您现在的位置是:NEWS > Bóng đá
Lý Nhã Kỳ: Đàn ông không dám yêu tôi vì tự ti về kinh tế
NEWS2025-02-25 16:43:20【Bóng đá】0人已围观
简介Trong tập 7 Trà chiều cùng mợ chảnh, Lý Nhã Kỳ cùng khách mời - diễn viên Liên Bỉnh Phát có những tr gia vang truc tuyengia vang truc tuyen、、
Trong tập 7 Trà chiều cùng mợ chảnh,ýNhãKỳĐànôngkhôngdámyêutôivìtựtivềkinhtếgia vang truc tuyen Lý Nhã Kỳ cùng khách mời - diễn viên Liên Bỉnh Phát có những trải lòng về chuyện tình trường.
![]() |
Lý Nhã Kỳ và Liên Bỉnh Phát trò chuyện. |
Liên Bỉnh Phát cho biết anh rất kín tiếng về chuyện tình cảm, không bao giờ “bán chuyện đời tư” để thu hút dư luận. Diễn viên phim Song langbộc bạch công việc của nghệ sĩ là làm nghệ thuật, làm giải trí để phục vụ khán giả. Tuy nhiên, anh luôn mong muốn sẽ có sản phẩm hay để ghi dấu hơn những việc ngoài lề. Bỉnh Phát cũng tiết lộ là người nghiêm túc trong tình cảm, khác xa mọi người hình dung về một nghệ sĩ đa tình.
Đồng cảm với đàn em, Lý Nhã Kỳ cho biết bản thân rất chân thành khi yêu, luôn khao khát có một tình yêu dung dị. Nữ diễn viên sẵn sàng từ bỏ cuộc sống xa hoa, đi xe máy, ăn uống lề đường cùng người mình yêu. Tuy nhiên, nhiều người lại không tin điều này và hầu như luôn từ chối tiến tới với cô do mặc cảm.
“Có những người đàn ông đứng trước tôi nhưng không tự tin vì kiến thức, vì kinh tế hay sự nổi tiếng. Họ không tự tin bước đi cùng tôi. Tôi sẵn sàng bỏ xe Rolls Royce để đi xe máy, tôi bỏ những buổi trà chiều hay thậm chí những bữa tiệc sang trọng để đi ăn kem. Nhưng người ta không tin tôi thật lòng làm vậy. Họ cảm thấy không an toàn, không biết tôi sẽ làm được như vậy trong bao lâu…”, cô chia sẻ.
Trong talkshow, Lý Nhã Kỳ cũng xúc động khi bộc bạch tình cảm về người bố quá cố. Nữ diễn viên nói điều khiến mình tiếc nuối nhất đời là không thể thành công trước ngày bố mất. Nỗi buồn ấy dai dẳng và theo cô suốt 17 năm qua.
“Khi tôi thành công thì bố tôi đã mất. Điều nuối tiếc cả đời, không bao giờ bù đắp được chính là mất người thân. Tôi luôn dằn vặt bản thân tại sao mình không thành công sớm hơn chút nữa để bố hưởng. Đến giờ đã 17 năm trôi qua, tôi vẫn không thể nguôi ngoai", diễn viên nghẹn ngào.
![]() |
Lý Nhã Kỳ hài lòng cuộc sống quý cô độc thân tự do dù không ít nỗi buồn. |
Lý Nhã Kỳ tự nhận là người vui vẻ, hoạt ngôn nhưng đôi lúc rất trầm lắng vì lối sống nội tâm. Cuộc sống độc thân khá tự do nhưng lắm lúc cũng nhiều nỗi buồn. Vì thế, bạn bè, đồng nghiệp là những người vô cùng quan trọng giúp cô vượt qua khó khăn.
Clip Lý Nhã Kỳ chia sẻ chuyện tình cảm:
Thúy Ngọc

Lý Nhã Kỳ: ‘Tôi kiếm tiền thì dễ còn tìm người yêu thì khó’
"Tôi kiếm tiền thì dễ còn đi tìm hạnh phúc thì tôi chưa định nghĩa được. Tôi không biết thế nào là hạnh phúc, điều đó mông lung và không biết định lượng thế nào", Lý Nhã Kỳ chia sẻ.
很赞哦!(35)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Neftchi Baku vs Sumqayit, 22h00 ngày 21/2: Đòi lại món nợ lượt đi
- Gợi ý phong cách thiết kế phù hợp với nhà có diện tích nhỏ
- Nga tuyên bố sẽ không thể bị đánh bại sau khi sửa học thuyết hạt nhân
- Đấu giá đất huyện Thanh Oai: Cao nhất hơn 75 triệu đồng/m2
- Soi kèo phạt góc Empoli vs Atalanta, 0h00 ngày 24/2
- Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng thăm và làm việc tại Campuchia
- Công ty đông lao động nhất ở Đồng Nai công bố thưởng Tết
- Nhân sự trẻ, nghỉ lễ là thêm chút thời gian... "cày deadline"
- Nhận định, soi kèo Arema FC vs PSIS Semarang, 15h30 ngày 24/2: Điểm tựa sân nhà
- 5 nguyên tắc thiết kế nội thất cho nhà có trẻ em
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Rajasthan United vs Real Kashmir, 18h00 ngày 24/2: Tiếp tục bất bại
Nhân viên phục vụ trên xe buýt đã nhanh chóng tiếp cận đối tượng móc túi, yêu cầu trả lại tài sản cho hành khách.
Khoảnh khắc phụ xe buýt khống chế đối tượng móc túi (Ảnh cắt từ video).
Trao đổi với phóng viên Dân trí, phụ xe buýt Lê Trung Thực (35 tuổi) cho biết, khoảng 9h15 ngày 11/11, xe buýt tuyến 15 (Bến xe Gia Lâm - Phố Nỉ) của Xí nghiệp xe buýt Yên Viên thuộc Tổng Công ty vận tải Hà Nội (Transerco) lưu thông qua thị trấn Đông Anh, thì một nữ học sinh la hoảng: "Một bạn bị móc túi khi đang ngủ".
Anh Thực khi đó ngồi phía đầu xe buýt đã ngay lập tức di chuyển xuống cuối xe, đứng chắn trước đối tượng tình nghi để xác minh sự việc. Ban đầu, người này không thừa nhận hành vi.
Sau đó, một học sinh khác trên xe cho biết đã quay video toàn bộ sự việc để làm bằng chứng. Theo anh Thực, trong video, nam thanh niên ngồi ở hàng ghế phía sau đã thò tay lên ghế trên, lén mở khóa balo, trộm chiếc điện thoại của nữ sinh.
"Lúc này, đối tượng mới nhận tội. Đối tượng van tôi: "Anh thông cảm, tha cho em, đây là lần đầu em dại dột", anh Thực thuật lại.
Phụ xe buýt Lê Trung Thực (bên trái) và tài xế Đỗ Thái Hòa (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Trong khi anh Thực khống chế thành công đối tượng móc túi, thu hồi điện thoại trả lại khách, tài xế xe buýt Đỗ Thái Hòa (41 tuổi) báo cáo về đơn vị chủ quản xin phép được đưa đối tượng đến trụ sở Công an thị trấn huyện Đông Anh để trình báo.
Anh Thực cho biết làm phụ xe buýt khoảng 7-8 năm, lần đầu gặp tình huống móc túi trên xe. Dù đối tượng nhiều lần xin tha, anh nói không muốn hành vi xấu xí của một cá nhân ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh xe buýt.
Lãnh đạo Tổng Công ty vận tải Hà Nội đánh giá, việc phụ xe buýt nhanh chóng khống chế đối tượng móc túi được toàn thể hành khách trên xe hoan nghênh và ủng hộ.
"Hành động của anh Thực và anh Hòa của tuyến 15 đã góp phần mang lại hình ảnh đẹp, thân thiện và an toàn cho những chuyến xe buýt của thủ đô", vị lãnh đạo nói.
Hành động kịp thời, hiệu quả của tài xế và phụ xe Lê Trung Trực nhận được nhiều phản hồi tích cực trên các diễn đàn mạng xã hội. Cộng đồng mạng dành lời khen ngợi, cảm ơn hai anh đã hỗ trợ khách hàng kịp thời.
"Cảm ơn các anh nhân viên xe buýt đã nhiệt tình giúp đỡ khách hàng, mang lại hình ảnh đẹp cho xe buýt Thủ đô", bài viết kèm đoạn clip được đăng truyền đi thông điệp.
"Quá tuyệt vời! Tài xế và nhân viên xe buýt đều hành động rất có tâm, đề nghị công ty khen thưởng và biểu dương 2 anh trước toàn công ty", tài khoản Hoa Đinh bình luận.
"May mắn, hành khách đã lấy lại được điện thoại nhờ sự hỗ trợ của nhân viên xe buýt. Lần sau lên xe, hành khách nên cẩn thận, chủ động giữ tài sản, may mắn không đến nhiều lần đâu", độc giả Kim Thoa góp ý.
">Phụ xe buýt Hà Nội kể phút khống chế kẻ móc túi khi lần đầu gặp "buýt tặc"
Bà Nguyễn Thị Hường, ở thôn Thái Sơn, xã Tân Phúc, huyện Nông Cống là Giám đốc một hợp tác xã (HTX) tiểu thủ công nghiệp. Cơ sở sản xuất của người phụ nữ 62 tuổi này đang tạo việc làm cho hơn 800 lao động, mức thu nhập bình quân 2-6 triệu đồng/người/tháng.
Bà Hường cho biết, năm 2000, bà cùng một số chị em phụ nữ trong xã đi học nghề đan lát ở xã Thăng Thọ (huyện Nông Cống). Sau thời gian học, nhóm của bà trở thành một tổ đan, chuyên đan giỏ giữ ấm tích nước bằng cói. Cùng thời gian này, bà Hường đảm nhiệm trọng trách thu gom sản phẩm của tổ, giao đến cơ sở sản xuất.
Bà Nguyễn Thị Hường giấu chồng khởi nghiệp với 10 triệu đồng vay ngân hàng (Ảnh: Hạnh Linh).
"Khi tôi làm đầu mối bao tiêu, nhiều lao động là phụ nữ đến học nghề, xin nguyên liệu về làm. Điều này, khiến tôi nảy ra ý tưởng mở cơ sở chuyên sản xuất các sản phẩm thủ công có nguồn gốc từ tự nhiên. Tuy nhiên, việc mở cơ sở bị chững lại bởi trong tay không có vốn", bà Hường nói.
Năm 2002, vợ chồng bà Hường làm đơn vay vốn ngân hàng để chăn nuôi. Khi được ngân hàng giải ngân 10 triệu đồng, bà Hường lấy về nhưng không vội đưa cho chồng mà cùng con trai thuê xe ra huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây (cũ) tìm bạn hàng.
Theo bà Hường, khi làm đầu mối bao tiêu, bà biết được huyện Chương Mỹ là cái nôi của nghề đan lát, các ông "trùm" đồ thủ công đều ở đây. Dù chỉ một manh mối nhỏ, bà cũng quyết tâm khăn gói đi tìm.
"Tôi mang theo sản phẩm đan lát của tổ rồi nói với chồng là đi Hà Tây có việc. 5 ngày ròng, 2 mẹ con đi khắp huyện Chương Mỹ để tìm kiếm bạn hàng. Lúc tiêu gần hết số tiền 10 triệu đồng, may mắn đã mỉm cười khi 2 chủ hàng đồng ý nhập hàng", bà chủ HTX nhớ lại.
Các sản phẩm của HTX tiểu thủ công nghiệp Tân Phúc xuất đi nước ngoài (Ảnh: Hạnh Linh).
Có nơi nhận hàng, bà Hường mua nguyên vật liệu, huy động nhân lực trong tổ đan để đan túi xách, cơi trầu, bộ ba bát.
"Khi biết tôi dùng tiền mua lợn đi buôn hàng, chồng tôi đã nhiệt tình ủng hộ. Sau đó, chúng tôi có đơn hàng đầu tiên xuất đi", bà Hường nói.
Doanh thu hàng chục tỷ đồng/năm
Từ 3 sản phẩm ban đầu là túi xách, cơi trầu, bộ ba bát đến nay, cơ sở của bà Hường đã sản xuất hơn 10 sản phẩm. Các sản phẩm được làm từ các nguyên liệu như cói, cây song, mây, nhựa...
Đến năm 2019, bà Hường thành lập HTX tiểu thủ công nghiệp Tân Phúc, mỗi năm xuất hàng triệu sản phẩm đến các nước Nga, Nhật Bản, Đức, Trung Quốc,… doanh thu hàng chục tỷ đồng.
"Năm 2023, HTX thu gần 40 tỷ đồng, phá kỷ lục về thu nhập của cơ sở và người lao động", bà Hường hồ hởi nói.
Nữ giám đốc HTX cho biết, việc đan lát không quá khó nhưng yêu cầu người làm phải kiên trì, tỉ mẩn. Trung bình, mỗi người chỉ cần học nghề 5-7 ngày là có thể đan được những sản phẩm đơn giản.
Công việc này phù hợp với người lao động ở khu vực nông thôn đặc biệt là phụ nữ, người có độ tuổi 45 trở lên, không thể đi làm công ty, người khuyết tật. Để thuận lợi cho người lao động, HTX thực hiện giao khoán sản phẩm theo các đầu nhóm, lao động sẽ nhận nguyên liệu về nhà gia công và nhập lại cho các đầu mối thu mua để đưa về HTX tiêu thụ.
"Người yếu, mắt kém, có thể làm được 70.000 đồng/ngày còn người trẻ, khỏe, nhanh tay, nhanh mắt, có thời gian dành cho nghề làm được 200.000 đồng/ngày", bà Hường chia sẻ.
Hơn 800 lao động có thu nhập từ nghề đan (Ảnh: Hạnh Linh).
Để nâng cao năng lực cạnh tranh cho lĩnh vực sản xuất đồ gia dụng, đồ trang trí, cơ sở của bà Hường không chỉ nhận gia công hàng theo mẫu của đối tác, mà còn sáng tạo thêm các mẫu mã mới theo thị hiếu thị trường, tham gia hội chợ để quảng bá các mặt hàng. Đồng thời, tiếp tục mở rộng thêm các lớp đào tạo nghề tại những địa phương có nhu cầu để tăng lực lượng lao động.
"Tôi đang nghiên cứu mở rộng cơ sở sản xuất, làm thêm nhiều mặt hàng mới, dự tính số lao động của HTX sẽ tăng lên 1.000 người", nữ giám đốc cho hay.
Chủ tịch UBND xã Tân Phúc, ông Nguyễn Văn Xuân cho biết, HTX tiểu thủ công nghiệp Tân Phúc là cơ sở sản xuất đồ tiểu thủ công nghiệp lớn nhất của xã, hoạt động rất sôi nổi.
Theo ông Xuân, HTX góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, tạo việc làm ổn định cho hàng trăm lao động ở các huyện Nông Cống, Thiệu Hóa, Quảng Xương, Như Thanh, thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa), với mức thu nhập ổn định 2-6 triệu đồng/người/tháng.
"Từ một "hoa tiêu" khéo tay, hay làm, bà Hường đã mạnh dạn khởi nghiệp và cùng các lao động tạo nên những sản phẩm thủ công bắt mắt, xuất đi nhiều nước trên thế giới. Đặc biệt, sản phẩm túi xách của HTX đã được công nhận là sản phẩm OCOP 3 (chương trình mỗi xã một sản phẩm) năm 2023. Địa phương đang định hướng cho chủ cơ sở làm hồ sơ, nâng sao cho sản phẩm", ông Xuân nói.
">Giấu chồng mang 10 triệu đồng đi khởi nghiệp, người phụ nữ tạo nên kỳ tích
Các đại biểu nhấn chuông khai mạc Phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật lần thứ II năm 2024 (Ảnh: Thanh Xuân).
Theo báo cáo của Trung tâm, nhu cầu tuyển dụng lao động lao động phổ thông là 796 chỉ tiêu, chiếm tỷ lệ 61,9%. Nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ trung cấp - công nhân kỹ thuật là 289 chỉ tiêu, chiếm tỷ lệ 22,5%. Nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ cao đẳng - đại học trở lên là 201 chỉ tiêu.
Mức thu nhập từ trên 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng/tháng có 208 chỉ tiêu, chiếm tỷ lệ 16,2% tổng số chỉ tiêu tuyển dụng. Đây là mức thu nhập của những chỉ tiêu tuyển dụng chất lượng cao vào các vị trí kinh doanh, quản lý, giám sát, dành cho người lao động có kinh nghiệm và chuyên môn tốt, có khả năng chịu áp lực công việc cao.
Mức thu nhập từ trên 7 triệu đồng đến 10 triệu đồng có 491 chỉ tiêu, chiếm tỷ lệ 38,2% tổng số chỉ tiêu tuyển dụng. Đây là mức thu nhập của đại bộ phận các vị trí việc làm ổn định như: Nhân viên kỹ thuật có tay nghề, kế toán…
Rất đông người khuyết tật tham gia phiên giao dịch việc làm (Ảnh: Trần Oanh).
Mức thu nhập 5-7 triệu đồng/tháng có 582 chỉ tiêu, chiếm 45,3% tổng số chỉ tiêu tuyển dụng. Đây là mức thu nhập dành cho lao động chưa có tay nghề, các bạn sinh viên mới ra trường hoặc các công việc thời vụ, bán thời gian.
Còn lại là mức thu nhập thỏa thuận với 5 chỉ tiêu. Đây là mức lương được thỏa thuận giữa doanh nghiệp và người lao động trong quá trình phỏng vấn. Mức lương thỏa thuận phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kỹ năng, kinh nghiệm, trình độ học vấn, vị trí công việc,… đảm bảo đáp ứng nhu cầu, quyền lợi của người lao động.
Đáng chú ý, cơ hội việc làm tại phiên này tập trung chủ yếu vào nhóm tuổi 18-25 với 526 chỉ tiêu, chiếm 40,9%. Sau đó là nhóm 26-35 tuổi với 482 chỉ tiêu, chiếm 37,5%. Thấp nhất là nhu cầu tuyển lao động ở nhóm tuổi từ 35 trở lên với 278 chỉ tiêu.
Phiên Giao dịch việc làm này có một số doanh nghiệp tuyển nhiều vị trí với mức lương hấp dẫn với các chỉ tiêu tuyển dụng đa dạng như: Công nhân may, công nhân sản xuất nhựa, plastic, công nhân sản xuất điện tử, kinh doanh - marketing, thợ thủ công mỹ nghệ, nhân viên kỹ thuật, lái xe…
Theo Phó Giám đốc Hội Người khuyết tật Hà Nội Trịnh Xuân Dũng, các phiên giao dịch việc làm đã hỗ trợ thanh niên khuyết tật có nhu cầu tìm kiếm công việc ổn định, kết nối doanh nghiệp cũng như mang đến nhiều cơ hội việc làm, tiếp cận thông tin đầy đủ, chính xác, đáng tin cậy của những đơn vị tuyển dụng.
Từ đó, phiên giao dịch việc làm góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về người khuyết tật, thay đổi quan niệm về người khuyết tật, nhìn thấy ở họ khả năng tự lập, đóng góp cho gia đình và xã hội.
Chia sẻ về việc tham gia tại phiên giao dịch việc làm, anh Vương Văn Thú (huyện Đông Anh, Hà Nội) cho biết, 13 năm trước, anh bị tai nạn giao thông, liệt nửa người, đi lại khó khăn. Sau khi học lớp tin học văn phòng, anh nhận làm việc online.
"Hôm nay, tôi đến phiên giao dịch việc làm đã được tiếp cận nhiều thông tin việc làm và muốn tìm một công việc phù hợp với dạng khuyết tật để có thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống", anh Thú cho hay.
Người lao động tham gia phiên giao dịch việc làm (Ảnh: Thanh Xuân).
Còn anh Nguyễn Quốc Trưởng, Giám đốc Công ty TNHH và thương mại Scoll (Hà Nội) cho biết, đây là lần thứ 3 công ty tham dự phiên giao dịch việc làm dành cho người khuyết tật. Hiện nay, công ty đang có nhu cầu cần tuyển 5-7 người lao động khuyết tật với mức lương khởi điểm học nghề là 4 triệu đồng.
Sau khi học nghề đã thạo công việc, lao động sẽ được trả mức lương từ 7 đến 10 triệu đồng/ tháng. Ngoài tiền lương người lao động được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và hưởng các phúc lợi xã hội khác như ăn ca, thưởng tháng thứ 13…
"Lao động là người khuyết tật dù họ bị khiếm khuyết một phần cơ thể nhưng đa phần đều là những người có ý chí vươn lên rất mạnh mẽ trong cuộc sống. Khi được trao cơ hội việc làm mọi người đều làm việc với thái độ cầu thị, chăm chỉ, năng suất lao động vượt so với lao động bình thường khác", anh Trưởng chia sẻ.
">Hà Nội: Nhiều công việc với mức lương hấp dẫn dành cho người khuyết tật
Nhận định, soi kèo Deportes Tolima vs America Cali, 08h20 ngày 24/2: Điểm tựa sân nhà
Hai con rồng đồ sộ nằm cạnh những cây lục bình cao 8m trước cửa nhà ông Năm (Ảnh: CTV).
Ông Năm kể, trước đây gia đình ông trồng cây ăn trái nhưng thu nhập không cao. Đầu những năm 1980, nhận thấy các tỉnh thành có nhu cầu cây xanh để chỉnh trang đô thị, ông Năm quyết định phá vườn trái để trồng cây cảnh.
"Tôi chọn sanh, si vì loại cây này sức sống tốt, nhanh chóng tạo bóng mát. Đúng như dự đoán, khi tôi vừa có hàng thì khách từ các tỉnh thành miền Đông hỏi mua rất nhiều", ông Năm chia sẻ.
Ông Năm nhớ có một khoảng thời gian ông liên tục được các công ty cây xanh khắp nơi mời đi giao lưu, tư vấn cách trồng cây. Thời gian đó hàng ông làm ra bao nhiêu cũng không đủ bán. Chỉ sau mấy năm chuyển nghề, lão nghệ nhân đã mua thêm 4ha đất để trồng cây nguyên liệu.
Một cây kiểng hình con voi trị giá 10 triệu đồng trong vườn nhà ông Năm Công (Ảnh: CTV)
Khi thị trường cây công trình có dấu hiệu cạnh tranh, ông Năm lại chuyển sang làm kiểng hình, kiểng thú với những cây cảnh khổng lồ.
"Hầu hết nhà vườn chỉ làm cây kiểng kích thước ngang ngửa con người, tôi chọn làm những sản phẩm cao đến vài ba mét, thậm chí 7-8m. Khách chuộng lắm, nhất là các khách sạn, khu du lịch. Thị trường khi ấy gần như có mình tôi bán, không ai cạnh tranh", ông Năm cho biết.
Để có hàng khủng, ông Năm phải tìm cách ép những cành si, sanh mọc thẳng tắp cao đến 9m, nhưng chỉ lớn bằng cổ tay để dễ uốn nắn. Cây trồng nhiều năm mới dùng được. Uốn nắn được sản phẩm đẹp cũng không đơn giản nên dù đã truyền nghề cho nhiều thợ nhưng chưa ai khiến Năm ưng ý.
"Kiểng lớn chỉ cần lệch chút là ai cũng thấy ngay nên làm phải rất tỉ mỉ, con nào bụng thon phải thon, con nào bụng phệ phải phệ", ông Năm giảng giải.
Vườn kiểng của ông Năm tạo việc làm cho 20 lao động địa phương (Ảnh: CTV).
Theo ông Năm, bộ 12 con giáp là những sản phẩm khó làm nhất trong ngành hàng kiểng thú vì nhiều kích cỡ, nhiều chi tiết to nhỏ. Trong đó, kiểng hình rồng dễ làm nhất vì nghệ nhân tưởng tượng linh vật đó ra sao cũng không ai cãi được. Còn tạo hình trâu, chó, chỉ cần nét mặt không đúng, dáng bụng không đúng ai cũng nhận ra ngay, nên làm rất khó.
Sản phẩm đắt giá nhất lão nghệ nhân từng bán là cặp rồng dài hơn 20m, trị giá 80 triệu đồng. Tuy nhiên hầu hết hàng của ông Năm đều chỉ có giá dao động quanh mức 10 triệu đồng, đều làm theo đơn đặt hàng trước.
Không chỉ bán cho mối hàng trong nước, hàng năm lão nghệ nhân còn xuất khẩu hàng nghìn sản phẩm sang Úc, Singapore, Campuchia. Có những cây cảnh yêu cầu kỹ thuật cao, ông Năm bay tới tận nơi để chính tay hoàn thiện sản phẩm trong vườn nhà khách.
Sự tỉ mỉ trên mọi chi tiết đã giúp ông Năm tạo dựng uy tín, thương hiệu (Ảnh: CTV).
Để đáp ứng thị hiếu và dễ dàng vận chuyển, ông Năm đang áp dụng cách tạo tác cây cảnh từ modun lắp ghép. Một sản phẩm sẽ được chia thành nhiều phần, chỉ được ráp lại với nhau khi đã được đặt trong vườn của khách. Nhờ cách làm này, ông Năm từng thi công một nhà đón khách kèm hành lang tản bộ bằng cây xanh dài hơn 200m cho một khu du lịch.
Ông Năm cho biết, vườn kiểng của ông hiện sử dụng 20 lao động địa phương. Riêng tiền công thợ mỗi năm khoảng 2 tỷ đồng. Thời gian trước dịch Covid-19, mỗi năm lão nghệ nhân bán trên 3 tỷ đồng tiền hàng. Những năm gần đây, do nhu cầu thị trường giảm nên doanh thu cũng có phần chững lại.
Đã gần 80 tuổi nhưng hàng ngày lão nghệ nhân vẫn ra vườn uốn cây cùng đội thợ. Công việc của ông chủ yếu là hướng dẫn kỹ thuật cho mọi người. Con trai út của ông đang được hướng dẫn để tiếp quản nghề của cha.
">Lão nông kiếm tiền tỷ sau cú "bẻ lái" phá vườn trái cây trồng... kiểng thú
Lực lượng cứu hỏa nỗ lực dập lửa (Ảnh: Minh Đoàn).
"Kho trấu trị giá khoảng 1 tỷ đồng, dễ cháy nên cứu hỏa rất khó khăn. Anh em đã thức cả đêm để làm nhiệm vụ, đến sáng nay lửa đã được dập tắt. Ước tính kho trấu thiệt hại 5-10%", ông Dũng cho biết.
Cụ thể, khoảng 18h ngày 22/11, lửa bắt đầu xuất hiện ở khu vực chứa mạt trấu của nhà máy xay xát. Ông Bình cùng nhân công đã tự chữa cháy, tuy nhiên lửa tiếp tục cháy lan vào kho trấu.
Máy cuốc được huy động để đục tường kho trấu, lấy bớt trấu ra ngoài (Ảnh: Minh Đoàn).
Nhận tin báo, hàng trăm chiến sĩ công an, dân quân địa phương được huy động tham gia chữa cháy. Đến nửa đêm, không còn ngọn lửa nhưng đám cháy vẫn âm ỉ, lực lượng chức năng tiếp tục phun nước và vận chuyển bớt trấu ra khỏi kho.
Sau 1 đêm, đám cháy bị khống chế, không thiệt hại về người.
">Xuyên đêm chữa cháy tại nhà máy xay xát lúa gạo ở Đồng Tháp
Joshua Zirkzee không nằm trong kế hoạch của HLV Amorim (Ảnh: Getty).
Theo tờ M.E.N, HLV Ruben Amorim đã gạch tên Joshua Zirkzee ra khỏi kế hoạch của mình ở Man Utd. Lý do bởi ông thấy tiền đạo này "không đủ chất lượng" để thi đấu cho Quỷ đỏ. Thay vào đó, HLV người Bồ Đào Nha muốn "giúp" Joshua Zirkzee tìm kiếm CLB mới.
Bản thân ngôi sao sinh năm 2001 cũng hiểu được tình cảnh không thực sự tốt của mình ở Old Trafford. Theo nguồn tin từ Italy, cầu thủ này bày tỏ không hài lòng với HLV Ruben Amorim. Bên cạnh đó, Joshua Zirkzee có nguyện vọng muốn trở về Italy thi đấu.
Tờ La Stampa cho hay, hai CLB hàng đầu Serie A là Juventus và Napoli đã ngỏ ý muốn chiêu mộ Joshua Zirkzee. Đặc biệt, nếu tới Juventus, tiền đạo này sẽ tái ngộ với ông thầy cũ Thiago Motta. Trong màu áo Bologna mùa giải trước, Joshua Zirkzee đã chơi cực kỳ hay dưới sự dẫn dắt của HLV Thiago Motta.
HLV Ruben Amorim muốn thay đổi hàng công Man Utd (Ảnh: Sky Sports).
Trong mùa giải trước, Joshua Zirkzee đã ra sân 37 trận đấu, ghi 12 bàn thắng và kiến tạo 7 đường chuyền thành bàn. Tuy nhiên, tiền đạo 23 tuổi không thể thích nghi được với lối chơi của Man Utd.
Về phần Man Utd, HLV Ruben Amorim muốn chiêu mộ học trò cũ Viktor Gyokeres từ Sporting Lisbon. Tuy nhiên, ông khẳng định không thể chiêu mộ tiền đạo người Thụy Điển trong kỳ chuyển nhượng vào tháng 1/2025. Thay vào đó, Man Utd sẽ chỉ tiếp cận với Viktor Gyokeres sau khi mùa giải này kết thúc.
Trước mắt, HLV Ruben Amorim sẽ sử dụng Rasmus Hojlund trong vai trò tiền đạo cắm trong sơ đồ 3-4-2-1. Vào lúc 23h30 ngày 24/11, HLV người Bồ Đào Nha sẽ có trận ra mắt Man Utd trong trận đấu với Ipswich Town ở vòng 12 Ngoại hạng Anh.
">Cầu thủ đầu tiên muốn rời Man Utd ngay khi HLV Amorim xuất hiện