您现在的位置是:NEWS > Thể thao
Tréo ngoe thầy cô 'đua xe' đường núi
NEWS2025-01-20 04:32:54【Thể thao】1人已围观
简介éongoethầycôđuaxeđườngnúbong da24h- Thầy cô “đua xe” đường núi là một lát cắt trong đời sống giáo vibong da24hbong da24h、、
很赞哦!(3)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Al Wehda vs Al
- Hòa nhạc 'Điều còn mãi' là tài sản quốc gia
- Thuần hóa loài sâm quý 'bảy lá một hoa' nơi biên viễn, có bao nhiêu cũng bán hết
- Phương Trinh Jolie: Ông xã bên cạnh lúc tôi xấu xí, thất bại nhất
- Soi kèo góc Newcastle vs Bournemouth, 19h30 ngày 18/1
- Công nghệ hút giới trẻ trên xe máy điện VinFast Theon S
- Điểm bán cà phê đặc biệt ở Quảng Bình, khách và chủ đều... im lặng
- Cuộc sống xa hoa bậc nhất thế giới của Quốc vương Brunei
- Nhận định, soi kèo Smouha vs ZED FC, 22h00 ngày 17/1: Khách tự tin
- Một ngày bắt đầu từ 5 giờ sáng tại trường của học sinh vùng cao
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Eintracht Frankfurt vs Dortmund, 2h30 ngày 18/1: Hồi kết cho Sahin
Theo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, trước năm 2015, việc tổ chức các hoạt động chăm lo Tết cho đoàn viên được tổ chức theo hình thức "sự kiện" đã được triển khai tại một số công đoàn cơ sở, nhưng chưa có một "tên gọi" thống nhất.
Chương trình "Tết Sum vầy" đầu tiên được tổ chức vào dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015 tại Thủ đô Hà Nội.
Từ đó đến nay, hằng năm, các văn bản của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có chủ trương, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, đơn vị về hoạt động chăm lo Tết cho đoàn viên, người lao động.
100% Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, các công đoàn cơ sở (địa phương, đơn vị) đã tổ chức các hoạt động chăm lo Tết và Chương trình "Tết Sum vầy"...
Từ năm 2015 đến nay, đã có 186.944 Chương trình được tổ chức ở các cấp Công đoàn, thu hút trên 33 triệu cán bộ, đoàn viên, người lao động tham gia, được tặng quà.
Tại Chương trình trên 26,2 triệu đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn được chăm lo, tặng quà với tổng số tiền trên 10.617 tỷ đồng, trong đó, huy động từ nguồn xã hội hóa là gần 5.847 tỷ đồng (chiếm tỉ lệ 55%).
Mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc
Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Phan Văn Anh cho biết, Chương trình "Tết Sum vầy" là hoạt động thiết thực mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, với mục tiêu chăm lo tốt hơn, bảo vệ tốt hơn lợi ích đoàn viên, người lao động mang đậm dấu ấn tổ chức Công đoàn.
Ông Phan Văn Anh cho hay, để đạt được kết quả trên, là quyết tâm và nỗ lực của cấp công đoàn, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp và các nhà hảo tâm đã cùng chung sức, chia sẻ, đồng hành với tổ chức Công đoàn để chăm lo cho đoàn viên, người lao động.
Qua hoạt động này đã nâng cao vị thế của tổ chức Công đoàn trong hệ thống chính trị xã hội.
Trong thời gian tới, để Chương trình tiếp tục phát huy hiệu quả trong công tác chăm lo đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết đến Xuân về thì cần có sự chỉ đạo thường xuyên, xuyên suốt, nhất quán, kịp thời từ Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tới các cấp công đoàn.
Bên cạnh đó, cần luôn đổi mới, sáng tạo trong tổ chức các hoạt động tại Chương trình nhằm thu hút đông đảo đoàn viên tham gia và nâng cao mức thụ hưởng cho đoàn viên, người lao động.
Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ công đoàn làm công tác chăm lo phúc lợi của công đoàn cấp trên cơ sở và công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp có đông người lao động.
Cùng với đó là phát huy lợi thế "thương hiệu" và sức lan tỏa của Chương trình tạo thành lợi thế để phát triển, mở rộng Chương trình "Tết Sum vầy" trong giai đoạn tới, góp phần thực hiện ngày càng tốt hơn nhiệm vụ đại diện và bảo vệ của tổ chức Công đoàn.
Vận động nguồn lực xã hội hóa và tài chính công đoàn đủ mạnh để tổ chức Chương trình, xứng tầm với nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn trong tình hình mới. Cần có sự hỗ trợ, ủng hộ và đồng hành của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các cơ quan, đơn vị doanh nghiệp trong triển khai tổ chức Chương trình...
">33 triệu đoàn viên tham gia, được tặng quà từ chương trình "Tết Sum vầy"
Đào Tố Loan vào vai nữ chính - Công nữ Anio trong vở opera cùng tên. Tiếng Việt không phải là ngôn ngữ thuận lợi cho hát opera vì Tiếng Việt có các dấu thanh, sắc, ngã, hỏi và nặng, đòi hỏi phải tập luyện thật cẩn thận và nghiêm túc từ những bước đầu tiên để đạt được hiệu quả tốt về âm thanh cũng như đảm bảo tròn vành rõ chữ nhưng vẫn phải theo quy chuẩn của opera.
Tôi may mắn khi nhạc sĩ Trần Mạnh Hùng luôn bên cạnh trong suốt quá trình tập luyện, góp ý và hướng dẫn để có kết quả tốt nhất. Tôi phải tìm hiểu về nhân vật, nội dung tính cách sao cho thể hiện đúng nội tâm nhân vật, cũng như vai trò người nghệ sĩ mang sứ mệnh kết nối văn hoá và thắt chặt tình hữu nghị giữa 2 nước.
- Vừa phải diễn xuất, vừa phải nhớ lời thoại dài mà phải thể hiện cho ra cảm xúc của nhân vật, chị đã vượt qua khó khăn như thế nào?
Vừa biểu diễn vừa hát anh chị em Nhà hát Nhạc Vũ Kịch đều đã quen. Nhưng việc nhớ lời, nhớ bản nhạc để đúng nhịp phách không dễ dàng. Chúng tôi cùng nhau tập luyện suốt mấy tháng để làm quen tác phẩm, thuộc bài và sau đó là diễn xuất. Mọi việc rất ổn nếu đi từng bước cẩn thận. Trong các giờ tập luôn có nhạc trưởng Honna Tetsuji nghe và điều chỉnh cho mọi người chắc chắn về nhịp phách trước khi ghép với dàn nhạc.
- Phân đoạn nào khó nhất với chị? Có khi nào chị nhen nhóm ý nghĩ đầu hàng không?
Đối với tôi mọi chuyện không quá khó khăn nếu nghiêm túc tìm hiểu và đơn giản hoá mọi vấn đề. Ví dụ tôi không còn ít tuổi nhưng lại vào vai một Công nữ ở độ tuổi trăng tròn. Tôi phải tìm hiểu và tập luyện để làm sao có thể diễn ra nét ngây thơ, trong sáng của tuổi mới lớn.
Giai đoạn Công nữ lấy chồng và có con, lúc này tính cách sẽ thay đổi, nỗi nhớ quê nhà ra sao, tôi cũng phải tìm hiểu để diễn xuất cho đúng nội tâm nhân vật. Rồi lúc chồng mất, Công nữ còn lại một mình ở xứ người với con gái, nỗi cô đơn nhớ nhà, nhớ người chồng đã cùng nhau vượt qua bao khó khăn... Diễn tả tất cả những điều đó không phải dễ dàng và tôi dành rất nhiều tâm sức cho việc tìm hiểu về nhân vật mà mình đảm nhận.
- Tham gia một vở opera mà ngoại trừ Đào Mác và Khánh Ngọc, chị phải diễn cùng các nghệ sĩ Nhật Bản, thách thức lớn nhất với chị là gì bên cạnh khác biệt văn hoá, ngôn ngữ?
Tôi đã tìm hiểu về tính cách của con người Nhật Bản qua đạo diễn Daiske Ohyama. Ông nói người Nhật thường thể hiện tình cảm kiểu nội tâm chứ không phô bày rõ ràng ra ngoài. Chính vì vậy, tôi muốn xây dựng hình tượng nhân vật Công nữ Anio hướng nội.
Tôi may mắn khi được kết hợp với người bạn diễn Nhật Bản rất ăn ý, đó là anh Kobori Yusuke. Bằng giác quan của nghệ sĩ lâu năm, ngay lần đầu gặp và hát với nhau chúng tôi đã hoà quyện. Điều này phải cảm ơn đạo diễn và ban tổ chức dự án có những lựa chọn phù hợp.
- Một vở opera bình thường đã khó huống hồ đây là vở opera lịch sử mang ý nghĩa ngoại giao, chị có áp lực vì trách nhiệm quá nặng nề khi Đào Tố Loan không chỉ nhận vai chính mà gánh trọng trách là cầu nối văn hoá trên sân khấu giữa hai quốc gia?
Ý tưởng và thông điệp của vở opera đã quá rõ ràng. Chúng tôi vinh dự được trao sứ mệnh cao cả đó. Bản thân cũng xác định đúng trách nhiệm và nghĩa vụ của người nghệ sĩ nên tôi rất hạnh phúc, vinh dự, tự hào khi góp công sức vào việc truyền bá, gìn giữ và lan tỏa ý nghĩa lớn lao nhân dịp kỷ niệm 50 năm tình hữu nghị Việt Nam và Nhật Bản, thắt chặt và phát triển mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước trong tương lai.
- Chị cảm thấy sao khi vai diễn đã ra mắt khán giả Hà Nội cùng tiếng hò reo tán thưởng và tràng pháo tay kéo dài? Có khi nào một vở opera mà được khán giả đón nhận đến vậy?
Tôi đã khóc rất nhiều, ngay cả khi đang hát. Có lẽ tôi đã quá nhập tâm vào nhân vật mà quên đi chính mình… Suốt mấy năm trời theo dự án,thấy được sự tận tâm, lao động của toàn thể ê-kíp và tiếng reo hò, vỗ tay của khán giả làm tất cả chúng tôi hạnh phúc đến vỡ oà.
- Tôi tò mò muốn biết khi vở diễn ra mắt khán giả Nhật tháng tới chị có phải hát bằng tiếng Nhật hay vẫn hát tiếng Việt như ở Hà Nội?
Sắp tới công diễn ở Nhật Bản tôi vẫn được hát Tiếng Việt. Tôi thật sự rất háo hức, sẽ cố gắng luyện tập chăm chỉ và cẩn thận hơn nữa để cống hiến cho buổi diễn tại Nhật Bản vào tháng 10.
Ảnh: Phạm Chiến Thắng
Ca sĩ Đào Tố Loan vào vai nữ chính trong vở opera 'Công nữ Anio'Vào vai công nữ Anio, ca sĩ Đào Tố Loan bày tỏ rất vinh dự "vì chưa bao giờ tham gia vở nhạc kịch có sự chuẩn bị, đầu tư kỹ lưỡng, chỉn chu, chuyên nghiệp" như vậy.">'Công nữ Anio' Đào Tố Loan: Tôi đã khóc rất nhiều, ngay cả khi đang hát
Nữ YouTuber khoe cách kiếm tiền trên Tinder. Cô nói, đã dùng cách này để sống được vài năm. ‘Mình không sinh ra để đi làm! Bạn cũng vậy!'
Cụ thể, trong các video được đăng cách đây khoảng 3-4 tháng, cô gái này đã có những chia sẻ khá “sốc” về cách kiếm tiền từ các bạn hẹn trên ứng dụng hẹn hò Tinder và cách bịa hồ sơ để đi xin việc. Cô cũng đăng một video khác với tiêu đề “Mình không sinh ra để đi làm! Bạn cũng thế”, kể về các trải nghiệm làm việc ở một số công sở. Tuy nhiên, làm ở đâu cô cũng chỉ làm được một thời gian ngắn vì muốn “làm thứ gì đó lớn hơn”.
Trong video “Những lần mình kiếm tiền trên Tinder”, cô gái này cho biết, cô không đi làm, không có nguồn thu nhập ổn định nhưng vẫn xoay sở để sống được ở Hà Nội bằng một vài cách. Cô rất tự hào kể rằng, một trong số những cách mà cô đã thực hiện rất thành công, đó là kiếm tiền từ bạn hẹn hò. Cụ thể, cứ mỗi cuộc hẹn kết thúc, cô lại nói với bạn trai rằng: “Em không mang tiền mặt. Anh có thể cho em vay 200 nghìn được không, về nhà em sẽ chuyển khoản trả lại anh”.
“Vì hầu hết các bạn trai mình gặp đều rất ‘nice’ nên không có ai đòi lại số tiền đấy cả. Thế là mỗi cuộc hẹn mình đều kiếm được 200 nghìn trở lên”.
Cô gái cho biết, mỗi ngày cô có thể hẹn từ một đến vài cuộc, tức là mỗi tháng có thể dễ dàng kiếm vài triệu đồng, đủ tiền ăn. Và cô đã sống nhờ cách này suốt vài năm liền. Đó cũng là khoảng thời gian cô cho biết là rất khó khăn về tài chính. Kết luận lại, cô tự nhận mình rất thông minh, sáng suốt vì đã nghĩ ra được nhiều “trò” như vậy để xoay sở.
Nguồn thu thứ hai mà cô có thể kiếm được từ Tinder cũng là từ các bạn hẹn vào mỗi dịp hậu Tết Nguyên đán. Thời điểm này, cô sẽ “quẹt” nhiều nhất có thể để đi hẹn hò. Trước mỗi buổi hẹn, cô chuẩn bị một chiếc phong bao lì xì, bên trong chỉ để tờ 20 nghìn đồng. Khi gặp “đối tác”, cô chủ động rút lì xì mừng tuổi cho bạn trai.
Lúc này, hầu hết là các anh sẽ rất bất ngờ, sau đó đều lì xì lại cô số tiền ít nhất là 200 nghìn đồng. Có những lần cô nhận được 500 nghìn tới 1 triệu đồng. Cô gọi đây là khoản “tiền Tết”.
Nguồn thu nhập thứ ba là nhận viết “profile” hộ cho các anh chàng đăng ký ứng dụng này nhưng không biết làm thế nào để thu hút các cô gái. Thậm chí, nữ Youtuber còn tán tỉnh các cô gái giúp họ luôn. Cô kể, để đáp lại sự giúp đỡ, các anh thường tặng cô rất nhiều đồ ăn ngon, đắt tiền.
Trong video “Mình bịa CV để đi xin việc thế nào?”, cô gái cũng kể chuyện mình đã bịa rất nhiều CV để mang đi xin việc và hầu như đều được nhận việc ngay. Tuy nhiên, công việc nào cô cũng chỉ làm được một thời gian ngắn là thấy không phù hợp hoặc bị đuổi việc. Từ đó, cô rút ra kết luận “mình không sinh ra để đi làm”.
Những chia sẻ của nữ YouTuber nhận được 2 luồng ý kiến từ cộng đồng mạng. Một bộ phận cho rằng cô gái này cố tình câu view, câu like để nổi tiếng bằng những nội dung bịa đặt. Một bộ phận khác cho rằng, cô sống giả dối, lợi dụng người khác, còn trẻ nhưng không nỗ lực làm việc mà lại dùng mánh khoé để kiếm tiền…
Những chia sẻ này của cô bị cộng đồng mạng chỉ trích dữ dội, thậm chí tạo thành “trend” để trêu đùa, giễu cợt trong những ngày gần đây. Ba video gây tranh cãi này cũng là 3 nội dung thu hút người xem cao nhất trên kênh YouTube của cô.
Làm gì với những nội dung bẩn trên MXH?
Bàn về câu chuyện này, Th.s Đỗ Thị Hải Đăng - giảng viên khoa Quan hệ công chúng và Quảng cáo, Học viện Báo chí và Tuyên truyền - cho rằng, xu hướng phát triển của mạng xã hội và các kênh truyền thông cá nhân (được sản xuất với các bạn trẻ tự nhận là KOL/KOC) ngày càng mạnh và không có sự kiểm soát về nội dung. “Cá nhân tôi thấy những nội dung như bạn YouTuber đang làm là những nội dung có thể nói là xàm xí, không mang lại giá trị tích cực cho người xem”.
“Những nội dung được thực hiện tràn lan và không có kiểm soát, theo tôi, là mội trong những mối đe doạ, ảnh hưởng lớn đến lối sống của các bạn trẻ. Điều này cho thấy một vấn đề rất lớn là trách nhiệm kiểm duyệt nội dung trên những trang MXH như thế này thuộc về ai? Cơ quan quản lý, nền tảng kênh, hay là người dùng? Hiện nay, tại Việt Nam, chỉ những vấn đề vi phạm chính sách, vi phạm pháp luật mới bị cấm, còn những nội dung được đánh giá không lành mạnh hay tiêu cực về lối sống thì lại không được quản lý bởi các cơ quan chức năng hay nhà mạng, mà do người sử dụng mạng xã hội “tự lọc”.
Cơ chế “tự lọc” này chỉ có thể hiệu quả với những người có tri thức, có đủ khả năng đánh giá và nhìn nhận, còn với các bạn trẻ thiếu kinh nghiệm hoặc thậm chí là đối tượng trẻ em, thì “bộ lọc tự nhiên” không được kích hoạt và có thể ảnh hưởng đến lối sống của các em.
Do vậy, tôi nghĩ điều chúng ta cần làm đó là chung tay ngăn chặn những nội dung được đánh giá kém lành mạnh, tạo cảnh báo cho người tiêu dùng và đề nghị các nền tảng MXH (như Facebook, Tiktok, Youtube…) có tính năng cảnh báo từ người dùng với những nội dung “độc hại”.
Theo bà Hải Đăng, việc sử dụng chiêu trò câu view, câu like là những thủ thuật thường thấy của những người sản xuất nội dung trên MXH. Tuy nhiên, những nội dung thiếu lành mạnh cần được lên án và hạn chế chia sẻ, phát tán. “Mỗi người dùng MXH có trách nhiệm thì sẽ tạo nên một cộng đồng MXH có trách nhiệm. Trách nhiệm này bao gồm cả việc đẩy lùi các tin bẩn và khuyến khích, chia sẻ những tin có giá trị với cộng đồng”.
Nữ YouTuber Việt chia sẻ hướng dẫn moi tiền đàn ông bị chỉ trích dữ dội
Nữ YouTuber vấp phải nhiều phản ứng tiêu cực từ người xem vì cổ suý, phổ biến những cách kiếm tiền thiếu văn minh, ảnh hưởng xấu đến văn hoá, hình ảnh phụ nữ.">Cô gái khoe bịa CV để xin việc, kiếm tiền từ bạn hẹn hò bị chỉ trích
Siêu máy tính dự đoán Real Madrid vs Las Palmas, 22h15 ngày 19/01
Nhiều người trẻ Mỹ thu phí khách dự đám cưới. Ảnh minh họa: Getting Married Hassan Ahmed, 23 tuổi, dự định thu phí 450 USD/khách đến dự đám cưới của anh vào năm tới tại Houston. Ahmed cho biết anh chưa nhận được nhiều phản hồi từ 125 khách mời. Nhưng anh đã chi hơn 100.000 USD cho đám cưới này, bao gồm cả tiền đặt cọc địa điểm, DJ và nhiếp ảnh gia.
Theo một nghiên cứu của trang web chuyên về tổ chức tiệc cưới The Knot, chi phí trung bình cho một đám cưới vào năm 2023 là 35.000 USD - tăng 5.000 USD so với năm 2022. Kết quả này được đúc rút từ khảo sát của The Knot với khoảng 10.000 cặp đôi đã kết hôn tại Mỹ vào năm 2023.
Tuy nhiên, việc bán vé cho khách mời tham dự đám cưới thường khiến người ta khó chịu. Nhiều người thẳng thắn bày tỏ quan điểm rằng, việc cặp đôi đẩy gánh nặng tài chính cho khách mời là hành động không hay. Thay vào đó, họ còn có nhiều cách để tiết kiệm chi phí hơn cho đám cưới.
Matthew Shaw, người sáng lập Sauveur, một công ty tổ chức đám cưới tại London (Anh) cho biết việc bán vé dự đám cưới sẽ "tạo ra một mối quan hệ kỳ lạ giữa bạn và khách mời, biến khách mời trở thành khách hàng".
Ông nói thêm, "bạn không còn là người tổ chức nữa, mà bạn đang cung cấp cho họ một trải nghiệm trả phí. Điều này tạo ra một câu chuyện rất khác về những gì khách mời mong đợi".
Mặc dù chi phí tổ chức đám cưới đang tăng lên nhưng ông Shaw cho rằng, các cặp đôi có thể tổ chức những đám cưới đơn giản hơn, ấm cúng hơn, ít khách mời hơn thay vì làm một đám cưới lớn.
Thu phí đã đành nhưng mức thu lại càng ngày càng đắt đỏ hơn. Theo một khảo sát vào năm 2023 của The Knot với 1.000 người tham dự, chi phí trung bình để tham dự một đám cưới là 580 USD. Con số này tăng 120 USD so với năm 2021.
Nova Styles và Reemo Styles, những người đã kết hôn tại nhà thờ St. Patrick ở New York vào tháng 6/2023, đã bán vé khách mời là 333 USD và họ đã bán hết vé.
Cặp đôi sống ở Upper East Side cho biết, họ không thu tiền khách mời để trang trải chi phí cho đám cưới vốn lên tới hơn 70.000 USD, mà họ làm việc đó để thu hẹp danh sách khách mời xuống.
Cặp đôi đã thuê một chiếc xe buýt 2 tầng đưa khách đến các địa danh quan trọng của New York - nơi gắn liền với câu chuyện tình yêu của họ. Điểm dừng chân đầu tiên là nhà thờ, nơi các lễ nghi diễn ra.
Các điểm dừng chân khác bao gồm Hudson Yards, nơi Reemo cầu hôn với bạn gái. Tiếp theo là rạp chiếu phim, nơi các khách mời được xem video về hành trình gắn bó của cặp đôi. Điểm dừng chân cuối cùng là tiệc chiêu đãi, được tổ chức tại một không gian sự kiện riêng tư trên tầng 102 của đài quan sát One World.
Ban đầu, danh sách khách mời gồm 350 người, nhưng xe buýt chỉ đủ chỗ cho 60 người. "Thật căng thẳng" - Reemo Styles cho biết. "Chúng tôi phải tìm cách để họ chọn chúng tôi, vì chúng tôi không thể chọn họ".
Nova Styles nói thêm: "Chúng tôi muốn mời những người thực sự muốn tham dự". Và họ cảm thấy việc bán vé cho đám cưới là cách tốt nhất để thực hiện điều đó.
Lola Marie, 41 tuổi - người bạn thân của cặp đôi đã mua chiếc vé với giá 333 USD – ban đầu rất bối rối khi nhận được lời mời. "Tôi thực sự do dự", Marie cho biết. "Tôi đã bị sốc. Trả tiền để dự đám cưới ư? Tôi chưa bao giờ nghe thấy điều gì như vậy. Nghe có vẻ điên rồ. Các bạn nghĩ các bạn là ai?".
Marie quyết định gọi cho cặp đôi và sau khi nghe họ giải thích lý do bán vé cho đám cưới của mình, cô đã hiểu. Cô quyết định trả tiền ngay sau cuộc gọi. “Nó thực sự giá trị hơn 333 USD”, Marie nói. Cô cũng biết rằng, hai người bạn của mình không có ý định kiếm tiền từ các khách mời.
Thậm chí, Marie sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho bữa tối với bít tết và tôm hùm trên đỉnh của trung tâm thương mại One World với tầm nhìn tuyệt đẹp ra thành phố và màn trình diễn bất ngờ của nghệ sĩ nhạc rap Fabolous.
Jamie Wolfer, người sáng lập Wolfer & Co. - một công ty tổ chức đám cưới tại Waco, Texas - cho biết, mặc dù bà hiểu rằng mỗi cặp đôi đều có hoàn cảnh riêng, nhưng nhìn chung, việc thu tiền vé của khách mời “thực sự giống như một hành vi xã giao sai trái” và nó có thể dẫn đến xung đột giữa các cặp đôi và khách của họ.
Cô dâu hủy đám cưới vì nhà trai mời bạn gái cũ của chú rể đến dự tiệc
MỸ - Cô dâu tức giận khi biết nhà trai mời bạn gái cũ của chú rể đến dự tiệc và còn nguỵ biện đó là "truyền thống của gia đình".">Làm đám cưới ngày càng tốn kém, người trẻ không ngại thu phí khách mời
Chồng Tây của nữ diễn viên kề cận, chăm sóc cô suốt sự kiện. Cả hai không ngại dành cho nhau những cử chỉ tình tứ trong suốt sự kiện. Lan Phương tiết lộ chính bạn đời là người động viên mình nhận lời đóng phim khi cô còn lưỡng lự.
Tại sự kiện, Lan Phương không khỏi xúc động khi nhớ lại ê-kíp đã có lúc phải giữ lớp hoá trang quỷ dị suốt 32 tiếng trên set quay. Từ một người sợ xem phim kinh dị, cô dần làm quen và thích nghi khi đóng vai phản diện đầu tiên trong sự nghiệp.
Trong phim, Lan Phương đóng Thập Nương - vai phản diện có khả năng tà thuật. Dù thời lượng xuất hiện không nhiều, nhân vật được khán giả yêu thích, đồng thời mang đến dấu ấn mới trong diễn xuất của cô.
Kẻ ăn hồnlà câu chuyện về hàng loạt cái chết bí ẩn ở một ngôi làng bí ẩn, nơi có kẻ đang âm thầm luyện loại ma thuật cổ xưa: 5 mạng đổi bình rượu sọ người. Trong đó, Thập Nương – cô gái áo đỏ là kẻ nắm giữ bí thuật luyện nên loại rượu mạnh nhất và là nguồn cơn của mọi chuyện.
Tác phẩm từng qua 3 lần kiểm duyệt mới chính thức ra rạp. Đạo diễn Trần Hữu Tấn cho biết anh và ê-kíp đã sửa "một chút" theo yêu cầu của Cục Điện ảnh song không ảnh hưởng đến nội dung phim.
Sau buổi công chiếu đầu tiên, phim nhận được phản hồi khá tích cực từ truyền thông. Tính đến tối 14/12, doanh thu suất chiếu sớm của phim đạt hơn 5 tỷ đồng.
Phim có sự góp mặt của các diễn viên Lan Phương, Hoàng Hà, NSƯT Chiều Xuân, Võ Điền Gia Huy, Huỳnh Thanh Trực, nghệ sĩ Viết Liên, NSND Ngọc Thư, Nguyễn Hữu Tiến... Phim do bộ đôi đạo diễn Trần Hữu Tấn và nhà sản xuất Hoàng Quân thực hiện, dự kiến khởi chiếu 15/12.
Lan Phương trong phim 'Kẻ ăn hồn'
Lan Phương kể hậu trường rợn tóc gáy của vai diễn kinh dị nhất sự nghiệpDiễn viên Lan Phương bật mí hậu trường đáng sợ khi quay phim kinh dị ‘Tết ở làng Địa Ngục’ và ‘Kẻ ăn hồn’ sắp ra rạp.">Lan Phương được chồng Tây cao 2m tháp tùng khi ra mắt phim
Đám cưới của Erin và Ross Pengelley trên một ngọn núi ở đảo Skye. Ảnh: SWNS Đám cưới có sự góp mặt của 3 nhân chứng cùng cô con gái nhỏ Florence. Cô dâu Erin khoác một chiếc khăn kẻ sọc quanh chiếc váy ren trắng, trong khi đó Ross mặc một chiếc váy kẻ - trang phục truyền thống của người Scotland.
Nói về quyết định chọn địa điểm cưới có 1 không 2, Erin chia sẻ: “Skye là nơi chúng tôi có kỳ nghỉ đầu tiên cùng nhau". Erin cũng tiết lộ, việc không mời gia đình và bạn bè là một quyết định lớn nhưng với cô, 3 người chứng kiến là quá đủ.
Cô dâu tin rằng dù vắng khách nhưng phong cảnh đẹp sẽ góp phần làm cho đám cưới trở nên đặc biệt.
“Thời tiết rất đẹp, đó là tất cả những gì chúng tôi muốn. Nhiều người ước làm được điều như chúng tôi đã làm. Cả hai đều không hối tiếc và rất vui vì chúng tôi đã cùng nhau thực hiện điều này”, Erin bày tỏ.
Đám cưới diễn ra trong khoảng 30 phút. Họ cùng nhau nâng ly rượu whisky và chúc phúc cho cô dâu chú rể. Sau đó, họ dùng bữa, trở về nhà và cùng chơi cờ.
Nhiều người băn khoăn về địa hình và thời tiết có thể làm hỏng chiếc váy nhưng Erin không coi đó là vấn đề đáng lo ngại.
Erin khăng khăng: “Tôi không hề lo lắng về chiếc váy. Nhiều người nói rằng chiếc váy sẽ bị bẩn bởi bùn và rượu. Đối với tôi, đó là chuyện nhỏ”.
Dù đang mang thai đứa con thứ hai, Erin tin mình vẫn đủ sức khoẻ để có thể leo núi.
“Tôi biết rằng thời điểm này đủ an toàn cho em bé”, Erin giải thích.
Cô nói thêm: "Chúng tôi có một người bạn sống ở Skye và cô ấy đã nhắn tin nói rằng hiện tại tuyết rơi khá dày. Nhưng chúng tôi từng di chuyển nhiều ở địa hình như vậy nên không quá lo lắng".
Nhiều người phản đối đám cưới táo bạo này nhưng đối với cô dâu, đám cưới là điều tuyệt vời nhất.
“Tôi ước mình có thể làm lại từ đầu. Mọi chuyện thật hỗn loạn nhưng tôi và Ross luôn đồng hành cùng nhau”, cô dâu tiết lộ.
Đối với tình yêu, không gì là ngoại lệ. Những điều bất khả thi đều có thể hoàn thành nếu chúng ta được đồng hành cùng người mình yêu thương.
Hà Phương
Chàng shipper cưới được vợ xinh sau 4 năm tham gia show hẹn hò
Gặp đối tượng hẹn hò chưa đạt tiêu chí, cả hai “liều” cho nhau cơ hội và nhận cái kết ngọt ngào sau 4 năm.">Đám cưới độc đáo trên núi tuyết, 3 khách mời đến dự