您现在的位置是:NEWS > Bóng đá
Giọng hát Việt nhí: Thành Trung thách thức Soobin Hoàng Sơn trên truyền hình
NEWS2025-04-28 18:42:02【Bóng đá】6人已围观
简介- Trước lời thách thức của MC Thành Trung, nam ca sỹ đã không ngại lên sân khấu và khiến mọi người t tường thuật trực tiếp bóng đá nữ hôm naytường thuật trực tiếp bóng đá nữ hôm nay、、
- Trước lời thách thức của MC Thành Trung,ọnghátViệtnhíThànhTrungtháchthứcSoobinHoàngSơntrêntruyềnhìtường thuật trực tiếp bóng đá nữ hôm nay nam ca sỹ đã không ngại lên sân khấu và khiến mọi người thán phục khi thể hiện khả năng vũ đạo của mình.
很赞哦!(1912)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Telavi vs Iberia, 22h00 ngày 24/4: Thất vọng kéo dài
- Bạn trai đòi chia tay sau khi em bảo anh ấy là xe ôm công nghệ
- Em mệt rồi, mình tạm ngừng yêu nhau anh nhé!
- Tìm thấy tình yêu nhờ nhường giấy vệ sinh trong dịch Covid
- Nhận định, soi kèo Brisbane Roar vs Wellington Phoenix, 12h00 ngày 26/4: Những người khốn khổ
- Chồng tôi thà bị từ mặt, nhất định không cho bố vợ mượn xe
- VnExpress Marathon Hải Phòng tung 1.000 Bib ưu đãi cho VĐV
- Tâm sự người vợ hoang mang không biết mình có thai với chồng cũ hay chồng mới
- Siêu máy tính dự đoán Stuttgart vs Heidenheim, 1h30 ngày 26/4
- Món ngon đơn giản, bổ dưỡng từ khoai tây Mỹ
热门文章
站长推荐
Soi kèo phạt góc Stuttgart vs Heidenheim, 1h30 ngày 26/4
Khánh Linh đang học lớp 11 chuyên Tin, Trường THPT Chuyên Hạ Long (Quảng Ninh)
Ngay từ khi còn học lớp 4, lớp 5, Khánh Linh đã được mẹ cho làm quen với máy tính và bắt đầu học online. Chị Vũ Thị Thu Vân - mẹ Khánh Linh là một người có tư duy cởi mở và rất nhạy bén với công nghệ.
Chị khuyến khích và mua cho con những khóa học online mà theo chị cho biết ‘thời ấy chưa ai làm như thế’.
Cứ như vậy, học online gắn bó với Linh cho đến bây giờ khi cô bé đã là nữ sinh lớp 11. Chị Vân nói, ‘tôi mua cho cháu các khóa từ trung bình tới nâng cao. Tôi hỏi con học có hiểu không thì cháu nói các thầy cô dạy online giảng bài nhiều khi còn dễ hiểu hơn trên lớp. Bởi vì học online dành cho nhiều đối tượng, nên các thầy cô giảng rất kỹ. Đến mình nghe cũng còn hiểu được’.
Tiếp xúc nhiều với công nghệ, Linh dần nhận ra mình đam mê và mơ ước trở thành một lập trình viên. Chị Vân lại cùng con tìm hiểu các trường đại học trực tuyến.
Khi Linh chuẩn bị thi vào lớp 10, chị giao hẹn nếu con thi đỗ trường chuyên thì sẽ cho con học đồng thời chương trình trực tuyến của ĐH Funix. Kết quả, Linh đỗ vào lớp chuyên Tin của Trường THPT Chuyên Hạ Long và đúng như đã hứa, chị cho con gái học chương trình Kỹ sư phần mềm cùng lúc với học phổ thông ở trường.
Ban đầu, 2 mẹ con lên kế hoạch sẽ hoàn thành chương trình học trực tuyến vào năm lớp 12. Nhưng sau đó suy nghĩ lại, thấy thời điểm lớp 12 cần tập trung cho việc ôn thi nên Linh phải tăng tốc để có thể kết thúc chương trình vào cuối năm lớp 11.
Cũng nhờ thời gian nghỉ học ở trường vì dịch bệnh mà tốc độ học của Linh càng vượt kế hoạch. Đến thời điểm này, em cho biết đã học xong 7/8 học kỳ của chương trình cử nhân. Học kỳ cuối cùng là làm luận án và Linh dự định sẽ hoàn thành trong khoảng 2 tháng.
Thông thường, sinh viên sẽ mất 6 tháng để hoàn thành một học kỳ. Với đối tượng học sinh, thời hạn được kéo dài 12 tháng/ học kỳ. Tuy nhiên, nữ sinh lớp 11 đã hoàn thánh 7 học kỳ trong vòng chưa đầy 2 năm.
Là một trong những sinh viên nhỏ tuổi nhất, Linh liên tiếp giành học bổng học nhanh với mức cao nhất là 20% học phí.
Kinh nghiệm học trực tuyến từ cấp 1 giúp Linh dễ dàng hơn với chương trình học trực tuyến ở đại học Linh chia sẻ, để sắp xếp được thời gian cho cả học phổ thông và học trực tuyến, em gần như phải hoàn thành hết bài vở trên lớp vào các giờ giải lao hoặc thêm một chút thời gian buổi chiều. Thời gian còn lại em dành hết cho học trực tuyến. ‘Thời gian nghỉ dịch này, em học mỗi buổi (sáng, chiều, tối) 3 tiếng - tức là 9 tiếng/ ngày cho học trực tuyến’.
Nhìn vào thời gian học của Khánh Linh, nhiều người sẽ nghĩ cô bé là ‘mọt sách’. Nhưng ngược lại, Linh mê game và là một tay game thủ có hạng. ‘Em chơi trò Liên minh huyền thoại. Mỗi ngày, em chơi 2 ván game vào buổi chiều và buổi tối, mỗi ván khoảng 30-45 phút’. Linh nói, chơi game là cách để em giải trí cho bớt căng thẳng với chuyện học hành.
Chia sẻ về việc khuyến khích con học trực tuyến, chị Vân nói: ‘Trước hết, con phải thích. Mình không thể ép được. Nhưng ngược lại, có nhiều phụ huynh sợ con tiếp xúc nhiều với máy tính, học thì ít chơi thì nhiều nên không cho con dùng máy tính hay sử dụng Internet’.
‘Tôi nghĩ thời đại này mà các con không được sử dụng Internet là một sự thiệt thòi. Trên mạng có quá nhiều kiến thức hay, bổ ích, chưa kể con còn được gặp các thầy, các bạn giỏi mà con có thể học hỏi từ đó. Các cơ hội, mối quan hệ xã hội cũng mở ra với con nhiều hơn’.
Tuy nhiên, để các con không bị Internet ‘cám dỗ’, theo chị Vân, phụ huynh phải là người đồng hành cùng con từng bước.
‘Tôi không lo chuyện cho cháu sử dụng máy tính và Internet từ sớm là vì tôi có thể nắm được hết các mối quan hệ bạn bè của con, cũng như thường xuyên theo dõi sát sao việc học tập của con. Thậm chí, trong những năm đầu tiên con học online, tôi còn học cùng con. Chỉ đến những năm cuối cấp 2, tôi mới thôi học cùng con vì kiến thức càng lúc càng khó hơn’ - chị chia sẻ.
Chị Vân cho rằng để các con sử dụng mạng xã hội và Internet an toàn thì vai trò giám sát của bố mẹ là rất quan trọng. Bà mẹ người Quảng Ninh cũng kể rằng con gái rất thích chơi game và chị cho phép con chơi. ‘Nhưng phải giới hạn thời gian, chứ không chơi tràn lan ngày này sang ngày khác’.
Kế hoạch hiện tại của 2 mẹ con chị Vân sau khi Linh tốt nghiệp phổ thông là cho Linh đi làm ngay để lấy kinh nghiệm thực tiễn. ‘Dù có học tốt đến mấy thì cũng chỉ là lý thuyết. Hai mẹ con tôi đều thống nhất là tốt nghiệp phổ thông xong sẽ đi làm. Rồi sau này khi có cơ hội, con sẽ thực hiện ước mơ được đi du học của mình sau’.
Hiện tại, nhờ đạt thành tích xuất sắc cho chương trình học trực tuyến mà Linh đã nhận được lời mời của Chủ tịch Tập đoàn FPT về làm việc cho công ty sau khi tốt nghiệp. Linh cho biết, em rất vui vì đã nhận được cơ hội hiếm có này. Em cho biết sẽ suy nghĩ một cách nghiêm túc về lời mời hấp dẫn này trong thời gian tới.
Người mẹ Đắk Lắk đóng giả con gái nhắn tin với gã lừa đảo
Học giọng văn, cách nhắn tin, sử dụng ngôn ngữ của con gái, chị Mai lấy nick con nhắn tin với kẻ dụ dỗ con gái bỏ nhà ra Hà Nội 'làm việc nhẹ lương cao'.
Nửa đêm, cậu bé 15 tuổi nức nở trên điện thoại kêu cứu
Đó là một cậu bé 15 tuổi. Em gọi điện đến trong tình trạng gia đình vô cùng rối ren.
">Học trực tuyến từ lớp 4, cô gái Quảng Ninh nhận bằng cử nhân năm 17 tuổi
Các trung tâm mua sắm vắng bóng người (Nguồn: Nikkei)
Tại Asakusa, trung tâm của thành phố cổ Tokyo và nổi tiếng với ngôi đền Sensoji lâu đời, số người đi bộ vào dịp cuối tuần và ngày lễ đã sụt giảm 15,5% so với tháng 1/2020. Quận Umeda của Osaka, khu vực mua sắm và ăn uống nổi tiếng dành cho khách du lịch Trung Quốc, đã giảm 15,2%. Theo phân tích chung của Nomura Securities, lượng khách du lịch tới Kyoto và Yokohama đã giảm 14,1% và 9,7%.
Việc người dân ra khỏi nhà ngày càng ít đã khiến các trung tâm mua sắm chịu ảnh hưởng nặng nề, các khu phố vắng như những "thị trấn ma". Lượng khách đến trung tâm thương mại Mitsukoshi Ginza, nằm tại khu mua sắm cao cấp ở Tokyo đã giảm 10% so với cùng kỳ năm trước.
Khách sạn, nhà hàng thua lỗ do lượng khách hủy đặt phòng quá lớn (Nguồn: Nikkei)
Các nhà thuốc và siêu thị chịu số phận tương tự. Những cửa hàng lớn tại Tokyo trong tháng 2/2020 đã ghi nhận mức giảm 40% cho các mặt hàng như mỹ phẩm, dược phẩm, cũng như những nhu yếu phẩm khác.
Các khu phố tràn ngập nỗi sợ do virus corona gây ra (Nguồn: Nikkei)
Công viên Sanrio Puroland, trung tâm du lịch vốn được nhiều du khách Trung Quốc tới tham quan, nay lại không thấy bất kỳ nhóm khách du lịch Trung Quốc nào đến vui chơi trong tháng này. Nhà điều hành Sanrio Puroland cho biết họ đóng cửa công viên này đến ngày 12/3 nhằm hạn chế sự lây lan của virus corona.
Sự lo sợ lây lan virus corona trên toàn quốc đã có tác động mạnh mẽ đến ngành nhà hàng, khách sạn. Các doanh nhân Nhật Bản trong ngành công nghiệp này cho biết du khách trên toàn thế giới đã hủy tất cả các phòng đã đặt, khiến các nhà hàng khách sạn bị thua lỗ nặng nề.
Cuộc sống lạ lùng ở Nhật Bản dưới con mắt của bà mẹ yêu nước Mỹ
Cuộc sống ở Nhật Bản được hé mở rất chân thực và đa dạng dưới góc nhìn của một bà mẹ nhiều năm xa quê.
">Nhiều thành phố giàu có Nhật Bản vắng người vì Covid
Có những người phụ nữ, cứ để đàn ông làm tổn thương mình hết lần này đến lần khác. Những tin nhắn gửi đi mãi không được trả lời, những cuộc gọi đổ chuông bao lần mới được bắt máy bằng giọng thờ ơ hay bực dọc, những bữa cơm nguội ngắt do chờ… Thế nhưng chỉ cần đàn ông quay về thủ thỉ nói yêu, họ lại ngay lập tức tin rằng anh ta yêu thật, và quên những giọt nước mắt tủi thân mình đã nuốt ngược vào trong không biết bao nhiêu lần.
Thật ra đàn ông có yêu một người phụ nữ không, luôn nhìn thấy rất dễ. Nếu yêu bạn, anh ta luôn có thời gian dành cho bạn, thậm chí thấy hạnh phúc vì được dành thời gian cho bạn. Và ngay cả trong việc rất nhỏ như nhắn tin cũng thể hiện họ say mê bạn đến nhường nào.
Anh ấy sẽ luôn là người chủ động nhắn tin cho bạn, đơn giản anh ấy muốn được chuyện trò cùng bạn. Đừng tin những lý thuyết sáo rỗng cho rằng đàn ông là giống lạnh lùng chỉ biết đặt công việc lên trên hết, nếu bận họ sẽ quên bạn ngay. Trái lại, đàn ông khi thật sự yêu một ai đó luôn muốn được nói chuyện cùng cô ấy, chủ động khơi gợi, dẫn dắt câu chuyện giữa hai người và họ còn tham lam muốn cuộc chuyện trò kéo dài mãi mãi.
Sẽ luôn có những quan tâm, hỏi han trong tin nhắn của anh ấy. “Em đã ăn sáng chưa, thức dậy lúc mấy giờ?”, “Ngày hôm nay của em thế nào?”, “Em nghĩ sao về việc…” anh ấy muốn biết mọi điều liên quan đến bạn và rất quan tâm đến suy nghĩ, cảm xúc của bạn.
Trong những tin nhắn gửi đi giữa bạn và anh ấy, không bao giờ có cảnh người đàn ông đang độc diễn, tự tôn. Vì yêu bạn nên anh ấy muốn biết về bạn càng nhiều càng tốt, muốn nghe bạn nói, muốn làm cho bạn cười bằng những câu nói đùa thật hài hước, thông minh. Một ngày của bạn không được tốt ư? Anh ấy chắc chắn sẽ nói điều gì đó khiến bạn phải mỉm cười.
Đàn ông nếu yêu thực sự một người phụ nữ, ngay cả khi say cũng muốn nhắn tin cho cô ấy. Nếu hai người đang trong giai đoạn yêu đương, anh ấy sẽ nhắn có thể chỉ để nói với bạn rằng anh ấy đang ngồi uống với mấy tay bạn nhậu, rất nhớ bạn và bạn đoán xem anh ấy đã uống được bao nhiêu rồi. Nếu là tin nhắn dành cho một người vợ, anh ấy sẽ nói mình đang uống với người này người kia, nhưng sẽ sớm về nhà.
Trong tin nhắn của một người đàn ông đang yêu, bạn sẽ thường xuyên thấy anh ấy dành lời ngợi khen bạn. Kể cả có không nhìn thấy bạn, anh ấy vẫn luôn mặc định là bạn rất xinh, rất dễ thương, bởi hình ảnh đẹp của bạn luôn trong tâm trí của anh ấy.
Những đặc điểm khác trong cách nhắn tin toát lên rằng anh ấy yêu bạn có thể bao gồm: luôn nhắn tin chào mỗi sáng, hay gửi kèm icon hài hước, yêu thương (đàn ông thường không mấy khi dùng các biểu tượng trong tin nhắn đâu nhé!), trả lời tin nhắn của bạn rất nhanh thậm chí khơi gợi chủ đề để tiếp tục được trò chuyện.
Và một điều không thể thiếu, anh ấy sẽ không dằn lòng kìm nén lời yêu/ thích bạn, nói thẳng hay ẩn ý, bằng cách này hay cách khác, anh ấy sẽ truyền đi thông điệp đó để bạn có thể cảm nhận được.
Phụ nữ nghĩ tích cực, sống yêu thương sẽ thấy đời nhẹ tênh
Khi còn là con gái, bạn có từng là người mơ mộng? Bạn có từng vẽ cho mình những ước mơ bay bổng, bạn có từng hồn nhiên và nhìn cuộc đời với màu hồng lấp lánh?
">Khi đàn ông yêu bạn, từ cách nhắn tin cũng thể hiện rằng anh ấy 'rất yêu'
Nhận định, soi kèo Machida Zelvia vs Shonan Bellmare, 17h00 ngày 25/4: Tìm lại niềm vui
Đợi 30 Tết mua hoa giá rẻ gần như là câu chuyện muôn thuở ở ta cứ mỗi độ Tết đến Xuân về. Tôi thích bày hoa Tết nên năm nào cũng tranh thủ đi chợ mua một ít hoa cho có không khí. Sợ cảnh đông đúc, chen lấn nên tôi đi chợ hoa từ sớm. Ngày 24 Tết, tôi ra chợ hoa và mua một cây quất với giá 1,8 triệu đồng, cùng bốn chậu cúc mâm xôi giá 1,2 triệu đồng.
Vậy mà, chưa kịp đón Tết, hôm nay (29 Tết) tôi có dịp ra quán cũ, thì thấy người ta đang hạ giá bán "sập sàn": quất mỗi cây còn 800.000 đồng, cúc mỗi chậu còn 200.000 đồng. Tính sơ sơ, vì mua trước sáu ngày mà tôi bị mua đắt hơn gấp đôi (1,4 triệu đồng). Vẫn biết là từ 29 Tết người bán thường có tâm lý xả hàng để về sớm, nhưng tôi vẫn có cảm giác gì đó rất hụt hẫng, như thể mình bị mua hớ vậy.
>> 'Ngại mua hoa Tết vì người bán không niêm yết giá'
Tất nhiên, ở đây, tôi không cổ súy người bán chặt cây, đập chậu ngày 30 Tết thay vì hạ giá bán. Nhưng tại sao người ta không bán đúng giá từ sớm, để ai cũng mua được hoa giá vừa phải túi tiền về chơi, hàng bán cũng chạy, không phải lo hạ giá "sập sàn" những ngày cận Tết. Biết rằng đa phần người mua hoa sớm là những người có điều kiện kinh tế khá giả hơn một chút, nhưng ai cũng đều muốn được mua hàng với giá đúng chứ không phải bị hớ như tôi, phải không?
Một năm kinh tế khó khăn, người nào cũng có những nỗi lo về chuyện tiền bạc. Bản thân tôi cũng phải vay mượn để thưởng Tết cho nhân viên, người lao động lại càng thêm khó. Tôi mong chúng ta có thể chia sẻ với nhau để ai cũng có thể đón một cái Tết đủ đầy.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
">Cảm giác bị hớ khi mua hoa Tết sớm
Phượng và Hải (Hà Nội) yêu nhau từ thời đại học. Ra trường họ làm chung tại một công ty.
Xuất phát điểm giống nhau nhưng với tài năng, bản lĩnh và khéo giao tiếp, Phượng nhanh chóng được chú ý, thăng tiến như diều gặp gió.
Sau 6 năm, cô trở thành giám đốc kinh doanh của công ty, trong khi công việc của Hải vẫn dậm chân tại chỗ. Tuy nhiên, Hải không ghen tị với thành công của vợ.
Khi Phượng bận rộn với những chuyến công tác trong nước, ngoài nước, Hải và con gái (5 tuổi) ở nhà tự chăm lo cho nhau.Khi thấy vợ quá mải mê công việc, bỏ bê gia đình, xao nhãng cả con gái nhỏ, Hải góp ý nhưng Phượng cáu kỉnh gạt đi. Cô cho rằng Hải đang tự làm khó mình và vợ bằng những chuyện không đâu.
Càng ngày, tình cảm vợ chồng Hải càng xa cách, chuyện chăn gối cũng nguội lạnh. Họ sống ly thân một thời gian thì Hải đề nghị ly hôn với lý do vợ chồng có những khác biệt không thể hoà giải.Đơn chưa kịp nộp thì dịch bệnh Covid-19 có những diễn biến phức tạp. Công ty của hai vợ chồng cho các nhân viên làm việc trực tuyến tại nhà.
Việc thường xuyên chạm mặt nhau trong khoảng thời gian nhạy cảm khiến cả Phượng và Hải đều có chút lúng túng.
Buổi sáng ngày thứ ba ở nhà, Phượng nghe tiếng con gái mời mẹ xuống ăn sáng, trên bàn có bát bún riêu cua nóng hổi, khói bay nghi ngút, chỉ nhìn thôi cũng đã thấy thèm.
- Mẹ ơi, con với bố thức dậy sớm nấu bún cho mẹ đó! Mẹ ăn nhiều vào.- Mẹ ơi, khi nào mẹ rảnh mẹ dạy con thắt bím tóc nhé, bố Hải làm xấu quá!
Phượng mỉm cười gật đầu mà cay cay nơi khóe mắt. Những ngày sống chậm, cô mới có thời gian suy ngẫm những gì mình đã làm được. Rõ ràng, cô có niềm vui và vinh quang trong sự nghiệp nhưng đằng sau đó bỗng dưng cô cảm thấy trống rỗng.
Phượng lang thang lên tầng 4 thì bắt gặp Hải đang cặm cụi tưới rau. Lúc rảnh rỗi Hải tận dụng khoảng không gian ở đây trồng thành một vườn rau vô cùng tươi tốt. Bây giờ cô mới để ý anh trồng toàn những loại rau cô thích ăn...
Bất giác Phượng cảm thấy ân hận vì đã vội vàng đồng ý ly hôn.
Tối hôm đó cô gọi điện thoại cho chuyên gia tâm lý Hoàng Hải Vân để nhờ tư vấn, xin lời khuyên cho cuộc hôn nhân của mình.Sau khi nghe Phượng tâm sự, chuyên gia tâm lý nói: 'Bận rộn là chuyện thường thấy ở một giám đốc. Điều may mắn là chồng em thông cảm, chấp nhận lui về làm hậu phương, thay em chăm sóc gia đình để em toàn tâm toàn ý cho công việc. Đó là một sự hy sinh rất lớn.
Dù vậy, anh ấy cũng không tránh khỏi cảm giác buồn, cô đơn khi không thể kết nối với em hàng ngày từ góc độ của một người chồng với vợ của mình. Nếu như em nhận ra sự lo âu của anh ấy, lắng nghe anh ấy và ngược lại thì có thể chuyện đã khác'.
Chuyên gia Hoàng Hải Vân khuyên Phượng tận dụng những ngày ở nhà chống dịch để thay đổi cục diện hôn nhân.
Chuyên gia cũng nói, về lâu dài dù bận rộn hay thế nào thì 2 người cũng cần dành thời gian chăm sóc mối quan hệ vợ chồng; trò chuyện thường xuyên và chân thành về những thách thức, trở ngại tâm lý mà cả hai đang đối mặt. Từ đó giúp nhau tìm cách cân bằng...
Rời cuộc nói chuyện với chuyên gia tâm lý, Phượng kể, cô đi xuống nhà tìm nước uống, Hải đang làm gì đó trong bếp, anh vờ như không trông thấy vợ. Phượng tới gần bất ngờ ôm chồng từ sau lưng nức nở:- Em xin lỗi... Chúng mình đừng ly hôn anh nhé!
Gần trưa hôm sau, hai vợ chồng Phượng đèo nhau ra siêu thị mua một số nhu yếu phẩm về thì có thông báo thực hiện cách ly toàn xã hội trên phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên, Phượng đón nhận tin này khá bình thản.
'Những ngày tháng này, chỉ cần vẫn được khỏe mạnh, chỉ cần được ở bên cạnh chồng và con gái, cả nhà cùng nhau chăm sóc vườn rau trên sân thượng, cùng nhau nấu ăn, xem phim hay dạy cho cô con gái thắt bím tóc, với em đã là hạnh phúc', Phượng báo tin vui với chuyên gia tâm lý Hoàng Hải Vân.
* Tên nhân vật đã được thay đổi
Giám đốc khách sạn bị bắt quả tang ngoại tình, cố hàn gắn gia đình trong dịch Covid-19
Ngoài kia dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhưng bên trong ngôi nhà ấy, những hạt mầm hạnh phúc từng bị khô héo đã được ươm xuống và chăm sóc đúng cách nên nay lại tái sinh.
">Ở nhà tránh dịch Covid
Từ ngày 6/1 tết Nguyên đán (30/1 dương lịch) cho đến nay, 2 con gái của chị Thanh Hoài (ở một chung cư tại quận Cầu Giấy, Hà Nội) chưa đi ra khỏi căn hộ của gia đình.
Các con được nghỉ học, gia đình chị chuyển sang ‘cuộc sống online’ để đảm bảo an toàn trong mùa dịch bệnh.
‘Chúng tôi không đi chợ truyền thống, tất cả thực phẩm tươi sống đều được mua theo hình thức online. Để hạn chế tiếp xúc nhiều lần với người giao hàng, chúng tôi cũng mua theo số lượng lớn, ăn được trong nhiều ngày’.
Số thực phẩm do chị Hoài mua theo hình thức online. Ảnh: NVCC Theo đó, đầu tháng, chị Hà gọi điện cho một cửa hàng chuyên bán gà để mua 60 con gà (giá 150 nghìn đồng/kg). Tủ lạnh nhà chị chỉ chứa được khoảng 30 con, số còn lại chị gửi nhờ nhà em trai ở gần đó.
Với các loại hải sản (tôm, cá, mực…) và thịt lợn chị cũng gọi cho một cửa hàng hải sản và cửa hàng thịt sạch đưa đến tận nhà.
Các nhu yếu phẩm khác như kem đánh răng, giấy vệ sinh… chị cũng xuống siêu thị, ngay dưới chân tòa nhà để mua.
‘Ngày trước, gia đình chồng tôi ở quê có vườn rau nên khoảng 10 ngày ông, bà lại gửi cho chúng tôi một chuyến đủ các loại rau, củ, quả… Nhưng hiện tại, do dịch bệnh, ngại ra bến xe đông người nên chúng tôi sẽ mua rau do những người trong cùng tòa nhà bán’, chị Hoài cho biết thêm.
Chị Hoài cũng chia sẻ, nhiều người ở nhà nên chi phí ăn uống của gia đình chị tăng lên. Theo đó, chị vừa chi 20 triệu đồng để mua thực phẩm dùng trong khoảng 1 tháng, hạn chế việc ra chợ nhiều lần. Bên cạnh đó tiền điện cũng tăng khi tháng vừa rồi gia đình chị hết 2,5 triệu đồng.
Bù lại, gia đình chị tiết kiệm được nhiều khoản khác. Cụ thể, chị Hoài hạn chế việc mua sắm quần áo, giày dép… do lo ngại việc gặp người bán hàng. Thay vào đó, chị chỉ mua những thứ thiết yếu dùng cho cuộc sống. Ngoài ra, các chi phí xăng xe, tiền cà phê, ăn uống ở nhà hàng… cũng được cắt giảm.
‘Ngày trước, tôi tốn một khoản không nhỏ cho xăng xe (ô tô cá nhân) nhưng nay đổ một bình xăng mãi chưa thấy hết’, chị Hoài nói thêm.
Không chỉ về nguồn cung thực phẩm, tất cả các nhu cầu, dịch vụ khác đều được chị Hoài chuyển sang chế độ ‘online’.
Từ ngày các con nghỉ học, gia đình chị mua thêm máy in để in bài do cô giáo gửi cho các con làm tại nhà.
‘Với con gái đang học mẫu giáo, tôi phải tạo các trò chơi như làm thủ công, chơi cá ngựa, trốn tìm… cho con đỡ nhàm chán khi không được ra khỏi nhà’, chị Hoài nói thêm.
Tương tự, gia đình chị Lê Thị Ngọc (Hà Đông, Hà Nội) cũng chuyển sang hình thức mua sắm, giao dịch online. Qua điện thoại, chị Ngọc mua thực phẩm tại một nông trại quen ở Hòa Bình với số lượng lớn để hạn chế việc đi chợ, siêu thị. Sau đó, chị thanh toán tiền qua tài khoản để hạn chế các giao dịch bằng tiền mặt và thực phẩm sẽ được mang đến tận nhà.
Chị Ngọc mua gà và rau từ nông trại. Ảnh: NVCC Trước đây, chị thuê người giúp việc theo giờ vào thứ 3, 5, 7 hàng tuần. Ngoài ra, một tháng, gia đình chị cũng thuê người đến dọn nhà một lần nhưng hiện tại các dịch vụ này đều bị cắt do lo ngại việc người lạ xuất hiện tại nhà.
‘Chúng tôi thường có thói quen ăn nhà hàng, uống cà phê vào cuối tuần nhưng nay tất cả đều chuyển sang hình thức gọi đồ online. Suốt cả tháng nay, chồng tôi là dân kinh doanh nên phải đi làm, còn mẹ con tôi chưa ra khỏi nhà lần nào. Ông xã tôi còn nói vui: ‘Chắc phải gọi nhà mình là ‘gia đình online’ mất’, chị Ngọc vui vẻ cho biết.
Ngoài các hộ gia đình, nhiều chủ cửa hàng cũng chuyển sang kinh doanh online để phù hợp tình hình khi dịch bệnh bùng phát.
Nhiều cửa hàng ăn đã chuyển sang hình thức giao cơm văn phòng tận nơi để đối phó tình trạng người dân ngại đến cửa hàng. Ảnh: NVCC Anh Lê Đức Dũng (SN 1988, Hà Nội) là chủ một cửa hàng chuyên lẩu (buổi tối) và cơm văn phòng (buổi trưa) tại Thái Hà (quận Đống Đa). Trước đây, cửa hàng đông khách, anh mở 2 chi nhánh (giá thuê mặt bằng là 12 và 30 triệu đồng/nơi) tuy nhiên do khó khăn chung nên anh đã phải đóng cửa một chi nhánh.
‘Ngày trước, chúng tôi bán khoảng 120 suất cơm văn phòng/buổi trưa và không có thời gian để bán online thì nay vắng khách ăn tại quán hơn. Trước tình trạng khách ngại đến quán ăn, chúng tôi chuyển sang hình thức giao cơm tận nhà, để đẩy doanh số lên. Hiện, mỗi buổi trưa chúng tôi bán được khoảng 80 suất’, anh Dũng cho biết.
Anh thừa nhận, lợi nhuận không thể như trước đây do mất thêm các chi phí ship hàng nhưng đây là một chính sách bắt buộc để các cửa hàng ăn vượt qua thời điểm khó khăn.
Cô dâu Hải Phòng hoãn cưới, hàng xóm xúm vào ‘giải cứu’ 75 mâm cỗ
Chỉ khoảng 3 tiếng đồng hồ, số thực phẩm để làm hàng chục mâm cỗ đã được bà con, hàng xóm ‘giải cứu’ thành công.
">Lo ngại dịch Covid