Nhận định, soi kèo Newcastle vs Nottingham Forest, 21h00 ngày 23/2: Rút ngắn khoảng cách
(责任编辑:Thể thao)
下一篇:Siêu máy tính dự đoán Aston Villa vs Chelsea, 00h30 ngày 23/2
- Rút thẻ đỏ đuổi Feghouli từ sớm, trọng tài Mike Dean còn công nhận bàn thắng trong tư thế việt vị của Ibrahimovic, tạo nên nhiều tranh cãi khi MU đánh bại West Ham 2-0.
MU hưởng lợi từ trọng tài, Mourinho nhún vai coi khinh" alt="Kết quả West Ham 0" />
Xuân về khi những chồi non cựa mình tỉnh giấc, hoa đào điểm thắm trên cây, núi rừng Lai Châu mướt xanh khoác màu áo mới, điểm những chùm hoa lê, hoa mận trắng muốt, khởi sắc chào đón một mùa du lịch mới.
Lất phất mưa bay, gió xuân nhè nhẹ, đèo Hoàng Liên xanh mướt cỏ non như dải lụa mềm uốn lượn, ẩn hiện trong mây nâng bước chân du khách phiêu du với những cảnh đẹp hoang sơ, những điểm du lịch nổi tiếng của huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu…
Trong bếp lửa bập bùng của bản Sì Thâu Chải, dưới chân đỉnh Putaleng ngan ngát hương thơm của hoa đỗ quyên, hòa trong tiếng rì rào của thác Tác Tình, du khách sẽ được già bản kể cho nghe chuyện tình của nàng Lở Lan xinh đẹp và chàng trai bản Lý Phàn.
Thác Tác Tình - một trong những ngọn thác đẹp nhất Tây Bắc Chuyện xưa kể rằng, ở bản người Dao ta có nàng Lở Lan nổi tiếng hát hay, vô cùng xinh đẹp. Nàng đem lòng yêu chàng trai Lý Phàn mồ côi nghèo nhà ở cuối bản có tài thổi sáo. Ngày qua ngày họ quấn quýt với nhau không muốn rời.
Khi lên nương gieo hạt, lúc vào rừng tìm măng, tiếng hát ngọt như mật ong rừng của nàng Lở Lan xinh đẹp luôn hòa quyện với tiếng sáo dìu dặt trầm bổng của chàng trai Lý Phàn viết lên bản tình ca rung động cây rừng, say đắm lòng người.
Dân bản ai cũng mong cho đôi trẻ sớm về chung một bếp kết duyên vợ chồng. Song bố của nàng Lở Lan cái đầu không nghĩ vậy, cái bụng không ưng chàng trai Lý Phàn mồ côi nghèo, cái tay đã cầm hơn một trăm đồng bạc trắng của tạo bản, hứa gả con gái cho tạo bản. Để chia rẽ tình yêu của đôi trẻ, nhân dịp quan lang về lấy người vào quân đội, một đêm tối tạo bản đã lập mưu cho người đến bắt cóc chàng trai Lý Phàn đưa đi lính…
Vắng tiếng sáo Lý Phàn, mắt người già mờ hơn, bản đìu hiu se sắt. Suối trầm lắng rì rào, hoa đào nhanh phai sắc, tiếng chim không còn véo von ríu rít, dân bản không còn được nghe tiếng hát ngọt lịm trong vắt của nàng Lở Lan… Trái tim nàng quặn thắt, ngày lại ngày, nàng Lở Lan buồn bã trốn lên đỉnh núi cuối bản, đứng ngóng đợi người yêu. Đã biết bao mùa hoa ban trôi qua, bao mùa cánh rừng đổi màu thay lá, song vẫn không có tin tức của chàng trai...
Một sáng dân bản tỉnh dậy, không thấy nàng Lở Lan đâu, từ đỉnh núi cao cuối bản nàng Lở Lan vẫn thường đứng ngóng đợi chàng trai, xuất hiện một thác nước tung bọt trắng xóa, mát lạnh uốn lượn, mềm mại chảy dài xuống chân núi. Người dân tin rằng nàng Lở Lan đã hóa thân hòa vào núi, thác nước kia là mái tóc dài óng mượt và những giọt nước mắt nhớ nhung của nàng quyện vào hóa thành, ngày đêm tuôn chảy rì rầm những lời nhớ nhung, son sắt thủy chung của nàng Lở Lan với người yêu nơi xa...
Đóng quân ở miền biên ải xa xôi, nghe tin nàng Lở Lan đã hóa thân thành thác nước để bảo vệ tình yêu thủy chung của mình... lợi dụng một đêm tối trời, chàng trai Lý Phàn đã trốn khỏi nơi đóng quân. Qua bao ngọn núi, vượt qua nhiều con suối, qua bao nhiêu khe, qua bao mùa trăng, một buổi chiều, chàng trai về tới bản, xa xa ngọn núi cuối bản...
Bảng lảng trong ráng chiều, thác nước trắng xóa, mềm mại như suối tóc nàng Lở Lan đang tuôn chảy đổ dài xuống chân núi, thôi thúc bước chân chàng trai leo lên đỉnh thác. Thương nhớ nàng Lở Lan, ngực chàng như bị núi đè, trái tim chàng buốt nhói như ngàn vạn mũi tên xuyên trúng, ánh mắt thảng thốt xa xăm, chàng đưa cây sáo lên thổi bản tình ca mà nàng Lở Lan yêu thích.
Tiếng sáo da diết dào dạt yêu thương, hòa quyện vào tiếng thác nước chảy dìu dặt, dịu êm, tạo nên bản tình ca thiết tha, thủy chung son sắt... Ngày hôm sau, dân bản không thấy chàng trai đâu, chỉ nghe tiếng sáo của chàng hòa quyện vào tiếng thác nước ngày đêm tuôn chảy ca ngợi mối tình thủy chung khắc sâu vào núi, trường tồn cùng thời gian của nàng Lở Lan và chàng trai Lý Phàn…
Ngày nay, dân bản truyền rằng những đôi trai gái yêu nhau, những cặp vợ chồng nếu chỉ một lần được cùng nhau tắm mình trong dòng nước thác Tác Tình thì đến sấm sét, mưa giông, núi lở, lũ rừng cũng không chia rẽ được tình yêu của họ.
Độc giả Từ Hữu Hà
NHỚ MÁ CHIỀU MƯA
Tiến sỹ, Đệ nhất Hoa hậu quý bà Thế giới Đoàn Thị Kim Hồng làm thơ nhớ về má nhân 3 tuần má đi xa.
" alt="Truyền thuyết thác Tác Tình" />"Du lịch Mai Châu xác định biến văn hóa truyền thống thành sản phẩm độc đáo, khác biệt, thu hút du khách trong nước và quốc tế. Người dân Mai Châu, ban ngày có thể là nông dân, nhưng tối về có thể trở thành các nghệ sĩ, nghệ nhân, giúp giới thiệu, quảng bá văn hóa địa phương", ông Bùi Xuân Trường, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình chia sẻ.
Theo ông Trường, những năm qua, huyện Mai Châu đã khai thác hiệu quả tiềm năng về cảnh quan thiên nhiên kết hợp văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, để thu hút khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng, từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong định hướng phát triển kinh tế xã hội địa phương. Bà con Mai Châu gìn giữ, khai thác hiệu quả trang phục, nhà ở, ẩm thực, dân ca, dân vũ...
Bà Lộc Thị Sương (60 tuổi), là thành viên tích cực của đội biểu diễn "keeng loóng" địa phương. Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của du lịch cộng đồng, điệu múa dân gian này được bà con "biến" thành sản phẩm du lịch.
"Loóng" có nghĩa là máng để giã lúa,"keeng loóng" tức là gõ bằng chày vào hai bên thành của máng giã lúa. Cuối năm 2023, điệu "keeng loóng" của đồng bào Thái tại Mai Châu đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Theo bà Sương, múa keeng loóng của người Thái thường có 8 người, mỗi bên loóng có 4 người. Trong đó, có 2 người ở đầu nhỏ loóng múa bắt nhịp. Theo thời gian, dần dần thành bài, thành nhịp điệu rồi hình thành loại hình nghệ thuật được biểu diễn trong các dịp lễ.
Keeng loóng có nhiều điệu như mừng cưới, mừng cơm mới, chọi gà... kết hợp với cồng, chiêng, trống, sạp tạo thành một âm hưởng rất riêng, tăng thêm không khí vui tươi, náo nức.
Bà con người Thái trình diễn "keeng loóng" phục vụ du khách. Ảnh: Minh Khôi Theo bà Sương, từ khi du lịch phát triển, bà con trong thôn bản, từ người già tới trẻ nhỏ đều hào hứng, có ý thức giữ gìn các điệu múa dân tộc hơn. "Ngày đi làm vất vả nhưng tối về được trình diễn cho du khách, hay dạy cho thế hệ con cháu, tôi vui lắm. Và tất nhiên, nhờ trình diễn, chúng tôi cũng có thêm đồng ra, đồng vào, tăng thu nhập", bà Sương cho hay.
"Trong 2 đêm lưu trú ở Mai Châu, tôi không chỉ ấn tượng với không khí trong lành, mát mẻ ngay giữa mùa hè hay ẩm thực thơm ngon, mà còn rất yêu thích các chương trình biểu diễn dân ca, dân vũ của bà con người Thái. Họ mặc trang phục truyền thống rất đẹp, uyển chuyển trong từng động tác, khéo léo đưa những nét văn hóa truyền thống ghi dấu ấn với du khách phương xa", chị Thùy Dung, du khách tới từ Hà Nội chia sẻ.
Đại diện một khách sạn ở thị trấn Mai Châu, Hòa Bình cho biết, bên cạnh trải nghiệm lưu trú, tham gia các hoạt động khám phá ngoài trời, thưởng thức ẩm thực, các buổi trình diễn văn nghệ của bà con địa phương là điểm độc đáo trong tour du lịch Mai Châu, nhận được phản hồi tốt từ du khách.
Những buổi biểu diễn văn nghệ của người Thái trở thành điểm độc đáo, hút du khách khi tới Mai Châu. Ảnh: Minh Khôi Năm 2016, UBND tỉnh Hòa Bình ra Quyết định số 1728/QĐ-UBND về việc phê duyệt “Quy hoạch phát triển điểm du lịch quốc gia Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đến năm 2030”. Nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 06-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình về "Xây dựng huyện Mai Châu trở thành điểm du lịch quốc gia vào năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030"; thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp tại Quyết định số 1728/QĐ-UBND phê duyệt “Quy hoạch phát triển Điểm du lịch quốc gia Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đến năm 2030”, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch thực hiện quy hoạch.
Kế hoạch xác định, Mai Châu đầu tư phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm, trong đó đặc biệt coi trọng phát triển loại hình du lịch văn hóa cộng đồng người Thái gắn với du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; tăng cường quản lý Nhà nước, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực từ các thành phần kinh tế đầu tư phát triển du lịch…
Huyện đặt mục tiêu, đến năm 2025, đón 770 nghìn lượt khách, tổng thu từ khách du lịch đạt 570 tỷ đồng, tạo việc làm cho 4.800 lao động; đến năm 2030, đón 1,1 triệu lượt khách, tổng thu từ khách du lịch đạt 1.340 tỷ đồng, tạo việc làm cho 6.900 lao động.
Thực hiện mục tiêu đó, thời gian qua, Mai Châu triển khai hiệu quả việc thu hút đầu tư và các dự án du lịch. Đến nay, trên địa bàn huyện có nhiều dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch và đang được triển khai như: Mai Châu Lodge, Mai Châu Villas, khu du lịch làng Bích Họa, khu du lịch sinh thái cộng đồng kết hợp thương mại du lịch Bản Lác 3, khu sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp - Dưỡng lão quốc tế Bao La - Đồng Tân…
Mai Châu triển khai hiệu quả việc thu hút đầu tư và các dự án du lịch. Ảnh: Anh Minh Bên cạnh đó, chính quyền địa phương đã thực hiện phục dựng nhiều lễ hội văn hóa truyền thống như lễ hội Xên Bản, Xên Mường của dân tộc Thái, lễ hội Gầu Tào của dân tộc H'Mông, tổ chức phiên chợ vùng cao Mai Châu, chợ đêm Pà Cò… để thu hút khách du lịch.
Đến hiện tại, Mai Châu có hơn 200 cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch trên địa bàn gồm 30 khu nghỉ dưỡng và khách sạn, hơn 170 nhà nghỉ cộng đồng với 15 xóm, bản có hoạt động du lịch cộng đồng có thể đón hàng nghìn du khách mỗi ngày.
Theo ông Trường, hiện nay khách du lịch đến Mai Châu có thể lựa chọn hình thức lưu trú từ bình dân đến cao cấp. Địa phương đã đầu tư 200 xe điện đưa đón để du khách thuận tiện tham quan các bản làng, điểm du lịch trong thị trấn.
Ngoài ra, để du khách "trở lại nhiều lần không chán", Mai Châu cũng đang đầu tư phát triển sản phẩm du lịch thể thao, du lịch mạo hiểm như chạy bộ, leo núi, chèo thuyền, khám phá hang động, tham quan trang trại...
Du khách tham gia khám phá hang Mỏ Luông nằm trong hệ thống núi Pù Kha, thuộc địa phận thị trấn Mai Châu, Hòa Bình. Ảnh: Anh Minh Đại diện một trong những doanh nghiệp đầu tư và phát triển sản phẩm du lịch ở Mai Châu cho rằng, Mai Châu có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch trải nghiệm. Trước dịch Covid-19, xu hướng du lịch trải nghiệm tăng trưởng khoảng 25%/năm, trong khi tốc độ tăng trưởng của toàn ngành là 4%. Sau dịch, du khách cần hơn các trải nghiệm đồng quê, trải nghiệm bền vững.
Nhiều đơn vị lữ hành nhận định, sức hấp dẫn của du lịch Mai Châu là từ chính bản sắc văn hoá mang đậm dấu ấn của cư dân bản địa, con người thân thiện, hiếu khách.
Linh Trang
Tổng thống Mông Cổ trải nghiệm tắm khoáng nóng, thưởng thức ẩm thực Hòa BìnhTrong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam, Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh đã có một ngày nghỉ dưỡng, thưởng thức ẩm thực Mường và trải nghiệm tắm khoáng nóng onsen tại xã Sào Báy, Kim Bôi (Hòa Bình), từ ngày 3/11 đến ngày 4/11." alt="Bà con ở Mai Châu sáng ra đồng, tối làm 'nghệ sĩ', du khách ấn tượng khó quên" />- Tay vợt số 1 thế giới Novak Djokovic giành chiến thắng dễ dàng trước Dominic Thiem sau 3 set với điểm số 6-2, 6-1 và 6-4 qua đó ghi tên mình vào chung kết Roland Garros gặp Andy Murray.
Play" alt="Thắng hủy diệt, Djokovic hùng dũng vào chung kết" />
Gia đình tôi mua một mảnh đất của ông A, đã xây nhà ở trên đó từ năm 2003 đến nay, đóng thuế đầy đủ. Mảnh đất này không được vuông vức, khi mua đất trên giấy tờ chỉ ghi chiều dài, chiều rộng tượng trưng chứ không rõ ràng. Lúc cắt đất xây nhà ông A có chứng kiến và đồng ý.
Nay ông A dựa vào việc sổ đỏ không ghi chính xác diện tích đất, khởi kiện gia đình chúng tôi lấn đất. Xin hỏi việc ông A kiện như vậy có đúng không, chúng tôi nên làm thế nào?
Ảnh minh họa Luật sư tư vấn:
Theo thông tin bạn cung cấp không rõ là mảnh đất của ông A đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa, khi tách thửa bán đã tiến hành đo đạc, sang tên đăng ký biến động hay chưa. Nên trong trường hợp của bạn, luật sư đưa ra các quy định để bạn vận dụng.
Căn cứ theo Điều 175 BLDS 2015 quy định về ranh giới giữa các bất động sản như sau:
“Điều 175. Ranh giới giữa các bất động sản
1. Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.
Không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách, kể cả trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng. Mọi chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung.
2. Người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác.
Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, cắt, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.
Trường hợp chưa có thỏa thuận nhưng ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp thì ranh giới đó được pháp luật thừa nhận. Theo đó, các bên không được lấn chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách và có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung. Người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác.
Nếu phần ranh giới chưa được xác định rõ ràng bằng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan nhà nước cấp thì các bên cần giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định pháp luật đất đai. Trước tiên các bên cần hoà giải tại UBND xã phường, nếu hoà giải không thành các bên có thể khiếu nại hoặc khởi kiện theo điều 203 Luật Đất Đai 2013.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
Khiếu nại quyền lợi liên quan đến đất đai của người thân đã mất
Bố mẹ em mất đã lâu. Em là người thừa kế duy nhất nhưng đến nay vẫn chưa đứng tên quyền sở hữu đất (do bìa đất tái định cư nợ tiền đất).
" alt="Tranh chấp đất đai do sổ đỏ không ghi chính xác kích thước" />Cây trồng trong sân Trường ĐH Ngoại ngữ và Nghiên cứu Quốc tế Busan. Ảnh: Nguyễn Phượng
Đại để, không thể so sánh người Việt và người Hàn ai yêu cây hơn ai. Nhưng trong quan sát và cảm nhận của mình thì có vẻ người Hàn họ yêu cây một cách lý trí và sâu sắc hơn. Tức là họ trồng và chăm sóc cây rất bài bản và có tính khoa học hẳn hoi. Sau đây là một số điều mà mình quan sát được.
Thứ nhất là bảo vệ cây bằng hệ thống cột giằng. Thường người ta chỉ dùng hệ thống này cho những cây mới trồng và duy trì hệ thống cột giằng này trong khoảng 5 đến 10 năm. Khi cây đủ lớn và rễ đã cắm sâu trong đất, hệ thống cột giằng vẫn có thể để lại nhưng không còn ý nghĩa gì và người ta có thể tháo dỡ đi.
Mình cũng để ý là ở điểm tiếp xúc giữa hệ thống cột giằng và vỏ cây, bao giờ người ta cũng dùng một lớp bao tải dầy bao quanh để tránh xây xát, tổn thương cây.
Vì sao phải có lớp bao tải này? Vì chỗ tổn thương ở vỏ cây là nơi sâu bệnh dễ xâm nhập nhất.
Trong khi đó, ở Hà Nội người mình trồng cây cũng đã học cách xứ người dùng hệ thống cột giằng nhưng lại quên dùng bao tải bọc đệm chỗ tiếp xúc.
Vậy thì dù có bảo vệ được cây khỏi đổ nhưng chưa chắc đã bảo vệ cây không bị tổn thương và sâu đục thân.
Thứ hai là vừa dùng hệ thống cột giằng vừa xây bệ bảo vệ. Bệ bảo vệ thường là đá hoa cương, vừa chắc chắn vừa sang trọng và có tính thẩm mỹ. Cách này thì khỏi bàn. Mời các bạn xem hình.
Thứ ba là tiếp nước, thuốc và dinh dưỡng cho cây. Cách này chắc người mình chưa nghĩ tới bao giờ. Các bạn có thể xem hình cây đeo những túi bao tải lớn kèm dây nước như dây nước người ta truyền cho bệnh nhân ở bệnh viện.
Tại sao phải dùng hình thức này? Hình thức này cũng giống như bên y tế người ta tiêm vac-xin cho trẻ dưới ba tuổi vậy.
Cây sẽ được tiếp thêm sức kháng thể để chống lại các loài sâu bệnh, nhất là sâu đục thân.
Các bạn chắc sẽ thắc mắc về các bao tải cây phải đeo năng trĩu kia có tác dụng gì?
Về nguyên tắc, cây ở rừng cần 1m3 đất thì cây ở phố phải cần 100m3 đất do những bất lợi mà cây ở phố phải đối mặt. Và cái bao tải kia chính là cách trồng mà thuật ngữ chuyên môn gọi là giá thể cho nhu cầu tương đương của cây.
Xin nói thêm: À mà cây trồng nơi đường phố có nhà cao tầng chắn gió rồi thì không cần hệ thống cột giằng bảo vệ nữa. Khác với nhà trường ở mình, có nhà học cao ngất ngưởng chắn gió rồi, vẫn cứ đốn cây.
Nguyễn Phượng (nguyên giáo sư thỉnh giảng Trường ĐH Ngoại ngữ và Nghiên cứu Quốc tế Busan)
Kính mời Quý Bạn đọc tham gia ý kiến đóng góp gửi về email banbandoc@gmail.com. Xin trân trọng cảm ơn!
Hiệu trưởng Trường ĐH Lâm nghiệp: "Phượng, bàng có thể trồng tốt trong trường"
Hôm nay một cây phượng bị gãy đổ tại trường – chúng ta chặt bỏ toàn bộ hoặc tỉa trơ trụi các cây còn lại (thậm chí cây chỉ trồng 10 năm), nay mai một cây trong rừng bị đổ - chúng ta lại chặt cả rừng cây?
" alt="Cách bảo vệ và chăm sóc cây xanh ở Hàn Quốc" />
- ·Nhận định, soi kèo Rajasthan United vs Real Kashmir, 18h00 ngày 24/2: Tiếp tục bất bại
- ·U19 Việt Nam: Xa hơn một chiến thắng!
- ·Kết quả MU 3
- ·Điền kinh Nga kháng cáo bất thành, chờ phán quyết ngày 24/7
- ·Soi kèo góc Arsenal vs West Ham, 22h00 ngày 22/2
- ·Kết quả MU 0
- ·Bảng xếp hạng Ngoại hạng Anh 2023
- ·U19 Indonesia bị loại, HLV Shin Tae Yong nói lời cay đắng
- ·Nhận định, soi kèo Western United vs Adelaide United, 13h00 ngày 23/2: Lịch sử gọi tên
- ·Tin chuyển nhượng 26
- Khởi đầu không tốt nhưng càng chơi Djokovic càng chứng tỏ được bản lĩnh để ngược dòng đánh bại Andy Murray 3-6, 6-1, 6-2, 6-4, qua đó lần đầu bước lên đỉnh vinh quang ở Roland Garros.