bị kéo dài hơn dự kiến rất nhiều.
Trong thời gian sang nước ngoài học, Khanh có ý tưởng quay lại những trải nghiệm của mình đăng lên YouTube để lưu lại như một kỷ niệm. Nhưng sau đó, thời gian rảnh nhiều khiến Khanh có cơ hội phát triển kênh thành một nơi chuyên chia sẻ về cuộc sống của du học sinh.
Ở Mỹ, cô được học lái cơ bản trên chiếc máy bay thật có 4 chỗ ngồi, còn ở Singapore, Khanh được lái đúng chiếc máy bay Airbus A320 mà sau này cô sẽ lái ở Việt Nam.
Tính đến nay, Khanh đã có hơn 300 giờ bay và đang học sang năm thứ 4.
Khanh chia sẻ về cú sốc khi ba mẹ chia tay. Trong chương trình Gõ cửa thăm nhà, Mạch Khanh cũng chia sẻ về hoàn cảnh gia đình hiện tại. “Ba mẹ con đã ‘nghỉ chơi’ với nhau được một thời gian rồi” - Khanh tâm sự.
Cô gái cũng chia sẻ, những ngày đầu, Khanh khóc nhiều nhất nhà khi biết ba mẹ chia tay nhau. Thậm chí, cô còn theo ba sang nhà nội để níu kéo. Nhưng sau vài tháng, cô học cách chấp nhận. Đến bây giờ, Khanh thấy hài lòng khi cả ba và mẹ đều có cuộc sống vui vẻ.
Từ khi ba mẹ chia tay nhau, 3 mẹ con Khanh về ở với ông ngoại để tiện chăm sóc ông. Ở nhà ngoại, Khanh ăn chay cùng gia đình. Ông ngoại cô đã ăn chay trường được hơn 50 năm vì trước kia ông có vào chùa tu.
“Lên mẫu giáo, Khanh mới ăn mặn. Bây giờ ra ngoài thì Khanh ăn mặn, còn về nhà ăn chay” - mẹ cô kể.
Sau mỗi ngày bay, Khanh chỉ muốn được trở về nhà. Ước mong lớn nhất bây giờ của Khanh là hoàn thành khoá học, và sau đó có “số lần cất cánh bằng số lần hạ cánh”.
Mẹ cô mong con gái sau khi có công việc ổn định sẽ có một gia đình riêng thật hạnh phúc. Ông ngoại nói mình đã già, rất mong muốn được lên chuyến bay do cháu gái điều khiển.
Ông đã xúc động bật khóc khi nói về gia đình, đồng thời gửi lời cảm ơn ê-kíp của chương trình khi “già rồi mà vẫn còn được gặp gỡ mọi người như thế này”.
Cuối chương trình, Mạch Khanh gửi tới mẹ một cái ôm và những lời ngọt ngào mà cô gái chưa bao giờ nói ra được với ngoại và mẹ.
Đăng Dương
">Cô gái bỏ bằng kiến trúc, theo học phi công để không phải chạy 'deadline'
Thấy vậy, người thợ cắt liền động viên: "Em yên tâm đi, mặt em xinh lắm, tâm em sáng em để tóc gì cũng đẹp". Xen giữa cuộc hội thoại là những giọt nước mắt của cô gái xinh đẹp và anh thợ cắt tóc. Hàng triệu cư dân mạng đã thả những lượt like, biểu tượng trái tim và dành tặng cô gái cơn mưa lời khen.
PV Dân tríđã liên hệ với anh Nguyễn Văn Chiến (31 tuổi, ở Hà Nội) - thợ cắt tóc cũng là người chia sẻ clip nói trên lên mạng.
Hình ảnh Hải Yến trước và sau khi cắt tóc. (Ảnh: N.V.C)
Anh Chiến cho biết, đoạn clip xúc động trên được ghi lại khi khách hàng Dương Bảo Yến (32 tuổi, quê Thái Nguyên) đến tiệm của anh cắt tóc để hiến tặng cho các bệnh nhân ung thư.
Trước đó, năm 2001, qua một vị khách đến quán, anh mới biết đến chương trình hiến tóc của Mạng lưới Ung thư vú Việt Nam. Nhận thấy đây là một chương trình ý nghĩa, anh Chiến sau đó thường giới thiệu đến khách của mình. Đồng thời, anh cũng thường xuyên dựng các clip lan tỏa về hành động đẹp này rồi chia sẻ lên mạng xã hội.
Mái tóc của Hải Yến sau khi cắt 63cm. (Ảnh: H.Y)
Nhiều khách hàng nữ đã chủ động tìm đến, thông qua cửa hàng của anh gửi tặng mái tóc của mình tới các bệnh nhân kém may mắn. Đối với khách hàng hiến tặng tóc, anh Chiến tài trợ toàn bộ chi phí cắt, gội, hấp… Ước tính gói dịch vụ này khoảng 600.000-700.000 đồng. "Các bạn nữ không tiếc gì mái tóc của mình thì tôi cũng có một món quà nhỏ dành tặng các bạn ấy", anh Chiến nói.
Kể về nữ khách hàng trong đoạn clip đang thu hút sự chú ý của cư dân mạng, anh Chiến cho hay: "Hôm 16/5, Yến đi cùng bà ngoại và con trai từ Thái Nguyên xuống Hà Nội. Trước khi cắt, tôi có tâm sự với Yến một chút cũng là để động viên bạn ấy vì tôi biết bạn ấy thích để tóc dài. Khi cắt lọn tóc bên trái, tôi thấy Yến rơm rớm nước mắt. Bản thân tôi vốn dễ xúc động, tôi nghĩ đến hành động đẹp của Yến, lại nhớ đến một người chị của mình trước đây cũng mất vì ung thư, bất giác tôi liền rơi nước mắt".
Yến nuôi tóc 15 năm và chăm sóc khá vất vả. (Ảnh: H. Y)
Theo anh Chiến, cô gái Bảo Yến đã cắt 63cm tóc để hiến tặng bệnh nhân ung thư. Sau khi cắt tóc, Yến không sử dụng dịch vụ hóa chất nào khác mà chỉ tỉa lại tóc, gội, hấp thông thường để giữ vẻ đẹp nguyên bản của mái tóc.
"Kịch bản" thuyết phục chồng cho cắt tóc
Ngày 24/5, PV Dân tríđã kết nối với cô gái Dương Hải Yến( 32 tuổi, đang sinh sống ở thành phố Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên). Yến tâm sự, dù đã cắt tóc hơn 1 tuần nhưng vẫn chưa quen với mái tóc ngắn. Tuy nhiên, bản thân cô không hề hối hận khi cắt đi 63cm tóc hiến tặng bệnh nhân ung thư.
Yến cho biết, trước đó qua mạng xã hội, cô biết đến chương trình ý nghĩa này. Dẫu vậy, vì chồng, mẹ đẻ và bà ngoại đều thích Yến để tóc dài nên cô đã phải dành một thời gian làm công tác tư tưởng cho mọi người.
Yến không nói ngay ý định của mình với chồng mà thường cho anh xem những video quay cảnh các bạn nữ cắt tóc hiến tặng bệnh nhân ung thư. Đến thời điểm gần hè, cô "bóng gió kêu khổ" rằng: "Ôi hè rồi, lại sắp vất vả rồi đây".
Nghe thấy vợ nói thế, người chồng liền chủ động gợi ý: "Hay em cũng cắt tóc hiến tặng bệnh nhân ung thư đi". Yến mừng húm vì mọi chuyện diễn ra đúng như "kịch bản" cô mong muốn.
Bà ngoại mới đầu cũng phân vân nhưng rồi vẫn quyết định ủng hộ cháu. Duy chỉ có mẹ của Yến là không đồng tình bởi bà chỉ lo mái tóc của con mình không đến được với bệnh nhân ung thư. Tuy vậy, Yến đã động viên mẹ cần tin tưởng vào lòng tốt của mỗi người trong cuộc sống.
Trước đây cô thường chỉ búi tóc lên để thuận tiện sinh hoạt, làm việc. (Ảnh. H. Y)
Yến cũng nói bản thân đã tìm hiểu kỹ và lựa chọn cửa hàng có uy tín, trách nhiệm để thực hiện công việc này. Sáng 16/5, Yến cùng con trai và bà ngoại bắt xe xuống Hà Nội cắt tóc. Ngay khi kéo chạm tóc, mắt Yến đã đỏ hoe. Tuy nhiên cô nói, đó không phải là những giọt nước mắt tiếc nuối, bởi nếu tiếc nuối cô đã không làm điều đó.
Chia sẻ thêm về mái tóc đặc biệt của mình, Yến cho biết, trong suốt 15 năm, Yến chỉ cắt một lần duy nhất ở phần đuôi tóc vào thời điểm sau sinh. Khi ấy, tóc của cô bị chẻ ngọn nhiều. Chính vì vậy, mái tóc rất dài, qua cả đầu gối Yến.
Thời gian gội đầu cũng chiếm của cô vài tiếng đồng hồ. (Ảnh: H. Y)
Hải Yến kể thêm: "Chăm sóc tóc dài cũng khá vất vả, nhất là vào mùa hè. Những đợt bận rộn, phải tới 5 - 7 ngày tôi mới gội đầu một lần. Mỗi lần gội hết 30 phút, ngồi chờ tóc khô trước quạt khoảng 40 phút, để khô tự nhiên thì mất vài tiếng. Chính vì vậy tôi thường gội đầu vào buổi sáng để tóc có thể khô tối đa".
Hải Yến cho biết, cô thường không dùng máy sấy vì sợ tóc sẽ gẫy, rụng. Hôm nào trời mùa đông lạnh buốt, cô mới sấy sơ phần chân tóc, sau đó mặc ấm, ngồi trước quạt để tóc khô.
Theo chia sẻ của Hải Yến, từng có người đến hỏi mua mái tóc của cô với giá vài triệu đồng. Tuy nhiên, cô không từ chối, không bán. Hiện tại, sau khi cắt, mái tóc vốn qua đầu của Yến chỉ còn dài đến ngang lưng. Cô dự tính sẽ tiếp tục nuôi tóc và khi đủ dài sẽ lại hiến tặng các bệnh nhân ung thư.
Theo Dân trí
">Cô gái cắt tóc nuôi 15 năm tặng bệnh nhân ung thư, dân mạng thả 'bão like'
Trào lưu nằm yên xuất phát từ Trung Quốc và nhanh chóng lan sang các khu vực lân cận, trong đó có Hong Kong. Ảnh minh họa: AFP. Từ năm ngoái, trào lưu nằm yên nổi lên ở xứ tỷ dân như một “lời hiệu triệu” dành cho giới trẻ Trung Quốc - những cá nhân hiện quá mệt mỏi với cuộc đua vô tận trên đường đời nhằm đáp ứng kỳ vọng của xã hội.
Những người được phỏng vấn ở độ tuổi 15-25, đến từ các gia đình có thu nhập thấp. Trong số những lý do khiến thanh niên xứ Cảng thơm ngừng nỗ lực, cứ 1 trên 4 người cho biết họ không cảm thấy có hy vọng vào tương lai.
Không thấy tương lai
Sinh viên đại học Kacey Choi (21 tuổi) cho biết cô không còn lựa chọn nào khác ngoài mặc kệ mọi thứ vì giá nhà thành phố cao ngất ngưởng.
Choi cùng gia đình thuê một căn nhà ở xã hội. Cô chăm chỉ làm thêm trong thời gian rảnh để hỗ trợ cha mẹ, nhưng vẫn không đủ tiền để mua hoặc thuê nơi ở rộng rãi hơn.
“Những người trẻ tuổi như tôi buộc phải chấp nhận thực tế. Tôi cảm thấy bất lực về tương lai. Tôi chỉ còn cách nằm yên thôi”, cô nói.
Dù chăm chỉ đi làm thêm, Choi (ngoài cùng, bên trái) vẫn không thể giúp gia đình tìm chỗ ở tốt hơn. Ảnh: Jonathan Wong. Mặt khác, gần 3 trong số mỗi 5 người được hỏi chưa muốn “nằm yên”. Một số nói rằng họ sẽ làm việc chăm chỉ để có thêm cơ hội và hy vọng trong tương lai.
Một số khác cho biết lối sống buông xuôi, ngừng phấn đấu vừa ảnh hưởng đến trạng thái tinh thần của một người, vừa gây cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
“Xã hội cho rằng nhiều người trẻ ngừng phấn đấu. Tuy nhiên, thực tế là những thanh niên đến từ gia đình có thu nhập thấp đang làm việc rất chăm chỉ”, Sze Lai-shan, Phó giám đốc SoCO, chia sẻ.
Nói về một số người trẻ phải làm việc trong nhiều năm sau khi tốt nghiệp để trang trải khoản nợ học phí, bà cho biết: “Họ vẫn khó thoát nghèo dù rất nỗ lực. Do đó, họ cảm thấy bất lực”.
Ngoài ra, gần 8 trên mỗi 10 người trẻ Hong Kong được hỏi cảm thấy tang ping- vấn đề sinh ra từ các yếu tố như phát triển kinh tế, đạo đức, hệ thống giáo dục và chính trị - cần được giải quyết.
Dù rất nỗ lực, nhiều người trẻ thuộc gia đình có thu nhập thấp khó thoát nghèo. Ảnh minh họa: CGTN. Hầu hết cho biết vấn đề nhà ở của thành phố - bao gồm giá mua và tiền thuê đều tăng chóng mặt, cùng với thời gian chờ đợi lâu để được sở hữu ngôi nhà có giá phải chăng - đã khiến giới trẻ lựa chọn ngừng nỗ lực.
Một số lý do khác như hạn chế cơ hội việc làm, ít khả năng thăng tiến, chi phí giáo dục lớn và không có con đường tham gia vào các chính sách công.
Vicky Lo (21 tuổi), sinh viên năm 3 theo học ngành y học cổ truyền ở Trung Quốc, trở lại Hong Kong trong kỳ nghỉ hè. Cô làm việc part-time tại một nhà kho để kiếm thêm tiền trang trải sinh hoạt phí và học phí một năm - trị giá khoảng 8.000 HKD.
Cha của Lo đã nghỉ hưu, mẹ cô làm việc bán thời gian tại các công trường xây dựng, gia đình trông chờ vào khoản Trợ cấp An sinh Xã hội Toàn diện (CSSA) hàng tháng.
Lo cho biết công việc làm thêm đã tước đi thời gian thực tập của cô. Song, cô không còn lựa chọn nào khác dù lo lắng rằng mình sẽ kém cạnh tranh hơn trên thị trường việc làm.
Bất chấp khó khăn, cô cho biết: "Tôi chưa muốn ngừng cố gắng".
Nhà ở là một trong những vấn đề gây ra trào lưu tang ping ở Hong Kong. Ảnh: Tyrone Siu/Reuters. Những người được khảo sát đề xuất chính quyền cần tăng cường nguồn cung nhà ở cho giới trẻ với giá cả phải chăng và giáo dục đại học miễn phí.
“Giới trẻ đang phải đối mặt với nhiều thách thức, nhưng sự hỗ trợ của chính quyền dành cho họ là rất hạn chế,” bà Sze nói.
Phó giám đốc kêu gọi chính quyền Hong Kong xây dựng chính sách cụ thể dành cho thanh niên với lộ trình và khung thời gian cụ thể, cung cấp các khoản hỗ trợ tiền thuê cho những người đang chờ nhà ở xã hội, đồng thời tạo thêm nhà trọ và các đơn vị nhà ở chuyển tiếp cho giới trẻ.
Bà cũng thúc giục chính quyền thúc đẩy cơ hội việc làm cho giới trẻ Hong Kong, cung cấp trợ cấp giáo dục và đưa các học sinh tốt nghiệp trung học thuộc gia đình có thu nhập thấp vào các chương trình CSSA và Trợ cấp Gia đình Làm việc.
Theo Zing
">Người trẻ Hong Kong chọn nằm yên, ngừng cố gắng