Nhận định trên được Tổng giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ DTT Nguyễn Thế Trung,ôngtyDTTViệtNamđãlàmchủđượccôngnghệChínhphủđiệntửChínhphủsốgiá vàng trực tiếp chuyên gia đang tham gia các dự án xây dựng Chính phủ điện tử, Hệ sinh thái Việt số hóa đưa ra trong trao đổi tại hội nghị “Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Một trụ cột cho phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam” được Bộ KH&CN, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam và Liên minh Đổi mới Phát triển Quốc tế (IDIA) đồng tổ chức tại Hà Nội vào ngày 15/5/2019.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự hội nghị “Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Một trụ cột cho phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam” (Nguồn ảnh: Chinhphu.vn) |
Là sự kiện nằm trong khuôn khổ “Tuần lễ Đổi mới sáng tạo” diễn ra từ ngày 13-17/5 tại Hà Nội, hướng đến mục tiêu tìm hiểu về các công cụ, công nghệ và xu hướng khác nhau liên quan đến cuộc cách mạng 4.0, các rủi ro hoặc lợi ích tiềm năng của chúng đối với sự bình đẳng, sự bao trùm và các kết quả phát triển ở Việt Nam và một số nước khác, hội nghị “Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Một trụ cột cho phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam” có sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng nhiều lãnh đạo bộ, ngành, doanh nghiệp, chuyên gia cấp cao quốc tế.
Công nghệ Chính phủ điện tử được làm chủ bởi người Việt
Chia sẻ tại phiên thảo luận về thách thức và kiến nghị đối với Việt Nam của hội nghị, ông Nguyễn Thế Trung cho hay, là người đứng đầu một doanh nghiệp hoàn toàn tư nhân, chỉ có khoảng 200 nhân sự, nhưng ông đã có quá trình được tham dự vào các vấn đề khoa học công nghệ trong suốt 15 năm vừa qua.
“Từ cách đây khoảng 15 năm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi đó là Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ có thể đã nhìn ra một lời giải rằng “Cải cách hành chính chính là con đường để phát triển đất nước”. Sau đó, việc này được hiện thực hóa bằng giải pháp Chính phủ điện tử và gần đây nhất giải pháp Chính phủ điện tử được làm chủ bởi người Việt”, ông Trung nói.
Lý giải rõ hơn cho nhận định của mình về việc công nghệ Chính phủ điện tử, Chính phủ số hiện đã được làm chủ bởi người Việt, ông Trung cho biết, hiện giờ, tất cả những công ty làm Chính phủ điện tử đều là công ty Việt Nam, cơ bản sử dụng công nghệ mở và phát triển các giải pháp.
“Như vậy, sau 15 năm bằng năng lực và đã có những thăng trầm rất lớn, Việt Nam chúng ta đã làm chủ được một công nghệ có lẽ hiện giờ với thế giới không phải là quá phức tạp nhưng rất quan trọng, đó là công nghệ Chính phủ điện tử, Chính phủ số. Quá trình đó cũng đã tạo ra nhiều việc làm cho các doanh nghiệp”, ông Trung nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Thế Trung, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ DTT (Ảnh: XĐ) |