Những gã khổng lồ đe dọa quyền lực các quốc gia
Mạng xã hội đang là một trong những xu hướng công nghệ phát triển nhanh nhất hiện nay. Tính đến hết năm 2020,ỗithờivàcơhộichomạngxãhộithếhệmớgia thế giới hiện có khoảng 3,8 tỷ người dùng.
Trong nhóm 4 gã khổng lồ công nghệ được biết đến với tên gọi “Big Tech” (Nhóm GAFA: Google, Amazon, Facebook, Apple), có tới một nửa là các ông trùm mạng xã hội.
Tuy góp công sức không nhỏ để xây dựng nên thế giới số, 2 gã khổng lồ thuộc “Big Tech” là Google và Facebook gần đây thường xuyên dính vào các vấn đề tiêu cực.
Một trong những vấn đề phổ biến là cách 2 mạng xã hội này bắt tay nhau để thống trị thị trường quảng cáo trực tuyến. Điều này đã tạo ra sự thao túng trên thị trường quảng cáo và gây trở ngại cho việc cạnh tranh của các đối thủ yếu hơn.
Google và Facebook hiện chiếm tới 70% thị trường quảng cáo số tại Mỹ. Theo báo cáo của eMaketer, 2 công ty này cũng chiếm tới hơn một nửa tổng doanh thu quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam.
Để giảm thiểu tác động xấu của Facebook, Google, Australia đã trở thành nước tiên phong trong việc buộc 2 “Big Tech” phải trả phí bản quyền nội dung. Google và Facebook phải trả tiền cho cơ quan báo chí và nhà sản xuất nội dung khi người dùng chia sẻ thông tin mà họ tạo ra trên các mạng xã hội.
Đáp trả lại điều này, Facebook đã “tuyên chiến” bằng cách chặn nội dung báo chí Úc. Hành động của Facebook đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về cách hành xử của một “Big Tech”. Đó là khi các công ty công nghệ sở hữu nền tảng có thể tùy ý thực thi quyền lực của mình mà không bị cản trở.
Đây không phải là lần đầu các gã khổng lồ công nghệ thách thức quyền lực nhà nước. Gần đây nhất, các mạng xã hội lớn đã đồng loạt khóa tài khoản của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Đây có thể là một sự thoả thuận ngầm của các “Big Tech” trong cuộc chiến với ngài cựu Tổng thống.
Dù vì lý do gì, hành động của các “ông lớn” công nghệ đang khiến chính phủ nhiều quốc gia cảm thấy lo ngại. Với tổng lượng thành viên chiếm tới hơn một nửa dân số thế giới, các nền tảng mạng xã hội đang nắm trong tay công cụ có thể tác động mạnh tới tình hình an ninh, chính trị tại nhiều quốc gia.
Mạng xã hội Việt trong cuộc đua với những gã khổng lồ công nghệ
Việc các nước trên thế giới đang tìm cách kiềm tỏa tầm ảnh hưởng của “Big Tech” được xem là cơ hội cho các nền tảng nhỏ hơn, trong đó có các mạng xã hội Việt Nam.
Theo thống kê của VietNamNet, tính đến tháng 11/2020, Zalo hiện là mạng xã hội nội địa lớn nhất Việt Nam với khoảng 60 triệu người dùng. Xếp sau nền tảng này lần lượt là Mocha (12 triệu thành viên), Gapo (6 triệu thành viên) và Lotus (2,5 triệu thành viên).
Khi nhìn vào số liệu tăng trưởng của các mạng xã hội Việt Nam, chỉ sau có 2 năm, mạng xã hội Zalo đã tăng thêm 20 triệu thành viên, gấp 1,5 lần năm 2018.
Với Mocha, tuy lượng người sử dụng chưa hẳn đã nhiều, thế nhưng quy mô của nền tảng này đã tăng tới 2,67 lần so với chỉ 2 năm trước đó. Những nền tảng còn lại như Gapo, Lotus cũng đã ít nhiều cho thấy tiếng nói của mình chỉ sau hơn 1 năm hoạt động.
Ngoài ra, không thể không nhắc tới hàng trăm diễn đàn như Tinhte (16 triệu lượt truy cập/tháng), Voz (11 triệu lượt truy cập/tháng), Webtretho (7 triệu lượt truy cập/tháng) hay Otofun (2 triệu lượt truy cập/tháng),... Đây là những đại diện tiêu biểu cho sức sống bền vững của các nền tảng mạng xã hội truyền thống.
Những số liệu trên đã cho thấy, trong năm qua, các mạng xã hội Việt Nam không chỉ tăng trưởng về lượng mà đã có sự thay đổi mạnh cả về chất. Đây là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của các doanh nghiệp nội và xa hơn là cả nền kinh tế số Việt Nam.
Hướng đi nào cho các mạng xã hội Việt Nam?
Dù mạnh mẽ đến đâu, các gã khổng lồ cũng có thể bị đánh bại bởi những biến chuyển của xu hướng công nghệ. Minh chứng cho điều này là sự sụp đổ của Yahoo và “ông hoàng” di động Nokia.
Có thể nhận thấy một số xu hướng hình thành nên các mạng xã hội của tương lai. Đó là sự xuất hiện mạng xã hội tập trung (theo hướng Blockchain), mạng xã hội quy mô nhỏ (trả phí), mạng xã hội âm thanh, mạng xã hội hướng tới người dùng bản địa hoặc các tổ chức, doanh nghiệp,...
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng và Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hào hứng nhìn tấm bản đồ người dùng theo thời gian thực của Zalo.
Nhìn chung, các mạng xã hội mới sẽ không thể thành công khi bắt chước Facebook. Họ phải tìm được một mẫu số chung, đó là những nhu cầu cơ bản của con người, bất kể quốc gia, tuổi tác, giới tính hay nghề nghiệp.
Các mạng xã hội mới cũng nên để cho người chơi tự quyết định “luật chơi” của mình. Điều này được thực hiện bằng cách mở thuật toán.
Trong khi Facebook tương đối tự do, các mạng xã hội mới có thể xây dựng theo hướng phát triển nhiều bộ lọc. Các bộ lọc này sẽ may đo theo nhu cầu của từng quốc gia.
Khi giải được các bài toán chung, con người sẽ bắt đầy nảy sinh những nhu cầu lớn hơn. Đó là các đòi hỏi mang màu sắc văn hóa, nhóm nhỏ. Những đặc điểm này không thể bắt chước bởi chỉ có ai thực sự sinh ra, lớn lên ở một vùng đất mới có thể hiểu được văn hóa của địa phương đó. Đây cũng chính là cơ hội của các mạng xã hội Việt Nam.
Xây dựng nền tảng người dùng từ một ứng dụng nhắn tin, Zalo đang trên đường trở thành một siêu ứng dụng bằng cách cung cấp các tính năng bản địa hóa cho người dùng mạng xã hội.
Vài năm trở lại đây, Zalo đang là cái tên được nhiều người biết đến cũng bởi chính cách làm này. Mạng xã hội này đã tự tìm ra cho mình một con đường riêng bằng việc đi lên từ một ứng dụng nhắn tin dùng cho di động.
Zalo cũng là mạng xã hội bản địa hóa rõ nét khi giải quyết được bài toán mà không mạng xã hội nào làm được. Đó là giúp mọi người dân Việt Nam có thể gửi file ảnh cho nhau với chất lượng cao. Các dịch vụ công trực tuyến, cổng thông tin hỏi đáp cũng dần được tích hợp và trở thành địa chỉ tra cứu tin cậy của người sử dụng.
Chính bởi xuất phát điểm từ Việt Nam và hiểu được người Việt Nam muốn gì, các mạng xã hội bản địa như Zalo đang xây dựng một vị thế vững chắc cho mình. Đây là minh chứng cho sự tồn tại của những cậu bé David trong trận chiến với các gã khổng lồ Goliath.
Trọng Đạt
Làm mạng xã hội thành công khó đến đâu?
Mở một mạng xã hội mới không hề khó với công nghệ ngày nay, song nan giải nhất là bài toán lợi nhuận.