您现在的位置是:NEWS > Kinh doanh
Nhận định, soi kèo Mura vs Maribor, 22h30 ngày 21/4: Nỗi lo xa nhà
NEWS2025-04-24 12:57:05【Kinh doanh】1人已围观
简介 Hoàng Ngọc - 21/04/2025 10:32 SEA Games bd anhbd anh、、
很赞哦!(1)
相关文章
- Soi kèo góc Valencia vs Espanyol, 0h00 ngày 23/4
- Tin thể thao sáng 17
- Mẫu nhà mái Nhật 3 tầng thoáng mát với thiết kế tinh tế
- HAGL cần HLV Park Hang Seo giải cứu cho bầu Đức
- Nhận định, soi kèo RB Bragantino vs Cruzeiro, 06h30 ngày 21/4: Ca khúc khải hoàn
- Cư dân mạng tạo “trend” khoe F0 nhận nhiều phản ứng trái chiều
- Tin bóng đá sáng 18
- BXH ATP: Federer lập kỷ lục vô địch Wimbledon, lên số 3 thế giới
- Nhận định, soi kèo WSG Swarovski Tirol vs Rheindorf Altach, 23h30 ngày 22/4: Xáo trộn bảng xếp hạng
- Những lời khuyên hữu ích về màu sắc phong thủy khi sơn nhà đón Tết
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Deportivo Pasto vs Rionegro Aguilas, 08h10 ngày 22/4: Top 8 vẫy gọi
Hai group về bất động sản Hà Nội, với những quan điểm trái chiều, đang được các thành viên tham gia tranh luận sôi nổi. Ảnh chụp màn hình. “Chúng tôi không cần mua rẻ, chỉ muốn mua đúng giá trị mà thôi”, chủ group nhấn mạnh.
Tham gia tranh luận, tài khoản Nguyen Nguyen cho rằng, thời gian gần đây, giá cả thị trường bất động sản Hà Nội đang tăng mạnh cả chung cư lẫn nhà đất, mức tăng từ 50-70%, thậm chí có bất động sản còn tăng tới hơn 100%. Vậy nên giai đoạn này, không mua được thì không vội vì cần phải nắm được giá trị thực, không thể chạy theo giá “phông bạt” nhiều nơi đang rao bán.
Anh Dinh Hong (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, một tháng gần đây, anh đã tự rời các hội nhóm bất động sản vì nhận thấy những thông tin tại đó không có ý nghĩa gì, hầu hết lặp đi lặp lại những thông tin đã có từ bài viết trước. Trong khi, thông tin anh cần thì thiếu.
Nhiều người cho hay, khi thấy nhiều bài viết, môi giới rao bán những bất động sản “khiêm tốn” mà giá “trên trời” thì cảm thấy áp lực. Điển hình như gần đây, có môi giới rao bán căn nhà mặt phố chỉ 30m2 với 1m mặt tiền mà “hét” giá lên tới 6,5 tỷ đồng
Hay tài khoản Pham Huy nêu ý kiến, không chỉ trong trung tâm thành phố, những căn liền kề tại Hà Đông giá cũng dao động 14-15 tỷ, tương đương 200-250 triệu đồng/m2, chưa đến một năm giá đã tăng gấp đôi trong khi những tỉnh, thành lân cận có tăng nhưng không phi mã như vậy.
Không kém cạnh, một tháng gần đây bất ngờ xuất hiện một group tự nhận là "đối trọng" của nhóm trên, có tên “Nhóm dừng bán nhà Hà Nội để chờ tăng giá”. Hết ngày 15/8, nhóm mới có khoảng 400 thành viên. Nhiều độc giả cho rằng, đây có thể là "lời đáp trả" của nhóm cộng đồng môi giới và chủ các bất động sản.
Dưới góc độ môi giới, anh D.A (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) nhận xét, thời điểm hiện tại đã khác trước rất nhiều, phần lớn môi giới đều là người có kiến thức, có tâm với khách hàng, dù tất nhiên vẫn tồn tại số ít môi giới sẵn sàng hét giá cao hơn giá thực tế để “ăn” chênh lệch.
Môi giới này mong rằng, người mua hãy nhìn nhận môi giới nhà đất với cái nhìn tích cực hơn. Theo anh, tuy thị trường bất động sản đang biến động mạnh, nhưng cũng không ảnh hưởng quá nhiều tới những người làm môi giới.
“Bất động sản được giá là mình chốt, chứ mình không băn khoăn quá nhiều về thị trường hiện tại”, môi giới A nói.
Chủ tài khoản Minh Anh (Nam Từ Liêm, Hà Nội) bày tỏ, mật độ dân cư ở Hà Nội vốn dĩ rất đông, để mua được một căn nhà ưng ý trong nội thành khách phải bỏ ra số tiền không hề nhỏ. Vậy mà có người mặc cả chỉ bằng 60-70% giá trị ngôi nhà, như thế không ai muốn bán, mua không được rồi lại lên các diễn đàn bất động sản “kêu gào”.
Nhiều độc giả trong group này nêu quan điểm, nhà đất chỉ có chững lại hoặc tăng nhẹ, chứ không bao giờ giảm đến 50%, nếu giảm mức đó thì thị trường sẽ trở nên hỗn loạn. Lúc giá nhà rẻ bán không ai mua, lúc tăng giá thì lại bị gắn mác “ngáo giá”.
CEO Nguyễn Hoàng Nam, Tổng giám đốc G-Home, nhận xét: “Khi hiện tượng tăng giá diễn ra, sẽ có những người 'té nước theo mưa' để đẩy giá tại một số khu vực, làm lũng đoạn thị trường. Người dân cần cẩn trọng khi có quyết định mua/bán, tránh để xảy ra hiện tượng fomo - hiệu ứng tâm lý khiến người ta luôn thấy sợ bị bỏ lỡ cơ hội khi không chạy theo đám đông".
Căn nhà mặt phố lớn Hà Nội chỉ 1m mặt tiền, vì sao rao bán tới 6,5 tỷ?
Một căn nhà 3 tầng rộng 30m2 nhưng mặt tiền chỉ có 1m, nằm trên con phố lớn ở trung tâm Hà Nội, được rao bán giá 6,5 tỷ đồng. Phải tinh mắt lắm, khách đến xem mới có thể tìm thấy vị trí mặt tiền căn nhà.">Hai group dừng bán và dừng mua nhà tranh cãi nảy lửa về giá nhà đất Hà Nội
Đây là lần thứ 2 các cháu nhận được sự hỗ trợ từ bạn đọc. Trước đó cuối tháng 1/2022, Báo VietNamNet đã trao số tiền 21.008.300 đồng.
Như vậy sau 2 đợt bạn đọc hỗ trợ, 3 chị em đã nhận hơn 47 triệu đồng
Chị em Tiên là nhân vật trong bài viết “Cha ung thư qua đời, mẹ bỏ đi, ba đứa trẻ bơ vơ sợ cảnh chia lìa”.
Cuối tháng 12/2021, sau thời gian dài điều trị bệnh ung thư gan, anh Phạm Đá (54 tuổi), ba của Tiên qua đời, để lại Tiên cùng hai em Phạm Thị Anh Thư (8 tuổi) và Phạm Thị Diễm My (7 tuổi). Ba ra đi đột ngột, chị em Tiên bỗng chốc bơ vơ khi còn quá nhỏ.
Báo VietNamNet trao tiền hỗ trợ của bạn đọc đến 3 chị em mồ côi cha Ông Phạm Tho (69 tuổi, bác ruột của Tiên) cho biết, trước khi ba của các bé qua đời, mẹ của các cháu bất ngờ bỏ đi, gia đình không liên lạc được.
Tiếp nhận tấm lòng vàng của bạn đọc ủng hộ, ông Phạm Tho xúc động: “Gia đình rất mừng khi tiếp tục nhận được sự quan tâm hỗ trợ của bạn đọc Báo VietNamNet. Xin chúc quý mạnh thường quân nhiều sức khỏe”.
Có mặt tại buổi trao tiền, ông Nguyễn Văn Vĩnh - Phó ban Dân vận huyện Hòa Vang chia sẻ: “Số tiền của bạn đọc hỗ trợ sẽ giúp các cháu có tương lai tốt hơn. Báo VietNamNet luôn là cầu nối nghĩa tình kết nối bạn đọc đến với các cảnh đời khó khăn.
Đại diện huyện chúc toàn thể phóng viên Báo VietNamNet cũng như bạn đọc của báo nhiều sức khỏe, bình an và tiếp tục giúp đỡ thật nhiều cảnh đời khốn khó”.
Hồ Giáp
Cha ung thư qua đời, mẹ bỏ đi, ba đứa trẻ bơ vơ sợ cảnh chia lìa
3 tháng sau khi vợ bỏ đi, anh Đá qua đời vì căn bệnh ung thư gan, để lại những đứa con bơ vơ, non nớt trước cuộc đời.
">Bạn đọc tiếp tục hỗ trợ 3 cháu mồ côi cha ở Đà Nẵng hơn 26 triệu đồng
Dự án Marina Complex nằm bên bờ Đông sông Hàn, thuộc quận Sơn Trà. Ảnh: Hồ Giáp Ngày 30/7, thông tin với báo chí tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024, ông Nguyễn Quốc Cường, Tổng giám đốc Quốc Cường Gia Lai, cho hay, Marina Complex là một trong những dự án hoàn chỉnh pháp lý nhất hiện nay. Công ty đang thực hiện nghĩa vụ tài chính cho Nhà nước và dự kiến sẽ bán hàng vào đầu năm sau. (Xem chi tiết)
Mắc kẹt vì bán chung cư, khóc dở mếu dở ôm tiền tỷ không mua nổi căn hộ cũ
Căn hộ mới giá dưới 50 triệu đồng/m2 gần như "biến mất" tại Hà Nội. Như vậy, với tài chính khoảng 3 tỷ đồng cũng khó mua được một căn hộ chung cư mới ở Thủ đô.
Trước đây, căn hộ tầm giá 60-80 triệu đồng/m2 thường tập trung ở khu vực quận Cầu Giấy, Đống Đa. Các khu trung tâm như Ba Đình, Tây Hồ mức giá dao động từ 80 triệu đồng/2 đến hơn 100 triệu đồng/m2... Tuy nhiên khung giá này giờ xuất hiện ở những khu vực xa hơn, gần Đại lộ Thăng Long.
Tốc độ thu nhập không theo nổi tốc độ tăng giá chung cư. Mấy năm lăn lộn kinh doanh nhiều người không mua nổi chính căn hộ mình từng bán. (Xem chi tiết)
Đất Thanh Oai, Hà Nội đấu giá tăng sốc lên hơn 100 triệu/m2, rao bán chênh ngay nửa tỷ
Nhiều lô đất trúng đấu giá tại huyện Thanh Oai (Hà Nội) tăng gần chục lần so với giá khởi điểm. Có lô khởi điểm 12,5 triệu đồng/m2 trúng đấu giá tới 100,5 triệu đồng/m2, gấp 8 lần. Ngay sau đấu giá, cò đã có thông tin bán sang tay chênh hàng trăm triệu.
Theo bảng giá của môi giới, các lô có giá chênh phổ biến từ 200-500 triệu đồng/lô. Có lô tại khu LK05 được báo giá chênh lên tới 700 triệu đồng. (Xem chi tiết)
Nếu bất động sản tăng giá trên 20% trong 3 tháng, Nhà nước sẽ điều tiết
Theo Nghị định 96/2024/NĐ-CP, khi chỉ số giá giao dịch bất động sản có sự biến động tăng, giảm trên 20% trong 3 tháng, các bộ ngành sẽ phải đề xuất biện pháp điều tiết thị trường.
Nhà nước sẽ thông qua việc lập, trình phê duyệt và triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất… để điều tiết thị trường bất động sản bảo đảm cung cầu, cơ cấu sản phẩm. Ảnh: Hồng Khanh Về việc đề xuất các biện pháp điều tiết thị trường bất động sản, trong thời hạn 15 ngày, Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh để tổng hợp báo cáo đánh giá tình hình và đề xuất các biện pháp điều tiết thị trường bất động sản để trình Chính phủ xem xét, quyết định. (Xem chi tiết)
Sổ đỏ có tên gọi mới, chính thức tra cứu được thông tin qua mã QR
Theo Thông tư 10/2024/TT-BTNMT, có hiệu lực từ 1/8, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất sẽ có mã QR và chỉ còn 2 trang thay vì 4 trang như trước đây.
Mã QR được in trên giấy chứng nhận được dùng để lưu trữ, hiển thị các thông tin chi tiết của giấy chứng nhận và các thông tin để quản lý mã QR.
Thông tin phản hồi từ mã QR có giá trị như thông tin trên giấy chứng nhận, thống nhất với thông tin trong cơ sở dữ liệu đất đai hoặc thông tin ghi nhận trong hồ sơ địa chính đối với những nơi chưa xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai. (Xem chi tiết)
Cá nhân mua bán hơn 10 bất động sản trong một năm có bị ‘tuýt còi’ vô hiệu hoá?
Từ 1/8, cá nhân kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ không được giao dịch quá 10 lần một năm và dưới 300 tỷ đồng mỗi hợp đồng.
“Siết” điều kiện của chủ thể kinh doanh bất động sản giúp tăng cường quản lý nhà nước, xây dựng thị trường hoạt động ổn định, lành mạnh. Ảnh minh hoạ: Hồng Khanh Đại diện pháp chế một doanh nghiệp bất động sản cho biết, theo quy định trên, cá nhân kinh doanh bất động sản được gọi là kinh doanh quy mô nhỏ phải đáp ứng đồng thời 2 điều kiện là không thuộc trường hợp phải lập dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về xây dựng, nhà ở. Và không thuộc trường hợp có giá trị tính trên 1 hợp đồng bán, chuyển nhượng bất động sản quá 300 tỷ đồng, không thuộc trường hợp có số lần giao dịch bán, chuyển nhượng quá 10 lần trong một năm.
Trường hợp ngược lại thì cá nhân phải thành lập doanh nghiệp để đảm bảo điều kiện kinh doanh bất động sản. (Xem chi tiết)
Cả nước kiểm kê đất đai chuyên đề về quản lý, sử dụng đất sân golf, sân bayĐề án “Kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2024” vừa được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký ban hành, trong đó bao gồm cả thực hiện kiểm kê đất đai chuyên đề về tình hình quản lý, sử dụng đất sân golf, cảng hàng không, sân bay...">Mắc kẹt vì bán chung cư đất ven Hà Nội đấu giá tăng sốc lên hơn 100 triệu/m2
Kèo vàng bóng đá Man City vs Aston Villa, 02h00 ngày 23/4: Đối thủ yêu thích
Mỹ thử nghiệm hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot. Ảnh: Lục quân Mỹ Một khẩu đội MIM-104 Patriot do tập đoàn Raytheon của Mỹ sản xuất có giá hơn 1 tỷ USD. Hồi tháng 3, Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết Ukraine cần ít nhất 5 - 7 hệ thống Patriot để bảo vệ năng lực sản xuất công nghiệp khỏi các cuộc tấn công tầm xa của Nga.
Còn theo Ngoại trưởng Ukraine, Kiev đang đàm phán với các nhà tài trợ phương Tây để nhận thêm 2 hệ thống Patriot do Mỹ sản xuất, và một hệ thống SAMP/T của Pháp - Italia. Theo truyền thông phương Tây, Ukraine đang vận hành ít nhất 3 khẩu đội Patriot, và 1 hệ thống SAMP/T. Kiev được cho đã tiếp cận Ba Lan, Tây Ban Nha, và Romania để có thêm vũ khí.
Ukraine tăng tốc cấp UAV cho quân đội
Ukraine đã giao số lượng máy bay không người lái (UAV) cho quân đội trong năm nay nhiều gấp 3 lần so với cả năm 2023.
Theo hãng tin Reuters, đây là tuyên bố của Đại tá Vadym Sukharevskyi, chỉ huy lực lượng UAV Ukraine. Ông Sukharevskyi cho biết 99% UAV được quân đội Ukraine sử dụng là sản phẩm nội địa.
“Quá trình này vẫn tiếp tục, và sẽ ngày càng phát triển. Không phải bí mật, những hạn chế về nguồn lực trong pháo binh của chúng tôi đang được bù đắp bằng UAV như UAV FPV (góc nhìn thứ nhất), và UAV thả bom”, ông Sukharevskyi nhấn mạnh.
Việc cả Nga và Ukraine tăng cường sử dụng UAV đã chuyển xung đột trên tiền tuyến sang tấn công vào cơ sở hạ tầng quân sự, năng lượng, và giao thông của nhau.
Theo ông Sukharevskyi, các UAV của Ukraine hiện có thể tấn công mục tiêu ở cách xa hơn 1.200km.
Ukraine bất ngờ rút khỏi thỏa thuận vận chuyển Biển Đen
Ukraine và Nga gần như đã đạt được một thỏa thuận đảm bảo an toàn cho hoạt động vận chuyển hàng hải ở Biển Đen sau 2 tháng đàm phán song Kiev bất ngờ rút vào phút chót.">Ukraine chấp nhận mọi điều kiện để có hệ thống phòng không, tăng tốc giao UAV
Hai mẹ con bé Tài khóc nức nở khi tâm sự về cuộc sống hiện tại. Hữu Tài tội nghiệp mắc căn bệnh u não khi mới 5 tuổi. Sau khi phẫu thuật cắt bỏ khối u, con được về nhà, tái khám định kỳ. Chứng kiến con có thể đi học như những đứa trẻ bình thường khác, vợ chồng chị Phương thầm mừng rỡ, nghĩ rằng con đã khỏi hẳn. Bất ngờ khoảng tháng 6/2023, tay chân của Tài cứ run từng hồi, đi đứng dễ bị ngã, họ vội đưa con đi khám rồi điếng người khi nghe khối u đã tái phát.
Bác sĩ nói với vợ chồng chị, Hữu Tài bị u não giai đoạn 3, phải nhập viện theo dõi. Trong một năm vừa qua, con phải mổ lấy khối u, thêm nhiều lần mổ đặt ống dẫn lưu dịch não. Cùng với đó là những đợt truyền thuốc hóa chất bỏng rát.
Hữu Tài vốn là một đứa trẻ hiểu chuyện, biết thương bố mẹ. Thế nhưng từ sau khi bệnh tái phát, con không còn kiểm soát được hành vi của mình. Có những lần trong cơn đau, con điên cuồng cào cấu mẹ, lúc tỉnh lại, con bàng hoàng khi biết chính mình đã làm mẹ tổn thương, òa khóc nức nở.
Khoảng thời gian ít ỏi Hữu Tài khỏe khoắn, con ôm mẹ, nói muốn về đi học. Cậu bé hồn nhiên: “Con ước học giỏi như anh hai, lớn lên sẽ làm giám đốc xưởng quần áo để mẹ được mặc đồ mới thoải mái”. Những lời yêu thương có phần ngây ngô của con vừa khiến chị Phương cảm động, lại vừa đau lòng.
Hơn 1 năm nay, chị Phương trở thành điểm tựa cho con chiến đấu với bệnh tật. Ngoài những ngày đưa Tài lên bệnh viện truyền thuốc, nếu con khỏe, chị lại xin phụ rửa chén cho một quán ăn ở gần nhà trọ, may ra đủ tiền gạo, mắm, muối. Chồng chị, anh Tạ Thúc Lâm (46 tuổi) là trụ cột chính. Đồng lương công nhân vỏn vẹn 6 triệu đồng của anh vừa lo cho 2 con lớn ở quê ăn học, vừa chữa bệnh cho Tài, chưa kể sinh hoạt của cả nhà. Tháng nào họ cũng phải chạy đôn chạy đáo vay mượn, đắp chỗ nọ bù chỗ kia.
Người mẹ luôn động viên con trai cố gắng hợp tác với bác sĩ để sớm khỏi bệnh, nhưng chị lại rơi vào bế tắc vì đã cạn sạch tiền. Bác sĩ Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cơ sở 2 cho biết, bé Hữu Tài đã trải qua 3 lần mổ cắt bỏ khối u ở cùng một chỗ, hiện không thể phẫu thuật tiếp. Con đang theo phác đồ hóa trị, kéo dài khoảng một năm rưỡi. Trong thời gian đó, cứ khoảng 6 tháng, bác sĩ sẽ chỉ định cho con chụp MRI, đánh giá lại khối u để có phương hướng điều trị tiếp.
Thế nhưng, hiện tại vợ chồng chị Phương đã không còn nơi nào để trông cậy, không biết có thể cho con chữa bệnh được đến khi nào. Trước đó, nhiều đợt Hữu Tài phải đánh thuốc mạnh, nằm ngoài danh mục chi trả của bảo hiểm y tế, chi phí điều trị lên tới hơn 10 triệu đồng, anh Lâm phải cầu cạnh khắp nơi. Đến nay, biết bố mẹ đã cạn tiền cho em chữa bệnh, 2 đứa con lớn muốn xin nghỉ học, còn Tài nằng nặc đòi về.
Ông Hoàng Thế Hòa - trưởng khối 6, thị trấn Tân Kỳ, Nghệ An xác nhận gia đình chị Phương ở quê có hoàn cảnh khó khăn. Hai đứa lớn đang còn đi học, phải nương nhờ nhà ông bà, bé út lại mắc bệnh hiểm nghèo khiến họ thêm chật vật.
Mong rằng VietNamNet sẽ là nhịp cầu kết nối yêu thương, để bé Tài gặp được những tấm lòng nhân ái, giúp con tiếp tục điều trị bệnh.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Chị Lê Thị Phương hoặc anh Tạ Thúc Lâm;
Địa chỉ: Khối 6, trị trấn Tân Kỳ, huyện Tân Kỳ, Nghệ An;
SĐT: 0989064756.
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ghi rõ ủng hộ MS 2024.227 (Bé Tạ Hữu Tài)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148.
Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Vietinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamNet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc: Địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP.HCM. Điện thoại: 19001081
Hy vọng mong manh của cậu bé mắc bệnh ung thư máuCăn bệnh ung thư máu khiến Trương Thiên Lộc gánh chịu nỗi đau sâu tận trong xương tủy. Đứa trẻ tội nghiệp khao khát được chữa khỏi bệnh, sớm về quê đi học.">Biết bố mẹ cạn đường xoay xở, bé trai bị u não nằng nặc đòi về
Tuy nhiên, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên chương trình Giáo dục phổ thông mới - cho biết không phải đến bây giờ những vấn đề này mới được đề cập tới.
Nhà trường xác định tổ hợp tự chọn phù hợp thực tế
Theo ông Thuyết, từ cuối năm 2020 Bộ GD-ĐT đã có công văn 5512 hướng dẫn thực hiện CT, trong đó có việc xây dựng kế hoạch giáo dục.
Bộ cũng đã tổ chức tập huấn giáo viên và cán bộ quản lý về xây dựng kế hoạch giáo dục (module 4). Một số Sở GD-ĐT cũng đã có công văn hướng dẫn rất cụ thể, rõ ràng.
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên chương trình Giáo dục phổ thông 2018 “Cho nên, nếu các trường đã nghiên cứu kĩ công văn của Bộ, của Sở và chuẩn bị sẵn sàng từ trước thì sẽ không lúng túng.
Về phía học sinh và phụ huynh, việc cần làm là cân nhắc để có sự lựa chọn phù hợp.
Chuyển đổi từ chỗ học theo kế hoạch cố định sang tự do lựa chọn môn học dĩ nhiên ban đầu sẽ có chút bối rối nhưng đây là cơ hội để HS được tự mình quyết định việc học của mình. Tôi tin rằng những bối rối này, nếu có, sẽ nhanh chóng qua đi với sự tư vấn và tổ chức phù hợp của nhà trường”.
Trước những băn khoăn của nhiều lãnh đạo trường học cũng như giáo viên về vấn đề thừa – thiếu giáo viên có thể xảy ra khi học sinh có quyền lựa chọn môn học, cũng như có tới gần 100 tổ hợp môn học mà học sinh có thể chọn, ông Thuyết khẳng định “Thực ra, câu chuyện không phức tạp đến thế”.
“Thứ nhất, học sinh lựa chọn môn học có nghĩa là chọn học các chuyên đề của 3 môn học phù hợp nhất với định hướng nghề nghiệp của mình. Ví dụ: Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục dục Kinh tế và pháp luật.
Thứ hai là chọn thêm 2 môn học ở nhóm khác. Ví dụ: Sinh học, Tin học (hoặc Công nghệ, Âm nhạc).
Còn về các trường thì cách làm đơn giản nhất là: Thứ nhất, tổ chức các lớp học cố định để học các môn học bắt buộc như trước nay; Thứ hai, tổ chức các lớp học chuyên đề; xác định sĩ số mỗi lớp theo đúng quy định. Thứ ba, sắp xếp học sinh vào các lớp chuyên đề theo nguyện vọng; nếu số HS đăng kí vào một lớp vượt quá sĩ số quy định thì chuyển học sinh vào lớp chuyên đề khác theo nguyện vọng 2. Căn cứ để chọn nguyện vọng 1 là “độ dốc” của điểm thi đầu vào hoặc điểm tổng kết môn học đó ở THCS” – ông Thuyết giải thích.
“Trên cơ sở quy định của Chương trình, nguyện vọng của học sinh, đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất của mình, các trường sẽ xác định những tổ hợp phù hợp với thực tế”.
2 phương án trước mắt giải quyết thiếu giáo viên
Về bài toán thiếu – thừa giáo viên của những môn học như Âm nhạc, Mỹ thuật hay Công nghệ, ông Thuyết đưa ra một số hướng giải quyết như: “Để khắc phục khó khăn trước mắt về biên chế giáo viên, cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có thể điều động hoặc kí hợp đồng giảng dạy với giáo viên có đủ điều kiện giảng dạy những môn học này từ các cấp học khác, các trường chuyên nghiệp.
Ngành giáo dục cũng có thể cho phép học sinh học những môn này ở các trường chuyên nghiệp trên địa bàn, công nhận kết quả học tập của các em như đối với các môn học ở trường THPT.
Dĩ nhiên, nếu không nhiều học sinh địa phương có nguyện vọng học các môn này thì không cần áp dụng các giải pháp nói trên”.
Năm học 2022-2023 chương trình lớp 10 mới sẽ được triển khai. Ảnh: Thanh Tùng “Chương trình Giáo dục phổ thông mới được thiết kế nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển rất đa dạng của học sinh, cả trong thời điểm hiện tại lẫn tương lai, khi điều kiện dạy và học sẽ thay đổi” – ông Thuyết lưu ý.
Nói thêm về việc triển khai chương trình mới ở lớp 1, lớp 2 và lớp 6, ông Thuyết nhận định có thể có những bất cập ở một vài khâu nào đó nhưng về cơ bản, chương trình các lớp này đã được triển khai suôn sẻ, nếu không kể ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Đặc biệt, chưa có những bất cập về kế hoạch dạy học.
“Tuy nhiên, từ năm thứ ba này có khả năng sẽ xuất hiện khó khăn khi học sinh bắt đầu học Ngoại ngữ, Tin học như những nội dung giáo dục bắt buộc.
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 16 về việc triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông mới, trong đó có đề cập vấn đề biên chế giáo viên và cơ sở vật chất. Tôi tin rằng vì quyền lợi của con em mình, các địa phương sẽ có giải pháp thu hút anh chị em được đào tạo về Ngoại ngữ, Tin học và các môn học đặc thù khác về công tác ở ngành giáo dục, mặc dù thực sự là ngành này thu nhập thấp mà áp lực lại rất cao”.
Về thi cử, đánh giá đối với học sinh lớp 10 nói riêng cũng như toàn bộ các lớp học bậc THPT khi triển khai chương trình mới, GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết vấn đề này được thực hiện theo các văn bản chỉ đạo của Bộ GD-ĐT.
“Tôi chỉ xin nói về một tình huống mà Ban soạn thảo CT đã lường trước, đó là trường hợp HS ở lớp 10 chọn một tổ hợp môn học, đến lớp 11, lại có nguyện vọng thay đổi thì giải quyết như thế nào?
Trong trường hợp này, nhà trường bảo lưu kết quả học tập của HS ở lớp 10 để HS đó được lên lớp, nếu đủ điều kiện. Nhưng để có đủ kiến thức, kĩ năng theo học các môn học ở tổ hợp mới, dĩ nhiên, HS đó phải học lại chuyên đề của môn học mới ở lớp 10”.
Phương Chi
Hơn 100 tổ hợp môn học chương trình lớp 10 mới?
Chương trình Giáo dục phổ thông mới sẽ áp dụng cho bậc THPT từ năm học 2022-2023. Một trong những điểm mới, thay vì 13 môn học như hiện nay, học sinh sẽ chỉ học 12 môn trong đó 7 môn bắt buộc và 5 môn tự chọn.
">Tổng Chủ biên nói về gần 100 tổ hợp tự chọn trong chương trình lớp 10 mới