Việt Nam thiếu gì để trở thành “tổ đại bàng” đón các công ty công nghệ?
Đánh giá về sự bắt nhịp của Việt Nam với xu hướng chuyển đổi số,ệtNamthiếugìđểtrởthànhtổđạibàngđóncáccôngtycôngnghệbảng xếp hạng bóng đá nam fifa bà Phạm Thị Thu Diệp cho rằng, tốc độ phát triển của các nước trong khu vực thường đi trước Việt Nam một vài năm. Tuy nhiên, trong khoảng 3 năm trở lại đây, Việt Nam phát triển tương đối mạnh, đặc biệt là về chuyển đổi số.
Bà Thu Diệp là chuyên gia với hơn 20 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực CNTT. Đây cũng là “nữ tướng” tại Việt Nam đầu tiên của IBM.
“Khi mới bắt đầu công cuộc chuyển đổi số, bước tiến của Việt Nam còn chậm, thế nhưng khoảng 2-3 năm trở lại đây, Việt Nam đã bứt phá, vượt lên khá nhanh. So với 6 nền kinh tế hàng đầu ASEAN, chúng ta không hề đi sau mà đang song hành và dần bắt kịp họ”, bà Diệp nói.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã đi tiên phong trong việc đầu tư công nghệ mới. Nhằm rút ngắn khoảng cách với các đối thủ trong khu vực, một số công ty đã thuê nhân lực nước ngoài về làm việc. Không ít tập đoàn lớn trong nước rất mạnh tay khi chi tiền đầu tư cho công nghệ.
Khi được hỏi về khối doanh nghiệp nào tại Việt Nam đang chuyển đổi số mạnh mẽ nhất, bà Diệp cho biết, một số ngân hàng đã thành lập văn phòng chuyển đổi số (digital transformation office). Đây là nơi có nhiệm vụ đánh giá xem các chiến lược sản xuất, kinh doanh được đưa ra có đồng nhất với định hướng chuyển đổi số của doanh nghiệp hay không.
Trong cuộc đua chuyển đổi số, các công ty sản xuất, bán lẻ chưa có đủ nguồn lực thành lập văn phòng chuyển đổi số giống như khối ngân hàng. Bù lại, họ có thể tận dụng nguồn lực đầu tư cho chuyển đổi số từ chính đối tác. Đây là cách tận dụng nguồn lực bên ngoài hỗ trợ cho sự phát triển, thay vì sử dụng nguồn lực chuyển đổi số trong chính doanh nghiệp mình.
Chuyển đổi số phải bắt đầu từ đâu?
Theo “nữ tướng” IBM, chuyển đổi số có 3 yếu tố chính, đó là về con người, quy trình và dữ liệu; bao gồm cả việc chuyển đổi số bên trong và chuyển đổi số bên ngoài. Với những doanh nghiệp chưa đủ lớn, chưa có nhiều kinh phí, họ có thể bắt đầu bằng chuyển đổi số từ trong nội tại. Ở một số nơi, chuyển đổi số được thực hiện bằng việc tự động hóa quy trình, số hóa tất cả mọi thứ. Đó là những bước đơn giản đầu tiên mà các doanh nghiệp cần làm.
Sau khi tự động hóa quy trình hay chuyển đổi số nội bộ, các doanh nghiệp có thể nghĩ đến việc chuyển đổi số các hoạt động bên ngoài. Với các ngân hàng, tổ chức tài chính, đó là những hệ thống để có thể tương tác với khách hàng dễ dàng hơn.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên chuyển đổi số từng bước. Quan trọng nhất là xác định được mục đích chuyển đổi số để làm gì; thuê đội ngũ tư vấn, lắng nghe ý kiến chuyên gia. Ví dụ với nhóm sản xuất có thể tiến hành chuyển đổi số trước trong nội tại bằng cách phát triển hệ thống logistic thuận lợi.
Bên cạnh đó, vai trò của người đứng đầu rất quan trọng. Người lãnh đạo bỏ nhiều thời gian, công sức, trực tiếp tham gia vào công cuộc chuyển đổi số sẽ giúp tiết kiệm một khoản tiền khá lớn cho doanh nghiệp. Ngược lại, ở những công ty mà lãnh đạo chỉ tập trung lo kinh doanh, giao việc cho một bộ phận khác thì chuyển đổi số sẽ khó thành công. Nguyên nhân bởi người được giao trọng trách không có quyền lực đủ lớn để áp dụng cách vận hành mới xuống nhân sự bên dưới.
Việt Nam và cơ hội trở thành “hub số” trong khu vực
Theo Tổng giám đốc IBM Việt Nam, Việt Nam có thể trở thành một “digital hub” (hub số) của khu vực. Tuy nhiên, chúng ta có một số trở ngại để thực hiện hóa tham vọng này.
Với dân số gần 100 triệu người và độ tuổi trung bình rất trẻ, Việt Nam có ưu thế bởi lực lượng lao động dồi dào. Tuy vậy, ngôn ngữ là một rào cản lớn với người lao động. Malaysia, Philippines không sở hữu ưu thế về dân số như Việt Nam, nhưng có thế mạnh về ngoại ngữ.
“Nữ tướng” IBM cho rằng, khi muốn trở thành một điểm kết nối, chúng ta phải làm việc với nhiều nước khác nhau, do đó trình độ ngoại ngữ là một yếu tố quan trọng mà Việt Nam cần chú ý.
Một điểm mà người đứng đầu IBM Việt Nam lưu ý là các kỹ sư Việt cần phát triển tư duy làm việc theo nhóm và những kỹ năng mềm. Một số trường đại học công lập cũng như tư thục ở Việt Nam đang làm rất tốt điều này, bên cạnh việc trau dồi khả năng ngoại ngữ cho người học. Khi những lứa sinh viên thế hệ tiếp theo ra trường, Việt Nam mới hội tụ đủ yếu tố về khả năng ngôn ngữ, làm việc nhóm và kỹ năng mềm. Đến lúc đó, mới có thể nghĩ về câu chuyện các doanh nghiệp công nghệ nước ngoài đặt bản doanh tại Việt Nam và nước ta trở thành một “digital hub” trong khu vực.
Theo Tổng giám đốc kiêm Giám đốc Khối Công nghệ IBM Việt Nam, khó có thể nói chính xác thời điểm Việt Nam hội tụ đủ các yếu tố để trở thành một “hub số” là bao lâu. Tuy vậy, với sự xuất hiện của các thế hệ người lao động được đào tạo bài bản, cùng với đó là nhóm du học sinh trở về từ nước ngoài, bà Diệp kỳ vọng Việt Nam sẽ tận dụng được tiềm năng sẵn có và sớm vươn lên trở thành quốc gia số.
Trọng Đạt