您现在的位置是:NEWS > Thời sự
Nhận định, soi kèo Ratchaburi vs Nong Bua, 18h00 ngày 25/1
NEWS2025-04-05 11:34:04【Thời sự】3人已围观
简介ậnđịnhsoikèoRatchaburivsNongBuahngàmu ars Hoàng Ngọc - 24/01/2023 05:15 mu arsmu ars、、
很赞哦!(15698)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Naft Misan vs Al Kahrabaa, 20h00 ngày 4/4: Khách ‘tạch’
- Việt Nam sẽ chế tạo và phóng vệ tinh LOTUSat
- Bác sĩ Trình Văn Hải: Đầu tàu vững vàng của Khoa cấp cứu Bệnh viện FV
- Pep Guardiola cay đắng Man City thua Tottenham cho sáng mắt
- Nhận định, soi kèo Neom SC vs Al Tai, 22h00 ngày 3/4: Cửa trên ‘ghi điểm’
- Dậy thì sớm ở trẻ em, bác sĩ khuyến cáo ‘bố mẹ chớ ngó lơ’
- Bắt nhóm thiếu niên chuyên cướp xe của phụ nữ trong đêm ở Biên Hòa
- Tử hình người chồng rắp tâm giết hại vợ và con trai ở Hà Nội
- Nhận định, soi kèo Pakhtakor Tashkent vs Mashal Muborak, 21h30 ngày 2/4: Khởi đầu chật vật
- Những tuyến phố đắt đỏ có giá đất cả tỷ đồng/m2 ở Hà Nội
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo FC Slutsk vs Torpedo
Sau cơn nguy kịch, nam bệnh nhân 28 tuổi ở Đắk Nông nhiễm lao phổi nhiều năm vẫn không hết bàng hoàng. Anh có tiền sử lao phổi nhiều năm nhưng không điều trị liên tục. Khi nhiễm Covid-19, bệnh nhân này cách ly điều trị tại nhà, đột ngột ho ra máu ồ ạt, phải chuyển cấp cứu tại Bệnh viện Phổi Trung ương.
Qua thăm khám, các bác sĩ phát hiện ổ giả phình lớn động mạch phế quản phải trong hang lao chính là nguyên nhân gây ho máu ồ ạt, bệnh nhân được chuyển về Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức để can thiệp nội mạch cầm máu. Trong quá trình phẫu thuật, tính mạng bệnh nhân luôn bị đe dọa vì có thể chảy máu tái phát. Tuy nhiên, ca can thiệp đã thành công, không có bất kỳ biến chứng nào.
Đó là một trong số rất nhiều bệnh nhân lao nhiễm Covid-19 có diễn biến nặng, nguy kịch. Theo PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, Chủ nhiệm Chương trình chống lao Quốc gia, trong đại dịch vừa qua, đặc biệt là đợt dịch thứ 4, có rất nhiều người bệnh lao nhiễm Covid-19 và nhiều người đã tử vong.
PGS.TS Nguyễn Viết Nhung cho biết, Covid-19 và lao là 2 căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây lan qua không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe con người nhưng bệnh lao vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
Bác sĩ khám và điều trị bệnh nhân mắc bệnh lao tại Bệnh viện Phổi Trung ương “Bệnh lao là kẻ giết người thầm lặng. Không ai bị mắc lao mà tử vong ngay, bệnh thường kéo dài âm thầm và phát hiện muộn. Từ khi phát bệnh đến khi tử vong thì đã lây sang rất nhiều người khác. Vì vậy, phát hiện sớm, chủ động truy vết không những cứu sống cho người bệnh mà còn giảm nhanh nguồn lây lan cho cộng đồng”, PGS.TS Nhung nói.
Theo PGS.TS Nhung, tại Việt Nam, trong 2 năm qua, Bệnh viện Phổi trung ương cũng như hầu hết các bệnh viện chuyên khoa lao và bệnh phổi trên cả nước tích cực tham gia phòng chống dịch, hầu hết can thiệp chống lao áp dụng cho dịch bệnh Covid-19 do có những điểm tương đồng.
Chính vì vậy mà nhiều địa phương đã chuyển công năng bệnh viện chuyên khoa lao và bệnh phổi sang điều trị Covid-19. Điều này đã tác động hết sức nặng nề đến hoạt động chống lao trong cả nước, thậm chí làm gián đoạn, đứt gãy mạng lưới chống lao các tuyến.
Người bệnh lao không biết đến đâu để chẩn đoán, phát hiện, điều trị và làm gia tăng nguồn lây lao trong cộng đồng, tăng số người mắc và tử vong.
"Vì vậy, Văn phòng Ủy ban Quốc gia về chấm dứt bệnh lao, Chương trình chống lao quốc gia yêu cầu các địa phương củng cố hệ thống y tế phòng chống lao tại tất cả các tuyến. Tuyệt đối không chuyển đổi công năng điều trị Covid-19 vượt quá 50% số giường điều trị của các bệnh viện chuyên khoa.
Bên cạnh đó, chúng ta phải tận dụng thời cơ này để tiến tới năm 2030 chấm dứt bệnh lao như mục tiêu đã đề ra. Covid-19, hậu Covid-19, bệnh lao và các bệnh truyền nhiễm khác có thể tạo phòng khám 1 cửa, để người bệnh có thể dễ dàng tiếp cận, sàng lọc các bệnh liên quan", ông Nhung nhấn mạnh.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, lao vẫn là một trong những căn bệnh truyền nhiễm gây tử vong cao trên thế giới. Mỗi ngày có hơn 4.100 người chết vì bệnh lao và gần 28.000 người mắc. Theo báo cáo của Chương trình chống lao quốc gia, Việt Nam hiện vẫn là một trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới. Hàng năm, cả nước phát hiện và đưa vào điều trị hơn 100.000 người mắc lao. Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh nhân được phát hiện và báo cáo mới chỉ đạt 60%, có nghĩa là có tới 40% số bệnh nhân lao chưa được phát hiện và hoặc được phát hiện nhưng chưa được báo cáo trong cộng đồng. Chấm dứt bệnh lao ở Việt Nam nghĩa là tránh đi cái chết không đáng có của khoảng 10.000 người một năm hiện nay và hàng trăm ngàn gia đình không phải lo lắng vì có người mắc lao.
Với mong muốn vận động nhân dân cả nước ủng hộ, giúp đỡ người bị bệnh lao vượt qua ảnh hưởng của bệnh tật, hòa nhập cộng đồng, Bệnh viện Phổi trung ương, Chương trình phòng chống lao quốc gia, Quỹ Hỗ trợ người bệnh chiến thắng bệnh lao - PASTB phối hợp với Cổng thông tin nhân đạo quốc gia 1400 mở cổng nhắn tin ủng hộ quỹ.
Để ủng hộ Quỹ Hỗ trợ người bệnh chiến thắng bệnh lao, người dân có thể soạn tin nhắn cú pháp TB gửi 1402 (20.000 đồng/tin nhắn, không giới hạn số lượng tin nhắn). Thời gian bắt đầu từ nay đến ngày 20/5.
Đại diện WHO tại Việt Nam nhận định, chương trình chống lao của Việt Nam luôn đi đầu trong cuộc chiến toàn cầu chống lại bệnh lao, liên tục chia sẻ những kinh nghiệm được nhiều nước trên thế giới học hỏi. Do đó, WHO tái khẳng định sự hỗ trợ không ngừng với Việt Nam nhằm đạt được mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2030.
Ngọc Trang
Người đàn ông mắc ung thư phổi nhưng tưởng nhầm Covid-19
Ông Khoury nghĩ mình đã nhiễm Covid-19 do bị đau lưng, hắt hơi, ớn lạnh, ho. Ông chỉ đi khám khi bắt đầu ho ra máu.
">Bệnh 'giết người thầm lặng', 100.000 ca mắc mỗi năm nhưng chưa được quan tâm
SpaceX đang tận dụng tối đa lợi thế trước các đối thủ để nhanh chóng triển khai mạng Internet vệ tinh Starlink. Tính đến cuối năm 2023, SpaceX đã thực hiện tổng cộng 94 lần phóng tên lửa, trong đó có tới 63 lần phóng để đưa các vệ tinh Starlink lên quỹ đạo.
Mục tiêu của SpaceX trong năm 2024 là thực hiện 144 lần phóng, vượt qua kỷ lục đã thiết lập vào năm 2023.
Kế hoạch tham vọng này của SpaceX là nhằm mục đích nhanh chóng triển khai mạng Internet vệ tinh Starlink. Tốc độ phát triển Starlink dự kiến sẽ tăng tốc trong năm nay, thể hiện những thay đổi trên thị trường Internet quỹ đạo Trái Đất thấp (LEO). SpaceX đang tận dụng tối đa lợi thế trước các đối thủ nhờ sở hữu các tên lửa tái sử dụng Falcon 9.
Tuy nhiên, số lượng đối thủ cạnh tranh trực tiếp với SpaceX trong lĩnh vực này đang ngày càng tăng. Công ty con Kuiper của Amazon và Blue Origin của tỷ phú Jeff Bezos đều đang có ý định ra mắt các sản phẩm tên lửa và Internet tương tự.
Đáng chú ý, tên lửa New Glenn của Blue Origin được thiết kế với tầng đầu tiên có thể tái sử dụng và tăng tải trọng với động cơ tên lửa lớn hơn.
Kể từ đầu năm 2024, SpaceX đã tiến hành 2 lần phóng. Để đạt được mục tiêu 144 lần phóng/năm đã đề ra, SpaceX sẽ cần thực hiện trung bình khoảng 3 lần phóng mỗi tuần.
(theo OL)
Trung Quốc ‘trảm tướng’ vì gây ra thiệt hại 80 tỷ USD cho ngành game
Sau khi công bố dự thảo quy định mới về game trực tuyến, cổ phiếu ngành công nghệ Trung Quốc sụt giảm tới 80 tỷ USD vốn hóa và làm xói mòn niềm tin của nhà đầu tư.">SpaceX quyết tâm xác lập kỷ lục lịch sử trong năm 2024
Tiền ảo Facebook bị Australia 'tuýt còi'
Các nhà làm luật Australia yêu cầu Facebook công khai chi tiết về kế hoạch triển khai tiền ảo Libra sau khi công ty này không đáp ứng yêu cầu giải trình của cơ quan chức năng.
">Đột nhập 'mỏ' khai thác tiền ảo lớn nhất thế giới tại Nga
Nhận định, soi kèo Chiangrai United vs Nongbua Pitchaya, 19h00 ngày 4/4: Đối thủ yêu thích
- Đó là chia sẻ của bác sĩ điều trị về tính khả thi sau ca phẫu thuật tim của bệnh nhân Nguyễn Thị Thúy Phượng.
33 năm mang căn bệnh tim bẩm sinh
Bệnh nhân Nguyễn Thị Thúy Phượng (1983 ở 768/39 khóm Bình Đức II, phường Bình Đức, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang) bị bệnh tim bẩm sinh nhưng sau 33 năm sức khỏe yếu mới tìm đến bệnh viện để phẫu thuật.
Theo chẩn đoán của bác sĩ chị Phượng bị bệnh tim kênh nhĩ thất bán phần, thông liên nhĩ lỗ thứ phát, hở van 2 lá, hở van 3 lá nặng. Bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật để vá thông liên nhĩ sửa van 2 lá và van 3 lá.
Chị Phượng đang rất cần tiền để phẫu thuật tim. Theo người nhà kể, chị Phượng bị bệnh tim đã lâu vì trước đây thi thoảng thấy mệt nhưng rồi nghỉ ngơi chị lại khỏe lại. Thi thoảng chị Phượng đến y tế địa phương để khám và mua thuốc về uống.
Đến khi chị sinh con lần thứ nhất, bác sĩ phát hiện tim chị “có vấn đề” khuyên chị lên bệnh viện tuyến trên để tái khám nhưng vì không có tiền chị đành để liều. Đến lần thứ 2 chị cũng được bác sĩ khuyên như lần một nhưng vì không có tiền chị cũng đành bỏ qua.
Thời gian gần đây, sức khỏe chị một ngày một yếu dần, các cơn mệt đến thường xuyên hơn và chị cũng không còn làm được nhiều. Mẹ chị sốt ruột về bệnh tình của con nên đành đi xin bà con lối xóm mỗi người cho 5 chục, một trăm gom lại lên TP chữa bệnh.
Cần 70 triệu đồng để chữa khỏi dứt
Khi chị Phượng lên BV Chợ Rẫy khám bệnh, bác sĩ yêu cầu nhập viện điều trị nhưng không có tiền chị xin về kiếm tiền rồi quay trở lại. Trong nhà không có tiền, chị Phượng phải năn nỉ người ta vay “bạc đứng” mỗi triệu một tháng lãi 100 ngàn đồng. Vay được 20 triệu đồng chị gói ghém lên thành phố nhập viện.
Tuy nhiên, số tiền này quá nhỏ so với chi phí ca mổ sắp tới của chị. Nhắm mình không có khả năng chị định mang bệnh về nhà nhưng bác sĩ không đồng ý vì tính mạng chị có thể nguy hiểm.
Thương con không có tiền chữa bệnh, mẹ chị Phượng đã đi xin tiền làng xóm hy vọng chị được phẫu thuật tim. Hai vợ chồng chị Nguyễn Thị Thúy Phượng và anh Nguyễn Đức Trị đều làm thuê làm mướn quanh năm, hai con nhỏ nên cuộc sống còn nhiều khó khăn. Chị Phượng nhập viện chỉ có mẹ già gần 70 tuổi chăm sóc để anh Trị ở nhà kiếm thêm chút tiền và chăm con.
Chia sẻ với chúng tôi chị Phượng nói: “Hai vợ chồng tui có hai đứa con nhỏ, tui thì đau ốm thường xuyên nên làm không đủ ăn thì làm sao có tiền đi chữa bệnh. Nhiều lần bác sĩ khuyên đưa lên tuyến trên nhưng tui không dám đi. Giờ nặng quá rồi mẹ tui đi xin mọi người mới đưa tui lên đây chữa bệnh. Tui phải năn nỉ người ta mới vay được 20 triệu mỗi tháng trả lãi 2 triệu đồng. Căn nhà tôi ở cũng do hội từ thiện cho chứ bản thân chúng tôi cũng không làm được. Giờ mới biết viện phí quá lớn chúng tôi không biết làm sao đành phải xin bác sĩ cho về chứ làm sao có hàng chục triệu được”.
Theo bác sĩ điều trị cho chị Phượng cho biết: Chị Phượng bị bệnh tim với chẩn đoán kênh nhĩ thất bán phần, thông liên nhĩ lỗ thứ phát, hở van 2 lá và van 3 lá nặng. Bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật, càng được mổ sớm càng tốt để vá thông liên thất sửa van 2 lá và van 3 lá.
Tiên lượng nếu cuộc mổ thành công thì chỉ sau 3 tháng là bệnh nhân có thể sinh hoạt bình thường và có thể đi làm được.
Đức Toàn
Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ chị Nguyễn Thị Thúy PhượngMọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Bạn đọc có thể liên hệ Phòng Công tác xã hội BV Chợ Rẫy để được hướng dẫn đóng tạm ứng viện phí hoặc anh Nguyễn Đức Trị (768/39 khóm Bình Đức II, phường Bình Đức, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang)
">Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET,
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội. Mã số 2016.179
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi, Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 102010002381523
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land, 156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội
Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11, Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436
Có 70 triệu mổ tim, 3 tháng có thể đi làm được
Câu chuyện nợ lương tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh (đơn vị trực thuộc Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam) lại tiếp tục khiến dư luận quan tâm. Trao đổi với PV VietNamNet,ông Nguyễn Quốc Huy, Giám đốc Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam cho biết, ngày hôm qua, Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh đã ký quyết định trả lương. Theo đó, vào ngày 23/3, số lương tháng 2 và 3 của cán bộ nhân viên y tế Bệnh viện Tuệ Tĩnh đã được thanh toán đầy đủ.
“Điều này cũng đã được chúng tôi thông báo, trao đổi với các nhân viên y tế trước đó. Cụ thể, ngày 18/3/2022, tập thể lãnh đạo Học viện mở rộng đã họp và thống nhất tiếp tục tạm ứng kinh phí cho Bệnh viện để chi trả tiền lương tháng 2/2022 và tháng 3/2022 từ nguồn quỹ Phát triển hoạt động sự nghiệp kết dư của Học viện (theo hướng dẫn của Bộ Y tế)”, ông Huy cho biết thêm.
Nhân viên Bệnh viện Tuệ Tĩnh nhiều ngày căng băng rôn đòi quyền lợi. Giám đốc Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam cũng cho biết thêm: “Như báo cáo gửi Bộ Y tế, chúng tôi đang tái cơ cấu lại để triển khai vấn đề tự chủ tại Bệnh viện. Chúng tôi cũng động viên, mong cán bộ y tế đoàn kết với Bệnh viện để tìm phương án phát triển. Việc vay Học viện để chi trả tiền lương cũng chỉ là giải pháp tình thế. Quan trọng nhất là Bệnh viện tự chủ, có nguồn thu để đảm bảo đời sống cho nhân viên y tế”.
Ông Huy cũng khẳng định, sắp tới Bệnh viện sẽ có thay đổi về nhân sự để giúp Bệnh viện phát triển một cách tự chủ, bền vững hơn.
Về vấn đề này, bà Lê Thanh Bình, Tổ trưởng Tổ Công đoàn 1, Bệnh viện Tuệ Tĩnh cũng xác nhận, các nhân viên y tế đã nhận đầy đủ lương tháng 2 và tháng 3. Bà Bình cho biết mặc dù đã nhận được lương nợ, tuy nhiên điều họ mong chờ chính là vấn đề được giải quyết một cách triệt để. “Chúng tôi không thể tháng nào bị nợ lương cũng xuống đường để đòi quyền lợi. Lần này, chúng tôi muốn Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam phải giải quyết được vấn đề mà Bệnh viện Tuệ Tĩnh đang gặp phải”, bà Bình nói.
Trước đó, như VietNamNetđã đưa tin, chiều 21, 22 và 23/3, hơn 60 nhân viên y tế Bệnh viện Tuệ Tĩnh (đơn vị trực thuộc Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam) lại cầm băng rôn xuống đường để đòi quyền lợi. Nội dung băng rôn gây chú ý người qua đường với các nội dung: “Chúng tôi không muốn ăn xin từng tháng”, “Người lao động bị nợ lương kết quả từ những lời hứa không lời kết của lãnh đạo”; “Khẩn cầu Chính phủ vào cuộc để bảo vệ quyền lợi người lao động”…
Ngoài giải quyết vấn đề lương tháng 2, 3 cho nhân viên y tế, Giám đốc Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam khẳng định, để tránh tình trạng nợ lương nhân viên, bệnh viện phải cơ cấu lại mọi mặt, kiện toàn bộ máy tổ chức, nhân sự của bệnh viện để có nguồn thu một cách tự chủ.
Ngọc Trang
Nhân viên bệnh viện xuống đường đòi lương, Giám đốc Học viện lo trả
Tình trạng nợ lương nhân viên y tế tái diễn tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh và lần này, phía lãnh đạo khẳng định đang tái cơ cấu để giải quyết triệt để vấn đề.
">Liên tiếp 3 ngày căng băn rôn, 154 nhân viên y tế BV Tuệ Tĩnh đã nhận đủ lương
Gã thanh niên đưa con gái ông chủ vào nhà trọ để hiếp dâm
Gã thanh niên chở con gái ông chủ đi ăn rồi đưa vào nhà trọ để thực hiện hành vi hiếp dâm nạn nhân.
">Bắt khẩn cấp thầy giáo cấp 2 hiếp dâm nữ sinh 12 tuổi