您现在的位置是:NEWS > Ngoại Hạng Anh
Shipper từ chối giao thịt chó, bị đánh giá 1 sao
NEWS2025-02-25 16:51:48【Ngoại Hạng Anh】2人已围观
简介Mới đây,ừchốigiaothịtchóbịđánhgiácá chày mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ghi lại cảnh một nam shippecá chàycá chày、、
Mới đây,ừchốigiaothịtchóbịđánhgiácá chày mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ghi lại cảnh một nam shipper tranh cãi với khách sau khi từ chối giao đơn hàng.
Theo đoạn clip, sau khi ấn nhận đơn trên ứng dụng giao hàng công nghệ, nam shipper nhận được yêu cầu mua, giao thịt chó đến cho khách hàng.

Nam shipper bị đánh giá 1 sao trên ứng dụng giao hàng công nghệ vì từ chối giao thịt chó (Ảnh cắt từ clip nhân vật cung cấp).
Thấy món hàng được yêu cầu ship, anh liền từ chối, nhờ khách hàng hủy đơn và nói rằng: "Anh thông cảm, em không có giao mấy đồ này".
Nhận lời từ chối, người đàn ông đầu dây bên kia bắt đầu la mắng kèm những câu chửi tục, chất vấn shipper: "... nhận đơn rồi bây giờ đòi hủy là sao?".
Nam shipper đáp trả cương quyết: "Anh cứ đánh 1 sao đi, hủy là hủy, không nói nhiều".
Thời điểm xảy ra sự việc, nam shipper ghi hình lại toàn bộ cuộc nói chuyện và đăng tải lên kênh TikTok của mình.
Đoạn clip nhanh chóng thu hút hàng chục nghìn lượt xem và tương tác. Nhiều người cho rằng vị khách đặt hàng quá thô lỗ. Ngược lại cũng có không ít lời chê trách với nam shipper vì chưa biết cách ứng xử khi từ chối khách.
Giải thích về hành xử của mình, chủ nhân đoạn clip, anh C.N.T. (ngụ tại TPHCM), cho hay sự việc xảy ra đã vài tháng trước. Đến nay, anh khá bất ngờ khi đoạn clip bất ngờ được khơi lại, khiến nhiều người quan tâm và khơi lên tranh luận.
Nam shipper khẳng định, việc đăng tải đoạn clip chỉ đơn thuần là muốn lưu lại những tình huống phát sinh trong công việc, khoảnh khắc đặc biệt khi ra ngoài mưu sinh.
"Tôi chưa bao giờ nói mình đúng. Tôi đi làm dịch vụ là để kiếm tiền, nhưng tôi thà bị chửi, ăn mì gói qua ngày chứ không kiếm tiền bất chấp trên sinh mạng của "tụi nhỏ" (loài vật được nuôi làm thú cưng). Quan điểm của tôi vậy. Tôi chỉ hi vọng có thể lan tỏa được tinh thần này đến các shipper khác", anh T. bộc bạch.
Chia sẻ về tình hình công việc, chàng trai thú thật, nghề shipper hiện gặp nhiều khó khăn vì tính cạnh tranh cao, thu nhập giảm. Thế nhưng, anh T. vẫn rất tự hào và yêu thích công việc của mình, xem đây như trải nghiệm tuổi trẻ.
Trên trang cá nhân, nam shipper cũng đăng tải hàng loạt clip về hành trình đi làm của mình. Trong đó, có đoạn clip đạt gần 700.000 lượt xem, ghi lại cảnh anh T. trích phần lớn tiền kiếm được trong ngày để mua thức ăn cho người đàn ông sống lang thang.

Đoạn clip ghi cảnh nam shipper mua phần ăn cho người đàn ông vô gia cư bới rác tìm thức ăn có 700.000 lượt xem (Ảnh cắt từ clip nhân vật cung cấp).
"Lúc tôi đưa phần ăn, người đàn ông đó đã khóc và chắp tay lạy hộp thức ăn. Khoảnh khắc đó tôi xúc động lắm, thương xót một phận người. Tôi cũng biết rằng mình đã làm điều đúng đắn. Tôi thấy làm shipper rất phù hợp với mình. Khi khoác chiếc áo lên, đi đến bất cứ đâu hay ngủ bụi ngoài đường thì tôi cũng không bị người khác dòm ngó. Cảm giác rất tự do!", anh T. bộc bạch.
很赞哦!(756)
相关文章
- Kèo vàng bóng đá Real Sociedad vs Leganes, 03h00 ngày 24/2: Thất vọng chủ nhà
- 3 phẩm chất cha mẹ Việt mong muốn nhất ở con cái
- Những loại ứng dụng nguy hiểm nhất với thông tin người dùng
- Trung Quốc bí mật chế tạo siêu máy tính, cơ quan trọng yếu Mỹ bị rò rỉ tài liệu
- Nhận định, soi kèo Ipswich vs Tottenham, 22h00 ngày 22/2: Bất ngờ hợp lý
- Đồng bằng sông Cửu Long ứng dụng công nghệ nâng cao giá trị chuỗi sản phẩm
- Châu Thành phát động 10 đợt tấn công các tài khoản Facebook phản động
- Lần đầu tiên Việt Nam có vận động viên cấp quốc gia môn thể thao điện tử
- Nhận định, soi kèo Celta Vigo vs Osasuna, 3h00 ngày 22/2: Điểm tựa sân nhà
- Huỳnh Văn Hoàng, người thầy của nhiều thế hệ sinh viên Bách khoa qua đời
热门文章
站长推荐
Siêu máy tính dự đoán Aston Villa vs Chelsea, 00h30 ngày 23/2
Bị phản ánh là đánh con riêng của chồng chỉ mới 5 tuổi đến mức phải nhập viện, một cô giáo mầm non ở Hà Nội bị tạm đình chỉ dạy học.
Mới đây, đoạn clip một người phụ nữ đánh đập dã man con riêng của chồng chỉ mới 5 tuổi khiến cháu bé phải nhập viện đang được chia sẻ nhanh chóng trên mạng xã hội.
Sự việc được xác định diễn ra trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội từ ngày 2/10/2017.
Người phụ nữ đánh trẻ được xác định là Nguyễn Kim D. (sinh năm 1989), hiện công tác tại Trường Mầm non Minh Khai (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội).
Đoạn clip này do chính mẹ đẻ của cháu bé ghi lại. Theo clip ghi lại, chị D. đã liên tục quát mắng, đánh vào người T (sinh năm 2012, trú tại khu Văn Trì 4, phường Minh Khai) khiến cháu phải nhập viện với những vết bầm tím trên người.
Cháu T. được bệnh viện chẩn đoán bị đa sây sát, bầm tím phần mềm vùng mặt, vai trái, lưng, ngực và được chỉ định dùng kháng sinh để giảm phù nề.
Cháu T với những vết bầm tím trên cơ thể sau khi bị đánh. Ngay sau khi đoạn clip được chia sẻ trên mạng xã hội, nhiều người đã bày tỏ sự xót thương cháu bé và không đồng tình với hành động của người phụ nữ vốn là một cô giáo mầm non. Một số người lại bất bình với người mẹ khi thấy cảnh đó vẫn để con bị đánh như vậy mà vẫn đứng quay lại thay vì can ngăn.
Trao đổi với VietNamNet, ông Vũ Đình Thẳn, Chủ tịch UBND phường Minh Khai (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) xác nhận sự việc xảy ra trên địa bàn vào đầu tháng 10 vừa qua.
“Khi nhận được thông tin, lãnh đạo UBND và công an phường Minh Khai đã đến nhà cô D để tìm hiểu, làm rõ sự việc. Chúng tôi đã làm đầy đủ hồ sơ và chuyển lên công an quận để thụ lý giải quyết. Phòng GD-ĐT quận cũng đã chỉ đạo nhà trường thi hành kỷ luật cô giáo D. với hình thức Cảnh cáo và đình chỉ công tác 1 tháng đối với cô giáo này”, ông Thẳn nói.
Theo ông Thẳn, người quay đoạn clip này chính là mẹ ruột của cháu bé. Bố mẹ ruột cháu T. đã không còn sống với nhau mấy năm nay. Còn cô giáo D. là vợ hai của chồng cũ chị này. Khi làm thủ tục ly hôn, do không chứng minh được tài sản đủ điều kiện nuôi con nên bố cháu T. được quyền nuôi con.
“Kết luận cuối cùng vẫn chờ từ phía công an quận song mức độ hành vi này qua báo cáo nhiều khả năng bị xử lý hành chính chứ chưa tới mức truy cứu trách nhiệm hình sự”, ông Thẳn nói.
Dù sự việc không phải diễn ra ở trường, song liên quan đến giáo viên, bà Nguyễn Thị Thu Huyền, Hiệu trưởng Trường Mầm non Minh Khai cho hay đã báo cáo với lãnh đạo Phòng GD-ĐT quận Bắc Từ Liêm để xin chỉ đạo.
Bà Huyền cho biết, sự việc này xuất phát từ áp lực gia đình của cô giáo D. Sau khi nhận được chỉ đạo từ phòng giáo dục, trường đã họp để thống nhất đề xuất hình thức kỷ luật 'Cảnh cáo' với cô D. Nhà trường cũng đình chỉ công tác của cô D. trong vòng 1 tháng từ ngày 4/10.
Được biết, từ ngày 2/11, cô D. đã đi làm trở lại tuy nhiên hiện không được trực tiếp đứng lớp giảng dạy mà tạm thời chỉ làm công tác hỗ trợ các công việc ở các lớp.
Về phần cháu T, hiện sức khỏe đã ổn định trở lại.
Thanh Hùng
Phụ huynh phản ánh cô giáo đánh trẻ 5 tuổi gãy ngón tay
Cháu bé đi học về tay bầm tím và mách bị cô giáo đánh. Gia đình đưa đi khám, bác sỹ bảo bé bị gãy ngón tay út.
">Cô giáo mầm non bị đình chỉ dạy vì đánh trẻ ở nhà
Tên trường
Mức điểm xét tuyển bằng IELTS
Trường ĐH Y Hà Nội
Trường ĐH Y Hà Nội xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT kết hợp chứng chỉ IELTS từ 6.5 điểm trở lên đối với ngành Y khoa, Răng - Hàm - Mặt, Điều dưỡng đào tạo theo chương trình tiên tiến. Trường sẽ áp mức điểm chuẩn của 3 môn thi tốt nghiệp THPT thấp hơn so với thí sinh chỉ xét bằng điểm thi.
Dự kiến trường dành 40% chỉ tiêu xét tuyển kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT và chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.
Trường ĐH Y Dược – ĐH Quốc gia Hà Nội
Trường tuyển thí sinh có chứng chỉ IELTS từ 6.5 trở lên với các ngành Y khoa, Răng - Hàm - Mặt và Dược học hoặc IELTS từ 5.5 trở lên đối với các ngành còn lại.
Ngoài ra, thí sinh cần có kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024 đạt ngưỡng đầu vào đối với ngành xét tuyển theo quy định của Bộ GD-ĐT và của ĐH Quốc gia Hà Nội.
Trường ĐH Y Dược xét ưu tiên thí sinh có điểm IELTS 8.0 trở lên theo nguyên tắc xét điểm IELTS từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu. Trường hợp vượt chỉ tiêu, những thí sinh ở cuối danh sách sẽ xét điểm tổng 2 môn trong tổ hợp xét tuyển, trong đó bắt buộc có môn Toán.
Nếu vẫn còn chỉ tiêu, trường sẽ xét đến thí sinh có IELTS dưới 8.0. Điểm xét tuyển bằng tổng điểm IELTS quy đổi cộng với điểm 2 môn trong tổ hợp xét tuyển (bắt buộc phải có môn Toán).
Trường dự kiến dành 6% chỉ tiêu xét tuyển thí sinh có chứng chỉ IELTS hoặc chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương.
Trường ĐH Dược Hà Nội
Ngoại trừ phương thức tuyển thẳng, các phương thức xét tuyển còn lại của Trường ĐH Dược Hà Nội đều áp dụng chế độ cộng điểm ưu tiên vào tổng điểm xét tuyển tất cả các ngành cho thí sinh có chứng chỉ IELTS từ 5.5 trở lên với mức 0,25 – 2 điểm. Trường không xét tuyển kết hợp với chứng chỉ IELTS.
Trường ĐH Y Dược – ĐH Thái Nguyên
Trường dành khoảng 10% chỉ tiêu của các ngành Y khoa, Răng - Hàm - Mặt, Dược học để xét tuyển theo đề án riêng.
Đề án này ưu tiên xét tuyển các thí sinh có IELTS từ 6.5 trở lên kết hợp với học bạ loại Giỏi trong 3 năm THPT. Nguyên tắc xét tuyển là xét IELTS từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu.
Ngoài ra, trường áp dụng chính sách cộng điểm ưu tiên cho chứng chỉ tiếng Anh quốc tế đối với thí sinh xét tuyển bằng học bạ THPT. Mức điểm cộng từ 0,25 – 1 điểm.
Trường ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương
Trường xét tuyển thí sinh có chứng chỉ IELTS từ 6.0 trở lên. Điểm xét tuyển chứng chỉ tiếng Anh quốc tế được quy đổi sang thang điểm 30 như sau: Điểm IELTS x 30/9 + điểm ưu tiên (nếu có).
Ngoài ra, để xét tuyển vào ngành Y khoa, thí sinh cần có học lực 3 năm THPT đạt loại Giỏi, điểm trung bình mỗi kỳ trong 6 học kỳ của từng cặp môn Toán - Hóa, Toán - Lý hoặc Toán - Sinh đạt từ 8 trở lên. Các ngành còn lại, thí sinh cần có học lực 3 năm xếp loại Khá, điểm trung bình mỗi kỳ trong 6 học kỳ của từng cặp môn đạt 6.5 trở lên.
Học viện Quân y
Học viện xét tuyển những thí sinh có kết quả học tập lớp 10, 11 và học kỳ 1 lớp 12 đạt loại Giỏi, hạnh kiểm Tốt, kết hợp với chứng chỉ IELTS đạt từ 5.5 trở lên.
Trường ĐH Y Dược – ĐH Huế
Trường xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế đối với ngành Y khoa, Răng - Hàm - Mặt, Dược học. Thí sinh cần đạt IELTS từ 6.5 trở lên, có tổng điểm 3 môn thi trong tổ hợp xét tuyển đạt ngưỡng đầu vào đối với ngành xét tuyển theo quy định của Bộ GD-ĐT và của ĐH Huế.
Trường ĐH Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng
Trường xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024 kết hợp với chứng chỉ tiếng Anh quốc tế. Thí sinh cần đạt mức điểm tối thiểu ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do trường quy định. Đối với ngành Y khoa và Dược học, thí sinh cần có chứng chỉ IELTS từ 6.0 trở lên.
Đối với ngành Điều dưỡng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học và Kỹ thuật phục hồi chức năng, thí sinh cần có chứng chỉ IELTS 5.0 trở lên.
Trường ĐH Y Dược TP.HCM
Trường xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 kết hợp sơ tuyển chứng chỉ tiếng Anh quốc tế. Thí sinh đăng ký xét tuyển vào các ngành Y khoa, Y học dự phòng, Y học cổ truyền, Răng - Hàm - Mặt cần đạt IELTS 6.0 trở lên; các ngành còn lại cần đạt IELTS 5.0 trở lên.
Những trường nào tuyển thí sinh đạt tối thiểu 7.5 IELTS?Trong năm 2024, thí sinh phải sở hữu tối thiểu 7.5 IELTS mới có cơ hội trúng tuyển vào một số ngành học.">Mức điểm xét tuyển bằng IELTS vào các trường y dược trên cả nước
Điểm mấu chốt trong việc thúc đẩy tắt sóng 2G là chính quyền phải vào cuộc mạnh mẽ mới tạo được niềm tin của người dân. Ảnh: VT "Chúng tôi xác định đồng hành cùng doanh nghiệp để tắt sóng 2G chứ không để các doanh nghiệp viễn thông tự tiếp cận khách hàng bởi như thế sẽ rất khó khăn khi người dân có thể hiểu lầm doanh nghiệp đi kinh doanh bán máy… Nhà mạng đi cùng trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố để tuyên truyền về chính sách của Nhà nước về tắt sóng 2G và vận động từng người dân đổi lên máy điện thoại 4G sẽ có hiệu quả tốt hơn rất nhiều. Với cách này, đã có xã ở huyện Tràng Định không còn thuê bao 2G mà tất cả đã được chuyển lên 4G. Điểm mấu chốt là chính quyền phải vào cuộc mạnh mẽ mới tạo được niềm tin của người dân”, ông Nguyễn Trọng Hùng nói.
Bên cạnh đó, nhà mạng cũng đưa ra những chính sách ưu đãi khi chuyển từ 2G lên 4G như chỉ mất 360.000 để có máy điện thoại 4G. Nếu khách hàng cam kết sử dụng mức cước 60.000 đồng/tháng sẽ được nhà mạng miễn phí điện thoại 4G.
"Chúng tôi đưa ra chính sách chính quyền và doanh nghiệp cùng vào cuộc để phấn đấu đưa Lạng Sơn trở thành địa phương đầu tiên trên cả nước hoàn thành tắt sóng 2G đưa người dân lên 4G. Trước khi Bộ TT&TT chỉ đạo tắt sóng 2G, Lạng Sơn có khoảng 120.000 thuê bao 2G Only. Nhưng tại thời điểm này sau khi quyết liệt thực hiện thì chỉ còn 39.500 thuê bao di động đang sử dụng công nghệ 2G Only rải rác ở cả khu vực thành thị và nông thôn. Trong đó, Viettel có 33.000 thuê bao, VNPT có 6.000 thuê bao và MobiFone có 500 thuê bao. Vì vậy, việc tắt sóng 2G của VNPT và MobiFone không phải vấn đề lớn, chỉ còn lại Viettel phải có giải pháp hỗ trợ khách hàng tắt sóng 2G”, ông Hùng nói tiếp.
Chính quyền hỗ trợ người dân đổi lên máy 4G
Cùng với Lạng Sơn, chính quyền một số địa phương cũng đã vào cuộc quyết liệt đồng hành cùng doanh nghiệp tắt sóng 2G, đưa người dân lên 4G. Thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) đã triển khai kế hoạch thực hiện chiến dịch 90 ngày đêm chuyển đổi sim, điện thoại công nghệ 2G sang sim, điện thoại 4G, điện thoại thông minh. Thị xã đã chỉ đạo UBND các xã, phường, tổ công nghệ số cộng đồng xây dựng kế hoạch phối hợp với Viettel Quảng Ninh, Viễn thông Quảng Ninh tổ chức thông báo, gọi điện, nhắn tin liên lạc tới các thuê bao 2G mời tới các nhà văn hóa thôn, khu phố để chuyển đổi sang sim 4G. Bên cạnh đó, thị xã cũng làm việc, thống nhất với các đơn vị viễn thông, siêu thị điện máy đưa chính sách trợ giá 25-45% khi mua điện thoại 4G, điện thoại thông minh cho người dân.
Mới đây, UBND TP Đà Nẵng có tờ trình gửi HĐND TP Đà Nẵng về việc hỗ trợ các hộ nghèo, cận nghèo tiền mua điện thoại thông minh khi tắt sóng 2G. Trong đó đề xuất hỗ trợ tối đa 2 triệu đồng/thiết bị/hộ cho mỗi trường hợp hộ gia đình thuộc đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo chuẩn thành phố mà tất cả thành viên trong hộ đều chưa có điện thoại thông minh. Mỗi hộ gia đình chỉ được hỗ trợ tối đa 1 lần. Dự kiến Đà Nẵng sẽ là địa phương đầu tiên trên cả nước tắt sóng 2G.
">‘Đến từng nhà, rà từng người' vận động người dân lên 4G
Nhận định, soi kèo Empoli vs Atalanta, 0h00 ngày 24/2: Không ngoài dự đoán
Tôi mới lấy chồng được gần 6 tháng. Đây là Tết đầu tiên tôi về quê thực hiện bổn phận nàng dâu của mình. Tuy nhiên, tôi mới có thai nên chồng bảo năm nay sẽ ở Hà Nội đón Tết.
Chồng tôi làm kiến trúc sư, thu nhập khá, mỗi tháng trừ các khoản chi tiêu anh cũng để dành được 30 triệu.
Ngày mới cưới, anh công khai số tiền kiếm được nhưng thẳng thắn trao đổi, anh sẽ quản lý số tiền đó, lo việc đại sự. Mỗi tháng chồng sẽ đóng 5 triệu lo chi phí sinh hoạt gia đình cùng vợ.
Khi chồng đề nghị như vậy, tôi gật đầu ủng hộ. Dù sao, tôi là người độc lập về kinh tế, lương lậu cũng vào dạng cao.
Căn nhà hai vợ chồng ở là chúng tôi tự góp tiền mua, sửa chữa. Chồng tôi tính tình hơi khô khan, quyết đoán nhưng bù lại rất quan tâm, chiều chuộng vợ.
Do hai quê ở xa, cách Hà Nội khoảng 300 km, ngay từ đầu tháng 12 âm, chồng tôi đã tính toán sẽ mua quà về biếu hai bên nội, ngoại sớm. Cận Tết đỡ cập rập.
Tôi hăm hở lên danh sách mua sắm quà, đưa chồng xem. Tôi dự tính ngoài khoản tiền biếu mỗi bên 5 triệu, sẽ mua thêm bánh kẹo, bia, nước ngọt và một số thực phẩm nhập ngoại khác.
Chồng cầm bảng danh sách, lướt qua rồi bất ngờ gạt phắt đi. Anh nói, việc của tôi là dưỡng thai, anh sẽ tự sắp xếp.
Tôi nghe chồng bảo vậy, rất tin tưởng, bởi anh thường chỉn chu, kỹ tính trong mọi việc, chắc chắn sẽ làm ổn thỏa hơn vợ.
Một hôm, tôi đi làm về sớm, thấy chồng bê từ ô tô vào nhà thùng lớn, thùng bé bánh kẹo, hồng sâm, yến sào... Trong đó có cả nồi cơm điện Nhật xịn và 2 chai rượu ngoại. Chồng cho biết đó là quà biếu Tết nhà nội.
Nhìn hóa đơn mua hàng anh để trên bàn, tôi cầm lên đọc, số tiền anh mua sắm quà cáp lên tới hơn 20 triệu đồng.
Thấy chồng chu đáo, mua cho mẹ chiếc áo len, khăn quàng cổ, mấy đứa cháu ở nhà vài bộ quần áo mới, tôi rất vui. Tôi nghĩ bụng, kiểu gì chồng cũng mua biếu bên ngoại tươm tất như thế.
Chồng còn thông báo, nhà nội dưới quê mới sơn lại, anh sẽ gửi thêm cho bố mẹ 20 triệu. Tất nhiên tôi vui vẻ đồng tình.
Tôi cho rằng, con cái làm ăn khá giả, việc chăm sóc, phụng dưỡng như vậy là việc cần làm.
Trước ngày về, chồng kiểm đi, kiểm lại số quà của nhà nội, ghi tên, đánh dấu ngoài thùng.
Thế nhưng, tôi vẫn chưa thấy anh đả động gì đến việc mua sắm cho nhà ngoại. Tôi sợ chồng bận rộn nên quên, liền nhắc nhở. Chồng bảo tôi đừng lo, anh đã chuẩn bị xomg.
Lúc này tôi choáng váng khi thấy anh rút chai rượu vang giá 200 nghìn đồng và một hộp đựng 6 quả lê Hàn Quốc đặt lên bàn.
Chồng còn cho biết, mới được nhận phong bì 3 triệu cảm ơn của gia đình anh thi công nội thất. Chồng nói, sẽ biếu bố mẹ vợ số tiền đó.
Tôi tỏ ý không hài lòng vì cách ứng xử của chồng. Chồng tôi giải thích, bố mẹ sinh được mỗi cậu con trai, mất bao nhiêu công chăm sóc, nuôi dưỡng anh thành tài. Giờ hai người già yếu, ở một mình, anh càng phải bù đắp.
Trong khi đó nhà vợ, ông bà ngoại đều là cán bộ về hưu, lương hàng tháng chi tiêu thoải mái. Con cái đông, lại thành đạt, nhất là anh cả tôi đang làm giám đốc một xí nghiệp lớn, tiền bạc không thiếu.
Theo chồng, bố mẹ tôi quá thừa mứa vật chất, không cần phải biếu xén nhiều.
Nghe anh nói mà tôi tức nghẹn. Tôi không có ý tính toán thiệt hơn với nhà chồng nhưng quả thực, cư xử của anh làm tôi thất vọng tràn trề.
Bố mẹ nào chẳng vất vả nuôi dạy con nên tôi cho rằng việc biếu Tết là phải công bằng. Không thể một bên thì quà cáp trĩu tay một bên thì xuề xòa được.
Tôi giận dữ, lớn tiếng nói sẽ tự mua đồ biếu bố mẹ mình. Chồng tôi chẳng vừa, thể hiện thái độ thô lỗ, ném vỡ tan chai rượu. Từ hôm đó đến nay, hai vợ chồng vẫn chiến tranh lạnh.
Theo độc giả, có phải tôi đã hẹp hòi, ích kỷ quá không? Xin hãy cho tôi lời khuyên?
Mời độc giả gửi câu chuyện của mình về địa chỉ email: Bandoisong@vietnamnet.vn. Chia sẻ của bạn sẽ được đăng trên mục Tâm sự nếu phù hợp. Trân trọng cảm ơn!">Biếu Tết: Vợ nổi đóa thấy chai rượu chồng mua biếu Tết bố vợ
Năm học mới này, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cũng đón nhiều sinh viên đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Ukraina, Lào, Campuchia, Mông Cổ,…
Phát biểu tại buổi lễ, PGS.TS Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, năm học 2020 – 2021 là một năm học đặc biệt và cũng là năm thứ ba Trường ĐH Kinh tế Quốc dân tiếp tục thực hiện thí điểm tự chủ, đẩy mạnh áp dụng công nghệ vào hoạt động giảng dạy và nghiên cứu.
“Với hình thức đào tạo Blended Learning cùng phương thức đào tạo mới Lecture Tutorials, chúng ta sẽ đưa ngôi trường phát triển thành đại học thông minh, khẳng định vị thế trong và ngoài nước”.
PGS.TS Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân
Đối với các tân sinh viên, PGS Chương nhắn nhủ, trở thành sinh viên của một trường đại học là bước ngoặt lớn trong dự định về tương lai, cuộc đời, sự nghiệp. “Sẽ có nhiều thách thức, nhưng thầy mong các em hãy phát huy những thành tích, kiến thức đã học trong 12 năm phổ thông, cố gắng trau dồi bản lĩnh, tiếp thu những giá trị tích cực của xã hội”.
Có mặt tại buổi lễ, PGS.TS Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT đánh giá cao những kết quả và đóng góp của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân đối với sự nghiệp giáo dục. Song ông cho rằng, trong xu thế toàn cầu hóa, cạnh tranh trong giáo dục đại học ngày càng mạnh mẽ.
Những trường đại học mạnh như ĐH Kinh tế Quốc dân cần tiếp tục phát huy vai trò đầu tàu để không chỉ tạo ra hình mẫu cho các trường đại học khác học hỏi mà còn có trách nhiệm dẫn dắt cả hệ thống cùng phát triển.
PGS.TS Hoàng Minh Sơn – Thứ trưởng Bộ GD&ĐT đánh trống khai giảng năm học 2020-2021
“Trong giai đoạn tới, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cần củng cố hoàn thiện mô hình quản trị tự chủ đại học, điều chỉnh định hướng, chiến lược phát triển để phù hợp với bối cảnh mới, đặc biệt quan tâm tới công tác nghiên cứu khoa học, nâng cao các chỉ số và cải thiện vị trí xếp hạng quốc tế,…”, PGS.TS Hoàng Minh Sơn đề nghị.
Thúy Nga
Ca sĩ Thủy Tiên trải lòng về hoạt động thiện nguyện trước 4.000 sinh viên
Trước 4.000 sinh viên Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, ca sĩ Thủy Tiên gửi lời cảm ơn tất cả mọi người đã tin tưởng hoạt động thiện nguyện của mình, đặc biệt đã quyên góp ủng hộ miền Trung bị lũ lụt.
">ĐH Kinh tế Quốc dân muốn trở thành đại học thông minh
Điện thoại di động sẽ bị cấm sử dụng trong trường học Pháp bắt đầu từ tháng 9/2018
Điện thoại đã được cấm sử dụng trong các giờ học ở Pháp, tuy nhiên vào năm học tới, học sinh nước này còn bị cấm sử dụng điện thoại trong giờ ra chơi, giờ ăn trưa và thời gian luân chuyển giữa các tiết học.
Phản ứng của giáo viên và phụ huynh trước lệnh cấm này được chia thành 2 phe đối lập. Một số nói rằng, trẻ phải được “sống trong thời gian riêng của mình”. Ở Pháp, khoảng 93% trẻ từ 12-17 tuổi sở hữu điện thoại di động.
“Ngày nay, trẻ không còn hứng thú với việc vui chơi chạy nhảy trong giờ ra chơi nữa. Tất cả chúng đều dán mắt vào điện thoại. Và dưới góc độ giáo dục thì đó là một vấn đề” – ông Jean-Michel Blanquer, Bộ trưởng Giáo dục Pháp nhận định.
“Điều này là để đảm bảo rằng các quy định và điều luật được tôn trọng. Việc sử dụng điện thoại bị cấm trong lớp học. Với các hiệu trưởng, giáo viên và phụ huynh, chúng ta phải tìm ra cách để bảo vệ học sinh khỏi việc bị mất tập trung vì màn hình và điện thoại” – ông nói.
“Chúng ta sẽ cấm điện thoại ở trường học? Câu trả lời là có”.
Các nghiên cứu cho thấy, mặc dù đã cấm nhưng vẫn có một số lượng lớn học sinh vẫn gọi, nhận cuộc gọi và nhắn tin trong lớp học.
Có tới 40% hình phạt là liên quan tới điện thoại di động – theo ông Philippe Tournier, một hiệu trưởng ở Paris, cho hay. Tuy nhiên, ông nói rằng rất khó để cấm triệt để điện thoại di động nếu không được phép lục tìm trong cặp của các em.
Chưa rõ liệu lệnh cấm này có hiệu quả hay không. Trước đó, ông Blanquer từng đề xuất các trường nên cung cấp tủ khóa để các em cất điện thoại di động trong giờ học.
Hồi đầu năm nay, ông Blanquer từng gợi ý rằng, nếu như các chính trị gia người Pháp có thể bỏ điện thoại di động ra khỏi người trong suốt các cuộc họp thì chắc chắn “điều này là khả thi với bất kỳ nhóm người nào, trong đó có lớp học”.
Ý tưởng về tủ khóa đựng điện thoại hiện đang được thực hiện ở nhiều trường tiểu học và đại học của Pháp.
“Điện thoại sẽ được cất trong một chiếc hộp đặt trên bàn ở cửa lớp học. Tôi chưa từng gặp bất kỳ vấn đề nào với cách thức này. Sẽ mất khoảng 2 phút ở mỗi giờ học. Việc này cũng được thực hiện tương tự trong các trường tiểu học mà tôi làm việc ở Paris” – một giáo viên ở Rueil-Malmaison cho hay.
Bộ trưởng Giáo dục Pháp Jean-Michel Blanquer là người ký quyết định cho lệnh cấm này Một cách làm khác ở khu vực Essonne là học sinh sẽ đặt điện thoại vào những chiếc túi có tên mình trong một văn phòng ở cổng trường. Cuối buổi học hôm đó, học sinh sẽ lấy lại điện thoại khi quay về.
Tuy nhiên, một hiệu trưởng ở Marseille, miền nam nước Pháp thì nói rằng ông chưa bị thuyết phục bởi giải pháp này. Ông cho rằng, làm theo cách đó, điện thoại có thể bị nhầm lẫn, mất và đánh cắp.
Được biết các thời bộ trưởng giáo dục trước đây không ủng hộ lệnh cấm hoàn toàn điện thoại di động. Năm 2011, Luc Chatel – lúc đó là Bộ trưởng: “Việc sử dụng điện thoại đã trở thành thói quen hằng ngày ở thời điện địa. Chúng ta không thể lờ đi nhu cầu kết nối, đặc biệt là giữa trẻ em và cha mẹ - những người mà bản thân họ có nhu cầu, một cách tự nhiên ngoài các giờ học”.
Peep – một trong những hiệp hội phụ huynh lớn nhất nước Pháp – đã tỏ ra hoài nghi giải pháp này. “Chúng tôi không nghĩ rằng lệnh cấm đó có hiệu quả tại thời điểm này” – chủ tịch Hiệp hội, ông Gerard Pommier nhận định.
“Hãy tưởng tượng một trường trung học với 600 học sinh. Chúng sẽ đặt tất cả điện thoại vào trong chiếc hộp sao? Các vị cất giữ chúng như thế nào? Và còn trả lại lúc ra về nữa?” – ông nói.
“Con người ta phải sống trong thời đại của mình. Sẽ là thông minh hơn nếu đưa ra luật lệ và thảo luận ý nghĩa của nó với học sinh” – Peep nói và chi ra rằng “bản thân người lớn không phải lúc nào cũng làm gương”.
Tuy nhiên, với Bộ trưởng Giáo dục Blanquer thì vấn đề của điện thoại di động và máy tính bảng còn là vấn đề về “sức khỏe công cộng”. “Điều quan trọng là trẻ dưới 7 tuổi không nên tiếp xúc với màn hình” – ông nói.
Vị Bộ trưởng cũng nhìn động thái này như một cách thức giúp hạn chế tình trạng bắt nạt qua mạng.
Lệnh cấm sử dụng điện thoại di động từng được tân Tổng thống Pháp Emmamuel Macron nêu ra trong bản tuyên ngôn trước lễ nhậm chức của mình hồi tháng 5.
Nguyễn Thảo(Theo Telegraph)
">Trường học Pháp cấm điện thoại di động cả trong giờ ra chơi