您现在的位置是:NEWS > Nhận định
Nhận định, soi kèo Fenerbahce vs Kayserispor, 22h59 ngày 20/4: Lời đáp trả
NEWS2025-04-24 08:56:30【Nhận định】5人已围观
简介 Phạm Xuân Hải - 20/04/2025 05:25 Thổ Nhĩ Kỳ lịch afc cuplịch afc cup、、
很赞哦!(3258)
相关文章
- Nhận định, soi kèo APOEL vs Aris Limassol, 23h00 ngày 22/4: Chưa từ bỏ hy vọng
- Soi kèo phạt góc Lens vs Arsenal, 2h00 ngày 4/10
- Cô giáo thừa nhận mắng học sinh “không có não”
- Lịch thi đấu Olympic 2024 của đoàn thể thao Việt Nam hôm nay 4/8
- Nhận định, soi kèo Carabobo vs Universidad de Chile, 5h00 ngày 23/4: Đường tình đôi ngả
- 232 cán bộ, nhân viên Trường ĐH Quảng Bình bị nợ bảo hiểm hơn 2 tỷ
- Tiền đạo vô địch World Cup 2022 nằng nặc đòi rời Man City
- Lịch thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024
- Nhận định, soi kèo Al
- MU sẵn sàng đổi Wan
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Carabobo vs Universidad de Chile, 5h00 ngày 23/4: Đường tình đôi ngả
Soi kèo phạt góc Crystal Palace vs Brentford, 22h00 ngày 30/12
"Với trường hợp của nam sinh không nhận được giấy khen, tôi mong phụ huynh đừng đánh mất sự tự tin của con. Chắc chắn, học sinh sẽ thất vọng vì không nhận được giấy khen, do đó việc bố mẹ nên làm là quan tâm đến cảm xúc và động viên con vượt qua thời điểm này", nữ giáo viên chia sẻ trong buổi họp phụ huynh.
"Mẹ ơi, con không có giấy khen, xin mẹ đừng tức giận', là lời nhắn nam sinh lớp 8 gửi mẹ ngày họp phụ huynh. Ảnh: NetEase Cô Trương cho hay, bố mẹ có quyền đặt kỳ vọng vào con, nhưng đừng gây quá nhiều áp lực cho chúng. "Trẻ em bây giờ rất nhạy cảm, đôi khi chỉ cần con phát triển khỏe mạnh và hạnh phúc đã là 'tài sản' lớn nhất của bố mẹ", cô chủ nhiệm tâm sự.
Sau những lời chia sẻ của giáo viên chủ nhiệm cùng mẩu giấy con trai viết sẵn trên bàn, bà mẹ đã không kìm nén được cảm xúc. Hiện tại, câu chuyện này thu hút sự quan tâm của phụ huynh.
"Làm sai trong bài kiểm tra, nhưng con không phải là người xấu. Không có tên trong danh sách nhận giấy khen, nhưng con vẫn tiến về phía trước. Học kém chưa chắc là người vô dụng, học giỏi không hẳn là người mang lại nhiều lợi ích nhất cho xã hội", bình luận của một phụ huynh nhận được sự đồng cảm của nhiều người.
Người khác cho rằng, thành tích rất quan trọng nhưng không phải tiêu chí duy nhất đánh giá thành công của đứa trẻ trong tương lai. "Tôi rưng rưng vì lời nhắn của nam sinh viết cho mẹ. Với tôi, con là cậu bé ngoan. Thành tích không phải là tất cả, học làm người là quan trọng nhất", người dùng mạng xã hội cho hay.
"Hơn 10 năm đi học, tôi chưa từng mang một tờ giấy khen về nhà. Bố mẹ không chỉ trích hay tạo áp lực cho tôi về việc này. Giờ nghĩ lại, mới nhận ra đây là cách bố mẹ yêu thương tôi. Càng nghĩ, tôi càng muốn khóc", người khác chia sẻ.
Phần lớn mọi người cho rằng, mỗi đứa trẻ đều có điểm mạnh, yếu khác nhau và kết quả học tập không phải là thước đo đánh giá duy nhất. Thứ trẻ em cần học trước hết phải là người có trách nhiệm. Việc bố mẹ nên làm là tôn trọng và có phương pháp giáo dục phù hợp với sự phát triển của con.
Theo NetEase
Phần thưởng đặc biệt thay vì giấy khen, học sinh cả trường phấn khởiNhững học sinh đạt thành tích tốt tại một trường tiểu học ở Trung Quốc sẽ được thưởng những trải nghiệm leo cây và câu cá thay vì giấy khen hay tiền mặt.">Lời nhắn mẹ của nam sinh lớp 8: 'Con không có giấy khen, xin mẹ đừng tức giận'
Thanh Hóa chi hơn 71 tỷ đồng mua sắm thiết bị dạy, học ngoại ngữ. Ảnh CTV Theo quyết định, việc lựa chọn nhà thầu được chia làm 8 gói thầu, gồm: Tư vấn thẩm định giá thiết bị; tư vấn lập thiết kế chi tiết và dự toán; tư vấn thẩm tra thiết kế chi tiết và tổng dự toán; tư vấn lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu mua sắm thiết bị; tư vấn thẩm định hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu thiết bị; mua sắm thiết bị; tư vấn giám sát triển khai; tư vấn kiểm toán độc lập.
Trong đó, gói thầu mua sắm thiết bị triển khai đề án tổ chức lựa chọn nhà thầu qua hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Các gói thầu còn lại áp dụng quy trình chỉ định thầu rút gọn.
">Thanh Hóa chi hơn 71 tỷ mua sắm thiết bị dạy, học ngoại ngữ
Nhận định, soi kèo RB Bragantino vs Cruzeiro, 06h30 ngày 21/4: Ca khúc khải hoàn
Sergi Roberto, người anh em thân thiết còn lại của Messi ở Nou Camp, cuối cùng cũng nói lời chia tay Barca sau 18 năm gắn bó Hợp đồng của Sergi Roberto với Barca hết hạn vào cuối tháng 6. Đôi bên đã có những đàm phán gia hạn, cho thấy những tiến triển trong thời gian đầu.
Tuy nhiên, khó khăn tài chính khiến Barca quyết định không ký mới với tiền vệ lão tướng. Các cuộc đàm phán phút chót cũng không thay đổi được tình hình.
Sergi Roberto hiện là cầu thủ tự do và theo chuyên gia chuyển nhượngMatteo Moretto, Fiorentina nhiều khả năng là bến đỗ mới của tiền vệ 32 tuổi.
Roberto gia nhập học viện La Masia nổi tiếng của Barca khi mới 14 tuổi, ra mắt đội 1 vào tháng 11/2010, có tổng cộng 373 lần ra sân cho CLB.
Anh chính là người cộng sự thân thiết cuối cùng của Messi, rời Barca sau các cuộc chia tay của siêu sao người Argentina, bên cạnh những Luis Suarez, Sergio Busquets và Jordi Alba.
Liệu Sergi Roberto có là người Barca tiếp theo đến Inter Miami, hội ngộ cùng Messi, Suarez, Busquets và Jordi Alba? Điều đáng kể, cả 4 người rời đi trước hiện tiếp tục gắn bó cùng nhau một lần nữa – trong màu áo Inter Miami. Thời gian trước từng có thông tin, Sergi Roberto cũng có thể gặp lại những người anh em thân thiết trên đất Mỹ.
Trong hành trình đáng nhớ của mình, Roberto đã cùng Barca giành 2 chức vô địch Champions League, 7 danh hiệu La Liga, 6 Cúp Nhà vua Tây Ban Nha, 2 FIFA Club World Cup.
Và người ta cũng không thể quên khoảnh khắc Roberto đưa bóng vào lưới PSG ở những giây bù giờ cuối cùng làm nên cuộc lội ngược dòng không tưởng cho Barca, với chiến thắng 6-1 sau khi để thua trắng 0-4 ở lượt đi tại vòng 16 đội Cúp C1 năm 2017.
Barca đạt thỏa thuận ký 6 năm với Nico Williams, giá 64 triệu euro
Barca đạt thỏa thuận ký 6 năm với Nico Williams, với khoản trả trước 60 triệu euro kèm 4 triệu euro phụ phí cho Athletic Bilbao.">Bạn thân Messi, Sergi Roberto chia tay Barca sau 18 năm gắn bó
Thư ngỏ của ông Đinh Phú Cường nhận được nhiều sự ủng hộ của phụ huynh, doanh nghiệp. Ông Cường kể, sau khi thư ngỏ được chia sẻ, nhà trường nhận niềm vui bất ngờ. Trong trường, các thầy cô là những người đầu tiên góp tiền để mua thẻ bảo hiểm cho học sinh. Nhiều doanh nghiệp, phụ huynh, mạnh thường quân cũng tặng quà cho trường, với số tiền có thể mua được hơn 200 thẻ bảo hiểm. Con số này vượt xa sự mong đợi trong thư ngỏ là 89 thẻ bảo hiểm cho 89 học sinh khó khăn.
"Số tiền để mua thẻ bảo hiểm đã vượt quá sự mong đợi nên nhà trường xin không nhận nữa. Tuy nhiên, phụ huynh không đồng ý và nói đấy là tấm lòng của họ"- ông Cường chia sẻ. Đại diện trường cho biết thêm, sau khi mua thẻ bảo hiểm cho học sinh khó khăn, trường sẽ xin phép phụ huynh, doanh nghiệp, mạnh thường quân dùng phần dư còn lại để chăm lo cho các em hoàn cảnh khó khăn vào dịp Tết Nguyên đán sắp tới.
Trường THCS Nguyễn Văn Luông có khoảng 20 học sinh là con hộ nghèo, cận nghèo. Khoảng 100 học sinh có gia đình cha mẹ chia tay, thất nghiệp... Sau đại dịch Covid-19, hoàn cảnh của nhiều học sinh đã khó khăn càng éo le hơn, ảnh hưởng tới việc học của các em.
Hiệu trưởng viết thư xin đổi quà Ngày Nhà giáo Việt Nam
Hiệu trưởng một trường học ở TP.HCM viết thư ngỏ xin đổi hoa, bánh kem dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 thành thẻ bảo hiểm y tế cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.">Hiệu trưởng viết thư xin đổi quà ngày 20/11 nhận niềm vui bất ngờ
Ông Nguyễn Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT). Ông Nguyễn Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT) cho biết, theo dự thảo quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm, đến năm 2030, toàn quốc có khoảng 250 cơ sở giáo dục đại học và 50 phân hiệu thuộc 200 cơ sở đầu mối, định hướng phân bố theo các vùng.
Trong đó, khoảng 30 cơ sở giáo dục đại học trọng điểm quốc gia, bao gồm 5 đại học quốc gia, 5 đại học vùng và từ 18 đến 20 cơ sở giáo dục đại học trọng điểm ngành quốc gia.
Ngoài các đại học quốc gia, đại học vùng, bản dự thảo của Bộ GD-ĐT cũng đưa ra danh mục quy hoạch 18 cơ sở giáo dục đại học trọng điểm ngành quốc gia đến 2030.
Dự thảo danh mục quy hoạch các cơ sở giáo dục đại học trọng điểm ngành quốc gia đến 2030 được Bộ GD-ĐT xây dựng. Tọa đàm trở nên sôi nổi khi nhiều đại biểu đại diện cho các trường đại học cho rằng trường mình cũng xứng đáng lọt vào danh sách này với những lý lẽ riêng.
GS.TS Nguyễn Hải Nam, Hiệu trưởng Trường ĐH Dược Hà Nội, cho rằng, các đại học quốc gia, đại học vùng và các trường trọng điểm ngành quốc gia phải là những trường dẫn dắt các trường khác; cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao làm giảng viên ở các trường đại học khác...
Theo ông Nam, hiện nay, ngành dược là một ngành được đánh giá hết sức quan trọng, đặc biệt sau đại dịch Covid-19 vừa qua. “Trong khi toàn quốc chỉ có 1 trường đại học dược duy nhất là Trường ĐH Dược Hà Nội. Trường ĐH Y Hà Nội không có khoa Dược, Trường ĐH Y Dược TPHCM chỉ có khoa Dược,...”.
Ông Nam cho hay, ngoài ra, hiện nay, Trường ĐH Dược Hà Nội cũng đào tạo giảng viên cho hầu hết các trường đại học y dược hoặc khoa dược của các trường khác. “Chưa kể, trong chuẩn quy trình đào tạo, Bộ Y tế và Bộ GD-ĐT cũng giao Trường ĐH Dược Hà Nội xây dựng chuẩn đào tạo và nhiều công việc khác mang tính chất dẫn dắt, tiên phong. Vì vậy, tôi đề xuất trong danh sách các trường đại học trọng điểm quốc gia bổ sung thêm Trường ĐH Dược Hà Nội”, ông Nam nói.
GS.TS Nguyễn Hải Nam, Hiệu trưởng Trường ĐH Dược Hà Nội. Ông Đinh Công Tuấn, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Văn hóa Hà Nội, nêu quan điểm: “Hiện nay, Bộ VH-TT&DL có 9 trường đại học và 4 học viện về các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, du lịch, thể thao. Tuy nhiên, trong danh mục quy hoạch có đề xuất 2 cơ sở đào tạo thuộc Bộ VH-TT&DL vào nhóm các trường trọng điểm ngành quốc gia. Chúng tôi thấy việc lựa chọn này chưa mang tính đại diện và bao quát trong lĩnh vực VH-TT&DL.
Thứ nhất, nếu nhìn nhận việc quy hoạch trường đại học trọng điểm trong lĩnh vực văn hóa theo cách phân cấp quản lý văn hóa thì lĩnh vực nghệ thuật, Bộ VH-TT&DL có nhiều ngành khác nhau như mỹ thuật, âm nhạc, sân khấu, múa, xiếc... Nếu chọn 2 trường về ngành nghệ thuật và đào tạo đơn ngành như dự thảo (HV Âm nhạc Quốc gia Việt Nam và Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội - PV) sẽ thiếu các ngành khác...”.
Theo ông Tuấn, nguồn nhân lực về lĩnh vực âm nhạc và sân khấu chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số nguồn nhân lực VH-TT&DL nói chung.
Ông Tuấn cho hay, nếu nhìn nhận việc quy hoạch trường đại học trọng điểm trong lĩnh vực văn hóa cần nhìn nhận khái niệm văn hóa theo nghĩa rộng. Do đó, ông Tuấn đề xuất lựa chọn và xác định trường trọng điểm về văn hóa theo các tiêu chí: chọn cơ sở đào tạo lĩnh vực văn hóa đa ngành; chọn trường lĩnh vực nghệ thuật có nhiều chuyên ngành nghệ thuật khác nhau; chọn trường lĩnh vực thể thao.
Ngoài ra, ông Tuấn cho rằng, các trường được lựa chọn trọng điểm cần được xem xét, đánh giá đến các tiêu chí như tuyển sinh, đội ngũ giảng viên, quy mô đào tạo, cơ sở vật chất, truyền thống của cơ sở...
Ông Trần Hà Thanh, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ giao thông vận tải. Ông Trần Hà Thanh, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ giao thông vận tải, dẫn văn bản năm 2016 trường được Thủ tướng phê duyệt quy hoạch thành trường trọng điểm quốc gia trong ngành giao thông vận tải theo hướng ứng dụng và công nghệ. Căn cứ vào đó, ông Thanh cho hay, Trường ĐH Công nghệ giao thông vận tải cũng đề nghị xem xét việc được ban dự thảo đưa vào danh sách quy hoạch các trường đại học ngành trọng điểm.
Lãnh đạo các Trường ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, Trường ĐH Mỏ - Địa chất... cũng cho rằng trường mình có đào tạo những ngành, lĩnh vực trọng điểm lần lượt như ngành đào tạo giảng viên/giáo viên nghệ thuật, dầu khí, khai thác tài nguyên khoáng sản,...
Bà Phạm Thu Hương, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương. Bà Phạm Thu Hương, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương, bày tỏ mong muốn việc lựa chọn, đầu tư trường trọng điểm cần đảm bảo được nguyên tắc không tạo nên sự bất bình đẳng trong phát triển giáo dục đại học và căn cứ vào chất lượng đầu ra, khả năng huy động nguồn lực của cơ sở.
“Lịch sử phát triển giáo dục đại học cho thấy một số dự án tập trung đầu tư cho một số trường song trên thực tiễn, trong một thời gian dài chưa cho thấy hiệu quả”, bà Hương nói.
Bà Hương cho rằng, thay vì Bộ GD-ĐT liệt kê các trường vào quy hoạch trọng điểm, cần đưa ra các điều kiện cụ thể để có thể trở thành trường trọng điểm và có cơ chế linh hoạt trong lựa chọn.
“Chúng tôi mong muốn có một cơ chế công bằng để các trường đại học có thể có cơ hội và kể cả không nằm trong danh sách các trường trọng điểm nhưng cũng không bị mất đi lợi thế cạnh tranh”, bà Hương nói.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Ngọc Long, Hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông vận tải, cũng cho rằng, Bộ GD-ĐT cần xây dựng những tiêu chí cụ thể, để những trường nào đạt được đưa vào.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn. Nói về việc các trường vào danh sách trọng điểm, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn cho hay, Bộ GD-ĐT muốn đưa được vào quy hoạch càng nhiều trường càng tốt. “Cả hệ thống giáo dục đại học của chúng ta phải được đầu tư chứ không phải chỉ một số trường trọng điểm. Thế nhưng nếu chúng ta đề xuất nhiều thì không còn là trọng điểm nữa, vì nguồn lực của nhà nước đầu tư vào là có hạn”.
Theo ông Sơn, ở các lĩnh vực, có trường cũng có thành tích rất tốt nhưng cần căn cứ có phải là lĩnh vực trọng điểm mà Nhà nước phải đầu tư hay không. Hiện, theo dự thảo hiện nay, có 30 cơ sở giáo dục đại học trọng điểm quốc gia, gồm 5 đại học quốc gia, 5 đại học vùng và từ 18 - 20 cơ sở giáo dục đại học trọng điểm ngành quốc gia.
“Số lượng trường trọng điểm ngành, chúng tôi còn làm việc với các Bộ chủ quản liên quan các ngành. Cần lưu ý nguyên tắc chọn trường trọng điểm quốc gia cũng không phải cho tất cả các ngành. Nếu trọng điểm quốc gia mà tất cả các ngành sẽ không còn là trọng điểm nữa. Trọng điểm ở đây vừa mang tính chất lựa chọn những lĩnh vực, những ngành trọng điểm then chốt bám sát những nghị quyết của Đảng, đặc biệt ưu tiên các trường về lĩnh vực sư phạm, y dược, khoa học công nghệ, pháp luật... không phải chúng ta đưa tất cả các ngành. Tất cả mọi ngành đều quan trọng song cái gì then chốt để tăng trưởng kinh tế, năng suất,... cân nhắc đưa vào”, ông Sơn lý giải.
Ông Sơn cho hay, dự kiến, tuần tới sẽ làm việc với các bộ, ngành về vấn đề này. Nhưng mỗi lĩnh vực cũng chỉ xác định có 1 - 2 trường trọng điểm.
Bộ GD-ĐT sẽ tiếp thu ý kiến góp ý, hoàn thiện dự thảo quy hoạch này làm sao chặt chẽ mục đích, mục tiêu của các cơ sở giáo dục đại học trọng điểm, làm rõ hơn các tiêu chuẩn, tiêu chí. "Quy hoạch trọng điểm không phải là cái để công nhận mà xác định trọng điểm để đầu tư".
Ông Sơn cho biết thêm, những trường chưa được đưa vào danh sách trọng điểm ngành quốc gia không có nghĩa là không được đầu tư. “Ở đây là trọng điểm quốc gia, còn từng ngành, từng bộ có thể đề xuất trọng điểm của ngành, của lĩnh vực mình”.
ĐH Bách khoa Hà Nội, Huế, Đà Nẵng sẽ trở thành ĐH quốc gia
Năm 2030, Việt Nam sẽ có 5 đại học quốc gia, 5 đại học vùng và từ 18 đến 20 trường đại học trọng điểm ngành quốc gia. Toàn quốc sẽ có 50 trường đại học tham gia đào tạo ngành Sư phạm theo dự thảo của Bộ GD-ĐT.">Trường đại học “tranh nhau” xứng đáng lọt danh sách trọng điểm quốc gia