Nam sinh viên David Ji sẽ tốt nghiệp đại học trong năm tới,ốnthựctậpphảicókinhnghiệmthựctậpSinhviênsốclothấtnghiệmanchester united anh tích cực xin làm thực tập sinh tại các công ty công nghệ lớn tại Trung Quốc. David đã vượt qua vòng phỏng vấn dành cho thực tập sinh tại một công ty danh tiếng, dù vậy, anh không nhận được lời mời chính thức tới thực tập. Khi David liên hệ với phòng nhân sự của công ty, họ cho biết hồ sơ của anh đã bị loại ở vòng cuối cùng.
David đang học chuyên ngành truyền thông tại một trường đại học không nổi tiếng tại Trung Quốc. Đây có thể là lý do khiến hồ sơ thực tập của David bị loại. Nam sinh viên rất thất vọng: "Nếu không có kinh nghiệm thực tập tại công ty lớn, tôi sẽ rất khó tìm được công việc tốt sau khi ra trường".
Thực tập là cơ hội để sinh viên có kinh nghiệm thực tế trong công việc trước khi ra trường. Kinh nghiệm thực tập hiện được xem là "tấm vé vàng" giúp cải thiện cơ hội có việc làm của sinh viên Trung Quốc sau khi ra trường. Thị trường việc làm tại xứ tỷ dân hiện rất cạnh tranh, sự khắc nghiệt xuất hiện ngay từ khi sinh viên đi xin thực tập.
Thực tập tại các công ty lớn là ưu tiên hàng đầu của các sinh viên sắp ra trường. Các công ty này thường có văn phòng đặt tại các thành phố lớn, có chế độ lương và đãi ngộ tốt dành cho thực tập sinh.
Dù vậy, sự cạnh tranh để được thực tập tại các công ty này rất khắc nghiệt. Theo David, hiện tại, sinh viên năm nhất đã sớm phải xin thực tập tại các công ty nhỏ và vừa để có kinh nghiệm. Điều này sẽ giúp họ dễ được nhận vào thực tập tại các công ty lớn về sau.
Duan Yongxue, chuyên gia tuyển dụng tại một công ty môi giới việc làm, cho biết: "Các công ty lớn bây giờ đặt ra tiêu chuẩn cao cho thực tập sinh. Sinh viên cần có sẵn kinh nghiệm làm việc ở những vị trí tương đương tại các công ty nhỏ và vừa mới có cơ hội được thực tập tại công ty lớn".
Anh Duan cho biết các công ty lớn giờ đây kiểm soát chặt nguồn lực, trong đó có nguồn lực dành cho việc đào tạo nhân sự. Nhiều công ty lớn không muốn tốn nguồn lực để "cầm tay chỉ việc", họ đòi hỏi thực tập sinh phải có sẵn kinh nghiệm để vào việc ngay.
Vì vậy, nhiều sinh viên Trung Quốc hiện không có khái niệm nghỉ hè. Ngay khi năm học sắp kết thúc, họ đã gửi hồ sơ tới các công ty để xin thực tập trong kỳ nghỉ hè.
Qin, một sinh viên của Đại học Truyền thông Trung Quốc, cho biết trong giai đoạn chờ phản hồi từ các công ty, cô đã bị mất ngủ vì lo lắng. Có những công ty nhận được quá nhiều hồ sơ xin thực tập, họ không có thời gian để phản hồi từng sinh viên.
Qin đã có 5 đợt thực tập tại các công ty khác nhau, cô cho biết hiện quy trình tuyển chọn thực tập sinh khắt khe không kém tuyển dụng nhân sự chính thức. Thực tập sinh cũng phải trải qua vòng tuyển chọn hồ sơ, vòng kiểm tra kiến thức, phỏng vấn...
David và Qin đều từng trải qua những bài kiểm tra kéo dài 2-3 giờ do các công ty đưa ra để chấm điểm trình độ chuyên môn, IQ, EQ... của thực tập sinh.
Chỉ những sinh viên có điểm số cao sau các vòng kiểm tra mới được đi tiếp vào vòng phỏng vấn. Lúc này, sinh viên phải thể hiện được những hiểu biết kỹ càng về công ty và công việc mà họ muốn xin thực tập.
Những kinh nghiệm đã có của sinh viên rất được quan tâm, bởi các công ty đều muốn nhận thực tập sinh đã có kinh nghiệm làm việc để có thể nhanh chóng. Như vậy, một vòng lặp hóc búa xuất hiện: sinh viên muốn được trao cơ hội thực tập cần có sẵn... kinh nghiệm thực tập. Điều này gây khó cho không ít sinh viên.
Hiện tại, nhiều công ty lớn tại Trung Quốc không hứng thú trao cơ hội thực tập cho những sinh viên chưa có kinh nghiệm. Yêu cầu đối với thực tập sinh ngày càng nâng cao khiến sinh viên Trung Quốc phải miệt mài đi thực tập và chịu nhiều áp lực công việc ngay từ lúc chưa ra trường.
Richard Chan, sinh viên chuyên ngành truyền thông, cho hay: "Sau một quá trình dài nỗ lực thực tập để có kinh nghiệm đa dạng, đến khi tôi xin thực tập ở một công ty lớn, tôi mới biết rằng những kinh nghiệm thực tập trước đây của mình không có giá trị đối với họ. Tôi cảm thấy đó là một cú sốc lớn. Hiện tại, ngay đến cơ hội thực tập cũng phải cạnh tranh rất gắt gao".
Nhiều ứng viên còn rơi vào cảnh công ty đã chọn được một số thực tập sinh nhưng họ không thông báo chính thức, vì muốn tạm giữ chân những ứng viên còn lại, đề phòng sự biến động nhân sự. Cách hành xử này khiến nhiều sinh viên phải chờ đợi trong thấp thỏm, nhưng câu trả lời sau cùng lại gây nên nỗi thất vọng lớn.
Từng phải chờ đợi dài ngày rồi chịu đựng sự thất vọng, Richard tâm sự: "Tôi chỉ xin làm thực tập sinh thôi, tại sao họ phải tạo nên nhiều thử thách như vậy? Tôi cảm thấy tâm lý bị ảnh hưởng nặng nề trong quá trình đi xin thực tập. Tôi phải chờ đợi dài ngày rồi phải chịu đựng sự từ chối gây thất vọng".
Ngay cả sinh viên được trao cơ hội thực tập cũng phải đối diện với những khó khăn. Có những đợt thực tập kéo dài gây ảnh hưởng tới việc học của sinh viên.
David từng trải qua một đợt thực tập kéo dài tại một công ty công nghệ lớn. Dù năm học mới đã bắt đầu, nhưng David vẫn phải tiếp tục đợt thực tập theo đúng cam kết.
"Học kỳ đó quả thực hỗn loạn, tôi cảm thấy kiệt sức, căng thẳng, nghĩ lại vẫn thấy ám ảnh. Đợt đó, vì công ty giao cho tôi một vị trí ấn tượng, nên tôi không muốn bỏ lỡ cơ hội", David chia sẻ.
Dù vậy, đến kỳ nghỉ hè năm nay, việc xin thực tập của David lại gặp phải khó khăn, anh liên tục bị các công ty từ chối và không thể thực tập ở đúng vị trí mong muốn - chuyên viên vận hành game. David chỉ được nhận vào thực tập tại phòng quản lý nhân sự của một công ty công nghệ.
Dù trải nghiệm thực tập này không giúp ích cho định hướng sự nghiệp của David, nhưng anh vẫn nhận thực tập, bởi ít nhất anh đã có thêm kinh nghiệm làm việc tại công ty lớn.
David không đành lòng để một kỳ nghỉ hè trôi qua mà không có thêm bất cứ kinh nghiệm thực tập nào giúp hồ sơ của anh đẹp hơn. Đối với sinh viên Trung Quốc hiện nay, nghỉ hè là một khái niệm xa xỉ, áp lực tìm kiếm việc làm bắt đầu từ giây phút họ trở thành sinh viên.
Theo SCMP