Bóng đá

3 năm ăn tết Nguyên đán online của cô gái xứ Nghệ làm việc ở Nhật Bản

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Giải trí   来源:Thể thao  查看:  评论:0
内容摘要:Xa xứ kiếm tiền lo cho mẹBố mắc ung thư qua đời,ămăntếtNguyênđánonlinecủacôgáixứNghệlàmviệcởNhậtBảbóbóng đá việt nambóng đá việt nam、、

Xa xứ kiếm tiền lo cho mẹ

Bố mắc ung thư qua đời,ămăntếtNguyênđánonlinecủacôgáixứNghệlàmviệcởNhậtBảbóng đá việt nam kinh tế gia đình Lê Thị Mộng Na (27 tuổi, tỉnh Nghệ An) rơi vào túng quẫn. Thương mẹ tảo tần, Na quyết định sang Nhật Bản làm việc. Tính đến nay, Na đã làm việc ở tỉnh Fukuoka, Nhật Bản được 3 năm.

Cô gái sang Nhật theo diện thực tập sinh kỹ năng, làm công việc nấu ăn cho bệnh nhân ở viện dưỡng lão. Sau 1 tháng học việc, Na đã có thể đứng bếp nấu ăn một mình. 

Na sang Nhật làm việc đã gần 3 năm.

Ban đầu, Na chưa quen với gia vị và món ăn Nhật nên cũng khá lo lắng. Cô chủ động lên mạng tìm hiểu thêm, dần dà cũng quen việc. 

Công việc yêu cầu cô gái trẻ phải thức dậy từ sớm, đạp xe đến nơi làm việc. Na làm đến 15h thì được tan ca.

Hiện tại, đồng lương cũng khá ổn nên Na có nhiều động lực làm việc hơn.

Để sang Nhật làm việc, Na và mẹ phải vay mượn nhiều nơi để có đủ 200 triệu đồng lo hồ sơ. Không chỉ tiền bạc, chính mẹ đã tiếp thêm động lực, niềm tin cho Na ra nước ngoài làm việc. Bởi ở vùng quê, phụ nữ bằng tuổi Na đã lập gia đình gần hết.

“Tháng lương đầu tiên, tôi nhận được 22 triệu đồng. Không thể tả được lúc ấy tôi đã vui như thế nào đâu. Lần đầu trong cuộc đời, tôi kiếm được nhiều tiền như thế để lo cho mẹ”, Na tâm sự.

Những tháng lương đầu, Na đều gửi về cho mẹ trả nợ. Trả hết nợ, cô lại tiếp tục gửi tiền để mẹ sửa nhà, sắm tivi, tủ lạnh, máy giặt… 

Mẹ chụp ảnh với chiếc áo khoác mới do Na gửi về từ Nhật Bản.

Na nói: “Lần đầu trong cuộc đời, tôi mua được mấy chỉ vàng tặng mẹ. Ngày trước, tôi thấy người ta có vàng đeo thì ước đi làm có tiền sẽ mua cho mẹ. Bây giờ, tôi làm được rồi, mẹ cũng đỡ khổ nhiều”.

Na thương mẹ, mẹ lại lo nghĩ cho Na. Nhận được tiền gửi của con gái, bà đều trích ra đem gửi tiết kiệm. Bà nói đó là tiền vốn cho con gái làm ăn khi về Việt Nam. 

Nấu xôi, luộc gà… ăn Tết online

Suốt 3 năm đi làm ở nước ngoài, Na chưa có dịp về thăm nhà. Ngoài nguyên nhân do dịch bệnh phức tạp, Na sợ tốn kém tiền bạc nên không về. Na dự định đến tháng 2/2023, khi hết hạn hợp đồng làm việc, cô sẽ về quê ở hẳn.

“Nhà chỉ có 2 chị em gái. Chị tôi lập gia đình sớm còn tôi thì đi Nhật, chỉ có mình mẹ ở nhà. Những dịp Tết hay lúc mẹ ốm đau, tôi không thể chạy về ngay nên cảm thấy bất lực”, Na chia sẻ.

Mỗi dịp Tết, Na thường gọi video call về nhà để gặp mẹ và người thân.

Từ lúc qua Nhật, hầu như ngày nào, Na cũng gọi video call cho mẹ. “Sợ mẹ buồn nên tôi gọi điện thường xuyên. Mình còn trẻ có nhiều thứ để giải trí, chứ mẹ già rồi chỉ biết nghĩ đến con cái”, Na thoáng buồn.

Mỗi lần đến Tết, Na đều trùm chăn khóc một mình. Khóc một chút thôi rồi Na lại tự động viên bản thân, ngồi dậy đi làm. Ở Nhật Bản, người bản xứ ăn Tết dương lịch. Tết Nguyên đán của Việt Nam, Na vẫn đi làm bình thường.

Tết năm ngoái, mẹ Na kể khi đi ngoài đường, bà thấy một cô bé nhìn từ sau rất giống Na. Bà cứ đứng nhìn mãi và nhớ con gái da diết. Bà bảo con gái nhanh về để mẹ nấu cơm, mua nhiều đồ ngon cho ăn.

Để mẹ an tâm, vào những ngày Tết ở xứ người, Na thường mua thêm đồ ăn ngon, nấu xôi, chả giò, luộc gà… Na bày biện mâm thức ăn đủ món ngon rồi gọi điện về nhà, cùng mẹ ăn Tết online.

Dù rất tủi thân nhưng Na vẫn cố gắng nói cười cho mẹ vui. Thế rồi, hai mẹ con cùng ôn lại kỷ niệm Tết năm cũ khi bố Na còn sống. Ngày đó, bố Na thường chờ gần Tết mới đi mua đào cho rẻ, cả nhà quây quần gói bánh chưng…

Na luôn mong ước mẹ khỏe mạnh và vui vầy bên con cháu.

Na xúc động: “Mỗi lần Tết đến, tôi lại nhớ về ngày xưa, chỉ ước mình cứ bé dại để bố mẹ không già đi, không phải đau ốm nhiều”.

May mắn, nơi xứ người, Na được nhiều đồng nghiệp tốt bụng, thương yêu, quan tâm. Vào dịp lễ, Tết họ thường cho Na trái cây, đồ ăn, quà… 

Những món quà nhỏ này được Na nâng niu, nhắc đến mỗi lần trò chuyện online với mẹ. Giấu nước mắt nhớ con, mẹ Na phần nào an tâm khi con gái đi xa vẫn được bảo bọc bằng tình người.

Ảnh: Nhân vật cung cấp

copyright © 2025 powered by NEWS   sitemap