您现在的位置是:NEWS > Giải trí
Bộ trưởng Giáo dục: Trường ĐH lên ĐH 'không phải là thay đổi một cái tên'
NEWS2025-04-04 08:39:22【Giải trí】5人已围观
简介Sáng nay,ộtrưởngGiáodụcTrườngĐHlênĐHkhôngphảilàthayđổimộtcáitêtin bóng đá mới nhất tại Đà Nẵng đã ditin bóng đá mới nhấttin bóng đá mới nhất、、
Sáng nay,ộtrưởngGiáodụcTrườngĐHlênĐHkhôngphảilàthayđổimộtcáitêtin bóng đá mới nhất tại Đà Nẵng đã diễn ra lễ Kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Trường ĐH Duy Tân và công bố quyết định của Thủ tướng chuyển Trường ĐH Duy Tân thành ĐH Duy Tân.

Bộ trưởng Kim Sơn cho biết, năm 1994, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định thành lập Trường ĐH Duy Tân - một trong 5 trường ĐH ngoài công lập đầu tiên của cả nước.
Trường ĐH Duy Tân đã có nhiều đóng góp vào công tác đào tạo nhân lực cho Đà Nẵng, khu vực miền Trung- Tây Nguyên và cả nước.
Nhà trường có 5 cơ sở đào tạo với diện tích hơn 85.000m2, hơn 250 phòng thực hành, thí nghiệm, hệ thống phòng mô phỏng y khoa, hệ thống thư viện, trung tâm dữ liệu. Nhà trường đã xây dựng đội ngũ nhân lực với hơn 1.100 giảng viên. Tỉ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ, có chức danh PGS, GS đạt trên 30%.
Trường ĐH Duy Tân cũng cung cấp hơn 87.000 nhân lực có trình độ ĐH, với tỷ lệ sinh viên có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp đạt trên 90%.
“Tôi mong rằng, sự thay đổi này không phải là thay đổi một cái tên mà sự thay đổi này hướng tới chiều sâu, hướng tới giải phóng sức sáng tạo, hướng quản trị hiện đại, thông minh. Mong ĐH sẽ được vận hành với bộ máy quản trị ĐH khoa học hơn, tiên tiến hơn, quy mô lớn hơn, sứ mệnh cao hơn, tầm nhìn xa, rộng hơn, hướng tới sự phát triển bền vững” – Bộ trưởng bày tỏ.
Bộ trưởng lưu ý, nhân lần thay đổi mô hình tổ chức lần này, nhà trường cần rà soát về triết lý và chiến lược phát triển, sứ mệnh, tầm nhìn; rà soát lại cách thức quản trị ĐH, phương pháp dạy và học, nghiên cứu khoa học và công bố khoa học, thu hút và phát triển nhân lực thời gian qua… Cái gì hay và hợp lý thì tiếp tục phát huy, cái gì chưa hợp lý, không đem lại uy tín và giá trị thì cần thay đổi.
30 năm qua, nhà trường đã cung cấp 87.116 tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư, kiến trúc sư và cử nhân - nguồn nhân lực chất lượng cao. ĐH Duy Tân cũng được Chính phủ Singapore cộng 20 điểm (mức điểm ưu tiên cao nhất) cho sinh viên tốt nghiệp ĐH Duy Tân khi xin Visa vào làm việc tại Singapore. Trường luôn duy trì vị trí cao trong các bảng xếp hạng quốc tế với vị trí Top 500 ĐH tốt nhất thế giới năm 2025 theo QS Rankings và Top 600+ năm 2025 theo THE Rankings và vị trí 127 Châu Á năm 2025 (số 1 trong trong số 17 cơ sở giáo dục Việt Nam được xếp hạng). |
很赞哦!(9562)
相关文章
- Nhận định, soi kèo La Equidad vs Junior FC, 07h30 ngày 1/4: Chủ nhà chìm sâu
- Bài toán cuối cùng của OLED được giải quyết
- 8 dấu hiệu tiết lộ bạn thông minh hơn người
- Hoa hậu Trung Quốc sốc vì ung thư giai đoạn cuối ở tuổi 27
- Nhận định, soi kèo Preston North End vs Aston Villa, 19h30 ngày 30/3: Đẳng cấp lên tiếng
- Mẹ ca sĩ Yanbi đi xe lăn lên lễ đường trao sính lễ cho con dâu
- iPhone giá rẻ lộ thông số kỹ thuật, tích hợp AI
- Kênh truyền hình Australia bị tấn công mạng, đứt sóng đột ngột
- Nhận định, soi kèo Ararat
- 'Trường chuyên một môn học chỉ có ở Việt Nam'
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Brisbane Roar vs Auckland FC, 13h00 ngày 30/3: Củng cố ngôi đầu
“Cha tôi là người rất yêu con. Ông cứ thấy con là nở nụ cười. Nụ cười hiền lành của cha mỗi khi gặp các con mãi là niềm hạnh phúc của bốn chị em chúng tôi” – TS Nguyễn Văn Hùng tâm sự về người cha là Anh hùng lao động, GS.TSKH Nguyễn Văn Trương.Cả 4 người con của GS.TSKH Nguyễn Văn Trương đều thành đạt. Trưởng nữ của ông là TS Nguyễn Thị Ngọc Trâm - người đã bào chế thành công thuốc điều trị bệnh phì đại lành tính tuyến tiền liệt và u xơ tử cung từ cây trinh nữ hoàng cung. Con trai Nguyễn Văn Hùng nguyên là hiệu trưởng Trường ĐH Xây dựng…
GS.TSKH Nguyễn Văn Trương tiếp Thủ tướng Võ Văn Kiệt tại trụ sở Ban biên soạn Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam năm 1998
GS. TSKH Nguyễn Văn Trương (1922 – 2007) nguyên là Viện trưởng Viện Kinh tế sinh thái, Tổng biên tập Từ điển bách khoa Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam.
Ông được phong Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới năm 83 tuổi.
TS Nguyễn Văn Hùng còn nhớ, cha mình được các đồng nghiệp, giới chuyên môn rất nể trọng vì trí tuệ uyên bác, tư cách đạo đức, ứng xử rất đúng mực. Còn ở nhà, là người miền Trung (quê Nam Đàn, Nghệ An), nhưng ông không hề gia trưởng mà là một người con rể có hiếu, người chồng rất thương vợ và người cha gần gũi, giản dị của các con.
Có một câu nói của cha mà ông Hùng luôn nhớ: “Sự từ thiện làm được nhiều việc”.
“Con nhớ mãi nụ cười hiền lành ấy”
“Ông rất gắn bó với vợ con. Cứ thấy con là ông nở nụ cười, rất hay tâm sự với các con. Vì vậy, từ khi còn nhỏ, chúng tôi thấy bố về là chạy ra đón chứ không trốn tránh như nhiều trẻ khác khi thấy bố mình...
Gia đình khó khăn, nhưng ông chiều chúng tôi đến mức tới mức có lần đã bán đồng hồ để mua đàn ghita cho con...” – ông Hùng nhớ lại.
Nhưng cũng có những thứ ông không chiều như vậy. Ví dụ như khi mấy cậu con trai đá bóng, đòi mua quả bóng da, ông nói “Nếu giỏi thì phải đá được bóng nhỏ…”. Con chơi bóng bàn đòi ông mua vợt mút, ông cũng “kích” “Nếu giỏi thì đánh được bằng vợt gỗ”.
Con đòi mua súng hơi, ông nói “Vô phúc có con hay lội, có tội có con biết trèo. Bây giờ có súng, con bắn vào đầu người ta thì sao?”… Ông có những cách từ chối đòi hỏi của con rất khéo léo, chứ không bao giờ chỉ buông một câu như “Ba không có tiền”.
Thời điểm tôi học lớp 4, Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo vào vũ trụ. Có lần thấy tôi chơi bi, chơi đánh đáo ngoài đường, cha tôi mới bảo “Con ơi, lúc người ta vươn lên trời cao thì con lại cắm đầu xuống đất, con nghĩ như thế nào?”… Chỉ bằng câu hỏi đấy, ông đã kéo được tôi khỏi mấy trò chơi vô bổ”.
Dù công việc bộn bề, nhưng ông luôn nhận việc đi họp phụ huynh, ông còn làm trong ban đại diện phụ huynh để theo dõi được sát sao việc học của con. Có đợt bận công tác, về tới nhà thì buổi họp phụ huynh đã qua, ông tới gặp trực tiếp cô giáo để hỏi tình hình.
Thế nhưng ông không bao giờ ép con học quá đà hay học hè. Ông muốn các con có thời gian để chơi, tập thể thao.
“Cha tôi thường nói: “Muốn đi xa phải biết giữ con ngựa của mình. Do đó, trước khi học giỏi thì con phải biết cân bằng cuộc sống và phải khỏe mạnh đã”” – ông Hùng dẫn lại lời cha dặn.
“Những việc mà ông tranh thủ làm để giúp vợ chăm con để lại ấn tượng sâu sắc đối với chúng tôi” – ông Hùng tiếp tục nhớ về những kỷ niệm của cha. "Tôi vẫn nhớ hình ảnh ông dậy từ 4, 5 giờ sáng, tranh thủ giặt giũ cho cả nhà rồi ngồi vào bàn viết luận án tiến sĩ".
“Cha tôi có tư tưởng rất hiện đại, không phân biệt đằng nội - đằng ngoại, con trai - con gái, hay coi chợ búa, bếp núc là việc tầm thường của người phụ nữ. Ông cũng hay mua quần áo cho vợ, biết rõ bà thích màu gì…
Khi chúng tôi còn nhỏ, cha thường bế và hát ru con. Đến bây giờ, tôi vẫn còn nhớ những câu hát ru của cha, cũng chính là bài học cha dạy về đạo lý làm người “Con này con lắng tai/ Nghe lời mẹ dặn con một, hai/ Dặn cùng con chớ ham chơi bời/ Nhớ phận làm trai trung hiếu hai vai”...
Thời kháng chiến, vì sức khỏe của mẹ và ông ngoại tôi không tốt, nên dù có nguyện vọng dạy học ở Việt Bắc nhưng ông lại nhận dạy học ở gần nhà. Cha tôi tận dụng những khoảng đất hoang quanh nhà để tăng gia sản xuất, phụ vào khoản sinh hoạt phí eo hẹp. Với những kiến thức về thực vật mà cây nào ông trồng cũng rất tươi tốt, rau xanh tới mướp, bí ngô. Cha tôi còn có tài muối dưa vàng xuộm và làm tương rất ngon”.
Có năm lụt lội, nước sông Lam tràn bờ, ông bơi ra giữa sông để vớt củi, cố gắng lấy được thật nhiều để đun cả năm.
Cha tôi không bao giờ đánh, mắng con mà chọn cách phân tích thiệt hơn. Cả cha và mẹ tôi đều không bao giờ buông một lời nói tục hay chửi bậy, nên anh chị em chúng tôi đã giữ được nề nếp này.
Ông hay kể cho các con nghe về tấm gương của các nhà khoa học như Newton, Kovalevskaya…, các nhạc sĩ như Beethoven, Tchaikovski, Mozart…, các nhà thơ Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm…, và các nhà văn như Victor Hugo, La Fontaine... Ông hay đọc cho chúng tôi nghe các tác phẩm văn học nổi tiếng thế giới, để qua đó giúp chúng tôi nhận ra những bài học quý giá về lối sống đẹp, nghị lực vượt khó, truyền cho con lòng ham hiểu biết”…
GS Trương cũng hay đưa các con đi theo tới các cuộc tọa đàm, hội thảo để con mở rộng sự hiểu biết. Ông cũng nói những câu chuyện thời sự với con ngay từ khi con mới chỉ 9, 10 tuổi.
Đi công tác, ông luôn mang những món quà nhỏ về cho con. Nhưng món quà lớn nhất mà chúng tôi nhận được sau mỗi chuyến công tác của ông là những câu chuyện kể từ chính những chuyến đi đó.
GS Nguyễn Văn Trương (người ngồi bên trái, mặc áo cộc tay, bó gối) gặp bà con người Dao ở hợp tác xã Hợp Nhất dưới chân núi Ba Vì.
Năm 1956, vở kịch Tấm bưu thiếp của GS Trương được trao giải văn học đấu tranh cho giải phóng nước nhà. Nhà chỉ có chiếc xe đạp cà tàng cũ, GS Trương vẫn đèo các con tới lễ nhận giải vì ông luôn muốn chia sẻ niềm vui, hạnh phúc của mình với các con...
Không chỉ truyền sự gắn bó với gia đình tới các con, ông còn muốn chuyển tải ý nghĩa của sự gắn bó này tới cả lớp sinh viên trẻ. Ông có thời gian làm trưởng phòng giáo vụ đầu tiên của Trường ĐH Nông lâm. Ngày đó, trường ĐH này có quy định không cho sinh viên về thăm nhà vào cuối tuần. Nhưng GS Trương đã làm khác đi – ông cho phép sinh viên được về nhà.
Nối tiếp gen cha
GS Nguyễn Văn Trương có sức ảnh hưởng rất lớn tới các con của mình. 4 người con của ông đều tốt nghiệp đại học, được nhận học bổng của Nhà nước đi học ở Nga, Bulgaria… có 2 người con của GS là PGS, TS.
TS Nguyễn Văn Hùng kể, cha mình chính là tấm gương cho con về thái độ học nghiêm túc và nỗ lực không ngừng.
“Cha tôi có nguyện vọng làm tiến sĩ khoa học, nhưng theo quy định, ông phải bảo vệ tiến sĩ trước. Những người trong hội đồng bảo vệ tiến sĩ ấy lại chính là học trò của ông. Khi đó, tôi đã nghĩ rằng ngỡ cha mình sẽ ngại ngần nhưng ông nói, đã học là phải quyết tâm và không việc gì phải xấu hổ”.
Năm 1976, GS Trương đã bảo vệ luận án tiến sĩ tại Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội. Hai năm sau, GS lại bảo vệ luận án tiến sĩ khoa học về đề tài toán trong sinh học tại Trường ĐH kỹ thuật Tổng hợp Dresden (CHDC Đức). Không được dùng tiếng Anh hay Pháp, trong 3 tháng GS Trương đã cật lực học tiếng Đức và tự mình viết và bảo vệ luận án bằng tiếng Đức.
“Ông có quan điểm con cái theo gen bố mẹ - “hổ phụ sinh hổ tử, cha nghịch tặc sinh con nghịch tặc”, và muốn chứng mình điều đó bằng chính các con mình: Con của ông theo ngành gì cũng sẽ giỏi. Vì vậy mà ông động viên các con cách thức suy nghĩ, phương pháp học và làm việc. Ông để cho con danh dự và trí tuệ, nhưng tuyệt nhiên không giúp đỡ gì. Thậm chí, ông còn không đồng ý cho con theo ngành của mình. Hỏi tại sao, ông bảo “Ba có thể hướng dẫn con rất nhanh, nhưng không muốn người ta nói con nhờ cha mà đạt kết quả””. Quan điểm của ông là muốn đào tạo con cái thành siêu trí thức trong nhiều lĩnh vực.
Gia đình GS Nguyễn Văn Trương Khi tôi tốt nghiệp đại học, được đề nghị chuyển tiếp sinh nhưng không có chỉ tiêu, ông có thể nhờ giúp việc này nhưng muốn con cái tự lực. Nhưng ông cũng tâm sự “Con ơi buồn quá, nếu có tiền ba sẽ cho con đi học tiếp”…
GS Trương đã sớm nhìn ra việc phát triển dược liệu từ cây cỏ tự nhiên sẽ trở thành xu hướng của y học thế giới từ những năm 1970, nên khi con gái Nguyễn Ngọc Trâm quyết định theo nghề dược, ông hết lòng ủng hộ và dặn con: “Việt Nam có nhiều cây thuốc mà vẫn phải nhập thuốc từ nước ngoài. Con phải cố gắng học và tìm ra được các cây dược liệu quý để làm thuốc chữa bệnh cho dân”.
Với lời dặn của cha, chưa bao giờ TS Trâm cho phép mình nản chí dù việc học có vất vả tới đâu. Trong suốt 15 năm, bà miệt mài nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng, tìm cách biến cây trinh nữ hoàng cung - với nhiều công năng chữa bệnh được truyền miệng trong dân - thành một sản phẩm thuốc được khoa học công nhận.
TS Trâm thậm chí đã bán ngôi nhà đang ở, đi thuê nhà để dồn tiền mua cây giống và ươm trồng, nghiên cứu điều kiện thổ nhưỡng để biến cây trinh nữ hoàng cung vốn sống hoang dại trở thành một loại dược liệu sạch.
Và bà đã thành công với viên nang Crila được sản xuất từ các alcaloid có trong cây trinh nữ hoàng cung có tác dụng sinh học kích thích miễn dịch, ức chế sự phát triển của tế bào. Đây là viên thuốc đầu tiên trên thế giới điều trị u xơ tử cung từ dược liệu thiên nhiên. Chỉ đến lúc này, bà mới thở phào nhẹ nhõm vì đã thực hiện được một phần nào đó lời dặn của cha mình.
“4 anh chị em chúng tôi vẫn giữ nhiều kỷ vật về cha mình, trong đó có một cuốn sổ có 2 trang để trắng, chỉ ghi mấy chữ ở dòng đầu: “Con nhớ lời cha dặn…”. Ông Hùng xúc động “Tuy không biết cụ thể cha định dặn dò điều gì, nhưng chỉ cần vậy thôi là chúng tôi đủ hiểu tình cảm của ông dành cho các con luôn tràn đầy và rất tin tưởng ở các con. Và anh em chúng tôi vẫn luôn thương yêu nhau như khi ba mẹ đang còn sống”.
GS Nguyễn Văn Trương rất đa tài, am hiểu nhiều lĩnh vực. Ông là người đầu tiên viết sách toán phổ thông được in lito. Khoảng năm 1947, khi chưa tròn 30 tuổi, ông đã viết nhiều tác phẩm văn học được giải thưởng kháng chiến…
Ông làm Tổng chủ biên cùng với hơn 1.200 nhà khoa học tham gia biên soạn trong nhiều năm bộ Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, gồm bốn tập dày hơn 4.000 trang khổ rộng, bao gồm 40.000 mục từ, thuộc 40 chuyên ngành văn hóa, khoa học, kỹ thuật của VN và thế giới.
Chi Mai
Xem thêm:
Cách dạy con của một kiến trúc sư tài hoa">Cách dạy con của giáo sư chủ biên Từ điển Bách khoa Toàn thư
- Sau bài viết “Đơn thuốc nào cho căn bệnh giáo dục lịch sử ở Việt Nam”, tôi nhận được sự quan tâm, phản hồi của bạn đọc qua Facebook, email, điện thoại và bình luận trên Vietnamnet. Sau khi đọc đi đọc lại hơn 70 bình luận của bạn đọc, tôi muốn viết thêm vài dòng.Sẽ cân đối nội dung chính trị khi dạy Lịch sử">
Đối thoại hậu bài viết “Đơn thuốc cho giáo dục lịch sử”
Hãy cẩn trọng với những kẻ tay giấy, bút, tăm đứng chờ ở cổng trường.">
Những mánh lừa tân sinh viên dễ 'sập bẫy'
Nhận định, soi kèo Barcelona vs Girona, 21h15 ngày 30/3: Tiếp tục đòi nợ
- Mượn lời tâm tình với "tiền nhân" là các thầy đồ, một giáo viên đã có chia sẻ về nghề "gõ đầu trẻ" thời nay, gửi tới Diễn đàn VietNamNet.
Nghề giáo không còn tôn sư, mất dần trọng đạo">Nghề 'gõ đầu trẻ' thời @
Luật sư Vũ Trọng Khánh (1912–1996) là Bộ trưởng Tư pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Kể chuyện với VietNamNet, người con trai út của ông nhớ lại: "Chưa bao giờ tôi thấy ông phàn nàn về công việc, lương bổng, nhà cửa, đãi ngộ. Tôi vẫn tự hỏi: “Sao ông giữ mình cẩn thận quá vậy?”.Cuộc trò chuyện với PGS.TS Vũ Trọng Khải, con trai út của Luật sư Vũ Trọng Khánh, cho thấy rõ hơn về con người chi có 181 ngày tại vị trên cương vị Bộ trưởng, và cả cuộc đời hoạt động gắn bó với thành phố cảng Hải Phòng. Mặc dù hiện nay không có một đường phố nào mang tên ông nhưng trong tâm trí của đồng nghiệp, của họ hàng, của người dân Hải Phòng sống cùng thời thì ông vẫn còn mãi.
Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1945 Ba tôi chỉ làm Bộ trưởng Bộ Tư pháp của chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ cộng hòa 181 ngày. Trong thời gian này, ông đã soạn thảo rất nhiều các sắc lệnh về tư pháp, trình chủ tịch Hồ Chí Minh ký và ông tiếp ký.
Trong giai đoạn chính phủ lâm thời, chưa có Nghị viện và Hiến pháp, thì sắc lệnh là hình thức luật lệ cần thiết để quản lý xã hội. Do vậy, người ta vẫn thường nói chỉ trong 181 ngày ngồi trên ghế Bộ trưởng Bộ Tư pháp, ông đã đặt nền móng cho hệ thống tư pháp nói riêng và luật pháp nói chung của thể chế Dân chủ Cộng hòa của nước Việt Nam.
Ông thường nói là trong các sắc lệnh ấy, 4 sắc lệnh quan trọng nhất là: Sắc lệnh về tổ chức đoàn thể luật sư (số 46 ngày 10/10/1945); Sắc lệnh về quốc tịch Việt Nam (số 53 ngày 20/10/1945); Sắc lệnh về tổ chức tòa án và ngạch thẩm phán (số 12, ký ngày 24/01/1946); Sắc lệnh tổ chức toàn án quân sự (số 21, ngày 14/02/1946)
Nhưng tôi nghĩ, sắc lệnh quan trọng nhất, được đánh giá cao trong thời khắc lịch sử còn đang “trứng nước” của chế độ Việt Nam Dân chủ cộng hòa là sắc lệnh số 47 ngày 10/10/1945 về việc “Tạm thời áp dụng luật lệ hiện hành ở Bắc, Trung, Nam, nếu không trái với những điều thay đổi được ấn định, cho đến khi ban hành những bộ luật pháp duy nhất cho toàn nước Việt Nam”. Một đất nước, một xã hội của bất kỳ dân tộc nào theo thể chế nhà nước pháp quyền, không thể không có luật pháp, dù chỉ 1 ngày.
Tôi nghĩ 181 ngày này là thời gian “hoành tráng” nhất trong cuộc đời hoạt động của ông với tư cách là 1 luật gia sắc sảo được đào tạo chính quy, tuy lúc đó ông mới chỉ 33 - 34 tuổi đời.
Bài học đầu tiên: Tự lập
Ông là một người điềm đạm và rất bình tĩnh, ít khi nóng giận, chưa bao giờ mắng con, đánh con lại càng không. Ông dạy con bằng cách sống, cách cư xử của ông trong gia đình và ngoài xã hội. Sau này, chúng tôi cũng dạy con như vậy.
Ông rất quý mến bạn bè của con, rất thích nói chuyện với những người trẻ. Vì vậy mà khi bạn chúng tôi đến nhà, ông thường nói chuyện với bạn chúng tôi rất cởi mở, như với những người bạn vong niên.
Về việc học hành của con, ông hoàn toàn tin tưởng vào nhà trường.
Mặt khác, ông đã giáo dục các con tính tự lập, không dựa vào vị thế của ông trong xã hội để giải quyết vấn đề của mình, như chọn ngành học hay đuoc làm nghiên cứu sinh ở nước ngoài (tôi bảo vệ luận án PTS kinh tế nông nghiệp năm 1982 tại Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội). Sự thành công trong sự nghiệp khoa học của tôi hầu như do nỗ lực và sự nhạy bén với thực tiễn của bản thân.
Cuộc đời tôi chỉ có duy nhất một lần buộc phải dựa vào uy tín của ông để giải quyết vấn đề của mình.
Đó là vào năm 1973, tôi nhờ ba viết thư cho bác Bùi Quang Tạo, Bộ trưởng Bộ Kiến Trúc để xin mua vật liệu làm nhà ở làng Mọc Chính Kinh (nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội) trước khi tôi lấy vợ.
Đối với cấp dưới, ông cư xử bình đẳng trên tinh thần tôn trọng nhau. Cán bộ tiếp quản thành phố Hải Phòng vào tháng 5/1955 phần lớn là nông dân ít học, nay làm việc trong Ủy ban hành chính thành phố, nên họ không biết ngay cả soạn thảo một văn bản hành chính, ông đã ân cần hướng dẫn họ.
Ông Vũ Trọng Khánh tuyên thệ luật sư tại Tòa thượng thẩm Hà Nội ngày 26/11/1941 Bài học từ cuộc sống kham khổ
Ba tôi sống rất kham khổ. Tôi không thể tưởng tượng được tại sao có điều kiện mà ông lại sống khổ như vậy.
Trong kháng chiến chống Pháp, cuộc sống rất thiếu thốn, nhưng lúc đó tôi còn nhỏ, không cảm nhận được. Cho nên giờ đây, đọc lại những suy nghĩ dằn vặt, trằn trọc của ba tôi được ghi chép trong cuốn nhật ký 4 tháng chỉnh huấn ở Việt Bắc năm 1953, tôi muốn khóc vì thương ông quá chừng.
Mẹ thì ốm yếu mà vẫn phải kiếm sống bằng đủ nghề, từ may quần áo cho bà con trong thôn xã, đến làm tương, nuôi dê, gà, trồng rau…, ông thì đi công tác vắng nhà thường xuyên, chỉ hưởng phụ cấp, không có lương.
Có lần ông kể với tôi rằng, ông đến thăm anh Huỳnh (con trai cả của ông), đang học phổ thông ở Tuyên Quang, thấy anh Huỳnh vừa bị hen nặng vừa đói ăn, người lả đi không còn sức sống. Ông chở anh đến tiệm phở, sau khi ăn xong anh mới tỉnh lại.
Tôi còn nhớ, có lần ông đi bào chữa ở toà án về, đưa cho mẹ tôi một phong bì tiền thù lao do tòa án thành phố Hải Phòng trả. Mẹ mở phong bì ra chỉ thấy có 20 đồng, liều kêu lên “Ông nghiên cứu hồ sơ cả tháng trời mà chỉ được trả công 20 đồng à?”.
Luật sư bào chữa thời đấy không được phép nhận thù lao từ thân chủ, mà tự tòa án theo đơn giá do Nhà nước quy định như là tiền bồi dưỡng làm thêm giờ của công chức. Mà hồi ấy, ba tôi toàn bào chữa cho những người bị oan sai và nghèo túng, nên nhiều khi ba mẹ còn phải giúp đỡ họ ít nhiều.
Bây giờ nghĩ lại, tôi cũng không hiểu rằng ông lại có thể sống trong căn phòng 48m2 (ở tầng 2 của một ngôi nhà có tới 5 – 7 hộ cùng chung sống), không có phòng ngủ riêng và không có cả nhà vệ sinh riêng, còn nhà bếp và phòng tắm riêng thì được cải tạo tự cái sân trước của phòng ở.
Trong khi đó, trên cương vị Phó chủ tịch Ủy ban hành chính thành phố phụ trách nhà đất, trong những năm cuối thập kỷ 50, đầu thập kỷ 60 của thế kỷ 20, ông hoàn toàn có thể nhận được 1 căn nhà tiện nghi, như những người lãnh đạo khác cùng thời với ông.
Mãi nhiều năm sau, ông mới cải tạo gầm cầu thang vốn là kho để xe đạp, thành nhà vệ sinh dùng riêng, ở ngôi nhà 40 Lạch Tray (Số cũ là 42). Mà lúc ấy, xi măng cũng chỉ phân phối theo kế hoạch. Đích thân ông lại phải lên Ủy ban kế hoạch thành phố xin mua mấy bao xi măng để xây nhà vệ sinh.
Sau khi nước nhà thống nhất, ông vào Sài Gòn chơi, và đã nảy sinh ra sáng kiến làm nghề xay bột cho trẻ em.
Ông mua được mô – tơ điện đem về gắn với máy xay bột do mấy “đệ tử” là công nhân cơ khí chế tạo giúp.
Tôi còn nhớ, điện lúc có lúc không, nên việc xay bột cũng bấp bênh. May nhờ có ông Đoàn Duy Thành (chủ tịch, rồi Bí thư thành ủy của Hải Phòng) lệnh cho Sở Điện lực “câu” 1 đường điện ưu tiên cho nhà tôi. Ba tôi chỉ dùng cho máy xay bột, còn cả nhà vẫn tối om với ánh sáng đèn dầu. Ba và mẹ thay nhau xay bột, nhiều hôm phải làm đến tận khuya 12 giờ đêm.
Bây giờ nghĩ lại, tôi thấy thật khôi hài và kỳ lạ, khi một vị luật sư Tây học đã thành danh, không biết nấu cơm, không biết tiêu tiền, nhưng lại biết và phải biết xay bột cho trẻ em để kiếm sống.
Khi chuyển sang kinh tế thị trường, cuộc sống dễ thở hơn, chế độ đãi ngộ của nhà nước tốt hơn cho ông, thì ông lại ra đi ( 22/1/1996).
Chưa bao giờ tôi thấy ông phàn nàn về công việc, lương bổng, nhà cửa, đãi ngộ. Tôi vẫn tự hỏi: “Sao ông giữ mình cẩn thận quá vậy?”.
PGS.TS Vũ Trọng Khải
Thấy việc có ích thì làm
Nếu hỏi bài học gì tôi rút ra được từ sự nghiệp của ông, thì đó là: Tự trọng, Tôn trọng sự thật, tôn trọng mọi người, thấy việc gì có ích thì làm, không lạm dụng trách nhiệm, quyền hạn của mình, không bao giờ làm hại người khác, bất kể họ là ai, cư xử với mình tốt hay xấu.
Ông không giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBHC Thành phố Hải phòng khi mới 49 tuổi (tháng 4/1961), thì ông nghĩ ra và làm những việc khác có ích cho xã hội.
Bảy năm trước khi nghỉ hưu, từ 1971 - 1977, ông sáng lập và làm trưởng tiểu ban vận trù học thuộc Ban Khoa học và kỹ thuật Thành phố Hải Phòng (tương đương cấp trưởng phòng ở Sở) để giúp các xí nghiệp và HTX nâng cao hiệu quả quản lý.
"Nếu hỏi bài học gì tôi rút ra được từ sự nghiệp của ông, thì đó là: Tự trọng, Tôn trọng sự thật, tôn trọng mọi người, thấy việc gì có ích thì làm, không lạm dụng trách nhiệm, quyền hạn của mình, không bao giờ làm hại người khác, bất kể họ là ai, cư xử với mình tốt hay xấu".
Trên cương vị Chủ tịch Hội Luật gia thành phố, ông tích cực tuyên truyền giáo dục pháp luật, tinh thần thượng tôn pháp luật cho công chức và người dân. Trên cương vị luật sư, ông tham gia cãi nhiều vụ án, cứu được nhiều dân oan.
Tôi còn nhớ HTX An Thắng, huyện An Lão là điển hình tiêu biểu của ngành nông nghiệp Hải Phòng. Anh Ngô Thanh Phương là chủ nhiệm của hợp tác xã này, rất năng động, nhiệt tình xây dựng nên hợp tác xã, kể cả việc ứng dụng vận trù học trong quản lý sản xuất.
Khoảng những năm 70 của thể kỷ 20, xã viên hợp tác xã thiếu đói do mất mùa lúa và do chính sách lương thực lúc đó. Anh Phương vận động bà con gom được 3.000 đồng và thuê được máy bay trực thăng của quân đội, lên Sơn La mua sắn về cho xã viên.
Thế là anh bị bắt giam và kết tội vi phạm chính sách lương thực của Nhà nước. Ba tôi đã cãi cho anh được tha bổng.
Tôi còn nghe nhiều vụ án oan nữa, nhờ ba tôi mà họ được giải oan, như vụ ông giám đốc nhà máy cơ khí kiến thiết HP, thầy giáo Doãn Đông Giao, quyền hiệu trưởng trường cấp 3 Thái Phiên bị nghi tham ô, vụ anh bộ đội phục viên, làm công nhân bốc vác ở Cảng Hải Phòng bị nghi là ăn cấp hàng hóa khi bốc xếp…
Đổi lại, và trên hết tất cả, ông được sự quí mến, kính trọng của người dân Hải Phòng, kể cả những người không quen.
Tôi còn nhớ, có lần ông đi bộ trên phố Cầu Đất, bị tụt huyết áp, ngất xỉu, một người đạp xích lô đã chở ông về nhà, không nhận thù lao. Mà trong túi lúc đó chắc ông cũng chẳng có tiền trả công cho người đạp xe xích lô.
Rồi đám “đệ tử” hay đến nhà đàm đạo với ông đủ mọi chuyện trên đời. Họ đã tự nguyện chữa máy xay bột, máy bơm nước, xe gắn máy… cho ông, bà mà không nhận thù lao.
Tuy quê ở làng Cự Đà, Hà Đông, nhưng hầu như toàn bộ cuộc đời của ông gắn với thành phố Hải Phòng, từ năm 1938 cho đến tháng 1/1996, trừ những năm 1945, 1946 ông làm việc ở Hà Nội và 8 năm kháng chiến chống Pháp, khi ông ở Việt Bắc.
Tôi nghĩ phần thưởng quý giá nhất đối với ông là sự kính trọng của đồng nghiệp, của họ hàng, của người dân Hải Phòng sống cùng thời với ông.
- Ngân Anh Ghi
">
Bài học cho con của vị Bộ trưởng Tư pháp đầu tiên
Trường ĐH Sư phạm Hà Nội công bố điểm chuẩn năm 2023
Trường ĐH Sư phạm Hà Nội vừa công bố điểm chuẩn trúng tuyển đại học năm 2023 theo phương thức xét tuyển dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT.">Điểm sàn xét tuyển trường đại học Sư phạm Hà Nội năm 2023