您现在的位置是:NEWS > Thể thao
Nhận định, soi kèo Khangarid vs Erchim, 18h15 ngày 13/10: Tin vào cửa dưới
NEWS2025-04-05 11:33:57【Thể thao】5人已围观
简介 Hoàng Ngọc - 13/10/2024 01:17 Nhận định bóng giá vàng trực tuyếngiá vàng trực tuyến、、
很赞哦!(7)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Al Quwa Al Jawiya vs Naft Al Basra, 22h30 ngày 3/4: Trận đấu thủ tục
- Nhanh như chớp nhí tập 4: Cậu bé Hàn Quốc khiến Trấn Thành toát mồ hôi
- Bẫy ngọt ngào: Hào nhoáng và hời hợt
- Biến tấu lạ cho món bò áp chảo
- Nhận định, soi kèo Al Quwa Al Jawiya vs Naft Al Basra, 22h30 ngày 3/4: Trận đấu thủ tục
- Davis Cup phủ nhận xem nhẹ lễ giải nghệ của Nadal
- Mực xào trứng muối lạ miệng mà ngon cơm
- 8 dấu hiệu cho thấy 'nửa kia' không tôn trọng bạn
- Siêu máy tính dự đoán Chelsea vs Tottenham, 2h00 ngày 4/4
- Phó Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam qua đời do đột quỵ
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo FC Slutsk vs Torpedo
Văn bản do Hoà thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự ký, nêu việc nguyện cầu bình an, mong muốn sức khoẻ, hạnh phúc, an lạc là nhu cầu và bản năng của con người.
Đây là khuynh hướng chủ đạo của tất cả các tôn giáo từ thủa sơ khai. Phật giáo cũng như các tôn giáo lớn khác, có chức năng là chỗ dựa tinh thần, tâm linh cho con người. Các chùa tổ chức cầu quốc thái dân an, mong muốn đem lại bình an cho mọi người là việc làm có ý nghĩa.
Giáo hội Phật giáo yêu cầu tăng ni không lợi dụng lễ cầu an để trục lợi. "Dâng sao giải hạn không phải là nghi lễ của Phật giáo mà là tư tưởng triết học của Lão giáo đã hoà nhập với Phật giáo trong truyền thống Tam giáo đồng nguyên. Phật giáo tôn trọng và đã dùng pháp phương tiện để tập hợp mọi người mà giảng về giáo lý nhân quả, hoằng dương chính pháp", văn bản nêu.
Vì vậy, Giáo hội yêu cầu tăng ni, đặc biệt là các lãnh đạo gương mẫu trong việc tổ chức lễ cầu an tại các chùa dịp đầu xuân; chỉ tổ chức lễ cầu quốc thái dân an; không làm dịch vụ và trục lợi từ hoạt động này. Tăng ni, trụ trì các chùa phải giải thích rõ để mọi người hiểu luật nhân quả của Phật giáo là làm việc tốt, sống chính mạng, chính nghiệp mới tránh được bất an trong đời sống của mình.
Cùng ngày, Bộ VHTTDL có công văn số 591/BVHTTDL-VHCS về việc tăng cường thực hiện nếp sống văn minh tại các cơ sở thờ tự Phật giáo.
Văn bản nêu rõ, hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, lễ hội tại một số cơ sở thờ tự Phật giáo, di tích vẫn còn những hạn chế, đặc biệt là hiện tượng tổ chức dâng sao giải hạn có thu tiền, lợi dụng nhu cầu chính đáng của người dân để trục lợi.Để khắc phục những hạn chế nêu trên, Bộ VHTTDL trân trọng đề nghị Bộ Nội vụ (Ban Tôn giáo Chính phủ) và Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tiếp tục chỉ đạo các cơ sở tôn giáo thực hiện nghiêm Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ quy định về quản lý và tổ chức lễ hội; Công văn số 31/CV-HĐTS về việc tăng cường nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc tại các cơ sở thờ tự Phật giáo; tăng cường công tác tuyên truyền về các giá trị, ý nghĩa đích thực của tín ngưỡng và nghi lễ truyền thống; hướng dẫn các cơ sở thờ tự Phật giáo không để việc tổ chức dâng sao giải hạn biến tướng thành dịch vụ mang tính trục lợi, ảnh hưởng đến nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.
Trước đó, ngày 18/2, Cục Văn hóa cơ sở - Bộ VHTTDL có công văn nêu rõ, việc các chùa tổ chức dâng sao, giải hạn là sự biến tướng, lợi dụng nhu cầu của người dân để trục lợi. Cục đề nghị địa phương có biện pháp chấn chỉnh, xử lý.
Tình Lê
Bộ Văn hoá chỉ đạo chấn chỉnh biến tướng trong cúng, dâng sao giải hạn
Cục Văn hóa cơ sở vừa ban hành công văn gửi Sở VHTTDL, Sở VHTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu có giải pháp chấn chỉnh, xử lý kịp thời các hiện tượng tiêu cực trong hoạt động lễ hội đầu Xuân.
">Giáo hội Phật giáo yêu cầu tăng ni không lợi dụng lễ cầu an để trục lợi
Từ ngày 1 đến 6/12, thí sinh có nguyện vọng thi đánh giá tư duy (TSA) của Đại học Bách khoa Hà Nội đăng ký tại địa chỉ: https://tsa.hust.edu.vn/. Lệ phí thi là 500.000 đồng.
Các thí sinh đăng ký đợt này sẽ thi vào ngày 18-19/1/2025, tức trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ.
Nhà trường lưu ý thí sinh sử dụng trình duyệt Chrome của Google khi thao tác, để quá trình đăng ký diễn ra thuận lợi.
Hướng dẫn đăng ký thi đánh giá tư duy 2025
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy trong tháng 1-4/2025 với khoảng 75.000 lượt, tăng 25.000 so với năm nay.
Ngoài 12 tỉnh, thành như năm qua là Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Nam Định, Thái Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, trường mở thêm điểm thi ở tỉnh Lào Cai để thí sinh ở các tỉnh Tây Bắc di chuyển thuận tiện hơn.
Lịch thi đánh giá tư duy 2025 như sau:
Đợt thi Lịch mở đăng ký Lịch thi 1 1-6/12/2024 18-19/1/2025 2 1-6/2/2025 8-9/3/2025 3 1-6/4/2025 26-27/4/2025 Đề thi đánh giá tư duy TSA gồm ba phần: Tư duy Toán học (60 phút), Tư duy Đọc hiểu (30 phút) và Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề (60 phút). Đây là ba phần thi độc lập, câu hỏi tập trung vào đánh giá năng lực tư duy của thí sinh, không kiểm tra trực diện kiến thức của môn học nào.
Hình thức thi là trắc nghiệm trên máy tính. Tổng điểm 100. Kết quả thi sẽ có giá trị trong hai năm để thí sinh đăng ký xét tuyển đại học (tùy trường).
">Hướng dẫn đăng ký thi đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội
NSND Thu Hiền có xuất thân con nhà nòi sân khấu
Hỏi ra mới biết, em trai ruột của NSND Thu Hiền là một NSND gạo cội của ngành sân khấu: NSND Hoài Huệ. Trên sân khấu của Đoàn Ca kịch Bài chòi Bình Định, NSND Hoài Huệ và NSND Hồ Thu (vợ Hoài Huệ) là hai gương mặt chói sáng.
Hiện nay, nghệ sĩ Hoài Huệ ít diễn hơn mà chuyển sang làm đạo diễn và được gọi là “trùm giật giải” với hầu hết các vở qua tay ông đều được giới chuyên môn đánh giá cao, thường xuyên giành HCV, HCB tại các Liên hoan sân khấu.
Vợ chồng em trai NSND Thu Hiền: NSND Hoài Huệ và vợ NSND Hồ Thu
NSND Thu Hiền là con nhà nòi sân khấu. Cha bà là NSƯT Nguyễn Hoài Ân, nổi tiếng với biệt danh Tám Kèn của Đoàn Dân ca liên khu V (tiền thân của Đoàn Ca kịch Bài chòi Bình Định), mẹ bà là diễn viên chèo tuồng Thanh Hảo, quê gốc ở Thái Bình, con gái một ông bầu hát nổi tiếng.
Mê hát từ nhỏ, 10 tuổi Thu Hiền đã có duyên với sân khấu, và 15 tuổi thì trở thành ca sĩ chính, tiếng hát đã vang từ miền Bắc tới miền Trung, trên những chiến trường ác liệt nhất như Quảng Trị. Cho tới nay ở độ tuổi U70, bà vẫn giữ được giọng hát cao vút đầy nội lực và nhan sắc đằm thắm.
Ở độ tuổi U70, bà vẫn giữ được giọng hát cao vút đầy nội lực và nhan sắc đằm thắm
NSND Thu Hiền kể: “Tôi nhớ là vào Quảng Trị năm 72 thì hát bài “Trông cây lại nhớ đến Người” và “Người ơi người ở đừng về” giữa mảnh đất Đông Hà, lúc đấy ra mắt Chính phủ Cách mạng lâm thời. Sau đấy thì là được lệnh sang bên sông Thạch Hãn (con sông lớn nhất tỉnh Quảng Trị) để hát qua bên kia Thành Cổ. Lúc đó nghĩ phía bên Thành Cổ loa người ta to lắm, loa của bên mình thì rất là bé mà sông thì rộng, hát thế này thì làm sao qua được bờ bên kia được? Thế nhưng thực tế còn thảm hơn. Tôi phải hát qua cái loa bóp, cứ phải bóp thì mới ra tiếng, hát được một câu lại quên bóp, mà bóp thì lại quên hát. Rồi đồng chí chính trị viên lại cầm một cây gậy rất dài vụt vụt vào lưng tôi, hết được bài hát thì cái lưng mới quặn. Thế nhưng đến cuối cùng, may mà vẫn hoàn thành nhiệm vụ “truyền lửa tinh thần” từ bên này bờ sang bên kia bờ cho các đồng đội”.
Tiếng hát ngọt ngào, da diết của NSND Thu Hiền đã nhanh chóng chinh phục được khán giả, biến bà trở thành thần tượng của một thời.
Vợ chồng NSND Thu Hiền
Trong một chương trình Quán thanh xuân, ca sĩ Mỹ Linh kể về những ngày đầu mới đi diễn cùng NSND Thu Hiền mà cô thân mật gọi là U Hiền: “Khi cô Hiền cất tiếng hát, có đến một nửa khán giả đàn ông mê mẩn. Hát xong cô ngồi cạnh tôi, toàn đàn ông nói giọng miền Trung ra bày tỏ sự hâm mộ. Cô chỉ ngồi cười dịu dàng, mà nào nước, nào chocolate, kẹo bánh chuyển tặng. Tôi không có gì, cô thương, khi về chia đôi tất cả quà tặng ấy”.
Mỹ Linh cho biết, hai cô cháu có rất nhiều kỷ niệm từ những lần đi diễn chung: “Lần đầu biểu diễn châu Âu tôi ở chung phòng U Hiền, các anh chị cùng đoàn cảnh cáo “mày cẩn thận đấy, U khó tính lắm”. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn tôi với U Hiền đã thân nhau rồi, ngày nào cũng đi với nhau. Thỉnh thoảng U cũng mắng tôi, nhưng tôi nghe với sự thích thú, vì U nói toàn những thứ tôi chẳng được “mắng” bao giờ”.
Tiếng hát trưởng thành từ chiến trường, cuộc sống của NSND Thu Hiền gắn bó nhiều với những người lính, ông xã của bà cũng là một người lính – Anh hùng Lực lượng vũ trang Vũ Ngọc Đỉnh. NSND Thu Hiền kể rằng bà yêu và gắn bó với ông xã của mình là bởi lối sống giản dị, biết thông cảm và sẻ chia. Ngoài tình chồng vợ, giữa hai người còn là tình nghĩa, chiến hữu và cũng là đồng đội.
Chồng NSND Thu Hiền là Anh hùng Lực lượng vũ trang Vũ Ngọc Đỉnh
NSND Thu Hiền bảo thời gian này bà đi hát ít hơn, chủ yếu dành thời gian để giảng dạy thanh nhạc. Về công việc truyền lửa cho học trò, bà chia sẻ: "Tôi đi diễn là để cho đỡ nhớ nghề thôi, vì tôi yêu hát lắm. Khi được thỏa nỗi nhớ nghề ấy, tôi lại trở về với các bạn trẻ, đem ngọn lửa nhiệt huyết của nghề truyền cho thế hệ trẻ".
(Theo Tiền phong)
NSND Thu Hiền: Tôi bị đau dạ dày, sụt chỉ còn 49kg
"Một thời gian tôi bị đau dạ dày, không ăn uống gì được nên tụt cân. Bây giờ tôi chỉ còn có 49 cân thôi", NSND Thu Hiền chia sẻ về hình ảnh gầy guộc của mình gần đây.
">Những chuyện ít biết về gia đình của NSND Thu Hiền
Nhận định, soi kèo Al Salt vs Al Jazeera, 21h00 ngày 3/4: Đối thủ yêu thích
Nhà thơ Thiên Hà Chia sẻ với VietNamNet, nhà thơ Thiên Hà bồi hồi nhớ lại: “Quyển sách này tâm huyết của anh em chúng tôi. 2 năm trước, lúc tôi và anh Lập còn khoẻ, tôi rủ anh làm một điều gì đó để lưu lại ký ức thời trẻ. Thế là tôi bắt tay vào viết quyển sách kể về những ngày tháng hào hùng của những chiến hữu một thời gắn bó với phong trào yêu nước của sinh viên miền Nam”.
Sau khi hoàn thành một phần cuốn sách, nhạc sĩ Tôn Thất Lập đọc qua và thấy rất vui. Nhạc sĩ tâm sự với nhà thơ Thiên Hà: “Chúng ta đúng là Sài Gòn xưa mà chưa cũ. Chúng ta vẫn còn mới”. Kể đến đây, nhà thơ Thiên Hà nghẹn ngào: “Giờ đây, những người đồng đội của tôi dần khuất bóng, tôi phải chứng kiến sự rời đi của anh Lập…”.
Nhạc sĩ Tôn Thất Lập trong cuốn sách “Sài Gòn xưa mà chưa cũ”. Tình bạn giữa nhạc sĩ Tôn Thất Lập và nhà thơ Thiên Hà bắt đầu vào những năm đầu thập niên 1960 với những dấu ấn như: Những đêm không ngủ, Dậy mà đi, Hát cho dân tôi nghe… Trong thời chiến, nhà thơ Thiên Hà và nhạc sĩ Tôn Thất Lập cùng ở mặt trận Sài Gòn tiến vào vùng giải phóng. Sau mỗi trận chiến đấu, họ lại mang thơ và nhạc ra làm chất liệu tinh thần. Trải qua những năm tháng chiến đấu, tình bạn ấy gắn bó đến hiện tại.
Nghĩ về người bạn quá cố của mình, nhà thơ Thiên Hà chia sẻ: “Anh Tôn Thất Lập chưa từng kiêu ngạo, không khoe khoang và rình rang ồn ào. Anh làm việc hết mình, sáng tác bằng cả trái tim và tâm hồn. Chính vì thế, mỗi tác phẩm của anh đều mang tính mới. Dù cho thời này, những bài đó đã cũ nhưng vẫn sống trong lòng người yêu nhạc”.
Trong tang lễ, nhà thơ nghẹn ngào chia sẻ về sự ra đi của người bạn thân. “Hôm nay, tôi rất buồn, không có cuộc chia ly nào là không có nước mắt. Tôi nhớ mãi câu nói của 2 anh em: Nếu không có bây giờ thì mai sau không cócũng như anh Lập. Tôi tin rằng sau khi anh mất đi, mọi người sẽ mãi nhớ về anh. Mong anh được an nghỉ”.
Cùng với nhà thơ Thiên Hà, sáng 28/7, một số cơ quan đoàn thể và các nghệ sĩ NSƯT Trần Vương Thạch, gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, Nhạc sĩ trẻ Nguyễn Phúc Thiện... cũng đến viếng nhạc sĩ Tôn Thất Lập và chia buồn với gia đình. Ca sĩ Mỹ Tâm cũng gửi vòng hoa tới viếng người nhạc sĩ tài hoa.
Ca sĩ Mỹ Tâm gửi vòng hoa tới viếng nhạc sĩ Tôn Thất Lập. Nhạc sĩ Tôn Thất Lập là gương mặt tiêu biểu trong phong trào đấu tranh đô thị của giới trẻ miền Nam trước năm 1975. Ông sinh năm 1942, qua đời sáng 26/7 tại Bệnh viện Quân Y 175 (TP.HCM) sau thời gian điều trị bệnh, hưởng thọ 81 tuổi.
Những tác phẩm gắn liền với tên tuổi của ông là: Xuống đường, Người đợi người, Hát trong tù, Lúa reo trên những cánh đồng, Hát cho dân tôi nghe...Ngoài sự nghiệp âm nhạc có sức ảnh hưởng, nhạc sĩ Tôn Thất Lập từng giữ chức Phó Chủ tịch Hội Âm nhạc TP.HCM, Hội Nhạc sĩ Việt Nam.
Tang lễ nhạc sĩ Tôn Thất Lập được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia phía Nam (số 5, Phạm Ngũ Lão, P.3, Q.Gò Vấp, TP.HCM) sáng 28/7. Lễ truy điệu sẽ diễn ra lúc 6h ngày 30/7. Sau đó, linh cữu nhạc sĩ được an táng tại Nghĩa trang TP. HCM.
Phước Sáng - Cát Tường
Ảnh: Nguyễn HuếXúc động cảnh vợ đi xe lăn trong tang lễ nhạc sĩ Tôn Thất LậpLễ tang nhạc sĩ Tôn Thất Lập diễn ra sáng 28/7 tại Nhà tang lễ Quốc gia phía Nam (Gò Vấp, TP.HCM).">
Mỹ Tâm gửi hoa, nhà thơ Thiên Hà với món quà đặc biệt viếng nhạc sĩ Tôn Thất Lập
Cựu cán bộ U70 quyết tìm bạn đời để xoa dịu nỗi cô đơn ở tuổi xế chiều. Ông Tuyên tâm sự: “Bây giờ sống một mình thấy già và cô đơn quá. Từng này tuổi mà ăn xong phải rửa chén, đi chợ mua từng gói bột ngọt, nước mắm…
Tôi chỉ cầu mong đến chương trình tìm được một người vợ để bầu bạn. Tôi cũng mong đối phương không mang nợ nần”.
Ngoài ra, cựu cán bộ cũng tiết lộ do bản thân không đủ sức khỏe và quá ham việc nên bị vợ bỏ vào 12 năm trước.
Người phụ nữ được chương trình mai mối cho ông Tuyên là bà Lê Thị Thu Thủy (53 tuổi) sống ở tỉnh Vĩnh Long.
Hiện tại, bà Thủy công tác ở một trường trung học cơ sở tại Vĩnh Long. Bà gây ấn tượng mạnh với tính cách hoạt bát, vui vẻ.
Chia sẻ về bản thân, bà Thủy hài hước cho biết: “Hạn chế của tôi là hay nhõng nhẽo, hay hờn mát. Chút xíu là giận, nhưng giận rất là mau quên”.
Dành cả tuổi trẻ lo cho các con ăn học, ở tuổi ngoài 50, bà Thủy vẫn không có nhà riêng, phải sống trong khu nhà tập thể của trường.
“Làm mẹ đơn thân, tôi luôn cố gắng gói ghém hết mức có thể, không để nợ nần. Đến tuổi này, tiêu chí chọn bạn đời của tôi không còn phụ thuộc quá nhiều vào vật chất, chỉ mong đối phương là một chính nhân quân tử”, bà Thủy tâm sự.
Từng đổ vỡ trong hôn nhân, ông Tuyên và bà Thủy mong muốn tìm một người bạn đời để nương tựa, chăm sóc lẫn nhau.
Làm mẹ đơn thân trong một thời gian dài, bà Thủy bắt đầu tìm hạnh phúc của riêng mình. Ông Tuyên đề nghị: “Một là cô Thủy có thể về Vũng Tàu, hai là tôi sẵn sàng bán nhà ở Vũng Tàu, rồi về Vĩnh Long sống cũng được”.
Cựu cán bộ nói trong thời gian hẹn hò, ông sẽ bắt xe khách về Vĩnh Long thăm bạn gái. Đến khi nào bà Thủy nghỉ hưu, cả hai sẽ quyết định sống ở đâu.
Quyết định bấm nút chọn hẹn hò
Trước những chia sẻ chân tình của hai người đã luống tuổi, người dẫn chương trình hào hứng mở hàng rào tình yêu.
Hàng rào vừa mở ra, ông Tuyên tự tin mang quà đến tặng cho nhà gái. Tôn trọng bạn gái, ông Tuyên xưng hô với bà Thủy bằng “chị”.
Không ngờ cách xưng hô này khiến bà Thủy giận hờn, bắt bẻ: “Gọi chị là em không nhận đâu. Anh gọi em bằng chị, em già hơn anh, em không chịu”.
Ông Tuyên ướm thử áo dài cho bạn gái. Trước sự đáng yêu của bà Thủy, ông Tuyên nhanh chóng sửa sai để không bị mất điểm với nhà gái.
Được sự đồng ý của ông Tuyên, bà Thủy mở hộp quà vừa được tặng. Bà bất ngờ trước món quà hết sức ưng ý. Đó là một bộ áo dài màu kem dâu được may sẵn vừa vặn với bà.
Chưa hết, bà Thủy còn mạnh dạn nhờ ông Tuyên ướm thử áo dài lên người trước sự reo hò, cổ vũ nhiệt tình của mọi người.
Trao đổi quan điểm về cuộc sống hôn nhân, ông Tuyên thật thà, thừa nhận bản thân không còn đủ sức khỏe. Thế nhưng, ông sẵn sàng nuôi con của đối phương.
“Anh rất thèm tình cảm. Tình yêu thương và sự đùm bọc, lúc nào anh cũng tràn đầy”, ông Tuyên nói với bà Thủy.
Trước khi đưa ra lựa chọn hẹn hò, ông Tuyên tiến đến nắm tay bà Thủy và chân thành ngỏ lời: “Anh lên đây là các con tìm cho anh. Có một điều như này, cái xấu của anh lúc nãy cũng nói ra hết rồi, còn không có gì xấu nữa hết.
Rượu, trà không uống, thuốc không hút, nhưng mỗi buổi sáng phải một tô bún riêu. Tuần rằm phải đi chùa với anh là bắt buộc”.
Hai ông bà quyết định bấm nút đồng ý hẹn hò. Nghe vậy, bà Thủy liền khẳng định chắc nịch bản thân đáp ứng được yêu cầu của ông Tuyên. Bà cũng hy vọng cả hai sẽ cho nhau cơ hội để chứng minh tình cảm.
Trong giây phút chạm tay vào nút bấm, cả hai không ngần ngại ấn nút chọn hẹn hò. Cuối cùng, hai mảnh đời từng chịu nhiều tổn thương cũng đã tìm thấy và bù đắp những khoảng trống cho nhau.
Dù chênh lệch tuổi tác và khoảng cách địa lý nhưng cả hai hứa sẽ dành tình cảm chân thành, sự quan tâm cho nhau ở tuổi xế chiều.
Chàng nhân viên giao hàng ra sức lấy lòng cô gái 27 tuổi chưa từng yêu ai
Cô gái 27 tuổi chưa từng yêu ai khiến chàng nhân viên giao hàng rung động, tấn công dồn dập.">Bạn muốn hẹn hò tập 843: Cô giáo miền Tây đồng ý hẹn hò với người đàn ông U70
Ánh Viên lần đầu tham gia một giải hai môn phối hợp khi chinh phục cự ly bơi 500m, chạy 5km tại DNSE Aquaman Vietnam. Kể từ khi giã từ thi đấu đỉnh cao, đây là lần hiếm hoi cộng đồng được chứng kiến "cô gái vàng" của bơi lội xuất hiện trong một giải thi đấu quy mô lớn.
Kể từ lúc đứng trước vạch xuất phát trên bãi biển Hồ Tràm, VĐV 28 tuổi đã nhận được sự chào đón, cổ vũ cuồng nhiệt của người tham gia, khán giả. Ánh Viên nhanh chóng lao vào những con sóng. Bơi biển là trải nghiệm mới mẻ với VĐV sinh năm 1996 khi cô dành phần lớn sự nghiệp thi đấu trong hồ, có phân làn riêng. Còn cuộc đua sáng 1/12, Ánh Viên bơi cùng hàng trăm người, cùng nhau chinh phục những con sóng và sự mênh mông của biển cả.
Cô hoàn thành bơi 500m sau 5 phút 26 giây. "Lần đầu thử thi đấu bơi biển tôi mệt muốn đứt hơi nhưng rất vui và phấn khích", Ánh Viên nói.
">Ánh Viên nhớ về thời đỉnh cao khi thi đấu DNSE Aquaman Vietnam