Sinh ra tại Nam Định,ừngbỏđạihọcđểthilạiXgiànhhọcbổngdanhgiáchâuÂbóng đá kết quả trong gia đình vốn “nghèo nhất xã”, Hoàng Văn Nhất (sinh năm 1997) nói bản thân may mắn hơn các chị khi được học hành đàng hoàng, dù chỉ là theo học trường “làng”.
“Bố mẹ em đều chưa học hết cấp 2, còn hai chị gái đã bỏ học từ lớp 9 để giúp đỡ gia đình. Duy chỉ có em và anh trai được bố mẹ cố gắng cho đi học”.
Năm Nhất thi đại học, vì muốn giảm bớt gánh nặng kinh tế, cậu lựa chọn học ngành Điện hạt nhân của Trường ĐH Điện lực.
Thời điểm ấy, nhu cầu về nguồn lực phục vụ hai nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận đang tăng. Tất cả sinh viên theo học ngành này đều sẽ được miễn học phí. Nhất không mảy may suy nghĩ nên làm hồ sơ đăng ký.
Tuy nhiên, sau một kỳ học, cậu cảm thấy môi trường này không phù hợp với mình.
“Nếu tiếp tục cũng không đi đến đâu vì em không cảm thấy hứng thú mỗi khi tới lớp. Nhưng em cũng rất sợ bố mẹ phải lo nghĩ về những định kiến nếu mình bỏ học”.
Từng đấu tranh rất lâu, cuối cùng, Nhất vẫn quyết định từ bỏ.
Dừng lại khi đang học ĐH năm thứ nhất và chỉ còn cách kỳ thi đại học khoảng 3 tháng, Nhất về quê để tập trung ôn thi lại vào ngành Điện tử viễn thông, Trường ĐH Công Nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội. Năm 2016, cậu đỗ vào trường với tấm “vé vớt” nhờ kết quả của kỳ thi đánh giá năng lực.
Ngay khi vừa đỗ vào trường, cậu bắt đầu xin đi làm gia sư để có tiền trang trải học phí.
Tháng 7/2017, tình cờ đọc được thông tin về học bổng của Panasonic trao tặng cho sinh viên trị giá 30 triệu đồng/ năm, bao gồm cả học phí và sinh hoạt phí, Nhất thử nộp hồ sơ.
Không ngờ, cậu lại là ứng viên miền Bắc duy nhất được trao học bổng này. Quỹ vẫn sẽ hỗ trợ đều đặn mỗi năm nếu Nhất duy trì kết quả học tập tốt cho đến khi ra trường.
Vấn đề tiền bạc đã được giải quyết. Ngoài thời gian học và đi gia sư, Nhất bắt đầu tự học tiếng Anh.
‘Không có tiền đi học trung tâm, em tự “cày cuốc” bằng tài liệu tải từ trên mạng về. Tuy nhiên, đến khi làm thử đề thi TOEIC, em chỉ đạt 235/ 990 điểm”, Nhất nói.
Chán nản vì thấy bản thân kém cỏi, cậu sinh viên năm 3 nghĩ ra cách rủ hai người bạn khác trong lớp tự mở nhóm dạy tiếng Anh. Không có tiền thuê giáo viên, Nhất mời các bạn du học sinh sang Việt Nam học trao đổi tại ĐH Quốc gia Hà Nội về dạy. Mức học phí đối với mỗi học viên là 50.000 đồng/ buổi.
Vừa điều hành lớp, vừa được học tiếng Anh miễn phí, quãng thời gian đó đã giúp Nhất trở nên dạn dĩ hơn, khả năng tiếng Anh cũng tiến bộ đáng kể.
Đến khi một người bạn trong nhóm phải lên đường đi du học, Nhất chuyển mô hình lớp thành câu lạc bộ dạy tiếng Anh miễn phí, do chính Nhất trực tiếp đứng lớp.
“Khi đi dạy cho người khác, em cũng phải tự tìm tòi và trau dồi thêm rất nhiều. Có nền tảng tốt hơn, việc đi dạy cũng không gặp nhiều khó khăn”, Nhất nói.
Duy trì kết quả học tập tốt nhưng Nhất cũng chưa từng nghĩ đến chuyện sẽ học tiếp lên bậc thạc sĩ, dù trường có nhiều chương trình liên kết với Hàn Quốc và Nhật Bản.
Tuy nhiên, cuối năm 3, một người bạn trong lớp hỏi Nhất về ý định du học Hàn. Câu hỏi ngẫu nhiên ấy khiến cậu trăn trở.
“Dù vậy, ở thời điểm đó, em không có bất kỳ thứ gì trong tay. Khả năng xin được học bổng gần như bằng 0”, Nhất nói.
Đến khi đi thực tập tại Viettel, quãng thời gian này khiến Nhất nhận ra, công việc kỹ sư không mấy phù hợp với định hướng của mình. Ý định đi du học lại càng trở nên mạnh mẽ.
Xác định nếu đi du học, cần phải giành được học bổng toàn phần mới có thể theo đuổi, Nhất bắt đầu vạch ra lộ trình làm dày hồ sơ cá nhân.
Có điểm GPA xếp thứ 2 của lớp, nằm trong top 5% toàn khoa, Nhất là một trong số những sinh viên được trưởng khoa ngỏ ý giữ lại trường tiếp tục đào tạo cán bộ nguồn. Từ chối cơ hội này, cậu tập trung vào việc tìm kiếm các vị trí nghiên cứu.
“May mắn giai đoạn ấy, thầy giáo của em tại ĐH Quốc gia Hà Nội đang cần tuyển người cho vị trí trợ lý nghiên cứu. Em được thầy nhận vào làm một số dự án”.
Giai đoạn đầu làm nghiên cứu, các kết quả đều không khả quan. Suốt thời gian dài không có bài báo nào được xuất bản, trong khi bạn bè đã dần ổn định công việc, Nhất bắt đầu ngờ vực về sự lựa chọn của bản thân.
Thậm chí, cậu từng suýt từ bỏ ý định du học sau khi nhận được học bổng thạc sỹ cho chương trình của VinIF.
“Cuối cùng, em vẫn lựa chọn tiếp tục ở lại làm nghiên cứu, chuẩn bị hồ sơ và ôn IELTS”, Nhất nói.
Đến năm 2022, bài báo nghiên cứu khoa học đầu tiên của Nhất được chấp nhận, cậu như “trút được gánh nặng” bởi đây vốn là tiêu chí quan trọng tạo nên một bộ hồ sơ cạnh tranh.
Trong lần nộp hồ sơ, Nhất lựa chọn ngành Kỹ thuật điện của khối trường Paris Sacley tại Pháp và chương trình về Hệ thống thông minh của Erasmus Mundus. May mắn hồ sơ của Nhất được chấp thuận.
9X lựa chọn học bổng của Erasmus Mundus bởi đây vốn là chương trình học bổng thạc sĩ toàn phần được cấp bởi Liên minh châu Âu. Khi trúng học bổng, sinh viên sẽ được sang ít nhất 2-3 nước châu Âu để học thạc sĩ trong vòng 2 năm.
Hiện tại, Nhất đã hoàn thành kỳ học đầu tiên tại Phần Lan và đang tiếp tục chương trình tại Na Uy.
“Trong kỳ tới, sinh viên sẽ được theo học tại Trường Công nghệ và Kinh tế Budapest, viện công nghệ lâu đời nhất tại Hungary. Đây là cơ hội tuyệt vời để em có những trải nghiệm khác nhau tại mỗi nước”, Nhất chia sẻ.
Trải qua hành trình dài với nhiều lần tưởng chừng buộc phải dừng lại, bài học quý giá Nhất nhận về là sự kiên trì và dám ước mơ.
“Chẳng ai ngờ được một đứa chỉ học cấp 3 trường làng, vào đại học bằng vé vớt lại có thể tiến những bước rất xa, đến những nơi mà bản thân của 10 năm trước còn chưa từng nghe tới.
Dù nước mắt đã từng rơi không ít, nhưng cuối cùng em đã được đi trên con đường mà mình ước mơ”, Nhất nói.