" />

Thấu hiểu trẻ tự kỷ bằng công nghệ thực tế ảo

Dự án xã hội “Thử sống như em” đang được triển khai hiện nay nằm trong khuôn khổ “Quỹ Sáng kiến thanh niên vì các Mục tiêu Phát triển bền vững” do Tổ chức Oxfam tài trợ,ấuhiểutrẻtựkỷbằngcôngnghệthựctếảgia vang 9999 được thực hiện theo hình thức trải nghiệm xã hội tại thành phố Đà Nẵng và đô thị cổ Hội An (tỉnh Quảng Nam). Trực tiếp lên ý tưởng và điều phối dự án là nhóm Trẻ tự kỷ - Hiểu và Yêu thương (Act 4 Vietnamese Austim - A4A), đơn vị trực thuộc Mạng lưới 2030 Youth Force Vietnam.

“Thử sống như em” được thực hiện dựa trên ý tưởng của clip “What Austim Feels Like” do tổ chức Austim Speaks thực hiện. Nhờ các thiết bị công nghệ phổ biến là kính thực tế ảo và tai nghe headphone, những người tham gia trải nghiệm sẽ có 2-3 phút sống bằng tri giác của một đứa trẻ tự kỷ đang bị rối loạn thính giác. Kính thực tế ảo sẽ mô phỏng mọi cảm nhận về âm thanh của trẻ tự kỷ và truyền cảm nhận này đến với người trải nghiệm, từ đó giúp họ hiểu rõ hơn về những gì trẻ tự kỷ mắc phải.

Là một trong những khách mời tham gia trải nghiệm, bà Phùng Thị Tú - đại diện Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển giáo dục đặc biệt Đà Nẵng chia sẻ: “So với người bình thường, thính giác của trẻ tự kỷ rất nhạy cảm. Bản thân chúng ta chỉ có thể lắng nghe những âm thanh ở gần theo một cách chọn lọc, trong một phạm vi nhất định, còn người tự kỷ phải tiếp nhận gần như tất cả các nguồn âm thanh cùng một lúc, gây nên sự nhiễu loạn ở thính giác. Hãy tưởng tượng tiếng còi xe ngoài đường, tiếng chim hót, tiếng nhạc, tiếng đập vỡ kính,… đồng loạt dội vào lỗ tai cùng một lúc, đó chính là nguyên nhân gây nên sự hoảng loạn cho trẻ tự kỷ khi lắng nghe”.