Hàng trăm căn hộ ở chung cư N3 Nguyễn Công Trứ đang bị bỏ không khi người dân từ chối chuyển về nhà mới vừa hoàn thành cuối năm 2015. Điều gì đang xảy ra tại đây?ịchlýngườidânchêchungcưmớtrực tiếp bóng đá trực tuyến
Chung cư N3 vừa xây mới có giá hàng trăm tỷ vẫn “ế” cư dân. |
Cư dân đồng loạt kêu giá “chát”
Sau tròn 10 năm chờ mặt bằng, tháng 3/2013, Dự án cải tạo khu tập thể Nguyễn Công Trứ mới được khởi công. Sau ba năm thi công, tháng 12/2015, chung cư N3 Nguyễn Công Trứ gồm các công trình hỗn hợp cao 5 tầng, 15 tầng, 19 tầng đã hoàn thiện trên nền đất cũ A1- A2.
Với tổng vốn đầu tư hơn 500 tỷ đồng, nhà N3 được hoàn thành đúng tiến độ, và từ tháng 1/2016, Cty CP Đầu tư xây dựng Phát triển nhà số 7 Hà Nội (Handico 7) đã gửi thông báo mời cư dân chuyển về ở nhà mới, nhưng không nhận được cái “gật đầu” của cư dân.
Do cư dân không đồng thuận, nên sau 4 tháng khai thác, đến nay mới chỉ có 20 hộ nhận nhà, trong tổng số 318 căn hộ. Theo tìm hiểu của phóng viên Tiền Phong, nguyên nhân khiến cư dân “lắc đầu” với nhà mới là do người dân cho rằng, mức giá chủ đầu tư áp dụng với diện tích ngoài phần được đền bù là quá cao so với một khu nhà tái định cư. Cụ thể, phần diện tích ngoài đền bù được áp dụng lần đầu là hơn 26,4 triệu đồng/m2. Sau khi người dân có ý kiến, các cơ quan chức năng đã họp và điều chỉnh xuống mức 20,8 triệu đồng/m2 (chưa tính hệ 1,2 đối với các căn hộ có diện tích từ 61m2 trở lên).
Chúng tôi đã có đơn gửi UBND quận Hai Bà Trưng và UBND thành phố Hà Nội đề nghị xem xét giảm giá xuống dưới 20 triệu đồng/m2, đồng thời có phương án hỗ trợ cho người dân có hoàn cảnh khó khăn được trả chậm, hoặc tạo điều kiện cho cư dân được vay vốn ưu đãi…”. Ông Trần Văn Thỏa, cư dân nhà A1, tập thể Nguyễn Công Trứ |
Trao đổi với phóng viên, ông Trần Văn Thỏa, cư dân nhà A1 cho biết, mức giá người dân phải tạm trả cho phần diện tích ngoài đền bù ở mức trên 20 triệu đồng/m2 là quá cao, đặc biệt đối với những cư dân gồm phần lớn là người lao động như chung cư A1, A2, trong khi đây chỉ là nhà tái định cư.
“Trường hợp của nhà tôi, khi đền bù phần đất lưu không chỉ được trả vài trăm nghìn đồng/m2, nay lấy nhà phải nộp đến 1,2 tỷ đồng là việc quá sức”, ông Thỏa kiến nghị.
Bà Nguyễn Thị Dung (cư dân phòng 45, nhà A2) kiến nghị: “Nhà tôi bốc thăm được căn hộ vượt diện tích được đền bù là 11m2. Tính toán hệ số lần đầu, chủ đầu tư yêu cầu nộp giá tạm tính 350 triệu đồng. Sau khi chúng tôi đề nghị, mức giá xuống còn 270 triệu đồng/11m2, vẫn là quá cao với người chỉ có lương hưu như tôi. Nhà N3 là nhà tái định cư, mức giá hơn 20 triệu đồng/m2 chủ đầu tư đưa ra tôi cho rằng chưa phù hợp…”.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND phường Phố Huế (quận Hai Bà Trưng) xác nhận, đa phần cư dân nhà cũ A1 và A2 không đồng ý với mức tạm thu chủ đầu tư đưa ra với phần diện tích ngoài phần đền bù. Ông Hùng cho biết, UBND phường đã ghi nhận ý kiến của cư dân và chuyển đến các cơ quan chức năng đề nghị xem xét giải quyết, trên cơ sở tạo điều kiện cho cư dân chuyển về nhà mới.
Chủ đầu tư than khó khăn
Để làm rõ thắc mắc của cư dân, phóng viên Tiền Phong có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Tuấn Long, Phó Tổng Giám đốc Handico 7. Ông Long cho biết, trong tổng số 243 căn hộ tái định cư, có 201 hộ được bồi thường diện tích hệ số 2,1 (gấp hơn 2 lần diện tích nhà cũ), có 30 hộ đăng ký mua thêm, số còn lại có nguồn gốc sử dụng đất lấn chiếm tầng 1 nên phải đóng 100%.
“Lúc đầu, mức giá được áp dụng là 26,4 triệu đồng/m2, sau khi có Thông báo của UBND thành phố Hà Nội, mức giá tạm thu được giảm xuống 20,8 triệu đồng/m2. Đây chỉ là mức giá tạm thu do thành phố ban hành. Sau khi công trình hoàn thành việc thanh quyết toán, nếu mức giá chính thức được UBND thành phố Hà Nội chốt thấp hơn mức tạm thu chúng tôi sẽ mời cư dân đến trả ngay. Chủ đầu tư mong muốn UBND thành phố Hà Nội sẽ vào cuộc tháo gỡ khó khăn, sớm chốt giá chính thức để cư dân yên tâm chuyển về nơi ở mới”, ông Long nói.
Ông Lâm Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng cho biết: “Sau khi điều chỉnh mức giá 26,4 triệu đồng/m2 đất ngoài diện tích đền bù xuống 20,8 triệu đồng/m2, cư dân nhà cũ A1 và A2 vẫn không nhận nhà vì cho rằng mức này vẫn quá cao, nên đề nghị xem xét giảm tiếp. UBND quận Hai Bà Trưng đã tập hợp ý kiến của cư dân, đồng thời có văn bản gửi thành phố Hà Nội và Sở Xây dựng đề nghị tìm phương án tháo gỡ khó khăn cho người dân. Để ổn định đời sống cho cư dân, chúng tôi đã đề xuất UBND thành phố Hà Nội sớm đưa ra mức giá chính thức, hoặc có giải pháp cho người dân được trả dần…”.
Theo Tiền phong
Khu tập thể cũ - Những hình ảnh thân quen tới độ "nhìn là thấy thương"