您现在的位置是:NEWS > Giải trí
Nhân định, soi kèo Lazio vs Monza, 21h00 ngày 9/2: Hướng về Top 4
NEWS2025-04-29 23:27:18【Giải trí】4人已围观
简介 Hoàng Ngọc - 09/02/2025 09:32 Ý bdhnbdhn、、
很赞哦!(4644)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Leverkusen vs Augsburg, 20h30 ngày 26/4: Cơ hội bằng không
- Nông nghiệp giải trước bài toán thị trường mở đường cho 4.0
- Hành trình theo đuổi giấc mơ của phi hành gia ở lâu nhất trong vũ trụ
- Nghe chị hàng xóm nói 2 câu, mẹ chồng tôi đùng đùng đòi về quê
- Nhận định, soi kèo Verona vs Cagliari, 1h45 ngày 29/4: Chia điểm
- Mỹ công bố tài trợ thêm 73 triệu USD cho dự án xử lý dioxin tại sân bay Biên Hòa
- Sinh viên chi tiền tỷ dự lễ nhậm chức của ông Trump, thực tập tổ chức thế giới
- Nhùng nhằng xử lý dự án lấn sông Hàn Uy tín Đà Nẵng có giảm
- Nhận định, soi kèo Bournemouth vs MU, 20h00 ngày 27/4: Tiếp tục ôm hận
- BTV MC Quỳnh Nga thi Miss Charm 2024 gây tranh cãi
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo SHB Đà Nẵng vs Thanh Hóa, 18h00 ngày 27/4: Chia điểm?
Đại sứ Na Uy tại Việt Nam, Grete Løchen, phát biểu tại hội nghị
Sự kiện quy tụ các cơ quan hoạch định chính sách hàng đầu của Việt Nam, các lãnh đạo ngành điện gió, các nhà đầu tư và các bên liên quan quan trọng khác ở trong nước và quốc tế, trong đó có sự tham gia của các công ty Na Uy.
Đại sứ Na Uy tại Việt Nam, Grete Løchen bày tỏ hy vọng “hội nghị sẽ góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng rất cần thiết này, để đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững. Phương pháp tiếp cận nhiều bên liên quan có ý nghĩa then chốt và sẽ cung cấp các thông tin có cơ sở để các cơ quan nhà nước xây dựng các phương án chính sách hiệu quả và có thể dự đoán”.
Giống như Việt Nam, Na Uy cũng có đường bờ biển dài, nguồn gió ngoài khơi dồi dào và ngành công nghiệp dầu khí phát triển. Na Uy cũng dễ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu. Với kinh nghiệm chuyên môn lâu đời về hàng hải và các hoạt động ngoài khơi, Na Uy đang ở vị trí có một không hai để đóng góp vào thị trường gió ngoài khơi đang ngày càng phát triển.
Tham tán Thương mại Na Uy, Giám đốc Innovation Norway, ông Arne-Kjetil Lian cho biết: “Phát triển điện gió ngoài khơi đòi hỏi công nghệ, điều vốn là thế mạnh của các công ty Na Uy. Sở hữu năng lực đẳng cấp thế giới về đổi mới, công nghệ và các giải pháp công nghiệp quy mô lớn nhằm xúc tiến các phương án mới có tính cạnh tranh mới để phát triển các dự án điện gió ngoài khơi, các công ty Na Uy sẵn sàng hợp tác cùng các đối tác trong nước thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn và công nghệ để giúp Việt Nam chuyển đổi năng lượng và thực hiện các cam kết về khí hậu trong khuôn khổ Thỏa thuận Paris và COP26, đồng thời góp phần vào tăng trưởng kinh tế bền vững của Việt Nam”.
Tháng 10 năm nay, Đại sứ quán Na Uy tại Hà Nội đã trao tặng Bộ trưởng Công Thương Việt Nam ấn phẩm “Báo cáo nghiên cứu chuỗi cung ứng cho phát triển điện gió ngoài khơi của Việt Nam trong chuyển đổi năng lượng”, ngay trước chuyến đi của Bộ trưởng sang dự COP26. Báo cáo đưa ra cái nhìn tổng quan về toàn bộ chuỗi cung ứng cho ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi của Việt Nam.
Bảo Đức
Chuyên gia Na Uy hiến kế cho giao thông Hà Nội
“Hà Nội không vội được đâu” đã trở thành câu nói xoa dịu nhiều người khi di chuyển trên những tuyến phố đông đúc.
">Na Uy chia sẻ kinh nghiệm phát triển điện gió tại Việt Nam
Tam giác thương mại với tâm điểm là Việt Nam
Năm 2020, Mỹ và Trung Quốc chiếm 45% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tỷ trọng nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc đã tăng lên 50%. Loại sản phẩm được giao dịch cũng như sự mất cân bằng thương mại giữa các đối tác rất đáng chú ý. Việc phụ thuộc vào Mỹ như một điểm đến xuất khẩu, chiếm khoảng 27% xuất khẩu của Việt Nam và gần 40% các mặt hàng tiêu dùng cuối cùng vào năm 2020, khiến thặng dư thương mại của Việt Nam so với Mỹ tăng nhanh trong những năm gần đây.
Việt Nam đã hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu và kể từ năm 2017. Ảnh minh họa: Asia Business Law Journal Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào nhập khẩu hàng hóa trung gian như các sản phẩm bán xử lý và tư liệu sản xuất từ Trung Quốc và Hàn Quốc, dẫn đến thâm hụt thương mại lớn với các nước này, trong đó xu hướng thiên lệch về Trung Quốc cao. Năm 2020, Trung Quốc chiếm tới 32% hàng hóa công nghiệp bán xử lý, 27% linh kiện và 38% tư liệu sản xuất được nhập khẩu vào Việt Nam. Các tỷ lệ này với Hàn Quốc lần lượt là 16%, 36% và 21%.
Mô hình thương mại trên giống như một tam giác thương mại mới ở Thái Bình Dương, bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc và Mỹ, với Việt Nam là tâm điểm.
Tam giác của những năm 1980 đặc trưng cho các nền kinh tế đang công nghiệp hóa ở châu Á như Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc), nhập khẩu hàng hóa trung gian và tư liệu sản xuất từ Nhật và xuất khẩu hàng tiêu dùng cuối cùng sang Mỹ. Điều này dẫn đến thâm hụt thương mại lớn với Nhật và thặng dư thương mại với Mỹ. Các nền kinh tế này đã giải quyết vấn đề bằng cách thay thế nhập khẩu từ Nhật bằng nâng cấp các cấu trúc công nghiệp của họ.
Tam giác thương mại Thái Bình Dương hiện tại, bao gồm cả Việt Nam, rủi ro hơn. Một mặt, Mỹ có thể áp đặt các biện pháp bảo hộ đối với những đối tác giao dịch khiến nước này bị thâm hụt lớn, đặc biệt là các đối tác nhập khẩu lượng lớn đầu vào từ Trung Quốc. Mặt khác, việc quá phụ thuộc vào hàng nhập khẩu từ Trung Quốc có thể gây bất ổn khi những thay đổi chính sách trong nước của Trung Quốc đại lục ảnh hưởng đến thương mại với các nước láng giềng.
Các biện pháp kiểm soát biên giới nghiêm ngặt của Trung Quốc theo chính sách "Không Covid" đã hạn chế nghiêm trọng xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Việc giảm nguồn cung đầu vào đột ngột từ Trung Quốc cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất công nghiệp của Việt Nam.
Cách thức ổn định cấu trúc thương mại Việt Nam
Mô hình thương mại hiện tại cũng phản ánh mức độ công nghiệp hóa thấp của Việt Nam, đặc trưng bởi việc sản xuất hàng hóa thâm dụng lao động và tham gia vào những giai đoạn chuẩn bị của các chuỗi cung ứng toàn cầu. Việt Nam có thể nâng cấp cấu trúc công nghiệp của mình bằng cách thay thế nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Ngoài việc từng bước đa dạng hóa xuất khẩu khỏi Mỹ, chiến lược công nghiệp hóa này sẽ tháo dỡ tam giác thương mại mới ở Thái Bình Dương và ổn định cấu trúc thương mại Việt Nam.
Một chính sách công nghiệp hóa mới nên tập trung vào hai khía cạnh. Trước hết là một chiến lược đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mới. Chính phủ nên giới thiệu các dự án FDI mới theo từng trường hợp, cải thiện cơ sở hạ tầng và cung cấp các ưu đãi để khuyến khích thay thế nhập khẩu cho các thành phần công nghệ cao và các sản phẩm công nghiệp trung gian khác.
Tháng 8/2019, Bộ Chính trị đã ban hành một nghị quyết kêu gọi chính sách FDI mới. Nghị quyết nhấn mạnh việc triển khai các dự án chất lượng cao ngay cả khi chính sách FDI rộng hơn vẫn chưa được thực hiện. Mặc dù Việt Nam thiếu khung FDI mới là một phần do đại dịch Covid-19, nhưng chính sách chủ động hơn và các sáng kiến cụ thể là cần thiết để đạt được các mục tiêu kinh tế và thương mại của đất nước.
Nhiều lao động Việt Nam lành nghề đang làm thực tập sinh tại Nhật. Ảnh: Nikkei Asia Thứ hai, việc cung cấp lao động lành nghề nên được mở rộng để nâng cấp cấu trúc công nghiệp của Việt Nam. Việc cải thiện các trường cao đẳng kỹ thuật chuyên ngành và mở rộng các khoa về khoa học và công nghệ ở những trường đại học lớn nên là tiêu điểm của việc nâng cấp này.
Một phản ứng tức thì hơn sẽ là kết nối các thực tập sinh kỹ thuật Việt Nam ở các nước tiên tiến, cụ thể là Nhật, với các công ty nước ngoài và địa phương đang đầu tư vào sản phẩm công nghiệp chất lượng cao hơn ở Việt Nam. Số lao động Việt Nam lành nghề đang làm thực tập sinh tại Nhật lên tới 220.000 người vào cuối năm 2019. Bên cạnh đó, ở Nhật, số lượng công nhân lành nghề Việt Nam đã vượt qua các kỳ thi trong những lĩnh vực kỹ thuật chuyên biệt và đạt trình độ trung cấp tiếng Nhật cũng tăng lên. Vào cuối 2020, những công nhân lành nghề như vậy là 15.663 người.
Đầu tư vào một thế hệ những người lao động có tay nghề cao, trẻ hơn cuối cùng sẽ giúp Việt Nam nâng cao năng lực công nghiệp. Tuy nhiên, đây là một trong nhiều điều chỉnh cho các chính sách công nghiệp và thương mại cần thiết để giúp đất nước vượt qua sự bất ổn của tam giác thương mại mới ở Thái Bình Dương.
Tuấn Anh(biên dịch)
">Việt Nam và tam giác thương mại mới ở Thái Bình Dương
Tiết mục tái hiện câu chuyện 25 năm thành lập nhà trường ‘Người gieo mầm xanh”. Ảnh: Trường Quốc Tế TIS Tính đến nay, trường đã hợp tác với nhiều tổ chức giáo dục quốc tế danh tiếng, tạo dựng môi trường học tập chuyên nghiệp và mở ra cơ hội du học cho hàng ngàn học sinh. Những thành quả này đã mang lại cho TIS nhiều giải thưởng và bằng khen từ các tổ chức giáo dục uy tín trong nước và quốc tế.
Đại diện trường STM trao bằng cho TISers tốt nghiệp Tú tài Mỹ. Ảnh: Trường Quốc Tế TIS Đặc biệt, đêm Gala không chỉ là dịp để nhìn lại những thành tựu ấn tượng mà còn là khoảnh khắc gắn kết giữa các thế hệ giáo viên, nhân viên và học sinh, cùng ôn lại hành trình trưởng thành và lan tỏa niềm tự hào.
Câu chuyện ¼ thế kỷ từ những nền móng đầu tiên được tái hiện qua âm nhạc. Ảnh: Trường Quốc Tế TIS Nổi bật trong chương trình là các tiết mục nghệ thuật đặc sắc, phần vinh danh những cá nhân tiêu biểu, và những chia sẻ đầy cảm xúc từ các cựu học sinh, tất cả cùng hòa thành một bản giao hưởng sâu lắng và thấm đẫm tinh thần đoàn kết.
Không gian nghệ thuật kết hợp giữa tinh thần quốc tế và dân tộc tại TIS25. Ảnh: Trường Quốc Tế TIS Gala 25 năm đã trở thành một dấu ấn đặc biệt trong chặng đường phát triển của TIS, minh chứng cho những nỗ lực không ngừng để duy trì và lan tỏa giá trị giáo dục đậm tính nhân văn và hiện đại. Với truyền thống vững mạnh và tâm huyết của đội ngũ giáo viên, TIS hứa hẹn tiếp tục đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền giáo dục, không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo để đồng hành cùng học sinh trên hành trình vươn tới những tầm cao mới.
Đặc biệt, sự kiện có sự tham gia của nhóm nhạc Hotel Lobby đến từ Rap Việt. Ảnh: Trường Quốc Tế TIS Phụ huynh cần tư vấn về Trường Quốc Tế TIS và chương trình học, liên hệ:
Trường Quốc Tế TIS:
305 Nguyễn Trọng Tuyển - P.10 - Q.Phú Nhuận - TP.HCM
(84.28) 3844 2345 - 090 231 41 40
https://tinyurl.com/tuvanTIS.
Ngọc Minh
">Trường Quốc Tế TIS kỷ niệm 25 năm thành lập
Nhận định, soi kèo Chelsea vs Everton, 18h30 ngày 26/4: Khó cho Blues
Ko Muang Phet là một con trâu bạch tạng gần 5 tuổi, sống tại tỉnh Phetchaburi ở phía tây Thái Lan. Chú trâu này cao 1,8m và nặng tới gần 1,5 tấn, gần gấp 3 lần một con trâu bình thường. Ko Muang Phet gần đây được mua lại với giá 500.000 USD (hơn 12,4 tỷ VND).
Trong những bức ảnh được chụp ở văn phòng Thủ tướng, có thể thấy rõ kích thước ấn tượng của chú trâu bạch tạng, dù ông Srettha cũng cao đến 1,92m.
Ảnh: The Nation Ảnh: The Nation "Tôi không biết là chúng ta có những con trâu đẹp đến như vậy", ông Srettha nói trong khi đang vỗ nhẹ lên sừng của Ko Muang Phet.
Ông Jintanat Limtongkul, chủ nhân hiện tại của chú trâu bạch tạng, nói rằng muốn đưa 4 con trâu khổng lồ tới một tuyến đường nổi tiếng ở Bangkok dịp Songkran (Tết té nước) để quảng bá loài động vật này.
"Đó là một ý tưởng tuyệt vời, nhưng mọi người cần chú ý tới vấn đề an toàn", Thủ tướng Srettha trả lời.
Ảnh: The Nation Ảnh: The Nation Truyền thông địa phương cho biết, Hiệp hội Chăn nuôi trâu Thái Lan gần đây đã yêu cầu chính phủ quảng bá loài động vật này như một phương tiện "sức mạnh mềm", nhằm thu hút thêm du khách tới quốc gia Đông Nam Á.
Trước khi chú trâu bạch tạng kết thúc chuyến thăm tới Văn phòng Thủ tướng, ông Srettha đã yêu cầu Bộ Nông nghiệp lên kế hoạch để đưa trâu Thái Lan tham gia một cuộc triển lãm ở Trung Quốc vào tháng 5.
Máy bay rơi xuống rừng ngập mặn ở Thái Lan, toàn bộ hành khách thiệt mạng
Chín người được cho đã thiệt mạng, khi một chiếc máy bay cỡ nhỏ rơi xuống khu rừng ngập mặn ở tỉnh Chachoengsao của Thái Lan.">Thủ tướng Thái Lan 'tiếp đón' trâu bạch tạng khổng lồ
CSDL quốc gia về dân cư đã được Bộ Công an khai trương ngày 25/2 và đưa vào vận hành, khai thác chính thức trên diện rộng từ ngày 1/7. (Ảnh minh họa: Internet)
Thủ tướng giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương tiếp tục hoàn thiện CSDL quốc gia về dân cư và hệ thống sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân, bảo đảm dữ liệu chính xác, minh bạch, thống nhất, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, sẵn sàng tổng kết và vận hành chính thức cùng thời điểm Luật Cư trú có hiệu lực.
“Trong quá trình triển khai kịp thời đánh giá, chấn chỉnh, xử lý vi phạm để bảo đảm quyền, lợi ích của người dân cũng như động viên, khen thưởng hoặc đề xuất đối với các tổ chức, cá nhân có thành tích trong quá trình thực hiện nhiệm vụ”, thông báo của Văn phòng Chính phủ nêu rõ.
Bộ Công an còn được yêu cầu phối hợp với Bộ Tư pháp và các bộ, ngành, địa phương đề xuất các giải pháp cấp giấy tờ cư trú hoặc xác nhận cư trú với những trường hợp có khó khăn, vướng mắc liên quan đến các vấn đề về quốc tịch để thực hiện tốt công tác quản lý và bảo đảm quyền, lợi ích của người dân.
Với Bộ Tư pháp, cơ quan này được yêu cầu chủ trì đẩy nhanh tiến độ xây dựng CSDL về hộ tịch, kết nối với CSDL quốc gia về dân cư.
Đồng thời, chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và các bộ, ngành, địa phương trong việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến vấn đề quốc tịch cho các trường hợp không có quốc tịch Việt Nam hoặc chưa xác định được quốc tịch Việt Nam, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.
Xây dựng quy định về phí, lệ phí khai thác CSDL quốc gia về dân cư trên cơ sở Đề án thu phí, lệ phí do Bộ Công an đề xuất là nhiệm vụ Thủ tướng giao Bộ Tài chính phối hợp cùng Bộ Công an thực hiện.
Song song với việc hoàn thiện CSDL, hệ thống thông tin thuộc thẩm quyền quản lý, bảo đảm an toàn thông tin mạng, an ninh mạng, các bộ, ngành, địa phương còn có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an trong kết nối, tích hợp, chia sẻ và sử dụng CSDL quốc gia về dân cư.
Việc này nhằm nâng cao hiệu quả cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư cũng như góp phần xây dựng Chính phủ điện tử.
Hơn 35 triệu công dân đã được cấp số định danh cá nhân
“Xây dựng CSDL quốc gia về dân cư” và “Sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân” là 2 dự án quan trọng do Bộ Công an chủ trì.
Là một trong những CSDL quốc gia quan trọng tạo nền tảng cho phát triển Chính phủ điện tử, CSDL quốc gia về dân cư đã được Bộ Công an khai trương ngày 25/2 và sẽ đưa vào vận hành, khai thác chính thức trên diện rộng từ ngày 1/7 - thời điểm Luật Cư trú có hiệu lực thi hành.
CSDL quốc gia về dân cư được thiết kế để kết nối, cho phép các hệ thống thông tin khác khai thác thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NGSP) do Bộ TT&TT quản lý và Cổng dịch vụ công quốc gia. Nhờ đó, sẽ tăng khả năng khai thác, cập nhật thông tin về dân cư, giảm chi phí ngân sách nhà nước trong xây dựng cơ sở hạ tầng CNTT của các CSDL chuyên ngành.
Về tiến độ triển khai 2 dự án, theo Cổng thông tin điện tử Bộ Công an, đến ngày 1/6, lực lượng công an cả nước đã đạt mốc thu nhận 50 triệu hồ sơ cấp Căn cước công dân có gắn chíp điện tử, hoàn thành mục tiêu trước 1 tháng so với kế hoạch đề ra.
Đến ngày 7/6, toàn quốc đã thu được hơn 100 triệu phiếu DC01 (phiếu thu thập thông tin dân cư – PV), đạt 99,6% và rà soát, làm sạch đạt 92,9%; đã có hơn 35 triệu công dân trong đó có hơn 6 triệu trẻ sơ sinh, đã được cấp số định danh cá nhân. Bộ Công an dự kiến ngày 18/6 tiến hành cấp khoảng 90% số định danh cá nhân cho công dân trên cả nước.
Cùng với đó, công tác triển khai kết nối CSDL quốc gia về dân cư với các bộ, ngành và cơ quan ngoài Bộ Công an đang được tích cực triển khai. Về kết nối, chia sẻ CSDL quốc gia về dân cư xuống địa phương, Bộ Công an dự kiến trong tháng 7/2021 sẽ hoàn thành kết nối với 63 tỉnh, thành phố.
Liên quan đến việc kết nối, khai thác thông tin trong CSDL quốc gia về dân cư, Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT đang cùng Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06), Bộ Công an phối hợp với các địa phương để kết nối các hệ thống thông tin phục vụ cung cấp hơn 200 dịch vụ công trực tuyến mức 4 với CSDL quốc gia về dân cư, thông qua Nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu quốc gia - NGSP.
Sau khi hoàn thành, người dân khi sử dụng hơn 200 dịch vụ công trực tuyến mức 4 này sẽ được giảm thiểu yêu cầu giấy tờ cá nhân.
Vân Anh
Sử dụng nền tảng “xương sống” cho kết nối, chia sẻ dữ liệu trên toàn quốc
Sử dụng nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia là một trong bốn yêu cầu cần thiết trong xây dựng các cơ sở dữ liệu (CSDL), hệ thống thông tin liên quan đến dân cư bảo đảm kết nối, chia sẻ với CSDL quốc gia dân cư.
">Đánh giá an toàn các hệ thống có nhu cầu kết nối với CSDL quốc gia dân cư
Không hề luyện thi nhưng Thu Trang vẫn xuất sắc giành IELTS 8.0 Khi tham gia dự thi IELTS, theo em cần lưu ý những gì với mỗi phần thi để có thể đạt được điểm cao?
Khi dự thi IELTS em chủ yếu tự học. Thực ra em cũng có lợi thế khi học đại học ở Việt Nam chủ yếu học bằng tiếng Anh nên có điều kiện trau dồi ngôn ngữ.
Hơn nữa, em không quá chú tâm vào học IELTS mà chú trọng vào tiếng Anh học thuật nói chung. Sau khi tự học, em thi IELTS vào tháng 10/2021 và chỉ dành 2 tuần tự ôn thi.
Kinh nghiệm của em với kỹ năng nghe: Một trong những điều em cần phải rèn nhiều và lưu ý khi luyện kỹ năng này đó chính là sự tập trung. Sự tập trung với em không chỉ là để tâm vào đoạn hội thoại mà còn là sự bình tĩnh trong xử lý các câu hỏi mình lỡ bỏ qua và nhanh chóng ổn định tinh thần để chăm chú nghe tiếp.
Trong bài nghe có nhiều 'bẫy', đôi khi để trả lời câu hỏi sẽ cần ghi nhớ các thông tin, việc giữ được sự tập trung này là chìa khóa giúp em nhận ra đâu là câu trả lời đúng và nếu có lỡ mất em có thể kịp ghi thông tin xung quanh xuống để về sau quay lại suy luận.
Để rèn được sự tập trung, em thường sử dụng kỹ thuật note-taking (ghi chép nhanh). Trong bài thi thật, những lúc em cảm thấy lo lắng hoặc bài có nhiều thông tin em sẽ dùng kỹ thuật này để tập trung và xử lý thông tin chính xác hơn.
Với kỹ năng đọc em nghĩ rằng việc phân bổ thời gian làm các bài đọc rất quan trọng bởi nếu sa lầy vào một bài, em có thể bị thiếu thời gian hoàn thiện các bài còn lại với độ chính xác không cao.
Một lưu ý khác mà em nghĩ mọi người ai cũng rõ nhưng có thể vẫn mắc phải đó là tránh trả lời câu hỏi theo cảm tính hoặc kiến thức nền mà không bám sát vào dữ liệu đề bài. Dù ở dạng bài nào trong phần thi này, các bạn sẽ cần thực sự tìm được dẫn chứng trong bài để có câu trả lời chính xác.
Kỹ năng nói + viết: Đây là hai kỹ năng em nghĩ làm khó các bạn thí sinh nhất, cũng là hai kỹ năng mất nhiều thời gian hơn để cải thiện. Một điểm lưu ý chung là cần thực sự hiểu đề bài và hiểu tiêu chí đánh giá của IELTS để có thể đáp ứng những tiêu chí đó. Các bạn mong muốn band điểm khác nhau sẽ cần tìm hiểu chi tiết 4 tiêu chí để tự đánh giá bản thân và chuẩn bị ôn tập cho phù hợp.
Em có thể chỉ ra những sai lầm gặp phải trong làm bài thi?
Sai lầm 1: Dành quá nhiều thời gian luyện đề. IELTS là kỳ thi đánh giá khả năng sử dụng ngôn ngữ nên câu hỏi quan trọng hơn là sau khi luyện đề nhiều như vậy, với bài tập, câu hỏi và tình huống bất kì nào, bạn vẫn có thể đáp ứng tiêu chí đánh giá trong IELTS không? Bên cạnh luyện đề, em nghĩ các bạn có thể dành thời gian khắc phục những kĩ năng, những phần còn yếu ví dụ như từ vựng, ngữ pháp để có thể tự tin với mọi dạng bài.
Với Trang, mỗi phần thi cũng phải có chiến thuật ôn riêng. Sai lầm 2: Sử dụng câu văn hoặc cụm từ nâng cao nhưng chưa đúng ngữ cảnh trong phần thi nói và viết. Em nhận thấy một điều khá phổ biến, đặc biệt ở các bạn thang điểm từ 5.0-6.5 - các bạn sẽ có thiên hướng sử dụng các từ hay cụm từ cao cấp khá thường xuyên. Tuy nhiên, đôi khi các bạn chưa thực sự hiểu ngữ cảnh cần dùng và nên dùng dẫn đến việc sử dụng chúng một cách thiếu tự nhiên hoặc thậm chí không đúng.
Điều này có thể gây ra hiểu nhầm hoặc đôi khi là lúng túng trong quá trình các bạn làm bài. Vậy nên, các bạn cần ưu tiên tính chính xác hơn là nỗ lực thể hiện rằng bản thân đã tích lũy được nhiều từ vựng nâng cao.
Em có thể nói kỹ hơn về kinh nghiệm đạt 8.0 trong phần thi viết?
Hành trình đến 8.0 overall và 8.0 writing là một quãng đường dài và nhiều thách thức với em dù bản thân em là học sinh chuyên Anh.
Đầu tiên nên tạo thói quen lập dàn ý với mỗi task: Em thường lập dàn ý với những từ/cụm từ nâng cao em muốn dùng trong bài và đặt tiêu chí sao cho nhìn vào đó, em biết tổng thể em viết gì và có liên kết với nhau không. Em rèn luyện để có thể dành ra tối đa 5 phút cho mỗi task để lập dàn ý. Điều này vừa giúp em tránh được những lúc tâm lý mà quên đi những từ hay đã gặp, vừa giúp em nhìn rõ được bố cục liệu đã trả lời đúng câu hỏi, thể hiện được sự mạch lạc và tính liên kết hay chưa.
Luôn viết nhiều bản nháp: Em không viết quá nhiều bài mà tập trung vào cải thiện cách mình viết. Với mỗi topic, em sẽ viết 3 bản nháp. 2 bản đầu sẽ là em tự viết và tự chỉnh sửa bài làm. Đến bài thứ 3, em sẽ gửi nhờ giáo viên hoặc bạn bè đã đạt điểm cao để nhận xét.
Tham khảo bài mẫu để học hỏi: Trong writing task 1 có nhiều biểu đồ phức tạp và nhiều thông tin khiến em không biết sẽ cần sắp xếp bố cục và chọn lọc ra sao. Việc tham khảo bài mẫu không chỉ giúp em học hỏi được cách dùng từ, cấu trúc, mà còn cải thiện cho em cách phân tích và thể hiện dữ liệu.
Tuy nhiên, dù trong bài thi chuẩn hóa như IELTS, mỗi cá nhân sẽ có ‘’gu’’ viết riêng bởi viết là việc hữu hình hóa quá trình tư duy nên em vẫn cần hiểu lối viết cá nhân của mình để cân nhắc việc tham khảo và học hỏi ở mức nào.
Nhận xét bài cho người khác: Bên cạnh việc từng giảng dạy, em may mắn có sự tin tưởng từ bạn bè để nhờ em nhận xét giúp. Em đã học hỏi được nhiều từ cách các bạn viết, sử dụng cấu trúc, từ vựng, triển khai ý...
Cảm ơn em về cuộc trò chuyện! Chúc em có nhiều thành công hơn nữa trong tương lai!
Đạt 8.0 IELTS nhờ tự ‘cày cuốc’ tại nhà
Cả Hiếu Nhân và Thái Duy đều cho rằng, không phải các trung tâm luyện thi, bản thân mới chính là người bạn đồng hành tốt nhất trong quá trình học IELTS.">Nữ sinh giành IELTS 8.0 mà không hề tham gia các lớp luyện thi